Showing posts with label te-bao-goc. Show all posts
Showing posts with label te-bao-goc. Show all posts

December 13, 2013

Sự kỳ diệu về tế báo gốc có thể chế tạo được tế bào gan

Theo một số nguồn tin: Tại Ugra, một thị trấn ở Tây Siberia, nước Nga, các bác sĩ địa phương áp dụng phương pháp điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc và cho thấy khả năng phát triển các tế bào khác từ tế bào gốc thực sự kỳ diệu.

Từ hơn 3 năm trước, các bác sĩ vùng Ugra đã cấy ghép tế bào gốc cho bệnh nhân đầu tiên trong vùng, một nam giới 32 tuổi, bị bệnh đa u tủy, một trong những bệnh nguy hiểm nhất của máu.

Hơn 3 năm đã trôi qua sau ca mổ đó và cũng trong thời gian này, các bác sĩ ở Ugra đã thực hiện thành công hơn 34 ca cấy ghép tế bào gốc. Tất cả các bệnh nhân đều khỏe mạnh, mặc dù các bác sĩ cho biết thực tế rủi ro cũng là rất lớn. Tế bào gốc tồn tại trong tất cả các sinh vật. Với con người, trong khi đang ngủ, tế bào gốc sẽ làm việc để khôi phục lại các mô và cơ quan bị hư hỏng. Điều kỳ diệu là tế bào gốc có thể “chế tạo” được tế bào gan, xương hoặc máu.



Khi con người mới sinh ra, trong máu dây rốn, cứ 10.000 tế bào có 1 tế bào gốc nhưng khi con người già đi thì số lượng tế bào gốc cũng giảm theo. Ở độ tuổi 16, trong mỗi 500.000 tế bào chỉ có 1 tế bào gốc, còn ở độ tuổi 50 thì trong mỗi 1 triệu tế bào chỉ có 1 tế bào gốc.

Ở Nga, ngân hàng Cryo lưu giữ tế bào gốc đã được thành lập tại thành phố Khanty-Mansiysk (gần Ugra). Tại “ngân hàng” này, tế bào gốc được lưu giữ trong nitơ lỏng với nhiệt độ âm 196 độ C. Khi cần thiết, các tế bào này có thể được sử dụng sau hàng chục năm. Công nghệ lấy tế bào gốc từ da, mô mỡ, nang lông vốn rất phức tạp và tốn kém. Vì vậy, các nhà khoa học phải thực hiện cách lưu giữ dự trữ tự nhiên được lấy từ máu dây rốn là nơi có thể lấy tế bào gốc một cách dễ dàng.

Nếu một người có vấn đề với sức khỏe, thì tế bào gốc lấy từ dây rốn của người đó đủ để cấy ghép vào máu cho chính người này và chúng sẽ tự tìm thấy nơi có vấn đề. Các nhà khoa học cho biết, trong 100% trường hợp, tế bào gốc đã chữa lành cho chính người bệnh là chủ nhân dây rốn khi được lấy vào lúc sinh ra, cùng với đó, các anh chị em của người bệnh này cũng được hưởng lợi. Điều đó cũng cho thấy máu từ dây rốn của người lúc mới sinh (tất nhiên là từ những người mẹ khỏe mạnh và được họ đồng ý cho) là vô cùng quý giá.

October 16, 2013

Thực hiện 16 ca ghép tế bào gốc từ đầu năm 2013 tại bệnh viện Huyết học và Truyền máu TW

Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu TW, từ đầu năm 2013 đến nay, Khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học và Truyền máu TW đã và đang tiến hành 16 ca ghep te bao goc cho bệnh nhân, sức khỏe sau ghép đều tiến triển tốt.

Trong tháng 9/2013, đã tiến hành 7 ca ghép tế bào gốc tạo máu cho bệnh nhân, trong đó có 3 ca ghép tự thân và 4 ca ghép đồng loại, đã có 2 bệnh nhân được xuất viện, các chỉ số của bệnh nhân tương đối ổn định.

Dự kiến trong năm 2013, Khoa Ghép tế bào gốc sẽ thực hiện 30 ca ghép. Ghép tế bào gốc được coi là “cuộc cách mạng” trong điều trị các bệnh về máu nói riêng và các bệnh lý khác nói chung. Đến nay, Viện Huyết học và Truyền máu TW đã tiến hành 80 ca ghép tủy, mở ra một cơ hội sống cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

October 5, 2013

Những loại mỹ phẩm không nên phí tiền

Đừng vội rút hầu bao mua những loại mỹ phẩm theo lời quảng cáo đường mật, bởi có thể công dụng của chúng sẽ khiến bạn thất vọng so với món tiền bỏ ra. Dưới đây là một số "bí quyết" làm đẹp làn da "cây nhà lá vườn".

Thực tế trong quá trình sản xuất mỗi một tuýp hoặc lọ gel lô hội chỉ có một lượng rất ít gel lô hội còn lại là các thành phần khác

Collagen

Thực tế đã có nhiều minh chứng cho thấy collagen quả đúng là “cây đũa thần” với làn da, nếu làn da được cung cấp đầy đủ lượng collagen cần thiết thì sẽ căng mịn, tươi trẻ.

Tuy nhiên, muốn làn da hấp thụ được collagen không phải là điều đơn giản. Theo chuyên gia da liễu giàu kinh nghiệm Julia Tzu, Đại học New York, collagen thực chất tồn tại ở dạng phân tử protein lớn hỗn hợp, vậy nên nếu thành phần này được bổ sung vào các loại mỹ phẩm dưỡng da thì việc thẩm thấu qua da đi vào nuôi dưỡng các tế bào da là điều khó khăn.

Lời khuyên của chuyên gia là để tăng hiệu quả hấp thu collagen đối với các tế bào da, bạn tìm loại mỹ phẩm có chứa thành phần retinoid - một thành phần có hỗ trợ quá trình thẩm thấu đối với các collagen.

Tế bào gốc

Cần hiểu rằng mọi loại tế bào đều được phát triển từ các tế bào gốc, vậy nên không ít người cho rằng sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần tế bào gốc sẽ có khả năng “thay áo” cho làn da.

Mặc dù vậy, điều đáng tiếc là các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp được quảng cáo có chứa tế bào gốc nhưng loại tế bào gốc này không phải là tế bào gốc của người. Chúng chủ yếu có nguồn gốc chiết xuất từ táo hoặc các loại thảo mộc tự nhiên khác, chuyên gia hóa học thuộc ngành công nghiệp chế tác mỹ phẩm làm đẹp David Pollock cho hay.

Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy tế bào gốc từ táo lại có khả năng mang lại những điểm cộng cho làn da người. Các nhà sản xuất dùng thuật ngữ “tế bào gốc” trong các sản phẩm làm đẹp chính là hình thức quảng cáo nửa vời đánh vào tâm lý của người tiêu dùng khi luôn tôn vinh các sản phẩm làm đẹp từ tế bào gốc.

Vitamin C dẫn xuất

Vitamin C là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, đem lại nhiều lợi ích cho làn da và sức khỏe. Đặc biệt với làn da, vitamin C giống như một “vũ khí” vô cùng lợi hại giúp cho da săn chắc và tham gia tích cực vào quá trình sản sinh các collagen. Để đạt được hiệu quả này, bạn cần bổ sung loại vitamin C tinh khiết, hay còn gọi là axit L-ascorbic. Nhưng vấn đề là vitamin C sẽ mất đi tính năng này nếu tiếp xúc với không khí hoặc ánh sáng, điều này sẽ xảy ra ngay sau khi mở nắp lọ mỹ phẩm.

Vì lý do này nên nhiều hãng mỹ phẩm sử dụng dẫn xuất vitamin C như Ascorbyl Palmitate và Magnesium Ascorbyl Phosphate, hai thành phần này dễ dàng bổ sung vào công thức chế tác mỹ phẩm hơn, tuy nhiên hiệu quả của nó sẽ không bằng so với dẫn xuất tinh khiết của vitamin C.

Caffeine

Trên thị trường hiện nay có bán khá nhiều loại kem mátxa có chứa thành phần caffeine, loại kem này có khả năng làm giảm cellulite (mỡ thừa nằm bên dưới lớp da, thường gặp ở bụng, mông và mặt sau của đùi) nhưng hiệu quả của nó không phải nhờ vào thành phần caffeine mà chính là do quá trình mátxa.

Kết quả thử nghiệm đã cho thấy mátxa giúp giảm quá trình giữ nước dưới da, hạn chế sự xuất hiện của cellulite. Vì vậy, không nhất thiết phải mua những loại kem mátxa đắt tiền mà nên nhờ ai đó mátxa cho bạn thường xuyên với loại kem thông thường hoặc tinh dầu cũng sẽ đạt được mục đích này.

Gel lô hội

Lô hội là một loại thảo dược rất lành tính, mang lại nhiều tác dụng cho da như làm giảm vết sẹo, mátxa, dưỡng da… Các loại gel lô hội thường được quảng cáo có chứa 99 - 100% chiết xuất lô hội từ thiên nhiên, nhưng thực tế trong quá trình sản xuất mỗi một tuýp hoặc lọ gel lô hội lại chỉ có một lượng rất ít gel lô hội, còn lại là các thành phần khác, không giống như những gì nhà sản xuất quảng cáo.

Vitamin E

Cũng giống như vitamin C, vitamin E là thành phần quan trọng với da, giúp da trẻ hóa, làm mờ vết sẹo thâm, tham gia vào quá trình tái tạo tế bào da.

Nhưng thành phần vitamin E trong kem dưỡng da nói riêng hay những loại mỹ phẩm nói chung là bao nhiêu thường không được nhà sản xuất đề cập đến, bởi có những người có phản ứng dị ứng với loại vi chất này. Vậy nên cần cân nhắc trước khi chọn mua sản phẩm.

Dẫn xuất retinol

Không thể phủ nhận retinol có sức mạnh trong việc chống lão hóa, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty chăm sóc da muốn đưa thành phần này vào sản phẩm của họ. Để tiết kiệm tiền, họ sử dụng một dạng khác của retinol - phổ biến nhất Retinyl Palmitate.

Theo Joshua Zeichner, MD, giám đốc trung tâm nghiên cứu mỹ phẩm tại Hoa Kỳ, thành phần này sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Lời khuyên dành cho bạn là để có thể đạt được mục đích nên chọn sản phẩm Renova hoặc ReFissa, hai sản phẩm này đã được FDA cấp bằng chứng nhận có khả năng “điều trị” những nếp nhăn hiệu quả.


October 3, 2013

Stem cells tế bào gốc làm đẹp

Trước khi nói về giá trị làm đẹp của mỹ phẩm stem cells, nên tìm hiểu stem cells là gì?

Stem là phần giữa chính của một cây thảo, cây bụi hoặc cây gỗ từ rễ mọc lên, gọi là thân cây. Từ thân, lá và hoa mọc ra. Stem cũng có nghĩa là cái cuống của lá hoặc hoa quả nối với thân hoặc cành. Cell là tế bào, đơn vị nhỏ nhất của một chất sống có một hạt nhân.

Với cơ thể con người, Stem cells “ tế bào gốc” là những tế bào chưa phân biệt, có thể phân hóa ra cả hàng trăm loại tế bào để tạo thành các cơ quan bộ phận khác nhau, như tim, phổi, thận, não…

Có 2 loại te bao goc:

1.Tế bào gốc từ phôi (embryonic stem cells)

Phôi là sản phẩm của sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng nữ ở tử cung trong 8 tuần lễ phát triển đầu tiên. Trong phôi có một nhóm tế bào gọi là tế bào gốc stem cells có khả năng tạo ra tế bào của tất cả các bộ phận trong cơ thể. Tiếc thay, chúng chỉ tồn tại trong dăm ngày ở phôi và cũng thấy có trong máu ở cuống rốn.

Khi tách ra từ phôi, nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm, các tế bào này vẫn có thể phân bào và vẫn có khả năng tạo ra cả trăm loại tế bào trưởng thành khác nhau cho các bộ phận cơ thể. Do đó chúng được mệnh danh là “tế bào gốc đa năng” pluripotent stem cells.

2.Tế bào gốc người lớn, non-embryonic "somatic" hoặc "adult" stem cells

Đây là những tế bào hiện diện trong đa số bộ phận cơ thể người lớn, trẻ em và thai nhi như là trong máu, não bộ, ruột, da với khả năng được định trước. Chúng có thể tạo ra tế bào của bộ phận đó như là tế bào trong máu tạo ra hồng hoặc bạch huyết cầu, trong da tạo ra tế bào da, chứ không tạo ra các tế bào khác của cơ thể. Mới đây, các khoa học gia còn tìm thấy tế bào gốc người lớn trong nhau thai và cuống rốn thai nhi.

Khác với phôi tế bào gốc, tế bào gốc người lớn không nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm được.

Các khoa học gia cũng đã tìm cách tạo ra một loại tế bào gốc gọi là iPS induced pluripotent stem cell. Họ lấy bất cứ tế bào nào từ người lớn hoặc trẻ em, “phù phép” nhân di truyền, biến chúng thành loại tế bào tương tự phôi tế bào gốc, có khả năng tạo ra bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể. Tuy nhiên đây mới chỉ là kết quả sơ khởi, chưa được áp dụng trong thực tế.

Vì phôi tế bào gốc có khả năng tạo ra bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể, cho nên các nhà khoa học suy luận là có thể cấy tế bào gốc vào một bộ phận đang bị tổn thương. Tế bào đa năng này sẽ tạo ra một loạt tế bào mới của bộ phận đó. Sau khi ổn định, phát triển, chúng sẽ thay thế các tế bào tổn thương để làm nhiệm vụ của bộ phận đó. Chẳng hạn, khi tuyến tụy bị bệnh, không sản xuất được insulin để duy trì đường huyết bình thường, thì, nếu được cấy phôi bào gốc, tụy tạng sẽ hồi phục, lại tiếp tục sản xuất ra insulin.

Áp dụng phôi tế bào gốc trong trị bệnh hiện nay đang còn trong vòng nghiên cứu, thử nghiệm. Trên nguyên tắc, trị liệu này được cho là có thể áp dụng để chữa nhiều loại bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, Alzheimer, thương tích thần kinh…Tuy nhiên, con đường nghiên cứu từ phòng thí nghiệm tới bệnh viện điều trị là một con đường dài, còn nhiều việc phải làm.

Trước khi áp dụng vào bệnh của con người, các khoa học gia phải nuôi dưỡng một loại tế bào thích hợp, tìm cách thử nghiệm các tế bào này, bảo đảm là an toàn ở súc vật trước khi dùng thử ở một số bệnh nhân tình nguyện. Nếu thấy hoàn toàn safe thì mới mang ra áp dụng rộng rãi.

Vả lại, ghép tế bào gốc không giống như uống mấy chục viên dược phẩm. Ta có thể ngưng thuốc khi có tác dụng ngoại ý, hóa chất sẽ phai nhạt dần, nhưng khi nhận stem cells thì chúng vẫn hiện diện trong cơ thể và ảnh hưởng sẽ kéo dài suốt đời. Ấy là chưa kể hệ miễn dịch người nhận còn phản ứng, không chấp nhận “sống chung” với tế bào mới, dù tế bào gốc này có thể là ân nhân cứu mạng hoặc tế bào gốc cũng có khả năng kích thích tạo ra mô bào, u bướu không muốn có. Lại còn vấn nạn lấy đâu ra tế bào gốc đa năng. Ở phôi ư? Lấy từ phôi sẽ hủy hoại phôi đó, trái với luật pháp và đạo đức, vì phôi cũng được coi như có sự sống như con người.

Vậy mà trên internet đã có cả trăm cả ngàn địa chỉ quảng cáo chữa bằng stem cells cho vô số bệnh như Alzheimer, chấn thương não, ung thư, tiểu đường, Parkinson, viêm khớp, bệnh thận, stroke thậm chí cả trong lãnh vực cải thiện sắc đẹp con người. Trong danh sách này, cơ quan FDA chỉ mới chấp thuận cho phép chuyển ghép stem cells từ tủy xương để điều trị ung thư máu bạch cầu leukemia. Lập trường của FDA là chỉ chấp nhận khi nào chuyển ghép stem cells được chứng minh là công hiệu và an toàn cho bệnh nhân. Hoặc các phương thức đang được nghiên cứu, đã xin phép và đã được FDA chấp thuận cho tiếp tục nghiên cứu.

Tại Hoa Kỳ, FDA có trách nhiệm điều hòa kiểm soát tất cả các phương tiện dùng để trị bệnh, từ dược phẩm tới dụng cụ y khoa, kỹ thuật trị liệu.

Trên đây là nói về stem cell trong việc điều trị bệnh, con đường đi tới cụ thể cũng còn hơi dài, có khi phải chờ cả vài chục năm nữa. Khoa học là vậy. Chậm nhưng chắc. Ấy vậy mà đôi khi còn xảy ra những rủi ro, những hậu quả không ước định được trước.

Còn stem cells trong mỹ phẩm thì sao?

Đây là một đề tài đang được thảo luận rộng rãi khắp nơi vì trong thập niên vừa qua, danh từ stem cells đã trở thành một nhóm chữ có tính cách kỹ thuật, chuyên môn thời thượng trong kỹ nghệ sản xuất mỹ phẩm.

Stem cells xuất hiện trong tên của sản phẩm, trong danh sách thành phần cũng như lời “khuyến thị” khoe công dụng của mỹ phẩm.

Stem cells được các nhà sản xuất mỹ phẩm “phong” cho là lý tưởng để chống lại sự hóa già của lớp da.

Sản phẩm từ stem cells được nói gần nói xa là có thể kích thích để da tạo ra lớp da non và đảo ngược hiện tượng nhăn da.

Mà da nhăn là mối ưu tư lớn của con người, là chỉ dấu của sự già nua, là không còn vẻ đẹp mịn màng mũm mĩm tươi trẻ của thời kỳ nam thanh nữ tú. Và những người ưu tư đó vội vàng đi tìm thuốc tiên, tẩy xóa vết nhăn trên mặt, trên bụng, trên đôi bàn tay gầy guộc, khô cằn. Cosmetic stem cells ra đời qua kỹ thuật stem cells technology và trở thành một kỹ nghệ lớn với lợi nhuận thương mại cả nhiều chục tỷ mỹ kim. Tranh luận về thực hư, lợi hại của cosmetic stem cells giữa các nhà sản xuất mỹ phẩm cũng như giới tiêu thụ và khoa học gia chắc còn kéo dài. Đọc hết nội dung các thảo luận này có khi mình lại hóa già trước khi có sự “đồng thuận” từ các phía. Người viết chỉ xin gửi tới bà con mấy ý kiến đáng suy nghĩ liên quan tới chuyện dài cosmetic stem cells.

Trên đây, có nói stem cell technology là vì, theo các nhà chuyên môn, mỹ phẩm không chứa stem cells con người hoặc stem cells thực vật mà chỉ dựa vào kỹ thuật nghiên cứu công dụng của phôi tế bào gốc. Vì, để sống sót và hoạt động được, theo giáo sư bác sĩ Jorg Gerlach, Đại học Pittsburgh, stem cells cần được nuôi dưỡng bởi máu trong cơ thể hoặc với một chất dinh dưỡng đặc biệt, chứ không phải là bắt một nhúm stem cells bỏ vào một lọ dung dịch nào đó, tung ra thị trường để người mua thoa bôi khơi khơi lên da là da hết nhăn. Vì chúng đã chết hết rồi. Stem cells là tế bào sống, sẽ mau chóng bị tiêu hủy trong môi trường ẩm hoặc serum. Hơn nữa, cấu tạo của da rất kiên cố, đâu có thể để vật lạ xâm nhập dễ dàng như vậy.

Như vậy, theo các nhà chuyên môn, cosmetic stem cells trong mỹ phẩm da có thể được hiểu là:

1- Không có stem cells từ con người mà có thể là từ thực vật.

2.Các stem cells thực vật được lấy ra từ thân (stem) của thảo mộc, do đó chữ stem trong tế bào thảo mộc không đồng nghĩa với chữ stem cells trong cơ thể con người.

3.Đây không phải là tế bào thực thụ mà chỉ là nước triết từ các tế bào thực vật được ép lấy ra rồi chế biến, cho vào mỹ phẩm.

Bác sĩ bệnh ngoài da Fredric Brandt cũng đồng ý là không có tế bào gốc trong bất cứ mỹ phẩm nào mà chỉ là những chất đạm và yếu tố tăng trưởng mà các stem cells thực vật sản xuất. Stem cells phải còn sự sống thì mới hoạt động được như một stem cells, chứ khi đã được thêm vào dung dịch mỹ phẩm thì chúng đã chết ngỏm củ tỏi rồi, đâu còn hoạt động được nữa.

Nhiều nhận xét khác cho hay, plant stem cells từ táo, dưa hấu, gạo làm sao mà kích thích được tế bào gốc trên da con người. Tuy nhiên vì chúng từ thảo mộc mà ra, chúng có thể có vài tác dụng như các chất antioxidant, nhưng giá cả lại quá mắc so với thực phẩm ta dùng hàng ngày. Hơn nữa chắc nhiều người cũng không muốn da mình hấp thụ những tế bào lấy ra từ táo, từ dưa. Ngoài ra, plant stem cells hoạt động khác với human stem cells, không dễ gì mà đưa plant cells vào cơ thể con người để rồi hoạt động chung với tế bào người. Đôi bên xa lạ, sẽ uýnh nhau chí tử.

Tiến sĩ Bruno Bernard, một giám đốc của công ty mỹ phẩm Lancome, Pháp, chân thật thừa nhận rằng kem da “Absolue” do công ty Lancome sản xuất không có stem cells mà chỉ là nước triết táo được kỹ thuật stem cells chế biến thành mỹ phẩm. Khi bôi thoa, dung dịch này thay đổi môi trường chung quanh stem cells ở da, khiến chúng linh động hơn trong việc tạo ra tế bào mới, nhờ đó da nom trẻ trung, đầy đặn hơn.

Nghe cũng suôi tai, vì mỹ phẩm thường đều mong muốn đạt được công dụng như vậy, là đã thỏa mãn ước muốn của giới tiêu thụ có nhu cầu làm đẹp rồi. Vì, theo FDA, mỹ phẩm chỉ là những sản phẩm được thoa, xịt lên một nơi nào đó của cơ thể để lau sạch, làm đẹp, tạo ra sự hấp dẫn hoặc thay đổi diện mạo bên ngoài mà thôi.

Và cuối cùng xin mời bà con đọc ý kiến của nữ tác giả và nhà nghiên cứu về mỹ phẩm Hoa Kỳ Paula Begoun, người được mệnh danh trên khắp thế giới là “Cosmetic Cop- Sen Đầm Mỹ Phẩm” như sau:

“Các công ty mỹ phẩm đều quả quyết là họ đã lấy ra từ plant stem cells nhiều chất như peptides, biến chúng trở nên ổn định để có thể hành động y như stem cells và có ảnh hưởng lên tế bào gốc người lớn có sẵn trong da. Đây là điều không tưởng bởi vì stem cells phải toàn vẹn để có thể hoạt động bình thường.

Dùng peptides hoặc chất liệu khác để tác dụng lên stem cells trong da đang được nghiên cứu nhưng cho tới nay các khoa học gia còn đang vò đầu tìm hiểu làm sao thực hiện được một cách an toàn.

Hiện nay, chưa có một công bố nghiên cứu khoa học chân chính nào kết luận là các chất triết từ stem cells thực vật có thể tác động lên stem cells trong da con người”.

Có người cho là các ý kiến này có vẻ hơi khắt khe thì phải. Vì dù không tác động lên tế bào gốc trong cơ thể, nhưng nếu thực sự công hiệu và đủ an toàn để tô điểm làm đẹp được diện mạo bề ngoài của cơ thể thì người tiêu thụ cũng cảm thấy OK rồi. Có phải không, thưa bà con cô bác.


September 21, 2013

Sử dụng tế bào gốc được biến đổi gene để hỗ trợ chữa trị những tổn thương cơ tim

Các nhà nghiên cứu Canada đã bắt đầu một cuộc thử nghiệm sử dụng những tế bào gốc được biến đổi gene để hỗ trợ việc chữa trị những tổn thương cơ tim của các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.




Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn phát biểu ngày 5/9 của Tiến sỹ Duncan Stewart, Giám đốc phụ trách khoa học của Viện Nghiên cứu bệnh viện Ottawa, nhấn mạnh rằng trong cuộc thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tế bào gốc, được chiết xuất từ máu các bệnh nhân trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi bị nhồi máu cơ tim.

Sau đó các nhà khoa học sẽ tìm cách "nâng cấp" những tế bào nguyên bản này bằng một loại gene di truyền được gọi là nội mạc nitric oxide synthase để kích thích sự phát triển của mạch máu và cải thiện việc làm lành những mô tim bị tổn thương nghiêm trọng.

Các tế bào gốc được thay đổi gene này sau đó sẽ được truyền vào tim của bệnh nhân thông qua động mạch vành đã bị nhồi máu cơ tim.

Tiến sỹ Stewart nói: "Tế bào gốc có khả năng đáng kinh ngạc để sửa chữa và tái tạo các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể, nhưng tế bào của các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim không có khả năng chữa bệnh giống như tế bào của những thanh niên khỏe mạnh do những tế bào này đã bị già hóa và tiếp xúc với những yếu tố dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim. Chiến lược của chúng tôi là 'trẻ hóa' các tế bào gốc bằng cách bổ sung những bản sao của loại gene di truyền cần thiết cho hoạt động tái sinh, để chúng có thể kích thích tốt hơn việc chữa lành những tổn thương ở tim, làm giảm các vết sẹo và phục hồi khả năng bơm máu của tim, nói cách khác là giúp tim người bệnh tự chữa lành vết thương".

Cũng theo Tiến sỹ Stewart, cuộc thử nghiệm nói trên sẽ quyết định việc liệu các tế bào gốc, nhất là những tế bào được thay đổi gene di truyền, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng hay không.
Trái tim của những bệnh nhân này đã bị tổn thương nặng, các vết sẹo khiến tim trở nên yếu hơn, bị to ra và khiến các bệnh nhân có nguy cơ bị suy tim, đột tử, mắc các bệnh mãn tính và tử vong sớm.

Liệu pháp mới được hy vọng sẽ cải thiện việc chữa lành những tổn thương ở tim, giảm sẹo và thúc đẩy chức năng của cơ tim. Đây là một cuộc thử nghiệm đầy tham vọng và được quốc tế quan tâm.


Làm đẹp kỳ diệu từ tế bào mỡ ADSC

Công nghệ trẻ hóa gương mặt 10 tuổi, giúp da trắng hồng toàn thân, xóa sẹo rỗ, trẻ hóa bàn tay, nâng ngực độn mông không dùng túi bằng tế bào mỡ ADSC.

Đây là Công nghệ mới nhất hiện nay tại Bệnh Viện Thẩm Mỹ Á Âu ‘’vệ tinh stemcell duy nhất tại việt nam’’ áp dụng thành công trong việc nâng ngực, độn mông, trẻ hóa 10 tuổi, xóa sẹo, nám, da trắng hồng toàn thân cho khách hàng, thỏa mãn tiêu chí không phẫu thuật, không xâm lấn, không sử dụng túi độn, không mất thời gian nghỉ dưỡng và thân thiện với cơ thể. Kết quả duy trì là 10 năm và tuyệt đối an toàn.

Bệnh Viện Thẩm Mỹ Á Âu là Bệnh Viện đầu tiên tại VN đã đầu tư công nghệ triết tách, phân lập và nuôi cấy Stemcell từ mỡ ADSC: LIPOKIT VÀ CELLTIBATOR được FDA HOA KỲ công nhận. Bệnh viện Á Âu sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sỹ giỏi nhiều năm kinh nghiệm học tập, tu nghiệp tại các nước lớn trên thế giới Hàn Quốc, Anh, Mỹ… và có sự hợp tác với Giáo sư MARK BERMAN người sáng lập ra stemcell từ mỡ

1. Ưu điểm vượt trội của phương pháp nâng ngực bằng tế bào mỡ ADSC

- Chất liệu mỡ tự thân được trích ra từ chính cơ thể của khách hàng nên khi cấy vào ngực, bạn sẽ dễ dàng sở hữu bầu ngực luôn mềm mại và tự nhiên và cân đối

- Tế bào mỡ ADSC cấy ngực hoàn toàn kiểm soát được thể tích cần cấy vào là bao nhiêu. Vị trí cần cấy vào đủ để ngực đẹp tự nhiên, không quá to cũng không quá bé so với thể tích của ngực.

- Tuyệt đối an toàn (do sử dụng chính mỡ tự thân) không gây tổn thương, không để lại sẹo sau phẫu thuật, không mất thời gian nghỉ dưỡng.

- Trẻ hóa vùng ngực, ngực căng tròn không còn nếp nhăn ở khe ngực.

- Kết quả nâng ngực bằng tế bào mỡ ADSC: Khác với cấy mỡ đơn thuần, công nghệ tế bào mỡ ADSC sử dụng thiết bị hệ thống khép kín chuyên dụng giúp chiết tách các tế bào mỡ tươi nguyên chất, các tế bào gốc ra làm các thành phần riêng biệt. Tế bào gốc có tác dụng làm cho tổ chức mỡ tăng sinh, kích thích gia tăng số lượng tế bào mỡ, giúp cho tế bào mỡ tồn tại vĩnh viễn trên vùng mô cấy.



2. Ưu điểm vượt trội của Phương pháp trẻ 10 tuổi, da trắng hồng, xóa nám, sẹo rỗ, trẻ hóa bàn tay.

- Các tế bào mỡ đã được nuôi cấy sẽ tái tạo cấu trúc và phục hồi da, tùy vào tình trạng da các Bác Sĩ sẽ triết tách phân lập và nuôi cấy riêng lẻ

- Trẻ hóa toàn diện khuôn mặt, không còn nếp nhăn, căng da, nâng cơ chảy xệ, đẩy lùi vết nám da trắng hồng , giúp trẻ 10 tuổi chỉ 1 lần duy nhất.

- Stemcell từ mỡ là nguồn tài nguyên dồi dào để làm đầy các vết sẹo rỗ, se khít lỗ chân lông, làm đầy hố mắt, hõm má, tạo khuôn mặt đầy đặn trẻ trong.

- Trẻ hóa đôi bàn tay không còn nếp nhăn và gân xanh.



3. Ưu điểm chung

- Chỉ cần 1 lần duy nhất => duy trì 10 năm

- Không đau, không cần nghỉ dưỡng

- An toàn vì chính mỡ của cơ thể bạn

- Thời gian thực hiện từ 2 tiếng (bao gồm xét nghiệm tổng quát trước khi làm)

- Không bị đào thải vì cứ 1cc STEM CELL từ mỡ ADSC tạo ra, chứa 1-2 triệu tế bào gốc trưởng thành

- Chỉ 1 lần đạt 3 kết quả: vừa thon gọn cơ thể, vừa trẻ hóa khuôn mặt, vừa có đôi ngực đôi mông tự nhiên.



September 19, 2013

Bỏ 1,3 tỷ để trẻ mãi không già

Các nhà khoa học đã khám phá ra cách đông lạnh các tế bào da của người trưởng thành để chúng không bị lão hóa, giúp chúng ta trẻ mãi không già. Một lần thực hiện kỹ thuật mới này dự kiến tiêu tốn gần 63.000 USD, tương đương khoảng 1,3 tỉ đồng tiền Việt.

Kỹ thuật mang tính tiên phong trên sẽ được sử dụng như một phương pháp làm đẹp mới kể từ hôm nay, mặc dù các nhà nghiên cứu hy vọng nó cũng có thể được dùng để giúp những người bị biến dạng hoặc tổn thương mặt.

Phương pháp lưu giữ nét thanh xuân mới được cho là chỉ phù hợp với những nhân vật nổi tiếng và người giàu vì khá đắt đỏ, lên tới gần 63.000 USD cho một lần thực hiện. Quá trình bao gồm việc trích lấy các mẫu máu và da từ bệnh nhân để lưu trữ, nhằm tạo một phiên bản "sao lưu dự phòng" của các tế bào đông lạnh ở độ tuổi hiện tại của chủ thể.

Các mẫu tế bào sau đó được thao túng để trở thành những tế bào gốc, có khả năng phát triển thành mọi loại mô trong cơ thể. Chúng được lưu giữ ở nhiệt độ -180 độ C và các bản sao chép của chúng được cất giữ ở 3 "ngân hàng" khác nhau ở Singapore, Dubai và Thụy Sỹ nhằm đảm bảo luôn có bản dự phòng.

Công ty Singapore Scéil hiện là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ làm đẹp kiểu mới như trên. Scéil hứa hẹn sẽ lưu trữ các tế bào của mọi khách hàng cho tới khi họ chết. Trong một tuyên bố trên website của công ty, Scéil kêu gọi các khách hàng đăng ký dịch vụ càng sớm càng tốt để ngăn chặn sự lão hóa thêm của các tế bào.

"Các tế bào của bạn sẽ được lưu trữ suốt cuộc đời bạn, cho tới khi bạn cần trong tương lai để điều trị bằng những kỹ thuật y học tân tiến nhất. Kỹ thuật này có tiềm năng đảo ngược hoặc thậm chí chữa trị các căn bệnh và phục hồi những mô bị tổn thương. Do quá trình lão hóa, không có lúc nào tốt hơn thời điểm hiện tại để bạn lưu trữ mẫu của mình.

"Các tế bào được bảo quản của bạn sẽ vẫn duy trì mức độ "trẻ, khỏe" hiện có của chúng, trong khi những tế bào còn lại tiếp tục lão hóa. Hãy cân nhắc, vì khi bạn bắt đầu đọc những thông tin này, các tế bào của bạn đã lão hóa hơn do trung bình, toàn bộ các tế bào trong cơ thể bạn cần 1,8 triệu đột biến với ADN của chúng mỗi giây!", trích quảng cáo của công ty Scéil.

Tiến sĩ Andre Choulika, người sáng lập công ty mẹ Cellectis của Scéil, tuyên bố: "Chúng tôi tin tưởng rằng, phương pháp mới sẽ rất được một tầng lớp người nhất định, những người có mọi thứ nhưng không thể chống lại quá trình lão hóa, đặc biệt ưa chuộng".

Tiến sĩ Choulika so sánh việc lưu trữ các tế bào gốc của cơ thể người với việc sao lưu dự phòng máy tính cá nhân, giúp chúng ta có thể sử dụng tế bào gốc trẻ, khỏe khi cần trong tương lai, kể cả phẫu thuật cấy ghép để có làn da thanh xuân như trước đó nhiều năm.


August 19, 2013

Công nghệ sinh học tiến tiến nhất: làm trắng da từ nhau thai cừu

Đối với phụ nữ, không gì khiến họ buồn phiền như cái sự già và nhăn cứ mỗi tuổi lại hằn rõ trên làn da.

Từ thẩm mỹ viện đến spa, trong các shop mỹ phẩm, đâu đâu cũng thấy liệu pháp, sản phẩm làm trắng, căng da, xóa nhăn, đáp ứng mọi nhu cầu trẻ hóa. Chị em cứ thấy trắng da, bớt nhăn là dùng, đôi khi chẳng quan tâm đến các thành phần hóa học có thể gây kích ứng, để lại hậu họa khó lường sau đó. Sau những bài học tiền mất, tật mang, phụ nữ hiện đại nhận ra rằng, giải pháp tiên tiến và an toàn nhất cho nhan sắc của họ là giải pháp sinh học. Đây mới là giải pháp trẻ hóa hiệu quả nhất bởi lẽ nó chữa trị tận gốc các vần đề lão hóa về da.

Để trẻ hóa da, bạn cần hiểu lão hóa bắt đầu từ sự suy giảm các tế bào gốc của da. Công nghệ tế bào gốc ra đời, bổ sung các sản phẩm từ tế bào gốc để khắc phục và làm chậm lại quá trình lão hóa, làm cho da được trẻ hóa lại nhiều lần so với tuổi thực. Thế giới đã công nhận hiệu quả vượt trội của công nghệ tế bào gốc bằng giải Nobel Y Học 2012, trao cho 2 nhà khoa học John Gurdon (người Anh) và Shinya Yamanaka (người Nhật Bản) với công trình nghiên cứu mang tính đột phá của họ về tế bào gốc.

Không phải đến bây giờ con người mới biết đến tác dụng của tế bào gốc. 2500 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã nhận ra lợi ích của nhau thai, chính là nguồn cung cấp tế bào gốc. Nữ hoàng Cleopatra (Ai Cập) cũng dùng nhau thai để duy trì sắc đẹp và sự trẻ trung của bà.

Ngày nay do yếu tố đạo đức và đảm bảo nguồn cung cấp nhau thai tốt, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sử dụng nhau thai cừu để thay thế cho nhau thai người vì cấu trúc căn bản của người và cừu giống nhau và chưa có một trường hợp nào được ghi nhận có bất kỳ triệu chứng phụ khi sử dụng. Với các công nghệ sinh học tiên tiến nhất hiện nay, các nhà khoa học ở Đức, Thụy Sĩ đã có thể giữ nguyên các hoạt tính của các tế bào năng động và các yếu tố phát triển trong chiết xuất nhau thai cừu có lợi cho cơ thể người trong quá trình trao đổi tự nhiên như máu, hormone để phục hồi các tế bào yếu và chết. Nhờ những thành tựu này, sử dụng các chế phẩm từ nhau thai cừu đang trở thành một phương pháp làm đẹp thời thượng của phụ nữ hiện đại.


August 16, 2013

Bệnh nhân đầu tiên được ghép tế bào gốc tạo máu đã qua đời

Rạng sáng ngày 1/8, anh Cao Xuân Hiệp, bệnh nhân đầu tiên được ghép tế bào gốc bằng phương pháp nửa thuận hợp tại Bệnh viện Truyền máu - huyết học TPHCM đã qua đời.


Bệnh nhân Cao Xuân Hiệp (đeo khẩu trang)

Bệnh nhân Cao Xuân Hiệp, 21 tuổi (ở Vĩnh Cửu, Đồng Nai) được ghép tế bào gốc từ chị ruột vào ngày 25/4 vừa qua đã tử vong. Sau phẫu thuật, anh Cao Xuân Hiệp phục hồi tốt và Bệnh viện Truyền máu huyết học TPHCM đã công bố ca phẫu thuật thành công vào ngày 27/5. Tuy nhiên, sau đó anh Hiệp gặp nhiều biến chứng nên tiếp tục điều trị tại bệnh viện và đã không qua khỏi.

Trước đó, anh Hiệp nhập viện với các triệu chứng mệt mỏi, sốt cao, thiếu máu. Kết quả xét nghiệm của bệnh viện Truyền máu Huyết học cho thấy bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Người cho mảnh ghép tế bào gốc là chị ruột của bệnh nhân đã không hội đủ điều kiện thuận hợp hoàn toàn HLA (kháng nguyên bạch cầu) với bệnh nhân. Bệnh viện Truyền máu huyết học thành phố đã chọn phương pháp HAPLO (ghép tế bào gốc bằng phương pháp nửa thuận hợp) để điều trị.

Đây là ca ghép tế bào tạo máu nửa thuận hợp đầu tiên tại Việt Nam.

Nguồn: Internet


August 15, 2013

Sử dụng tế bào gốc con người nuôi cấy trái tim chuột

Các nhà khoa học Mỹ đã nuôi cấy được một trái tim chuột sử dụng các tế bào gốc của con người, nhưng vẫn hoạt động bình thường.


Sơ đồ mô phỏng quá trình nuôi cấy tim chuột, sử dụng các tế bào gốc của người, trong phòng thí nghiệm


Theo báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature Communications, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể khiến một trái tim chuột đập trở lại sau khi tước bỏ các tế bào của nó và thay thế chúng bằng các tế bào gốc của người.

Đột phá có thể dẫn tới việc phát triển các bộ phận nuôi cấy cho bệnh nhân nhờ những tế bào gốc sản sinh từ quá trình sinh thiết da đơn giản. Những tế bào đặc biệt này - các tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) - là những tế bào gốc trưởng thành nhưng hoạt động như dạng phôi thai, có khả năng trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể người.

Về nguyên tắc, các tế bào iPS có thể được dùng để chữa trị hàng loạt rối loạn, từ tiểu đường tới bệnh Parkinson. Thay vì kiểm soát những triệu chứng bệnh, các tế bào iPS được sử dụng để phục hồi những bộ phận bị tổn thương của cơ thể.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đến từ Đại học Pittsburgh (Mỹ) trước tiên đã loại bỏ mọi tế bào của một trái tim chuột, một quá trình kéo dài tới 10 giờ đồng hồ và sử dụng nhiều tác nhân. Sau đó, họ bổ sung vào bộ khung tim còn lại các tế bào tiền thân tim mạch đa đăng (MCP), vốn hình thành từ việc điều khiển các tế bào iPS trích lấy trong một sinh thiết da nhỏ ở người, và xử lý chúng bằng các yếu tố sinh trưởng đặc biệt nhằm kích thích chúng phân hóa thành 3 loại tế bào tồn tại trong tim.

Tiến sĩ Lei Yang, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Trước đây chưa có ai từng sử dụng các tế bào MCP để tái tạo tim sinh vật. Dường như, các vật liệu ngoại bào đóng vai trò như chất nền của khung tim, đã có thể gửi những tín hiệu hướng dẫn các tế bào MCP trở thành những tế bào chuyên biệt cần thiết cho chức năng tim bình thường".

Sau vài tuần, trái tim chuột không chỉ được tái tạo bằng các tế bào của người mà còn bắt đầu co bóp trở lại, với tốc độ 40 - 50 nhịp/phút.

Nhóm nghiên cứu tiết lộ, vẫn còn nhiều việc phải làm nữa nhằm khiến trái tim co bóp đủ mạnh để có khả năng bơm máu hiệu quả cũng như tái xây dựng hệ thống dẫn điện của trái tim một cách chuẩn xác để nhịp tim có thể tăng hoặc giảm thích hợp.

Tuy nhiên, thành tựu của nghiên cứu mới khiến nhiều người hy vọng, một ngày nào đó chúng ta có thể tạo ra các bộ phận cơ thể người trong phòng thí nghiệm.


August 10, 2013

Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn ở đâu?

Hiện nay tại Việt Nam, rất nhiều gia đình có xu hướng lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn cho con để đề phòng điều trị các bệnh nguy hiểm sau này. Và họ cũng đang thắc mắc, không biết ở nước ta thì lưu trứ tế bào gố máu dây rốn ở đâu? Chi phí hết bao nhiều. Dưới đây tôi xin chia sẻ về một vài thông tin đã thu thập được, để giải đáp những thắc mắc đó cho các gia đình có điều kiện, muốn lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn cho con:

Ông Trần Ngọc Quế - Phó Giám đốc Trung tâm tế bào gốc, Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương trả lời: Việc lưu trữ máu cuống rốn để dự phòng điều trị các bệnh hiểm nghèo là lựa chọn rất tốt của những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Tuy nhiên, để có thể có một mẫu máu cuống rốn lưu trữ đảm bảo các quy định, người bệnh phải trải qua một quá trình kiểm tra, sàng lọc với rất nhiều xét nghiệm, phân tích khá phức tạp về mặt kỹ thuật.

Các sản phụ có nhu cầu lưu trữ máu cuống rốn cho con phải đến đăng ký, kiểm tra một số bệnh (nếu người mẹ mắc một số bệnh như di truyền, nhiễm virus… thì không thể lưu trữ). Bệnh viện cũng phải điều tra và làm một số xét nghiệm của người mẹ, nếu đủ điều kiện thì mới đăng ký và nộp chi phí ban đầu.

Khi sản phụ chuẩn bị sinh sẽ có người hướng dẫn tận nơi. Khi tách em bé ra khỏi bánh rau thì có 2 phương pháp lấy máu cuống rốn. Phương pháp thứ nhất là khi bánh rau chưa xổ ra khỏi tử cung, máu được lấy luôn từ dây rốn. Phương pháp thứ 2 là sau khi xổ rau, cán bộ y tế sẽ treo bánh rau lên và lấy máu. Việc này chỉ được phép tiến hành trong vòng 10 phút đầu tiên kể từ khi xổ rau ra bởi nếu không máu sẽ bị đông, không còn tác dụng nữa.

Sau khi lấy máu về phải làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng không, có mắc bệnh gì không, đặc biệt là những bệnh về nhiễm sắc tố. Nếu bị bệnh này sẽ phải hủy mẫu máu đó. Tiếp đến là phân lập ra tế bào gốc, khối lượng nitơ để bảo quản tế bào gốc rất lớn nên giá thành cao.

Hiện nay, ngân hàng tế bào gốc tại Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương đã được lập và đang lưu trữ khoảng 50 mẫu máu cuống rốn, chủ yếu của những gia đình có điều kiện kinh tế.

Chi phí để lưu máu cuống rốn trong ngân hàng tế bào gốc là khoảng 25 triệu đồng/mẫu trong năm đầu tiên. Những năm sau đó, chi phí lưu trữ trung bình khoảng 2,2 triệu đồng/mẫu và việc lưu trữ sẽ kéo dài trong suốt 18 năm.

Theo các nghiên cứu, việc điều trị các bệnh nan y bằng tế bào gốc mang lại những hiệu quả khả quan. Có hai phương pháp ghép tế bào gốc để điều trị các bệnh nguy hiểm. Phương pháp thứ nhất là ứng dụng tế bào gốc tự thân. Tế bào gốc được lấy từ chính bệnh nhân. Bệnh nhân bị ung thư sau khi truyền hóa chất liều cao để tiêu diệt tối ưu tế bào ung thư sẽ được truyền lại tế bào gốc cho người bệnh. Phương pháp này đang áp dụng cho một số bệnh nhân thuộc nhóm bệnh như ung thư tủy xương, ulympho.

Phương pháp thứ hai là ghép đồng loại. Sử dụng tế bào gốc từ nhiều nguồn, có thể từ máu cuống rốn, tủy xương, có thể là từ anh chị em ruột cùng huyết thống hoặc từ những người không cùng huyết thống để ghép cho bệnh nhân. Hiệu quả chữa bệnh đối với phương pháp ghép tự thân là 70%, phương pháp ghép đồng loại là 60-70%.


August 8, 2013

Dễ dàng cô lập được tế bào gốc trong nước tiểu

Các tế bào gốc trong nước tiểu dễ dàng được cô lập và có tiềm năng cho nhiều liệu pháp điều trị.

Liệu có thể thu hoạch các tế bào gốc để điều trị cho một ngày bằng cách chỉ đơn giản đề nghị các bệnh nhân cung cấp một mẫu nước tiểu hay không?

Các nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu Trung tâm Y tế Wake Forest Baptist về Y học tái sinh và các đồng nghiệp đã xác định được các tế bào gốc trong nước tiểu, mà các tế bào này có thể trực tiếp trở thành nhiều loại tế bào.

“Các tế bào này có thể thu được thông qua một cách tiếp cận đơn giản, chi phí thấp và không xâm lấn, có thể tránh các phẫu thuật”, Yuanyuan Zhang, tiến sĩ, phó giáo sư về y học tái tạo và là nghiên cứu cấp cao của dự án cho biết.

Được báo cáo trực tuyến trên tạp chí Tế bào gốc (Stem Cells), nhóm nghiên cứu đã điều khiển các tế bào gốc từ nước tiểu thành các tế bào thuộc loại bàng quang, ví dụ như cơ trơn và niệu mạc, là các tế bào lót của bàng quang. Nhưng các tế bào gốc có nguồn gốc từ nước tiểu cũng có thể hình thành nên các tế bào xương, sụn, mỡ, cơ xương, tế bào thần kinh và các tế bào nội mô, loại tế bào vách các mạch máu. Tiềm năng đa dạng của các tế bào này cho thấy khả năng sử dụng chúng trong một loạt các phương pháp điều trị.

“Những tế bào gốc này đại diện cho gần như một nguồn cung cấp vô hạn các tế bào của chính cá thể ấy để điều trị không chỉ các chứng bệnh liên quan đến tiết niệu như bệnh thận, rối loạn tiểu tiện và rối loạn chức năng cương dương, mà còn có thể được sử dụng rất tốt trong các mục đích khác nữa”, Zhang nói. “Cũng có khả năng các tế bào này được sử dụng để tạo ra bàng quang thay thế, các ống tiết niệu và các cơ quan tiết niệu khác”.

Có thể sử dụng chính các tế bào gốc của bệnh nhân để điều trị cho bệnh nhân đó được xem là thuận lợi vì các tế bào này sẽ không gây ra phản ứng miễn dịch hoặc đào thải. Tuy nhiên, vì các tế bào mô đặc trưng là một quần thể rất nhỏ của tế bào, khó có thể phân lập chúng từ các cơ quan và các mô.

Nhóm nghiên cứu của Zhang lần đầu đã xác định được các tế bào là một tập hợp con trong số rất nhiều tế bào có trong nước tiểu, trong năm 2006. Nghiên cứu hiện nay được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đó bằng cách khẳng định lại tiềm năng đa dạng của các tế bào này. Ngoài ra, nghiên cứu nhận thấy, không giống như các tế bào iPS hay các tế bào gốc của phôi, các tế bào gốc có nguồn gốc từ nước tiểu không hình thành nên các khối u khi được cấy ghép trong cơ thể, cho thấy các tế bào này có thể là an toàn để sử dụng cho các bệnh nhân.

Nghiên cứu đã thu thập các mẫu nước tiểu từ 17 người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 5 đến 75 tuổi. Cô lập các tế bào từ nước tiểu gồm các xử lý tối thiểu, theo các tác giả cho biết. Tiếp theo, họ đã đánh giá các khả năng trở thành các loại tế bào khác của các tế bào này.

Quan trọng hơn, các tế bào này đã biệt hóa thành các lớp mô 3 tầng (nội bì, trung bì và ngoại bì) là dấu hiệu của các tế bào gốc thật sự và cũng đã biệt hóa thành các loài tế bào cụ thể đã đề cập trước đó.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đặt các tế bào đã được biệt hóa thành cơ trơn và các tế bào tiết niệu lên các giá thể làm từ ruột lợn. Khi cấy vào chuột trong một tháng, các tế bào đã tạo thành các cấu trúc nhiều lớp, giống như mô.
Các tế bào gốc có nguồn gốc từ nước tiểu có các dấu hiệu (các marker) của các tế bào trung mô, đây là những tế bào gốc trưởng thành từ các mô liên kết, chẳng hạn như tủy xương. Chúng cũng có các dấu hiệu của tế bào mầm (pericyte), một nhóm các tế bào trung mô được tìm thấy trong các mạch máu nhỏ.

Những tế bào này có nguồn gốc từ đâu? Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng các tế bào này có nguồn gốc từ đường tiết niệu trên, gồm cả thận. Những tình nguyện viên nữ - những người đã nhận cấy ghép thận từ những người hiến tạng là nam giới đã được phát hiện là có nhiễm sắc thể Y trong các tế bào gốc có nguồn gốc từ nước tiểu của họ, cho thấy thận là nguồn gốc của các tế bào đó.

August 2, 2013

Phụ hồi voi ma mút từ xác chết

Các nhà khoa học từng tiên phong trong việc nhân bản vô tính cừu Dolly vừa có kế hoạch dùng tế bào đông lạnh từ xác voi ma mút để làm sống lại những con quái vật cổ đại.



Theo dự án trên, các nhà khoa học sẽ sử dụng tế bào gốc để làm sống lại những loài thú cổ đại như từng làm với cừu Dolly năm 1996. Các chuyên gia cho rằng, việc tạo một loài khổng lồ từ kỹ thuật nhân bản vô tính là rất khó khăn, nhưng kỹ thuật hiện đại với công nghệ chuyển đổi tế bào mô gốc có thể đạt thành công.

Triển vọng tái tạo các loài vật cổ đại được giới khoa học chú ý khi họ phát hiện xác con voi ma mút con gần như nguyên vẹn bên dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Dự kiến, giới nghiên cứu sẽ trích lấy tế bào gốc từ xác con voi ma mút con để thu thập DNA nhằm tái tạo loài vật cổ đại. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi các tế bào phải khỏe mạnh dù trải qua hàng nghìn năm dưới lớp băng tuyết.

Hồi đầu tháng, xác con voi ma mút trên với tên gọi Yuka được trưng bày tại thành phố Yokohama, Nhật Bản sau khi người ta vận chuyển chúng từ vùng Siberia. Con ma mút cái nhỏ này sống khoảng 39.000 năm trước. Nó được bảo quản tốt đến mức vẫn còn lại bộ lông màu nâu vàng, các cơ bắp và các mô mềm trên xác.

Theo ông Sir Ian Wilmut, một nhà khoa học tế bào gốc, việc tái tạo các con thú thời tiền sử từ voi ma mút là một ý tưởng có thể trở thành hiện thực, nhưng điều này phải đối mặt với nhiều khó khăn từ thách thức kỹ thuật. Vấn đề cấp bách nhất là bảo quản các tế bào khổng lồ của voi ma mút được nguyên vẹn sau khi được lấy lên từ lớp băng tuyết vĩnh cửu.

Voi ma mút là loài to lớn từng ngự trị trên trái đất hàng chục ngàn năm trước, chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ và lục địa Á-Âu. Loài này tuyệt chủng do các tác động từ việc thay đổi của môi trường.

Nguồn : Internet


Có thể tạo được tế bào gốc từ da người

Theo tin tức mới nhất. Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Y tế và Khoa học Oregon (Mỹ) đã tạo được các tế bào gốc phôi thai người từ các tế bào da bằng kỹ thuật nhân bản vô tính.

Theo tạp chí Cell, các nhà nghiên cứu đã dùng nhân các tế bào da, cụ thể trong trường hợp này là nhân tế bào da có chứa ADN của 1 bé sơ sinh 8 tháng tuổi, để chuyển nó vào trong các trứng mà những phụ nữ tình nguyện cung cấp.

Mặc dù kỹ thuật này được sử dụng để nhân bản vô tính các tế bào gốc (vì mục đích trị liệu), về nguyên tắc phương pháp này không cho phép tạo ra được các nhân bản vô tính người (tức nhân bản vì mục tiêu sinh sản).

August 1, 2013

Tạo phôi răng nhờ tế bào gốc chiết xuất từ nước tiểu

Các nhà khoa học Trung Quốc cho hay đã tạo được phôi răng nhờ vào tế bào gốc chiết xuất từ một nguồn gây bất ngờ - nước tiểu người.



Kỹ thuật sử dụng tế bào gốc để tạo ra những cấu trúc nhỏ như răng có thể trở thành một phương pháp hiệu quả giúp thay thế răng bị mất.

Các nhà nghiên cứu tại nhiều nước đang ngày càng tập trung vào mảng tế bào gốc, trong nỗ lực tìm ra cách thay thế răng mất đi cùng với tuổi tác cũng như do thói quen không giữ vệ sinh răng miệng tốt.

Theo báo cáo trên chuyên san Cell Regeneration Journal, các chuyên gia thuộc Viện Y sinh và Sức khỏe Quảng Châu đã dùng nước tiểu làm khởi điểm, thu hoạch tế bào và điều chỉnh chúng thành tế bào gốc

Các tế bào này, khi được cấy vào động vật, bắt đầu tượng hình thành răng.

“Cấu trúc giống răng chứa tủy, men, khoảng trống chứa men và thân men”, theo BBC dẫn lời các nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Một số nhà khoa học về tế bào gốc đã bày tỏ sự nghi ngờ về cách tiếp cận gây bất ngờ này.

“Nước tiểu có lẽ là một trong những nguồn kém nhất để thu hoạch tế bào gốc, nó chứa rất ít tế bào và mức độ hiệu suất biến chúng thành tế bào gốc rất thấp”, theo chuyên gia Chris Mason của Đại học Cao đẳng London (Anh).

Xem thêm: ghép tế bào gốc | công dụng tế bào gốc

July 26, 2013

Công nghệ trị rụng tóc bằng tế bào gốc

Trị rụng tóc bằng công nghệ tế bào gốc là công nghệ mới và tiên tiến nhất hiện nay. Công nghệ này sử dụng chính tế bào gốc khỏe mạnh của bạn đề cây vào da bạn kích thích sự phát triển trở lại của tóc. Với công nghệ trị rụng tóc bằng tế bào gốc hiệu quả mang lại là lâu dài có thể nói là vĩnh viễn, đồng thời phương pháp này không có tác dụng phù bạn không cần lo sự không thích ứng bày trừ.

Kết quả điều trị rụng tóc bằng tế bào gốc:

Công nghệ trị rụng tóc bằng tế bào gốc sẽ giúp tóc không còn rụng và hiện tượng hói được ngăn trặn. Đồng thời tóc mới sẽ nhanh chóng được mọc trở lại thay thế lớp tóc đã bị rụng giúp bạn tự tin với mái tóc dầy dặn như ban đầu.

Hiệu quả trị rụng tóc bằng phương pháp tế bào gốc là lâu dài, đồng thời phương pháp này không hề gây kích ứng cho da. Thêm vào đó với phương pháp tế bào gốc được thực hiện rất an toàn không gây tác dụng phụ mà giúp bạn nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường

Ưu điểm vượt trội của công nghệ tế bào gốc trong điều trị rụng tóc là đưa được sản phẩm tế bào gốc nguyên vẹn vào tận vùng tóc cần điều trị. Ngoài ra, phương pháp này được thực hiện theo cách gây tê tại chỗ nên ít gây tổn thương, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt…

Hi vọng câu trả lời của chúng tôi đã phần nào giải đáp được những băn khoăn thắc mặc của bạn. Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Chúc bạn luôn xinh đẹp và hạnh phúc.

July 25, 2013

Mở đầu kỷ nguyên thịt bò nhân tạo

Ngày 5.8 tới, bữa tiệc thịt bò nhân tạo với giá bán khoảng 220.000 bảng Anh/miếng (hơn 7,1 tỉ đồng) sẽ diễn ra ở Luân Đôn (Anh). Nếu kết quả thành công, sự kiện này sẽ là dấu mốc mở đầu kỷ nguyên thịt nhân tạo.


Thịt nhân tạo được nuôi trong phòng thí nghiệm


Giáo sư Mark Post ở đại học Maastricht (Hà Lan), trưởng nhóm nghiên cứu của dự án sản xuất thịt bò nhân tạo cho biết ông sẽ trình bày tại buổi tiệc chi tiết của quá trình cấy ghép tế bào gốc trong ống nghiệm. Cụ thể, từ tế bào gốc lấy từ mô trên má loài bò Bovine, nhóm nghiên cứu đã phát triển thành một dải các tế bào cơ khi nuôi dưỡng trong môi trường tổng hợp chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Lượng tế bào ban đầu sau ba tuần đã tăng gấp đôi. Sau khi đưa sang môi trường nuôi cấy khô, các tế bào này chuyển thành các tế bào cơ có màu hồng với chiều dài 12mm và đường kính 1mm. Để tạo ra một khúc thịt nạc không mỡ, phải tạo ra một mạng lưới các kênh – tương đương với các mạch máu để chất dinh dưỡng đến từng tế bào. Theo thời gian, chúng liên kết lại tạo thành các dải tế bào (sợi cơ protein), trải qua một thời gian sẽ trở nên dẻo dai như cơ thực sự và thành miếng thịt màu hồng, với cấu trúc sợi và mùi gần giống thịt bò.

GS Mark Post sẽ tự tay cắt từng lát thịt bò nhân tạo này và chọn một đầu bếp nổi tiếng thế giới giúp ông làm món “thịt bò rán”. Miếng thịt nhân tạo có cấu trúc gồm 3.000 lớp mô cơ dài 3cm, rộng 1,5cm, mỗi lớp mô được nuôi từ một tế bào gốc. Vì là sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ cao lần đầu tiên ra mắt, nên giá bán mỗi miếng thịt bò rán rất đắt đỏ (hơn 7 tỉ đồng). Sau này khi thịt nhân tạo được sản xuất công nghiệp, mức giá dự kiến sẽ giảm mạnh. Quá trình sản xuất công nghiệp cũng sẽ chỉ cho ra các loại thịt mà người tiêu dùng ưa chuộng, không có các thứ phẩm như da, nội tạng, sừng, móng, lông… nên giá thành thịt nhân tạo sẽ không chỉ rất cạnh tranh với thịt động vật mà còn bảo đảm an toàn về dịch bệnh cho người dùng, đồng thời có thể gia giảm một số thành phần dưỡng chất tốt hay xấu cho sức khoẻ, tiết kiệm được nhiều chi phí so với chăn nuôi, giết mổ và bảo quản thịt gia súc, gia cầm.

Thịt nhân tạo được cho là xu hướng lựa chọn ưu tiên của những người ăn chay, khi giúp họ vượt qua chướng ngại tâm lý phải giết động vật mới có thịt ăn. GS Mark Post nhận định: “Thịt nhân tạo không hấp dẫn như một miếng thịt bò tươi. Tuy nhiên trong tương lai gần nó sẽ trở thành giải pháp thay thế thịt gia súc, đáp ứng nhu cầu thiếu hụt thịt ăn nghiêm trọng vào năm 2050 và giúp thế giới tiết kiệm hàng tỉ tấn khí thải metan do động vật chăn nuôi thải ra gây hiệu ứng nhà kính”. Cũng theo GS Mark Post, kết quả nghiên cứu này sẽ được sử dụng để sản xuất thịt gà, thịt heo… Có nguồn tin cho biết, dự án nghiên cứu thịt nhân tạo khởi xuất từ đề nghị và tài trợ của Chính phủ Hà Lan (khoảng 2 triệu euro), ngoài ra còn có một số công ty hỗ trợ khoảng 300.000 euro, sau khi có thông tin các nhà khoa học của cơ quan Hàng không vũ trụ NASA (Mỹ) đã tạo ra được thịt cá từ tế bào cơ của cá, nhằm cung cấp thức ăn cho phi hành gia trong chuyến bay dài ngày. Hiện thế giới cũng có khoảng 30 nhóm nghiên cứu đang phát triển dự án thịt nhân tạo trong phòng thí nghiệm.

Đây sẽ là thông điệp mạnh mẽ và thuyết phục nhất để đánh dấu kỷ nguyên ẩm thực mới và thành tựu của con người trong cuộc chiến chống đói nghèo.

GS Mark Post cho biết đã và đang tiếp tục triển khai tìm một số đối tác để kết hợp như: xây dựng một ngân hàng tế bào gốc động vật để gia tăng tốc độ nhân tế bào một cách lý tưởng nhất; chuẩn hoá dây chuyền sản xuất chất dinh dưỡng làm môi trường nuôi tế bào; sử dụng phát minh in công nghệ 3D-bioprinter của GS Gabor Forgacs ở viện đại học Missouri – Columbia (Mỹ) để tạo ra các miếng thịt có độ dày theo ý muốn; tự động hoá hoàn toàn các công đoạn trong quy trình sản xuất thịt nhân tạo và tái sử dụng các chất thải của dây chuyền này...

Trước kết quả nghiên cứu thịt nhân tạo của GS Mark Post, các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới đã bày tỏ sự hoan nghênh và cho rằng những người ăn loại thịt này sẽ không bị coi là “vô đạo đức”, do không lấy từ động vật chết. Để khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu thịt nhân tạo, nhóm bảo vệ quyền động vật Peta hứa thưởng 1 triệu USD cho nhà khoa học nào tạo ra thịt gà trong phòng thí nghiệm giống như thịt gà tự nhiên và bán ra thị trường trước năm 2016.

Một khoa học gia nhận định, thịt nhân tạo khi đưa ra thị trường, người tiêu dùng sẽ khó lòng chấp nhận ngay, bởi thói quen sử dụng thịt tự nhiên đã tồn tại hàng ngàn năm. Do đó, việc truyền thông để người tiêu dùng thay đổi nhận thức và thói quen để thích nghi với thịt nhân tạo là rất quan trọng. “Nếu buổi tiệc của GS Mark Post nhận được sự hưởng ứng của thực khách thì đây sẽ là thông điệp mạnh mẽ và thuyết phục nhất để đánh dấu kỷ nguyên ẩm thực mới và thành tựu của con người trong cuộc chiến chống đói nghèo, tiết kiệm nguồn lực tự nhiên, thúc đẩy cuộc cách mạng chuyển dịch sản xuất thịt động vật từ trang trại tới phòng thí nghiệm và bảo vệ môi trường bền vững cho tương lai”, một nhà khoa học ở Mỹ nhận định.

Nguồn: Internet

July 23, 2013

Khôi phụ thị lực nhờ tế bào gốc

Hội đồng nghiên cứu y học của Anh (MRC) ngày 21/7 thông báo các nhà khoa học nước này đã thành công trong nỗ lực khôi phục thị lực cho những con chuột bị mù. Đây được coi là bước tiến mới trong việc điều trị bệnh võng mạc trên người.

Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Robin Ali, thuộc Viện nghiên cứu về mắt - Đại học London và Viện mắt Moorfields, đứng đầu đã sử dụng tế bào gốc ở giai đoạn đầu, dễ bị thay đổi, lấy từ phôi thai chuột và cấy vào các ống nghiệm để chúng phát triển thành các tế bào nhận kích thích ánh sáng ban đầu hay còn gọi là các tế bào cảm thụ ánh sáng trong võng mạc.

Sau khi tiêm khoảng 200.000 tế bào trên vào võng mạc của các con chuột, các nhà nghiên cứu phát hiện một số tế bào đã "hòa nhập" tốt với các tế bào sẵn có trong võng mạc để khôi phục thị lực. Sau đó, các con chuột thí nghiệm được thử sức trong "mê cung nước" và kiểm tra bằng phương pháp đo thị lực để khẳng định chúng có phản xạ với ánh sáng.

Theo MRC, trong tương lai, tế bào gốc trong giai đoạn đầu sẽ là nguồn cung vô hạn tế bào nhận kích thích ánh sáng cho phẫu thuật võng mạc để điều trị bệnh mù ở con người.

Ở người, việc mất khả năng cảm nhận ánh sáng thường do các bệnh về mắt như viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD).

Trước đó, nhóm nghiên cứu của Anh này cũng phát hiện ra rằng, thị lực của các con chuột bị mù có thể được khôi phục bằng cách cấy ghép các tế bào nhận kích thích ánh sáng hay còn gọi là các tế bào hình que được lấy từ võng mạc của các con chuột khỏe mạnh.

Kết quả của nghiên cứu lần này đã tạo bước tiến mới vì các bộ phận được cấy ghép có các tế bào thần kinh cảm nhận ánh sáng khác nhau và chúng không thể được lấy từ các động vật khác. Thay vào đó, các tế bào này được phát triển trong phòng thí nghiệm và phát triển thành tế bào cần thiết nhờ kỹ thuật mới tái tạo hình dạng của võng mạc - kỹ thuật này được phát triển đầu tiên ở Nhật Bản.

Ông Ali cũng cho biết, trong nhiều năm gần đây, các nhà khoa học đã thành công với tế bào gốc và hướng chúng phát triển thành các loại khác nhau của tế bào và mô trưởng thành. Tuy nhiên, cấu trúc phức tạp của võng mạc đã gây khó khăn trong việc tái tạo trong phòng thí nghiệm.

Với kỹ thuật mới của Nhật Bản, bước tiếp theo sẽ là chắt lọc kỹ thuật này để có thể sử dụng các tế bào của con người trong các thử nghiệm lâm sàng.


July 19, 2013

Tế bào gốc điều trị đa u tủy xương đã thành công tại Việt Nam

Lần đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy, hai bệnh nhân bị đa u tủy xương được thực hiện thành công phương pháp ghép tế bào gốc tự thân. Thành quả này mở rộng cánh cửa giúp bệnh nhân tiếp cận với kỹ thuật mới trong điều trị ung thư, kéo dài sự sống.

Hai bệnh nhân bị đa u tủy xương (bệnh Kahler) vừa nhận được món quà của sự sống nói trên là Phan Xuân Hoàng (32 tuổi, ngụ tại Bình Dương) và Nguyễn Thị Cẩm Lệ (45 tuổi, ngụ tại Nha Trang). Trước đó, cả hai bệnh nhân đều phát hiện căn bệnh nguy hiểm của bản thân và đang trong quá trình điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Cũng như các bệnh nhân điều trị theo phương pháp truyền thống (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị trúng đích) tỷ lệ đáp ứng lui bệnh sau 5 năm của họ được tiên lượng chỉ đạt 60% đến 70%.

BS Trần Thanh Tùng, Trưởng khoa Huyết học cho biết: “Mỗi năm tại khoa có khoảng 100 ca bị đa u tủy, 200 ca ung thư hạch (Lymphoma) có nhu cầu được ghép tế bào gốc để điều trị ung thư nhằm kéo dài sự sống. Không ít bệnh nhân trong số đó đã ra nước ngoài để được can thiệp với mức giá rất cao. Tại Mỹ, chi phí cho một ca ghép tế bào gốc lên tới 1,2 tỷ đồng; tại Singapore có giá khoảng 700 triệu đồng. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh không đủ điều kiện để tiếp cận với kỹ thuật hiện đại này.”

Trước thực trạng trên, TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy, đã quyết định triển khai phương pháp ghép tế bào gốc nhằm trang bị phương pháp điều trị hiện đại đáp ứng nhu cầu của người bệnh đồng thời tạo bước đệm cho sự ra mắt của Trung tâm Ung Bướu khu vực phía Nam tại Chợ Rẫy vào năm 2015.

Ngày 17/6, bệnh nhân Phan Xuân Hoàng đã trở thành người đầu tiên được thực hiện thành công phương pháp ghép tế bào gốc điều trị ung thư tại Chợ Rẫy. Nối tiếp thành công trên, ngày 4/7 ca ghép thứ hai cho bệnh nhân Nguyễn Thị Cẩm Lệ cũng diễn ra tốt đẹp. Được biết, trước khi bước vào ca ghép cả hai bệnh nhân đều đã trãi qua bốn lần hóa trị với kết quả đạt tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn. Những lần tái khám sau ghép cho thấy, tủy xương của bệnh nhân đã mọc bình thường.
BS Thanh Tùng cho biết: “Trước đây, tế bào gốc được lấy cũng như ghép từ tủy xương gây nhiều khó khăn và đau đớn đối với người cho lẫn người nhận, nhờ tiến bộ của y học, việc lấy tế bào gốc hiện nay rất đơn giản. Tế bào gốc sẽ được lấy từ máu ngoại vi sau khi bệnh nhân sử dụng một loại thuốc kích thích, máy tách tế bào sẽ làm nhiệm vụ phân tích tách riêng tế bào gốc sau đó trả máu về cho cơ thể. Bệnh nhân được tạo một buồng tiêm truyền dưới da, qua buồng tim này bác sĩ bơm tế bào gốc để thực hiện việc cấy ghép.

Thời gian ghép một ca bệnh kéo dài khoảng 4 tiếng, người bệnh chỉ có cảm giác tương tự như đang truyền máu nên có thể vừa ghép vừa xem tivi bình thường. Một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, lạnh, tăng huyết áp. Tuy nhiên, ca ghép sẽ không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Thực hiện thành công cuộc ghép người bệnh không cần sử dụng thuốc chống thải ghép, tỷ lệ lui bệnh sau 5 năm sẽ đạt mức 80 đến 90%”.

Hiện việc ghép tế bào gốc điều trị ung thư bảo hiểm Y tế đã chi trả, song một số xét nghiệm và can thiệp sẽ nằm ngoài phạm vi được bảo hiểm. Do đó, một ca ghép tế bào gốc cho bệnh nhân không có bảo hiểm tốn khoảng 300 đến 350 triệu đồng, bệnh nhân có bảo hiểm chi trả khoảng 110 đến 120 triệu đồng. Trong khi đó, nếu tiếp tục phương pháp hóa trị (thêm 4 lần) bệnh nhân sẽ tốn tới 200 triệu đồng. Tuy nhiên, phương pháp ghép tế bào gốc hiện chỉ áp dụng cho bệnh nhân từ 15 tuổi đến dưới 60 tuổi, không có bệnh lý khác đi kèm.

Ban giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy đang hướng tới mục tiêu ghép tế bào gốc để điều trị các bệnh ung thư phổi, ung thư vú. Để giảm chi phí cho người bệnh, sắp tới phương pháp “ghép tươi” sẽ được áp dụng, việc tách tế bào gốc và ghép chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng, tế bào không cần gửi đến trung tâm bảo quản.

Cùng với 7 bệnh viện khác trên cả nước đang ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị ung thư, thành công của bệnh viện Chợ Rẫy đã mở thêm cánh cửa cho bệnh nhân tiếp cận với kỹ thuật mới đẩy lùi bệnh tật kéo dài sự sống, góp phần hạn chế tình trạng “chảy máu bệnh nhân ra nước ngoài”.

Nguồn: sưu tầm Internet

July 18, 2013

Tạo mạch máu từ tế bào gốc

Những mạch máu nhân tạo mà các nhà khoa học Mỹ tạo ra có thể tồn tại trong cơ thể người tới 9 tháng.

Rakesh Jain, một bác sĩ của bệnh viện Đa khoa Massachusetts tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp cấy ghép tế bào gốc lên bề mặt não của chuột. Sau hai tuần, những tế bào gốc phát triển thành các mạch máu. Một số mạch máu trong số đó tồn tại tới 280 ngày, Telegraph đưa tin.

Một số nhà nghiên cứu từng áp dụng phương pháp tương tự để tạo ra mạch máu từ tế bào gốc, nhưng họ cấy tế bào gốc dưới da động vật, chứ không cấy trên bề mặt não. Vì thế mạch máu của họ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Ngoài ra, phương pháp của họ khiến thời gian tế bào gốc biến thành mạch máu dài gấp 5 lần so với phương pháp của Jain.

"Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã tạo ra một phương pháp hiệu quả để tạo ra các mạch máu từ tế bào gốc trong cơ thể chuột", Jain nói.

Việc tạo ra mạch máu từ tế bào gốc có thể dẫn tới nhiều liệu pháp điều trị mới đối với một số bệnh như tiểu đường và bệnh tim.

Tế bào gốc (hay tế bào mầm) chỉ tồn tại trong cơ thể người trưởng thành và bào thai. Chúng có khả năng biến thành mọi loại mô nên đóng vai trò như “bộ sửa chữa” trong cơ thể để thay thế các mô, tế bào chết hoặc quá già.

Xem thêm: công dụng tế bào gốc