Showing posts with label benh-xo-gan. Show all posts
Showing posts with label benh-xo-gan. Show all posts

September 4, 2013

Bạn biết gì về bệnh xơ gan?

Bệnh xơ gan là bệnh mạn tính, tổn thương nặng lan tỏa ở các thùy gan tạo ra mô xơ, cấu trúc các tiểu thùy và mạch máu của gan bị hủy hoại không hồi phục.

Vì sao dẫ đến bệnh xơ gan?

Bệnh xơ gan thường do nhiều yếu tố gây ra như viêm gan virut B, virut B bội nhiễm virut D, virut C; người nghiện rượu: uống nhiều rượu hàng ngày và kéo dài nhiều năm; xơ gan thứ phát do tắc mật không hoàn toàn kéo dài, do sỏi mật, dính hẹp ở ống gan, ống mật chủ, viêm đường mật tái phát; do dùng một số loại thuốc gây tổn thương gan như: oxyphenisatin, clopromazin, INH, rifampycin...; do nhiễm các hóa chất độc hại gan: aflatoxin, dioxin, chất độc thảo mộc hại gan như cây có hạt thuộc họ Senecio và các alcaloit của nó...; do thiếu dinh dưỡng: quá thiếu chất đạm, thiếu vitamin, thiếu các chất hướng mỡ như cholin, lexithin...; do ký sinh trùng như sán máng, sán lá nhỏ...; do bệnh tắc tĩnh mạch gan và xơ gan không rõ nguyên nhân.

Ba thể bệnh khi bị xơ gan

Trên thực tế, bệnh xơ gan có biểu hiện ra 3 thể bệnh là: xơ gan tiềm tàng; xơ gan còn bù tốt và xơ gan tiến triển, mất bù.

Ở thể xơ gan tiềm tàng, mặc dù bệnh nhân có xơ gan nhưng không có triệu chứng gì, việc phát hiện bệnh chỉ là sự tình cờ như phẫu thuật bụng vì một bệnh khác thấy xơ gan; chẩn đoán hình ảnh một bệnh khác nhưng lại phát hiện được hình ảnh xơ gan...

Thể xơ gan còn bù tốt, bệnh nhân thường có các dấu hiệu sau: rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, đầy bụng, trướng hơi; đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải; chảy máu cam không rõ nguyên nhân; nước tiểu thường có màu vàng sẫm; suy giảm tình dục: nam thì liệt dương, nữ thì vô kinh và vô sinh; gan hơi to và chắc, lách to quá bờ sườn; có mao mạch ở lưng và ngực, hay nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay; lông ở nách, ở bộ phận sinh dục thưa thớt; móng tay khô trắng; nam giới: tinh hoàn teo nhẽo, vú to. Xét nghiệm thấy: albumin giảm, gama globulin tăng; men maclagan tăng trên 10 đơn vị; siêu âm thấy gan to, vang âm của nhu mô gan thô, không thuần nhất; soi ổ bụng và sinh thiết thấy tổn thương xơ gan. Thể bệnh này có thời gian ổn định trong nhiều năm, nhưng thường tiến triển nặng dần từng đợt, nhất là khi bị viêm nhiễm làm cho bệnh xơ gan trở thành mất bù hoặc biến chứng nặng.

Thể xơ gan mất bù, bệnh nhân có các triệu chứng: gầy sút nhiều, chân tay khẳng khiu, huyết áp thấp; bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên, chán ăn, ăn không tiêu, đại tiện phân lỏng, phân sống; mệt mỏi thường xuyên, ít ngủ, giảm trí nhớ; chảy máu cam, chảy máu chân răng; da mặt xạm; có nhiều đám xuất huyết ở da bàn chân, bàn tay, vai, ngực; phù hai chân; có cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ; lách to hơn bình thường, chắc. Xét nghiệm: albumin giảm, gamma globulin tăng cao; bilirubin máu, men transaminaza tăng trong các đợt tiến triển; hồng cầu, bạch cầu. tiểu cầu thường giảm; chụp và soi thấy giãn tĩnh mạch thực quản; siêu âm thấy trên mặt gan có nhiều nốt đậm âm, có hình ảnh giãn tĩnh mạch cửa, giãn tĩnh mạch lách...; nội soi ổ bụng thấy gan to, hoặc teo nhỏ, nhạt màu; trên mặt gan có những u nhỏ đều, hay to nhỏ không đều; lách to, có dịch ổ bụng.
Cần một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý

Bệnh nhân xơ gan cần chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp: khi bệnh tiến triển có cổ trướng, cần được nghỉ ngơi tuyệt đối. Ăn uống đủ chất, hợp khẩu vị của bệnh nhân, phải đảm bảo đủ calo (2.500 - 3.000 calo/ngày); ăn nhiều đạm (100g/ngày); nhiều vitamin C, vitamin nhóm B; hạn chế ăn mỡ; bệnh nhân chỉ ăn nhạt khi có phù nề. Nếu có dấu hiệu hôn mê gan phải hạn chế lượng đạm trong khẩu phần ăn. Dùng thuốc cải thiện chuyển hóa tế bào gan và các nội tiết tố glucocorticoit; thuốc hỗ trợ chuyển hóa tế bào gan như vitamin C, B12, cyanidanol... Dùng phối hợp thuốc Nam như: nhân trần, actiso, tam thất... Điều trị cổ trướng: dùng thuốc lợi tiểu chống thải kali.
Lời khuyên của bác sĩ

Bệnh xơ gan nếu để tiến triển đến giai đoạn cuối, gan bị thoái hóa, tổn thương không hồi phục được, vì vậy việc phòng tránh bệnh xơ gan là vấn đề rất quan trọng. Mọi người có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn, loại trừ các nguyên nhân xơ gan như phòng viêm gan virut B và C bằng các biện pháp vệ sinh cá nhân thật tốt; tiêm phòng bệnh viêm gan virut B cho trẻ em và những người lớn chưa bị bệnh; phải làm tốt công tác vô khuẩn và khử khuẩn mỗi khi tiêm truyền, châm cứu; an toàn truyền máu. Sinh hoạt lành mạnh: hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu, bia, bỏ hút thuốc lá. Hàng ngày ăn uống đủ chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Phòng nhiễm các bệnh giun sán bằng cách thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn cá hay hải sản tái, sống hoặc chưa nấu chín kỹ, không ăn rau sống, không uống nước lã. Khi có bệnh gan mật cần điều trị tích cực.


August 14, 2013

Cầu cứu vì bệnh xơ gan hoành hành ở ven sông Tiền

Từ năm 2010 đến nay, tại một ấp có rất nhiều hộ gia đình có người mắc bệnh xơ gan. Điều đó đã gây nên tâm lý hoang mang, lo sợ cho những người dân khác khi đang sống ở địa phương này. Nhiều người nghi ngờ bị mắc bệnh xơ gan nhưng không dám đến cơ sở y tế để khám và chữa trị.

Đang khỏe bỗng dưng... mắc bệnh

Vượt qua phà Tân Long trên dòng sông Tiền đỏ nặng phù sa, chúng tôi đến được ấp Tân Thạnh (xã Tân Long, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp), nơi có hàng trăm người dân mắc chung một chứng bệnh xơ gan. Dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đến nhà bà B.T.C. (66 tuổi) đầu tiên, người biết mình mắc bệnh gan cách đây hơn hai năm. Cũng như nhiều hộ khác, gia đình bà C. quanh năm gắn bó với miệt vườn sông nước. Năm 2010, bà thấy có triệu chứng khó thở, tức ngực, phình bụng, mệt mỏi bèn đến bệnh viện thăm khám. Sau nhiều ngày trải qua các bệnh viện tuyến dưới lẫn tuyến trên, bà được các bác sĩ kết luận mắc bệnh xơ gan giai đoạn cuối.

Nhìn khuôn mặt gầy gò, xanh xao của bà C., chúng tôi biết rằng, bà đang vì phải chống chọi với bệnh tật. Cầm vội tà áo bà ba cũ mèm, bà gạt nước mắt nghẹn ngào chia sẻ: "Ban đầu, khi chưa biết mình mắc bệnh xơ gan, tôi cũng chỉ nghĩ mình tuổi cao, sức yếu, ăn uống thiếu thốn nên sinh bệnh. Mỗi lần lên cơn đau bụng, tức ngực khó thở, ăn uống không được, tôi đều cắn răng chịu đựng. Được các con đưa đi viện thì chỉ nằm lại vài ngày thì về vì không đủ tiền chi trả viện phí. Thương chồng, con, bà C. bèn đi bốc thuốc Nam miễn phí của những lương y từ thiện về uống cầm cự bệnh tật".

Cùng mắc chứng bệnh như bà C. là trường hợp của anh B.D.T. (19 tuổi) ngụ cùng ấp, sinh viên trường đại học Đồng Tháp. Trong một lần khám sức khỏe để hoàn thiện hồ sơ nhập học, T. phát hiện mình bị xơ gan giai đoạn đầu. "Khi nhận được kết quả bị bệnh xơ gan, tôi rất bất ngờ. Trong nhiều ngày liền, tôi hoang mang lo lắng và không thể làm được việc gì. Bởi tôi nghĩ bản thân còn trẻ khỏe mà đã mắc căn bệnh giống các bác, các cô ở làng thì sẽ nhanh chóng ra đi thôi. Trong những lúc buồn phiền này, cha mẹ tôi luôn ở bên cạnh động viên quan tâm và đưa đi điều trị định kỳ hàng tháng tại bệnh viện nên sức khỏe đã ổn định hơn. Tuy nhiên, căn bệnh xơ gan vẫn không thể dứt hẳn", T. tâm sự.

Hậu quả của căn bệnh xơ gan đã cướp đi sinh mạng của người chồng khỏe mạnh của bà N.T.H. (72 tuổi). Không giấu nổi niềm thương tiếc đối với người chồng quá cố, bà H. ngậm ngùi: "Từ khi chồng tôi bị phát hiện căn bệnh đến khi mất chỉ diễn ra trong vòng nửa năm. Ban đầu, ông ấy thấy ngực khó thở, bụng sưng to, ăn uống không tiêu nên cũng nghĩ có thể bị bệnh liên quan đến phổi hay bệnh tiêu hóa. Do lo lắng quá nên các con đưa ông ấy lên bệnh viện Chợ Rẫy để xác định, bác sĩ thông báo ông bị bệnh xơ gan chỉ sống được khoảng một tháng nữa thôi. Do sức đề kháng tốt và chịu khó ăn uống nên ông sống thêm được sáu tháng nữa, rồi ra đi vĩnh viễn".

Bà H.T.N.X. (56 tuổi) cũng biết mình mắc chứng bệnh trên cho biết: "Hơn một năm gần đây, trong ấp Tân Thạnh có thêm rất nhiều người mắc căn bệnh xơ gan. Hầu hết những ai nghi nghờ mình có bệnh đi khám đều nhận được kết quả tương tự. Mới đây, người em gái kế của tôi là H.T.N.D., làm nghề buôn bán lúa gạo trên ghe, thấy mệt mỏi trong người nên đi khám bệnh. Nó tím tái mặt mày khi bác sĩ cho hay bị bệnh gan. Hiện tại, D. được bệnh viện đa khoa Đồng Tháp chuyển trực tiếp lên bệnh viện bệnh Nhiệt đới để điều trị do bệnh rất nặng. Tiếp đó, cả chồng của D. cũng mới phát hiện mắc bệnh chứng bệnh này".

Vẫn chưa kết luận nguyên nhân gây bệnh xơ gan

Trước thực trạng ấp Tân Thạnh có nhiều người mắc bệnh xơ gan, chúng tôi đã đến liên hệ với UBND xã Tân Long để hỏi về nguyên nhân gây ra căn bệnh xơ gan trong ấp. Ông Nguyễn Thành Công (Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long) bày tỏ: "Trước kia, ấp Tân Thạnh đã có một số người dân bị bệnh xơ gan rồi. Hiện nay, số người bị mắc bệnh xơ gan tăng đột biến, cán bộ xã đã xuống tận nơi để nắm bắt tình hình. Về nguyên nhân, các cơ quan liên quan vẫn đang vào cuộc nên chưa thể đưa ra kết luận. Sự việc của ấp Tân Thạnh đã được chuyển lên cấp trên để chờ hướng giải quyết".


Hiện nay, ở ấp Tân Thạnh, không chỉ người nằm trong độ tuổi trung niên mới có triệu chứng bệnh xơ gan mà ngay cả những người trẻ tuổi, vị thành niên cũng mắc căn bệnh nguy hiểm này. Bà X. cho biết thêm: "Tôi năm nay đã ngoài 50, gia đình vốn thuộc hộ nghèo của xã, mắc bệnh như vậy cũng đau buồn lắm, có chết sớm cũng an phận. Chỉ thương nhiều gia đình còn trẻ, con cái đang trong độ tuổi đến trường đã bị thần chết đe dọa như nhà anh N.V.H. hay T.T.K. thì thật là đau lòng… Cả ấp này đều đang rối loạn khi ngày càng có nhiều người bị bệnh xơ gan, chúng tôi không biết phải kêu lạy ai bây giờ".

Mỗi khi nói đến căn bệnh xơ gan đang từng ngày cướp đi tính mạng của người dân, nhiều gia đình tỏ ra hoang mang, lo lắng. Điều đáng nói hơn là nhiều người thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe không dám đến các cơ sở y tế để khám. Vì khi biết mắc bệnh, họ sẽ thấp thỏm lo lắng từng ngày, không thể chuyên tâm làm việc. Điển hình như trường hợp của chị H. (34 tuổi) nhận thấy mình có những triệu chứng mệt mỏi, bụng sưng phình nhưng vẫn không dám bước chân đến bệnh viện để khám vì sợ mắc bệnh xơ gan như mọi người trong ấp.

Chị H. bộc bạch: "Việc buôn bán của gia đình đang theo đà thuận lợi, con cái còn quá nhỏ chưa đủ để nhận thức tất cả mọi việc. Chưa kể, khi tôi đi khám biết mình bị bệnh gan, chồng con lại thêm phần lo âu. Bạn bè biết mình có bệnh sẽ tìm cách tránh xa, không giao dịch làm ăn nữa. Với những lý do đó, khi thấy trong người không được khỏe, tôi chỉ ra tiệm thuốc Tây mua về uống để cắt cơn đau...".

Khi đề cập về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh xơ gan đang lan tràn ở ấp Tân Thạnh, nhiều người dân nghi ngại: "Căn bệnh này có lẽ bắt nguồn từ việc dùng nước sông Tiền đoạn chảy qua ấp bị nhiễm chất thải từ một số công ty, xí nghiệp sản xuất sắt thép. Nhiều buổi chiều chúng tôi chạy ghe xuồng đi lấy nước thấy màu nước đen ngòm cả một góc sông lớn, mùi vị của chất thải từ sắt thép. Từ ngày người dân ở đây phát hiện số người bị bệnh xơ gan gia tăng từng ngày thì không còn ai xuống sông lấy nước về sử dụng nữa. Nhằm hạn chế căn bệnh xơ gan lan rộng trong nhân dân, chính quyền địa phương đã kéo một đường ống dẫn nước sạch đã qua xử lý đến từng hộ dân để thuận tiện cho việc sinh hoạt ăn uống".

Nguồn: Internet

May 8, 2013

Lạm dụng rượu bia coi chừng mắc bệnh xơ gan

Bệnh xơ gan là khi cấu trúc bình thường của gan biến đổi và thay thế bằng mô xơ teo không còn chức năng. Đặc biệt là bệnh không thể hồi phục được, điều trị lại khó khăn.

Các nguyên nhân dẫn đến benh xo gan
  -  Việc tiêm phòng vaccin viêm gan B ở nước ta muộn hơn các nước khác.
  -  Tình trạng lạm dụng rượu, bia đã làm tổn thương tế bào gan gây viêm gan mạn và xơ gan. Theo kết quả điều tra của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế), Việt Nam đang đứng trong số các nước vô địch về ăn nhậu, với gần 3 tỷ lít bia, rượu/năm.

Điều trị cho bệnh nhân xơ gan
  -  Do nhiễm ký sinh trùng: Sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán máng, ký sinh trùng sốt rét, giun đũa. Các loại sán lá gan gây viêm đường mật, gây sỏi mật, ứ mật kéo dài.
  -  Do dùng những loại thuốc và hóa chất gây độc cho gan như thuốc chống lao INH, rifampicin, thuốc chống viêm giảm đau: Phenyl, Butazon, Aspirin, paracetamol; thuốc hạ huyết áp: Methyldopa. Các hóa chất Phospho, Tetraclorua, DDT, Metrotresat…

Tiến triển và biến chứng
Một số biến chứng có thể xảy ra:
  -  Cổ trướng là biến chứng thường gặp của xơ gan. Khoảng 50% người bệnh xơ gan trong vòng 10 năm sẽ xuất hiện cổ trướng. Và 2 năm sau đó có khoảng 50% bệnh nhân tử vong.
  -  Nhiễm trùng dịch cổ trướng: Khoảng 10-30% bệnh nhân xơ gan nhập viện do nhiễm trùng dịch cổ trướng. Bệnh nhân có biểu hiện: Sốt, đau bụng âm ỷ, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có triệu chứng rất mờ nhạt.
  -  Hội chứng gan - thận: Đây là biến chứng rất nặng của xơ gan, là tình trạng suy giảm chức năng thận do hậu quả của rối loạn chức năng tuần hoànhệ thống, dẫn đến giảm dòng máu động mạch tới thận gây suy thận.Yếu tố thúc đẩy dẫn đến hội chứng gan- thận chủ yếu là tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm trùng dịch cổ trướng.
  -  Dãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch phình vị và biến chứng xuất huyết tiêu hóa
  -  Bệnh lý não gan.

Phòng bệnh xơ gan

Xơ gan là bệnh khó điều trị. Hiện trên thế giới đang áp dụng phương pháp ghép gan, nhưng rất tốn kém, yêu cầu kỹ thuật hiện đại. Ở nước ta, kỹ thuật ghép gan mới chỉ là những bước ban đầu, do đó tốt nhất là biện pháp phòng bệnh. Phát hiện sớm xơ gan, chính là phát hiện sớm viêm gan các loại, không nên để đến lúc bụng to ra, hoặc lách to ra rồi mới đi khám bệnh, lúc đó đã quá muộn.

Thực tế cho thấy, 50% người viêm gan 1-5 năm đầu không có triệu chứng gì. Muốn phát hiện viêm gan, tốt nhất là phải đi khám định kỳ 1-2 năm nhằm thử chức năng gan và phát hiện virus viêm gan B, C... Ngoài ra không nên uống rượu; không ăn gỏi cá, không quan hệ tình dục bừa bãi, không dùng chung bơm và kim tiêm, tiêm phòng vaccin viêm gan đầy đủ cho trẻ sơ sinh và những người chưa mắc bệnh. Khi tiêm chủng đầy đủ và mở rộng sẽ làm giảm tỷ lệ mắc viêm gan B và giảm biến chứng xơ gan.

Đặc biệt điều trị triệt để các bệnh có thể gây xơ gan như suy tim, viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng ngoài tim kịp thời bệnh sốt rét (nếu có) theo đúng phác đồ.


Dấu hiệu sớm của bệnh xơ gan

Dấu hiệu của bệnh xơ gan:

Đau ở hạ sườn phải, bụng chướng nhẹ, giãn các vi mạch ở cổ, mặt... có thể là các dấu hiệu đầu tiên của bệnh xơ gan. Các biểu hiện này thường không điển hình, lại mờ nhạt nên rất dễ bị bỏ qua.

Bệnh xơ gan gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đây là bệnh tiến triển từ từ, khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã rất nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cần phải phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.


Trước khi bị xơ gan, hầu hết bệnh nhân đều mắc các bệnh lý gan mật như viêm gan do virus, nghiện rượu. Xơ gan tiến triển thành 2 giai đoạn chính:



Giai đoạn sớm của benh xo gan (tiềm ẩn):

Các triệu chứng của bệnh rất nghèo nàn. Người bệnh chỉ thấy hơi đau ở hạ sườn phải, bụng trướng nhẹ, xuất hiện sự giãn các vi mạch ở cổ, mặt... Nhiều trường hợp không có các triệu chứng lâm sàng, người bệnh vẫn lao động, học tập bình thường. Giai đoạn này có thể chỉ vài tuần, có khi kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm. Vì không có biểu hiện rõ rệt nên người bệnh chủ quan, không đi khám, không có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Nhiều người vẫn dùng rượu bia, thuốc lá, sử dụng những chất không có lợi cho gan... làm cho bệnh càng có cơ hội bùng phát mạnh ở giai đoạn tiếp theo.


Giai đoạn muộn của bệnh xơ gan(mất bù):

Có nhiều triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân mới đi khám. Biểu hiện rõ rệt nhất là suy gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tình trạng xơ hóa làm chức năng gan suy giảm, dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sợ mỡ, rối loạn đại tiện. Bên cạnh đó, bệnh nhân dễ bị chảy máu dưới da và niêm mạc, như chảy máu cam, chảy máu chân răng. Một số trường hợp da sạm đen do lắng đọng sắc tố hoặc vàng mắt, vàng da kèm theo ngứa, nhất là trường hợp xơ gan do ứ mật.

Phù là một triệu chứng nổi bật của bệnh nhân xơ gan. Lúc đầu là phù hai chi dưới, về sau gan suy nhiều có thể bị phù toàn thân. Ngoài ra, xơ gan cũng ảnh hưởng đến chức năng nội tiết của cơ thể. Nam giới có biểu hiện giảm ham muốn tình dục, teo tinh hoàn, vú to ra. Nữ giới rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh.


Tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường biểu hiện bằng hiện tượng tuần hoàn bàng hệ. Lúc đầu, các tĩnh mạch nổi lờ mờ ở vùng mũi ức và hạ sườn phải, sau đó phát triển rõ dần, có khi nhìn thấy từng búi tĩnh mạch nổi lên. Lúc này, bệnh nhân có thể bị trĩ nội, trĩ ngoại, xuất huyết tiêu hóa do vỡ các tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm cho bệnh nhân bị cổ trướng, bụng trương phình. Chọc hút dịch cổ trướng thường có màu vàng, nếu có màu hồng thì có thể xơ gan đã bị ung thư hóa.


Khi đã có những biểu hiện của giai đoạn muộn thì gan không còn cơ hội phục hồi nữa. Lúc này, bệnh rất ít đáp ứng điều trị, có đến 60% tử vong trong năm đầu tiên, trên 80% tử vong trong vòng 2 năm và chỉ 6% sống quá 3 năm. Bệnh nhân tử vong vì những biến chứng như: nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa và hôn mê gan.


Xem thêm: điều trị ung thư gan | dieu tri viem gan | triệu chứng ung thư gan | thuốc đông y chữa xơ gan cổ chướng

Bài thuốc quý chữa bệnh xơ gan từ cây mào gà

Bài thuốc chữa bệnh xơ gan từ cây mào gà được chia sẻ bởi 1 lương y Lê Trung Việt:

"Tôi làm nghề thuốc đã lâu, cũng sưu tập được trong dân gian nhiều bài thuốc quý. Bài thuốc này tôi chưa từng thấy sách báo hay tài liệu này nói tới. Bản thân tôi cũng đã trực tiếp gặp người bệnh từ cõi chết trở về.

Bệnh nhân khoảng 40 tuổi được bênh viện Việt Trì (Phú Thọ) xác định là bệnh xơ gan cổ chướng, bụng đã nổi to không chữa được nữa, trả về nhà chỉ có chờ chết. Một hôm có người đến thăm mách bài thuốc này, anh ta uống bài thuốc này được khoảng hơn 1 tháng sau thì khỏi, 3 tháng sau thì khoẻ mạnh.

Hôm tôi tìm đến nhà thì anh ta vừa đi cày về. Bài thuốc có vị khó kiếm nên tôi xin anh ta mấy cây về làm giống và từ đó tôi giữ được giống cây này cho tới ngày nay (khoảng 20 năm). Sau nhiều lần đắn đo, tôi nghĩ rằng đâu đó có những người bị bệnh vì không biết bài thuốc này mà đã không được cứu sống. Vì vậy tôi quyết định không dám giữ bài thuốc này làm của riêng mà nhờ báo Phụ nữ VN đăng lên cho mọi người cùng biết."

Công thức bài thuốc như sau:

   - Cây mào gà loại hoa trắng(hoặc hoa vàng):30g
   - Rau má 15 g
   - Nhân trần: 15g

ba vị trên rửa sạch, cho vào ấm đất thêm 2 bát nước lã vào đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút( Kể từ khi sôi) thì rót ra uống. Tiếp tục đun và uống 3 lần như vậy thì bỏ bax đun lấy ấm thuốc mới.

Người nhẹ thì ngày uống 1 ấm thuốc như vậy(3 lần), người nặng có thể ngày uống 2 ấm thuốc. Thuốc phơi khô thì dung liệu lượng như trên, nếu cây thuốc tươi thì có thể dùng liều lượng gấp rưỡi.

Chú ý:

Cây mào gà phải bỏ hạt vì uống hạt nhiều có thể bị giãn đồng tử mắt.

benh xo gan có nhiều dạng, chỉ dạng xơ gan nào có các triệu trứng sau thì dùng mới hiệu quả: Đau tức vùng gan, đầy bụng khó tiêu, chân tay lạnh, đi ngoài phân nát (dễ đi) có thể ngày đi ngoài 2 hoặc 3 lần, thích ăn của ngọt, mạch trì và vô lực (chậm và yếu).

Bài thuốc này có 2 vị nhân trần và rau má thì ở đâu cũng có, riêng cây mào gà trắng (hoặc hoa vàng) thì hơi khó kiếm. Tôi có lưu giữ được hạt và cây giống rất nhiều, nếu ai có nhu cầu tôi xin tặng miến phí chỉ mong sao cùng mọi người cùng giữ gìn được vị thuốc quý trong dân gian.

Xem thêm: điều trị ung thư gan | dieu tri viem gan | thuoc tri benh gan | triệu chứng ung thư gan

April 17, 2013

Nguy cơ mắc bệnh gan và những cảnh báo

Theo thông tin mới nhất từ Hội ung thư toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 2 về ung thư gan, trong đó 90% do viêm gan B gây ra. Viêm gan virút phổ biến bao gồm 6 loại sau: viêm gan A, B, C, D, E, G., D, E, G.

Triệu chứng: 
   -  Triệu chứng của viêm gan thường không biểu hiện rõ, tuy nhiên nên chú trọng khi các hiện tượng sau xảy ra: Mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng khó tiêu, giảm cân hay đau hạ sườn phải.
   -  Một số người có thể xuất hiện triệu chứng giống như khi bị cúm, kèm với sốt, nước tiểu sẫm màu hay phân bạc màu. Thông thường, rất hiếm trường hợp nhiễm viêm gan bị chứng vàng da hay vàng ở mắt.
   -  Viêm gan thường rất khó phát hiện và thường chỉ biết được khi xét nghiệm máu.

Khả năng lây lan: 
   -  Qua kim tiêm, dùng chung bấm móng tay, giũa móng tay và bàn chải đánh răng.
   -  Virút có thể lây từ người này qua người khác thông qua hoạt động tình dục, qua tiếp xúc thông thường hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm hay các sản phẩm từ máu.
   -  Bệnh cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình nuôi con bằng sữa hay khi sinh đẻ.

Ý thức về bệnh tật: 
   -  Viên gan B và viêm gan C mãn tính là hai loại viêm gan phổ biến nhất trong tất cả các loại viêm gan. Nếu bệnh không được phát hiện kịp thời, gan của người bệnh có thể bị phá hủy dẫn tới bệnh xơ gan, ung thư gan.
   -  Viêm gan được coi là viêm gan mãn tính nếu bệnh bị nhiễm được hơn 6 tháng. Viêm gan A là loại viêm gan nhẹ nhất trong tất cả các loại viêm gan.
Trên thế giới đã có nhiều bước tiến bộ trong việc sử dụng thuốc miễn dịch để điều trị và phòng ngừa các biến chứng của viêm gan virút.

Tuy nhiên, khi bệnh nhân đã có những biến chứng của viêm gan virút như xơ gan, suy gan, ung thư gan, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi bệnh nhân phải được chăm sóc toàn diện.

Virút viêm gan B là chủng virút gây ra những tổn thương nghiêm trọng nhất cho sức khỏe của bệnh nhân. Ước tính 1/3 dân số thế giới nhiễm vi rút viêm gan B, trong đó có 400 triệu người mắc virút viêm gan B mãn tính, 80% số người nhiễm virút viêm gan B sống ở Châu Á hay là những người gốc Á.

Còn đối với viêm gan C, khoảng 85% số người nhiễm bị viêm gan mạn tính, trong đó 20% tiến triển thành xơ gan. Trong số những người bị xơ gan, một nửa tiến triển thành suy gan hoặc ung thư gan.

benh xo gan thường gặp ở những người uống nhiều rượu, có thể kèm hút thuốc lá và viêm gan B, C hoặc cả 2.

Điều trị xơ gan thường bắt đầu từ nguyên nhân gây bệnh đó là cai rượu, giải độc, thuốc bảo vệ tế bào gan và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Ngoài điều trị nguyên nhân xơ gan, bác sĩ sẽ chú trọng vào việc ngăn ngừa hoặc cải thiện biến chứng.

Khi không thể kiểm soát được các biến chứng hoặc chức năng gan suy nặng thì bệnh nhân cần điều trị bằng các biện pháp tích cực hơn.

Ung thư gan là một biến chứng của viêm gan mạn tính và xơ gan. Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) vẫn là một trong những loại ung thư ác tính nhất hiện nay ở Châu Á. Phần lớn các bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào gan (80%) đều kèm theo xơ gan.

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh ung thư biểu mô tế bào gan. Tuy nhiên chỉ có phẫu thuật cắt bỏ hoặc ghép gan mới là biện pháp duy nhất mang lại hy vọng sống cho những bệnh nhân bị bệnh kéo dài.

Đối với các bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào gan và xơ gan mất bù (tế bào gan không hồi phục) thì bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp cắt bỏ toàn bộ gan kết hợp ghép gan vì chỉ có phương pháp ghép gan mới có tiềm năng chữa khỏi cả khối u và xơ gan.

April 15, 2013

Những nguồn lây bệnh gan không ngờ

Các loại viêm gan virus, sán lá gan... có thể tấn công người dân vào bất cứ lúc nào với nguồn lây ít ngờ tới nhất. Còn đối với bệnh xơ gan khả năng lây nhiễm là thấp hơn.

Hôn nhau...

Dù tỷ lệ lây nhiễm là rất thấp nhưng các chuyên gia y tế cho rằng, nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm viêm gan virus A, B nếu như miệng của người nhiễm virus có vết xước hay tổn thương.

Quan hệ tình dục “lạ”

Quan hệ tình dục là con đường chính gây lây nhiễm cả 3 thể viêm gan virus A, B và C (viêm gan C ít gặp hơn). Cụ thể: Viêm gan A lây nhiễm khi quan hệ tình dục đường miệng; viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virus gây bệnh AIDS) từ 50 - 100 lần; viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh). Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Đặc biệt, các chuyên gia bệnh gan cho rằng, quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ nhiễm virus viêm gan hơn theo đường âm đạo. Đặc biệt là viêm gan virus B.

Mưa lũ

Là nguồn lây bệnh viêm gan virus E. Bệnh này có thể gặp ở bất cứ nước nào trên thế giới, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là các nước vùng nhiệt đới, đặc biệt là những nước vệ sinh môi trường kém, mưa lũ thường hay xảy ra. Lý do virus viêm gan E có trong phân, rác, nước thải khi mưa lũ về làm tràn ngập các vùng đất bẩn có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus viêm gan A, E. Từ nước, virus bám vào thức ăn như rau, thực phẩm (do dùng nước sông, ao hồ để rửa), nước uống. Khi con người ăn, uống phải loại thức ăn, nước uống đó sẽ lâm bệnh. Bệnh này chưa có vaccin dự phòng.

Virus viêm gan E sống rất kém khi ra môi trường bên ngoài, do vậy chỉ cần đun sôi nước trong vòng 1 - 2 phút là có khả năng tiêu diệt được chúng. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho công tác phòng bệnh. Để tiêu diệt nguồn lây, sau mưa lũ, người dân cần tu sửa lại các nhà tiêu không để phân vương vãi, đặc biệt là các huyện miền núi, các vùng triền sông hay có lũ, lụt xảy ra. Cần có biện pháp khử khuẩn nguồn nước bằng cloramin đúng phương pháp (dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế).

Đề phòng… dao thớt

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm An toàn thực phẩm tại Đại học Georgia (Mỹ) đã sử dụng dao mới và bàn mài trên 6 loại trái cây và rau quả đã được tiêm virus viêm gan A. Kết quả cho thấy hơn phân nửa số dao và bàn bị nhiễm virus sau khi tiếp xúc với rau củ nêu trên, rồi virus truyền qua những con dao chưa tiếp xúc để bên cạnh. Với những người có miễn dịch yếu, có thể nhiễm bệnh. Vì thế, các nhà khoa học khuyên người làm bếp nên rửa dao sau mỗi lần dùng để tránh virus lây lan.

Phòng ngừa bệnh xơ gan lây truyền không có gì là khó

Hiện nay, các bệnh về gan như suy giảm chức năng gan (dùng nhiều bia rượu), bệnh xơ gan, viêm gan, ung thư gan... ngày càng gia tăng. Có nhiều cách để dự phòng lây bệnh nhưng người dân ít để ý.

Nhiều trẻ em mắc bệnh về gan

Hiện nay ở Việt Nam có đầy đủ cả 5 loại virus viêm gan gồm viêm gan A, B, C, D, E. Trong đó xu hướng rất nguy hiểm là nhiều trẻ em mắc bệnh gan: 95% số bệnh nhân nhiễm viêm gan virus A là trẻ dưới 15 tuổi. Với viêm gan virus B, chúng tôi cũng đã điều trị cho nhiều trẻ dưới 6 tuổi. Như vậy, gánh nặng y tế với các em là suốt đời. Các đường lây truyền của bệnh viêm gan cũng rất đa dạng. Ở Việt Nam, hơn một nửa các ca bệnh truyền nhiễm là từ mẹ sang con, đặc biệt trường hợp người mẹ mang virus viêm gan và hiện tượng nhân lên của virus. 80% người mẹ có mang virus truyền sang cho con căn bệnh này.

dieu tri viem gan virus có nhiều loại thuốc. Trước tiên là thuốc không đặc hiệu mà ta thường gọi là thuốc “bổ gan”, sau đó là những loại thuốc ức chế sự nhân lên của virus hoặc diệt virus. Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều loại thuốc điều trị bệnh này.


Quan trọng nhất vẫn là phát hiện bệnh sớm

Điều trị viêm gan virus mạn tính rất khó khăn, tốn kém tiền của. Chẳng hạn 1 trẻ 6 tuổi điều trị viêm gan virus B chi phí khoảng 30 triệu đồng tiền thuốc/năm, chưa kể tiền khám bệnh, đi lại…
Người dân nên đi xét nghiệm viêm gan, nếu kết quả âm tính cần tiêm phòng ngay. Còn nếu đã mắc bệnh, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. Mọi phác đồ điều trị đều phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ.

Để phòng tránh đến mức tối đa bệnh viêm gan virus, chúng ta nên đặt việc tiêm phòng viêm gan virus lên hàng đầu. Muốn giải quyết được vấn đề này cần sự quan tâm đúng mức của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng. Thực tế ghi nhận của chúng tôi thì việc tiêm phòng viêm gan ở Việt Nam còn chưa thực hiện tốt bởi cộng đồng chưa hiểu rõ vai trò của tiêm phòng, cũng như sự quan tâm sát sao của các ngành chức năng. Ngoài ra, cán bộ y tế cơ sở cũng cần được tập huấn để đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của viêm gan...

Phụ nữ mang thai phát hiện bệnh từ tháng thứ 5 cần uống thuốc để giảm tỷ lệ nhân lên của virus viêm gan và giảm nguy cơ lây truyền cho trẻ em. Trẻ em mới sinh ra cần được tiêm càng sớm càng tốt vaccin viêm gan B và kháng thể Epabig. Đây là điều cực kỳ quan trọng trong việc phòng bệnh.

Bệnh xơ gan có di truyền hay không?

Bệnh xơ gan có di truyền không? 

Đây là vấn đề rất nhiều người mắc bệnh xơ gan muốn biết. Chuyên gia cho biết xơ gan không phải là bệnh di truyền, mà chỉ là bệnh truyền nhiễm qua nhiều đường khác nhau, nếu như nguyên nhân dẫn đến xơ gan là viêm gan do virus thì có mang tính truyền nhiễm, xơ gan có thể lây truyền từ mẹ sang con, bố sang con trong quá trình người mẹ mang thai, dưới đây là giới thiệu chi tiết về vấn đề xơ gan có di truyền hay không.

Benh xo gan là một dạng bệnh mãn tính thường gặp, có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân mà dẫn đến tổn thương gan, gan lan tỏa tổn thương dạng sợi, còn về xơ gan có di truyền hay không thì chuyên gia cho biết bệnh gan không di truyền, mà chỉ là truyền nhiễm thông qua các đường khác nhau, và trong lâm sàng nguyên nhân gây bệnh xơ gan có rất nhiều, nếu như bệnh do viêm gan virus gây nên, thì xơ gan có mang theo truyền nhiễm, khi đó phụ nữ có thai rất dễ lây truyền sang thai nhi, nếu bệnh do bệnh gan cồn (gan do uống rượu), hoặc gan nhiễm mỡ gây nên thì không mang theo truyền nhiễm, không lây truyền sang thai nhi.

Vậy nếu ở nhà có người thân bị xơ gan mà do viêm gan gây nên thì người nhà của bệnh nhân phải làm tốt công tác phòng ngừa bệnh, đồng thời tích cực trị liệu, hiện nay rất nhiều người có cái nhìn phiến diện và sự hiểu biết nửa vời khi họ cho rằng xơ gan không thể chữa trị được, đây rõ ràng là suy nghĩ sai lầm, các chuyên gia của chúng tôi cảnh tỉnh người bệnh rằng xơ gan có nguy hại rất lớn cho sức khỏe, nhưng chỉ cần người bệnh phối hợp với bác sĩ, chịu khó kiên trì điều trị khoa học thì bệnh tình sẽ có khả năng nghịch chuyển.

Các bác sĩ nhấn mạnh, rất nhiều bệnh nhân xơ gan khi bị bệnh do lo lắng quá mức mà dễ dẫn đến hiện tượng ai chỉ đâu cũng đi đến đấy để chữa bệnh, tâm lí này khiến họ dễ chọn nhầm nơi điều trị, vào những nơi không tốt để trị liệu, điều đó chẳng những khiến bệnh nhân tốn kém chi phí lại không thu được chuyển biến gì, cũng có trường hợp bệnh nhân không nắm rõ được thời điểm nào phải điều trị thời điểm nào điều trị là có hiệu quả nhất mà bỏ qua thời điểm trị liệu khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu đi. Cho vậy bệnh nhân xơ gan cần phát hiện sớm để đến bệnh viện chính quy chuyên ngành kiểm tra khám xét, sau đó dựa vào tình trạng bệnh tình mà tiến hành điều trị khoa học.

Xem thêm: chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu | thuốc đông y chữa xơ gan cổ chướng

April 12, 2013

Một số loại thuốc điều trị xơ gan

Một số loại thuốc tốt nhất điều trị xơ gan

Chế độ thuốc cho người bị bệnh xơ gan:

  - Nhóm thuốc làm cải thiện chuyển hóa tế bào gan:

      + Dùng glucose bằng đường uống hay tiêm truyền.

      + Vitamin nhóm B và C, acid folic, acid lipoic.

      + Các thuốc làm tăng chuyển hóa mật: Các dạng viên cao, nước sắc actiso.

  -  Nếu tỷ lệ albumin trong huyết tương giảm (<40g/l) có thể cho truyền albumin 10-20%, plasma tươi. Trong trường hợp có biểu hiện rối loạn não gan không nên truyền các dung dịch đạm tổng hợp nên chọn các dung dịch đạm có một số acid amin có khả năng vận chuyển amoniac để làm giảm NH3 trong máu: Morihepamin, aminolebal… Điều chỉnh cân bằng giữa acid amin nhân thơm và acid amin phân nhánh, cải thiện chuyển hóa amin ở não, giảm thành lập thần kinh giả là những yếu tố gây hôn mê gan.

  - Testosteron tiêm để tăng cường đồng hóa đạm.

  - Ở những BN có rối loạn đông máu như tỷ lệ prothrombin hạ thấp, lâm sàng có xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng-lợi, chảy máu tiêu hóa, tuỳ theo mức độ mất máu, có thể cho truyền máu hoặc truyền hồng cầu khối, plasma để tăng HC,TC, tăng hàm lượng fibrinogen.

  - Điều trị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản: Truyền máu, truyền dịch đảm bảo khối lượng tuần hoàn như một cấp cứu nội khoa.

       + Cầm máu bằng ống thông có bóng chèn Blackmore-sengataken.

       + Cầm máu bằng ống thông Linton trong trường hợp giãn tĩnh mạch ở dạ dày.

       + Cầm máu qua nội soi: Tiêm thuốc gây xơ hóa qua nội soi ống mềm (dd Polydocanol, cồn tuyệt đối…), thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su…

       + Phẫu thuật nối cửa chủ trong giãn tĩnh mạch phình vị.

  - Thuốc làm giảm áp lực TMC:

       + Vassopressin: Tiêm TM 20-40 đơnvị, có thể pha trong dịch truyền 0,2-0,4đơnvị/phút.

       + Somatostanin (stilamin) tiêm TM 50mg, 250mg hoặc 3mg pha truyền trong dịch truyền đẳng trương trong 24h.

       + Sandostatin (ortreide tổng hợp có tác dụng tương tự như somatostantin tự nhiên), ống 50mg và 100mg, có thể cho liều 25mg/h trong 5 ngày, truyền cùng dung dịch NaCl 0,9%.

       + Nitroglycerin (lenitral) viên 2,5mg, uống 2-4viên/ngày.


Điều trị xơ gan cổ chướng:

- Chỉ chọc dịch cổ trướng khi quá căng to mỗi lần chọc có thể từ 1-3l, không nên chọc tháo khi có xuất huyết tiêu hóa, nhiễm khuẩn nặng.

- Truyền lại dịch cổ trướng trong điều kiện vô khuẩn.

- Thuốc lợi tiểu:

+ Thuốc lợi tiểu không thải Kali:

Aldaton viên 25mg, 150-200mg/ngày.

Spironolacton 50mg, 200-300mg/ngày.

Có thể dùng kéo dài và cần được thầy thuốc theo dõi.

+ Nếu dùng nhóm thuốc trên cổ trướng giảm ít có thể chuyển sang điều trị nhóm thuốc lợi tiểu thải Kali như: Furosemid (lasix) 20-40mg/ngày cho mỗi đợt 10-14 ngày, phải cho thêm Kali 2-6g/ngày, điều chỉnh theo điện giải đồ.

Trong đợt tiến triển có hoại tử TB gan:

Có thể dùng các thuốc làm giảm transaminase: Legalon, fortec…

April 11, 2013

Đặc điểm hình thái "cây thần dược" chữa bệnh xơ gan

Theo những khảo sát của Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa, về đặc điểm hình thái thì "cây thần dược" chua benh xo gan là một loài cây gỗ nhỏ, dạng dây trườn, vỏ màu nâu vàng, thân dài trên 4m, đường kính khoảng 10cm. Thân và cành có nhiều gai nhọn. Lá đơn, mọc cách nhau hoặc chụm ba, phiến dày, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp. Phiến lá có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt, bên trong có nhiều điểm dầu. Gỗ hơi cứng, màu vàng, phần rễ màu đậm hơn. Các bộ phận của cây có tinh dầu, nhiều nhất ở rễ, mùi thơm dịu.

Về mặt sinh thái, loại cây này phân bố ở vùng núi Hòn Hèo, độ cao trên 200m, có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi. Tuy nhiên, gần đây do bị khai thác rất nhiều nên có thể nó sẽ tuyệt chủng bởi lẽ người dân Ninh Vân khi bứng cả gốc đem về trồng, thì không cây nào sống được...

Về phân loại, loài cây này thuộc họ Cam (Rutaceae). Do chưa thu hái được hoa, trái nên Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa gặp khó khăn trong việc xác định tên chi và loài. Tuy nhiên, qua đối chiếu mẫu thu được, nó thể hiện các đặc điểm của loài "trang xa một lá" - tên khoa học là Luvunga monophylla. Ở Việt Nam, loài này đã được Giáo sư Phạm Hoàng Hộ gọi là "xáo tam phân" trong cuốn "Cây cỏ Việt Nam" - có tên khoa học đồng danh là Paramignya trimera. Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", cũng như trong cuốn “Medicinal & Useful Plant” (Dược liệu và cây cỏ hữu ích), thì giá trị dược liệu của loài cây này chưa thấy đề cập. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa, hiện tại nó đang được theo dõi để thu hái hoa, trái, nhằm giúp cho việc định danh chính xác.

Bệnh nhân thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập đến, là chị Ana Hernandez Sanmartin, người Venezuela, là vợ một quan chức ngoại giao thuộc Đại sứ quán Venezuela tại Hà Nội. Theo lời chị, chị là bệnh nhân thường trực của BV Pháp Việt Hà Nội với lý do: xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối. Chị nói: "Trước khi đọc báo ANTG, số có bài nói về "cây thần dược", bụng tôi trướng to, chân phù, mắt vàng, môi nhợt nhạt. Tôi thường xuyên khó thở - nhất là lúc nằm - đi lại rất khó khăn, mất ngủ, ăn uống kém…".

Sau khi đọc được bài báo nói về "cây thần dược" trên tờ ANTG, thông qua một người bạn Việt Nam làm ở Bộ Ngoại giao là anh Phạm Trung Tín, chị Ana đã liên hệ với Tòa soạn Chuyên đề ANTG, hỏi xin số điện thoại của chúng tôi. Trao đổi với chúng tôi, anh Tín đề nghị chúng tôi giúp đỡ chị bằng cách gửi cho chị loại "cây thần dược" này vì Venezuela với Việt Nam đã có mối quan hệ đặc biệt khăng khít ngay từ thời kháng chiến chống Mỹ.

Trước khi gửi 2kg "cây thần dược" cho chị Ana - chúng tôi đã giải thích rõ cho anh Tín về nguồn gốc, xuất xứ của loại cây ấy và những người đã chữa lành xơ gan cổ trướng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cho biết là đến nay, chưa hề có một kiểm nghiệm nào về dược tính, độc tính của loại cây này bởi lẽ trong Tây y, trước khi đưa một loại thuốc ra thị trường, các hãng sản xuất đã bỏ ra nhiều năm để thử nghiệm trên động vật (chuột, khỉ) và cả trên những bệnh nhân tình nguyện nhằm đánh giá dược tính và tác dụng phụ. Riêng Đông y, các cây thuốc chưa được kiểm nghiệm - ngoài những chất có khả năng chữa bệnh, thì cũng có thể có những chất gây hại cho bệnh nhân và mặc dù đến nay, vẫn chưa có ai bị ngộ độc vì uống loại cây này nhưng xin thận trọng khi sử dụng.

10 ngày sau khi chị Ana uống cây thần dược, anh Phạm Trung Tín nhắn tin cho chúng tôi: "Bệnh nhân đáp ứng rất tốt. Ăn được, ngủ được. Bớt trướng bụng, chân bớt phù, mắt hết vàng, môi đỏ thắm…"

April 8, 2013

Chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu có khỏi không?

chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu có khỏi không? Trên lâm sàng, triệu chứng của xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu không rõ ràng, nếu sớm áp dụng điều trị khoa học, vậy thì xơ gan cổ chướng có thể đẩy lui rồi còn về có chữa khỏi được không, các chuyên gia đã chỉ ra rằng bệnh nhân tốt nhất nên đến các cơ sở chính quy kiểm tra sau đó điều trị, dưới đây là bài giới thiệu chi tiết về vấn đề này với mọi người.

Bệnh nhân xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu có chữa khỏi được không? Xơ gan cổ chướng là xơ gan giai đoạn cuối, tức là chức năng gan của bệnh nhân đã mất đi chức năng trao đổi chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường, do đó xơ gan cổ chướng nên sớm được điều trị.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng trên lâm sàng nguyên nhân dẫn đến xơ gan cổ chướng thường là ở xơ gan, khi bệnh nhân mắc xơ gan chức năng gan suy giảm dẫn đến chứng cao áp tĩnh mạch cửa, rồi dẫn đến lá lách to, từ đó không hấp thụ được protein và vitamin mà còn đào thải protein hình thành phù thũng, thông thường triệu chứng xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu không rõ ràng, nhưng khi bệnh nhân phát triển thành giai đoạn cuối điều trị lúc này rất phức tạp, do đó, xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu càng sớm điều trị càng tốt.
Xơ gan cổ chướng là 1 loại trạng thái không ổn định, rất dễ gây ra các tái phát nguy hiểm, do đó bệnh nhân không chỉ phải tích cực điều trị mà còn tích cực phòng chống các tái phát, chỉ cần kiên trì trong thời gian dài áp dụng điều trị khoa học vậy thì bệnh tình của bệnh nhân có thể được khống chế sau đó xơ gan cổ chướng có thể đầy lui được rồi.

bệnh xơ gan cổ chướng nên điều trị khoa học như thế nào?

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng bệnh tình xơ gan cổ chướng phức tạp nhiều biến dị, do đó bệnh nhân không được lạm dụng thuốc, tránh tăng gánh nặng cho gan, bệnh nhân nên tim ra nguyên nhân bệnh, sau đó điều trị, đồng thời cũng cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ về bảo vệ gan, tức là nghỉ ngời tĩnh dưỡng và điều trị bằng dĩnh dưỡng, chỉ có kết hợp nhiều phương diện thế này thì khả năng bệnh nhân hồi phục mới càng lớn.

Loại thuốc nào điều trị xơ gan cổ chướng tốt nhất hiện nay?

Bệnh xo gan co chuong rất phức tạp, nhưng nếu như không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm,đe dọa đến tính mạng người bệnh, còn về vấn đề loại thuốc nào trị xơ gan cổ chướng nhanh nhất tốt nhất hiện nay, các chuyên gia đã chỉ ra rằng bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc, nên đến các bệnh viện chính quy tiếp nhận điều trị 1 cách khoa học.

Có hay không loại thuốc tốt nhất điều trị xơ gan? Đây là câu hỏi mà mỗi bệnh nhân đến với phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã chúng tôi sẽ hỏi, xơ gan cổ chướng là giai đoạn cuối của xơ gan, một khi điều trị không đúng sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Các chuyên gia của phòng khám 12 Kim Mã đã chỉ ra rằng bệnh xơ gan là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ gan cổ chướng, trên lâm sàng nguyên nhân hình thành xơ gan cổ chướng là do áp lực tĩnh mạch cửa quá cao, lượng albumin giảm thấp ,chức năng lọc máu của thận giảm, chức năng bài tiết bị loạn. Nếu không sớm điều trị hoặc phương pháp không thích hợp có thể làm cho bệnh tình xấu đi, đồng thời phát hiện xuất hiện đường tiêu hóa, triệu chứng não nghiêm trọng do gan gây ra. Vì vậy gan xơ hóa phải nên sớm điều trị .


Loại thuốc nào điều trị xơ gan cổ chướng nhanh nhất tốt nhất


Có rất nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị thử dùng rất nhiều loại thuốc nhưng bệnh tình vẫn không cải thiện, vì thế có rất nhiều bệnh nhân bắt đầu đi tìm một phương thuốc dân gian chữa trị xơ gan cổ chướng và những loại thuốc lành tính. Vậy rốt cuộc loại thuốc nào là nhanh nhất, tốt nhất? Các chuyên gia nói rằng bệnh xơ gan cổ chướng bệnh tình phức tạp, vì thế không thể lạm dụng thuốc , tránh gây thêm gánh nặng cho gan; không nên lãng phí quá nhiều thời gian vào việc đi tìm thuốc, tránh kéo dài bệnh tình. Tốt nhất bệnh nhân nên đến bệnh viện chính quy kiểm tra và điều trị .