November 27, 2012

Tế bào gốc là gì?




Tế bào gốc là gì?


Cơ thể con người có rất nhiều loại tế bào cần thiết cho sức khoẻ hàng ngày. Những tế bào này giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, bao gồm nhịp đập của tim, suy nghĩ của não, thận làm sạch máu, và sự thay đổi tế bào mới cho da…Chức năng đặc biệt cuả tế bào gốc là tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác trong cơ thể. Tế bào gốc là nhà cung cấp của tế bào mới. Khi tế bào gốc phân ra, nó có thể làm ra thêm tế bào gốc mới, hoặc làm ra những loại tế bào khác. Ví dụ, tế bào gốc của da có thể làm ra thêm những tế bào gốc mới của da, hoặc tạo ra những tế bào với những chức năng đặc biệt, như là giúp cho sắc tố cuả da.
Tại sao tế bào gốc quan trọng cho sức khỏe?
Khi chúng ta bị thương hoặc bị bệnh, tế bào trong cơ thể cuả chúng ta cũng sẽ bị thương hoặc chết. Khi như vậy, tế bào gốc bắt đầu hoạt động. Công việc của tế bào gốc gồm sửa chữa những tế bào bị thương và thay tế bào mới vào chỗ những tế bào chết. Đây là cách mà tế bào gốc giữ cơ thể khỏe mạnh và chống thoái hoá không bình thường.
Tế bào gốc có những loại nào?
Tế bào gốc có rất nhiều loại khác nhau. Những nhà khoa học nghĩ rằng mỗi bộ phận trong cơ thể có một loại tế bào gốc riêng. Ví dụ, máu được làm từ tế bào gốc của máu (tế bào tạo máu). Tuy nhiên, tế bào gốc đã suất hiện vào những giai đoạn phát triển đầu tiên của con người, và khi những nhà khoa học cấy tạo ra tế bào này, tế bào được mang tên “phôi tế bào gốc”. Nguyên nhân mà những nhà khoa học phấn khởi về phôi tế bào gốc là vì bẩm sinh, phôi tế bào gốc tạo ra toàn bộ những cơ quan của cơ thể con người trong lúc phát triển. Không giống như tế bào gốc của người lớn, nhà khoa học có thể khiến các phôi tế bào gốc để trở thành gần như tất cả các loại tế bào khác trong cơ thể con người. Ví dụ, trong lúc tế bào tạo máu chỉ có thể làm ra máu, phôi tế bào gốc có thể làm ra máu, xương, da, não, vv…Ngoài ra, phôi tế bào gốc đã được lập trình chức năng tạo ra mô và cơ quan con người, còn tế bào gốc cuả người lớn không có. Như vậy có nghĩa là phôi tế bào gốc có nhiều khả năng tự nhiên để sửa chữa những cơ quan bị bệnh. Phôi tế bào gốc được làm từ những phôi thai dư từ chương trình điều trị khả năng sinh sản, và những phôi tai này chỉ mới có vài ngày tuổi và được cấy tạo trên dĩa trong phòng thí nghiệm. Nếu không dùng tới, những phôi tai này cũng sẽ bị vứt đi.
Xem thêm:

Tác hại của rượu


Tac hai cua ruou như thế nào?

Đa số đàn ông hiện này đều nghiện rượu, mặc dù vẫn biết rượu có hại cho sức khỏe. Nhưng không mấy người hiểu biết sâu rượu có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe như thế nào? Dưới đây là một số tac hai cua ruou:

tác hại của rượu
Tác hại của rượu đối với sức khỏe

Rượu có nhiều loại như rượu ngoại nhập, rượu do các xí nghiệp sản xuất và rượu do nhân dân nấu theo phương pháp thủ công. Trong đó rượu ngoại và rượu xí nghiệp được sản xuất theo dây chuyền công nghệ đã loại bỏ được các chất độc hại như andehyt axetic, ethylaxetat, axit axetic. Còn rượu nấu thủ công thì chưa loại bỏ được các chất độc nói trên. Trong rượu chủ yếu chứa cồn ethylic và chất độc mạnh là methanol, chất này lại đào thải rất chậm nên tích lũy lại. Trong cơ thể, methanol được chuyển hóa thành formaldehyt và axit formic rất độc, có thể gây ngưng hô hấp tế bào, nhất là tế bào thần kinh trung ương. Khi uống rượu, chất cồn là một chất kích thích tác động vào nhiều cơ quan như thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu... Những người có các bệnh mạn tính như hen phế quản, tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, suy tim, đái tháo đường, viêm gan mạn tính, xơ gan... uống rượu càng làm cho bệnh nặng thêm, thậm chí gây tử vong. Rượu có thể gây viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, làm cho gan bị nhiễm mỡ, loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não... Người uống rượu dễ gây tai nạn giao thông cho mình và cho người khác do say quá không tự chủ được tay lái và tốc độ. Nhiều người rượu vào lời ra gây bạo hành trong gia đình, gây mất trật tự nơi công cộng... Hy vọng rằng bài viết trên đây giúp bạn một số thông tin để bạn động viên bố hạn chế uống rượu.
Xem thêm:

November 26, 2012

Bệnh truyền nhiễm: nguyên nhân và cách phòng chống



Bệnh truyền nhiễm là gì ?

- Là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người. Các tác nhân gây bệnh chủ yếu là virut, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh.
- Các loại bệnh truyền nhiễm thường gặp là : viêm gan B, dịch hạch, sốt rét, sốt xuất huyết, …
bệnh truyền nhiễm
Hình ảnh mô tả bệnh truyền nhiễm

Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

-  Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

-  Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế – xã hội.

-  Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.

-  Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.


Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.

- Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.

- Hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống.

- Hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác.

- Hỗ trợ thiệt hại đối với việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

- Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.


Xem thêm:


Tác hại của rượu đối với gan


Tác hại của rượu đối với gan


Ai cũng biết uống nhiều bia rượu sẽ có ảnh hưởng xấu đến tim mạch, dạ dày, thần kinh, đặc biệt là gan, nhưng người uống bia rượu vẫn bất chấp những cảnh báo này.

Tác hại của rượu bia đối với gan

Bia rượu - Chất độc của gan:
Thống kê từ các bệnh viện cho thấy số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị bệnh xơ gan do uống rượu quá nhiều có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Khoảng ¼ số bệnh nhân nằm tại khoa Tiêu hóa là xơ gan. Rượu là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau vi-rút viêm gan B. Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan
Đối với gan, bia rượu chính là chất độc. Khi uống bia rượu dù là lượng nhỏ, các enzym chống oxy hóa của gan cũng bị suy yếu. Hàng triệu gốc tự do được hình thành tạo ra một chuỗi những tác hại cho gan. Uống quá chén trong thời gian dài sẽ gây tổn hại gan nghiêm trọng, dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan nguy hiểm. Bệnh nhân có thể tử vong vì xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan …
Xem thêm:

Mẹo trị đầy bụng khó tiêu



Mẹo trị đầy bụng khó tiêu


Nguyên nhân đầy bụng khó tiêu là do bạn ăn uống vô độ, ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, béo, đường.
Triệu chứng:
-  Trướng bụng: Bạn có cảm giác đầy bụng, đầy hơi rất khó chịu.
-  Buồn nôn: Sau bữa ăn bạn cảm thấy buồn nôn và rất muốn nôn. Cảm giác buồn nôn cũng có thể đi kèm với triệu chứng hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn nôn ra máu cần đi khám bác sĩ ngay.
 
Đầy bụng khó tiêu
Biểu hiện đầy bụng khó tiêu


-  Ợ chua: ợ chua nhiều là một trong những dấu hiệu của chứng đầy bụng khó tiêu.
-  Ợ nóng: Có cảm giác nóng ở phần ngực.
Tuy nhiên, nếu đã thử nhiều cách mà tình trạng đầy bụng, khó tiêu vẫn “viếng thăm” bạn hoặc cường độ “gõ cửa” thường xuyên hơn thì đây có thể xem như biểu hiện của một dạng bệnh lý, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để có được những kết luận rõ ràng.

Những mẹo hay mách bạn:
-  Dấm rượu táo: Sử dụng dấm rượu táo là một cách đơn giản, hữu hiệu để khắc phục chứng đầy bụng khó tiêu. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng 2 – 3 thìa dấm rượu táo hòa với 1 cốc nước ấm, sau đó khuấy đều và uống.
-  Gừng: Nhai một miếng gừng tươi nhỏ với một vài hạt muối trong vòng 5 – 10 phút trước bữa ăn. Đây là một cách hiệu quả giúp bạn phòng tránh chứng đầy bụng, khó tiêu.
-  Công thức từ những đồ gia vị: Trộn lẫn soda với nước theo tỷ lệ bằng nhau và dùng để uống mỗi khi bạn có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu.
-  Nước ép cà rốt: Uống một cốc nước ép cà rốt vào thời điểm bị đầy bụng sẽ giúp bạn có được cảm giác dễ chịu hơn.
-  Trà gừng: Một cốc trà gừng ấm nóng không những có tác dụng “hâm nóng” cơ thể mà uống một cốc trà gừng trước bữa ăn còn giúp bạn phòng ngừa hiện tượng đầy bụng khó tiêu.
-  Không ăn bữa ăn lớn: Việc ăn quá no, ăn những bữa ăn lớn sẽ khiến cho tình trạng đầy bụng, khó tiêu của bạn trở nên tồi tệ hơn. Chính vì thế, lời khuyên dành cho bạn là không nên ăn những bữa ăn lớn mà tốt nhất nên chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế nguy cơ gặp phải rắc rối này. Khi ăn nên nhai chậm rãi thay vì “chạy đua” tốc độ. Thêm vào đó, bạn cũng cần lưu ý sau mỗi bữa ăn bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi không nên vận động mạnh hoặc làm việc ngay sẽ khiến cho bạn dễ bị đầy bụng khó tiêu.
-  Loại bỏ những “tác nhân”: Stress, uống rượu bia quá nhiều, khói thuốc lá... chính là những “thủ phạm” gây nên stress hoặc khiến cho tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn, gây cho bạn cảm giác rất khó chịu. Vậy nên khi đã bị đầy bụng, khó tiêu bạn cần nhớ không nên uống rượu, bia, sử dụng đồ uống có chất kích thích, stress...
-  Lựa chọn thực phẩm: Việc lựa chọn thực phẩm trong quá trình ăn uống cũng có những hữu ích giúp bạn mau chóng “xua” đi cảm giác khó chịu. Theo các chuyên gia thì khi bị đầy bụng, khó tiêu bạn nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, ít đạm, ít calo, ít chất béo thay vì những thực phẩm nhiều dầu, mỡ...
-  Tắm thư giãn: Tắm là một trong những biện pháp thư giãn cho cơ thể rất hiệu quả, khi tắm nước ấm sẽ làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, máu lưu thông dễ dàng hơn và kích thích bộ máy tiêu hoá hoạt động hiệu quả. Chính vì thế, không sai khi tắm và dành thời gian thư giãn là một trong những biện pháp hỗ trợ cơ quan tiêu hoá thực hiện tốt chức năng của nó.
-  Không ăn trước khi ngủ: “Bạn nên ăn nhẹ trong bữa tối” đây là lời khuyên mà các chuyên gia dinh dưỡng vẫn dành cho bạn, lý do là bởi một bữa ăn no ăn “nặng” trước khi đi ngủ sẽ khiến cho bộ máy tiêu hóa trong cơ thể bạn phải làm việc hết “công suất”, không những ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng của giấc ngủ mà còn là nguyên nhân “tích cực” gây nên chứng đầy bụng khó tiêu. Cho nên nếu không muốn là nạn nhân của rắc rối này thì tốt nhất bạn chỉ nên ăn nhẹ trong bữa tối.

Xem thêm: