December 1, 2012

Tác hại của rượu đối với thai phụ

Tác hại của rượu đối với thai phụ



Các nhà khoa học Anh cho biết tác hại của rượu đối với thai phụ là rất nguy hiểm, họ đã có bằng chứng cho thấy dù thai phụ chỉ dùng một lượng nhỏ rượu trong thai kỳ cũng có thể làm ảnh hưởng đến trí thông minh của em bé sau này.




Thử nghiệm tác hại của rượu trên các bà mẹ đang mang thai:

Nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford và Bristol (Anh) mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, ngay cả khi các bà mẹ uống ít hơn 6 ly rượu mỗi tuần cũng có thể làm giảm chỉ số thông minh IQ của trẻ khi chúng được 8 tuổi. Đây là kết quả phân tích gene hơn 4000 bà mẹ và em bé. 
Những phụ nữ tham gia đã được yêu cầu cung cấp thông tin về mức tiêu thụ rượu của họ trong thời kỳ mang thai. Sau đó, chỉ số IQ của những đứa con họ đã được thử nghiệm vào thời điểm khi chúng được 8 tuổi.
Kết quả nghiên cứu phát hiện rằng, bốn biến thể gen chuyển hóa rượu ở trẻ có liên quan mạnh mẽ đến việc giảm chỉ số IQ. Tính trung bình, chỉ số IQ của những đứa trẻ giảm gần hai điểm khi chúng có mỗi bốn biến thể gen này.
Tiến sĩ Ron Gray, dẫn đầu nhóm nghiên cứu, hi vọng rằng kết quả mới công bố đủ sức chứng minh rằng chỉ cần uống một lượng nhỏ rượu trong thai kì cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Từ đó, các cơ quan y tế Anh sẽ có khuyến cáo hợp lý hơn đến các thai phụ. Còn các bà mẹ, sẽ có được lựa chọn đúng đắn để hạn chế đồ uống có cồn. 

Xem thêm:

Biện pháp hạn chế tác hại của rượu với sức khỏe


Một số biện pháp hạn chế tác hại của rượu với sức khỏe

Trong những cuộc vui, cuộc gặp gỡ, trong nhiều bữa tiệc, nhất là trong dịp đầu xuân, rượu được coi là một thức uống đưa đẩy, làm tăng “không khí” vui vẻ. Sau mỗi lần như thế, nhiều người không tránh khỏi sự choáng váng, ngà ngà của men rượu. Để có thể giảm bớt những tác hại của rượu đối với sức khỏe, không phải từ bỏ các cuộc vui ngày đầu năm, chúng tôi xin đưa ra một số điểm cần lưu ý trong việc sử dụng rượu mà mọi người cần biết ở dưới đây.
tác hại của rượu
Người tăng huyết áp dễ bị chảy máu não nếu uống nhiều rượu.

Không uống quá nhiều rượu:

Uống rượu quá nhiều, độ cồn trong rượu sẽ làm cho biểu bì não ở trong trạng thái tê liệt hoặc quá phấn khích, lúc đó sẽ mất đi kiểm soát ý thức. Một số người có bệnh lý mạch máu não nếu uống nhiều rượu dễ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng; ví dụ người mắc bệnh xơ cứng động mạch dễ bị thiếu máu não, người tăng huyết áp dễ bị chảy máu não. Nói chung, để đảm bảo sức khỏe nên uống rượu bia theo sức khỏe của mình, nhưng với rượu trắng thì không nên vượt quá 50ml, uống bia thì không quá 1 chai.

Không uống rượu khi đói bụng:

Khi dạ dày trống mà uống rượu, nhất là rượu mạnh sẽ gây tổn thương cho dạ dày, thực quản; ngoài ra còn làm tăng khả năng hấp thu cồn vào trong máu. Một số công trình thực nghiệm đã chứng minh, nếu uống rượu khi dạ dày trống chỉ cần 30 phút, chất cồn sẽ gây hại cho cơ thể ở mức độ cao nhất. Vì vậy trước khi uống rượu chúng ta nên ăn một chút tinh bột và uống một chút nước.

Không nên uống rượu lạnh:

Đơn giản là vì trong rượu bao giờ cũng có một lượng andehit, nhất là các loại rượu chưng cất thủ công thì hàm lượng andehit càng cao. Sự nguy hại của andehit đối với cơ thể nguy hiểm hơn cả cồn, nhưng độ sôi của andehit thấp, chỉ có khoảng 20oC. Vì vậy, chỉ cần làm nóng rượu thì có thể làm cho lượng lớn andehit bốc hơi, như thế sẽ giảm bớt nguy hại cho cơ thể.

Không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc:

Nói chung, các loại rượu khác nhau có nguồn gốc và thành phần tạp chất khác nhau, đặc biệt nếu uống chung cả hai loại rượu lên men (bia, rượu vang…) với rượu chưng cất (rượu trắng) sẽ gây ra đau đầu, buồn nôn và dễ say do rượu lên men hàm lượng cồn thấp nhưng tạp chất cao; ngược lại rượu chưng cất nồng độ cồn lại lớn, hai loại này phản ứng khác nhau trong cơ thể.

Không uống rượu với nước có ga:

Khi uống rượu chung với nước có ga sẽ làm cho cồn nhanh chóng lan tỏa khắp toàn thân, đồng thời sản sinh ra lượng lớn CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột. Nó kích thích niêm mạc dạ dày, giảm bớt vị toan bài tiết ảnh hưởng tiêu hóa, đồng thời người mắc bệnh dạ dày đường ruột nếu sau khi uống rượu uống nước có ga thì sẽ làm cho ruột và dạ dày chảy máu. Nước có ga cũng khiến cồn nhanh chóng thẩm thấu vào hệ thần kinh trung ương, gây tăng huyết áp nhanh.

Không vừa uống rượu vừa hút thuốc:

Khi uống rượu mạch máu giãn nở, đẩy nhanh tuần hoàn máu trong cơ thể; còn chất nicotin trong thuốc lá lại dễ hòa tan trong nước. Vì vậy, khi uống rượu mà hút thuốc sẽ đẩy nhanh tốc độ hấp thụ chất nicotin trong cơ thể. Ngoài ra, do tác dụng độc tố của cồn có thể ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan đối với chất nicotin.

Không tắm sau khi uống rượu:

Sau khi uống rượu đi tắm sẽ tăng nhanh tiêu hao chất đường tích trữ trong cơ thể, làm cho đường huyết hạ thấp, thân nhiệt giảm nhanh. Ngoài ra cũng cần chú ý, sau khi uống rượu mà gặp lạnh sẽ dễ bị cảm lạnh, trúng gió, tê liệt và có thể gặp các tai biến khác.

Không uống thuốc sau khi uống rượu:

Sau khi uống rượu, cồn bắt đầu gây tác dụng hưng phấn ngắn đối với hệ thống thần kinh, sau đó chuyển thành ức chế. Nếu trong lúc này uống thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc các loại thuốc chống dị ứng có tác dụng an thần và cả thuốc cảm hàm chứa các thành phần trên, sẽ làm cho huyết áp hạ thấp, tim đập chậm, hô hấp khó, thậm chí gây tử vong. Ngoài ra, sau khi uống rượu, mà uống các thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm… đều dễ làm cho dạ dày xuất huyết, thậm chí thủng dạ dày. Rượu còn gây ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của nhiều loại thuốc khác, làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ của thuốc, gây nguy hại cho cơ thể.

 Không uống rượu khi mang thai:

Uống rượu sẽ làm cho não và tim của thai nhi bị độc hại do cồn, làm cho thai nhi phát triển trì trệ, tỉ lệ tử vong tăng cao, sau khi ra đời cũng có ảnh hưởng đến trí tuệ và thể lực.

Xem thêm:


November 28, 2012

Một số bệnh truyền nhiễm dễ mắc phải cần quan tâm

Một số bệnh truyền nhiễm rất dễ mắc phải cần quan tâm

Tác nhân của các bệnh truyền nhiễm là do vi khuẩn hoặc virus, trong đó tác nhân do virus ngày càng tăng, độc lực càng cao và diễn biến phức tạp hơn trước đây (nếu như bệnh đã có từ trước, nay bộc phát). Một số bệnh truyền nhiễm điển hình đó là: Tay - chân - miệng, sốt xuất huyết, tả, cúm A H5N1, cúm A H1N1.

Vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
Vi trùng gây bệnh truyền nhiễm

Bệnh tay - chân - miệng (Hand-Foot-Mouth Disease HFMD):

Là một bệnh do nhiễm virus đường ruột (enterovirus), thường gặp nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV 71). Bệnh tập trung chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ 1-2 tuổi. Bệnh cũng có thể gặp ở người trưởng thành. Khoảng 75% người lớn có virus tay - chân - miệng nhưng không có biểu hiện bệnh lý gọi là người lành mang trùng (carrier). Đây là đối tượng rất khó quản lý nhưng dễ phát tán mầm bệnh. Năm 2011, Việt Nam đã trở thành quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh T-C-M cao thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Tại khu vực phía Nam, số mắc bệnh T-C-M chiếm 65,5% và số chết chiếm 89,2% so với cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh có số mắc cao nhất nước, Tiền Giang có số mắc đứng hàng thứ 7 so với cả nước. Tính đến ngày 13/11/2011, số ca mắc bệnh T-C-M trên địa bàn tỉnh ta là 2.948, tăng 6,82 lần so với cùng kỳ năm 2010, trong đó tử vong 5 trường hợp. Bệnh T-C-M chưa có vaccine phòng ngừa và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng lại lây lan nhanh và diễn biến phức tạp, nhanh chóng, dễ gây ra tử vong. Biện pháp phòng ngừa chính là giữ vệ sinh tốt và hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh. Biện pháp phòng ngừa đơn giản, dễ thực hiện nhất nhưng hiệu quả nhất là rửa tay sạch bằng xà phòng thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tả, chăm sóc người bệnh hoặc sau khi tiếp xúc với các chất tiết của người bệnh.

Bệnh Sốt xuất huyết (Dengue Heamorrhagic Fever):

Là một loại bệnh lý truyền nhiễm do virus Dengue (D1, D2, D3, D4) gây ra. Tại Việt Nam, sốt xuất huyết có số mắc đứng hàng thứ năm trong bệnh truyền nhiễm, nhưng có số tử vong đứng đầu trong 26 bệnh được ghi nhận từ năm 2001 đến 2007. Theo ghi nhận, SXH có chu kỳ bùng phát dịch lớn mỗi 10 năm, trong đó 85% các trường hợp SXH xảy ra tại khu vực phía Nam. Trong những năm gần đây, SXH có khuynh hướng gia tăng tại các tỉnh phát triển công nghiệp (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu...). Tại Tiền Giang, tính đến ngày 20/11/2011, tổng số ca mắc SXH là 2.933 (giảm 47,29% so với cùng kỳ năm trước) và đã tử vong 01 trường hợp. SXH hiện cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng ngừa. Biện pháp phòng ngừa là "không có muỗi, không có lăng quăng thì không có sốt xuất huyết".

Bệnh tả (Cholerae):

Là một bệnh nhiễm trùng đường ruột, do phẩy trùng Vibrio cholerae gây ra. Độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước. Các triệu chứng điển hình là nôn mửa nhiều và tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một ngày với phân toàn nước, có màu trắng lờ đục như nước vo gạo; bệnh nhân không sốt (có khi lạnh cả người) và ít khi đau bụng. Bệnh nhân mất nước và chất điện giải nhanh chóng, dễ bị trụy tim mạch, gây shock mất nước và có thể tử vong nếu không được bù nước và điện giải kịp thời.

Tại khu vực phía Nam, bệnh tả giảm đi rất rõ rệt kể từ năm 1995. Tỉnh Tiền Giang đã 3 ca bệnh tả vào năm 2010 sau 13 năm liên tục không có ca bệnh tả. Bệnh tả đã có thuốc điều trị và có vaccine phòng ngừa. Biện pháp phòng ngừa bệnh tả là giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nước sạch và xử trí ngay những trường hợp mắc hoặc nghi ngờ bệnh tả để tránh lây lan.

Cúm A H5N1 còn gọi là cúm chim hoang dã hay gia cầm (Bird Flu, Avian Influenza):

Là một dạng bệnh đường hô hấp do virus cúm A phân nhóm H5N1 gây ra, với các triệu chứng thường gặp: sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho khan, sau đó nhanh chóng dẫn đến viêm phổi nặng với ho có đàm, đau ngực, khó thở tím tái, nếu không điều trị kịp thời sẽ suy hô hấp, shock nhiễm trùng, suy đa phủ tạng, hôn mê rồi tử vong. Nguồn bệnh là gia cầm, thủy cầm bị bệnh thải virus qua chất tiết và phân.

Cúm A H5N1 phát hiện đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2003, từ đó đến nay xảy ra rải rác tại khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tại Tiền Giang đã ghi nhận 2 ca mắc và tử vong cả 2 do cúm A H5N1 (tại Cai Lậy vào năm 2005 và tại Cái Bè vào năm 2010), tỷ lệ tử vong 100%. Biện pháp phòng ngừa cúm A H5N1 là giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống (ăn chín, uống chín), không sử dụng thịt hoặc các sản phẩm từ gia cầm, thủy cầm bị bệnh (nhất là tiết canh) và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.

Cúm A H1N1:
Cũng có những triệu chứng của cúm thông thường là sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho khan... Bệnh cúm A H1N1 thường diễn biến không nặng và không cần điều trị đặc biệt, trừ những trường hợp xảy ra trên những đối tượng có nguy cơ cao như: phụ nữ mang thai, trẻ em, người già, người mắc các bệnh mãn tính như phổi mãn tính, bệnh tim mạch, tiểu đường, hen phế quản, lao phổi, người nhiễm HIV/AIDS, béo phì, suy dinh dưỡng... là những nhóm dễ bị biến chứng nguy hiểm, có khả năng tử vong. Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua giọt bắn từ ho khạc, hắt hơi, nước mũi hoặc từ các chất tiết dính vào bề mặt các vật dụng.

Năm 2009, tại Tiền Giang có 204 ca mắc bệnh cúm A H1N1 nhưng không có tử vong. Năm 2011, tỉnh có 3 ca mắc bệnh cúm A H1N1, trong đó có 1 tử vong do có kèm theo bệnh cảnh cao huyết áp + thiếu máu cơ tim/ hen phế quản.

Để chủ động ngăn ngừa dịch cúm A H1N1, người bệnh nên đeo khẩu trang hoặc che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi để hạn chế lây lan cho người thân và cộng đồng. Người chưa mắc bệnh cần tránh tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, giữ vệ sinh cá nhân thông qua việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng hàng ngày bằng nước sát khuẩn, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

Xem thêm:


Các món ăn giảm bớt tác hại của rượu


Các món ăn giảm bớt tác hại của rượu


Tết đến, chúng ta không tránh khỏi việc uống rượu, tuy nhiên nếu uống rượu kết hợp với những món ăn sau đây sẽ giúp chúng ta giảm bớt được tác hại của rượu đối với cơ thể.

Món ăn giả bớt tác hại của rượu
Các món ăn hàm chứa nhiều protit keo
Ví dụ như chân giò, móng giò lợn, thịt lợn nấu đông.
Các thực phẩm có hàm lượng protit keo cao sẽ hình thành một lớp màng bảo vệ trong dạ dày, đường ruột, giúp ích rất lớn trong việc làm chậm tốc độ hấp thu của rượu, còn có thể bảo vệ gan. Đồng thời, những thực phẩm này cũng chứa hàm lượng chất béo nhất định, rượu rất khó hòa tan trong chất béo đó, vì vậy sẽ làm chậm tốc độ hấp thu rượu đối với cơ thể..

Rau quả hàm chứa chất xơ cao
Ví dụ như rong biển, mộc nhĩ, cải thảo …
Thực phẩm hàm chứa chất xơ cao có thể làm chậm hoặc giảm bớt sự hấp thu của rượu, có tác dụng bảo vệ chức năng gan. Rong biển trộn, hành tây trộn với mộc nhĩ, cả hai món ăn này vừa rất ngon miệng vừa bảo vệ gan.

Các loại ngũ cốc thô, khoai tây
Những thực phẩm này rất giàu carbohydrates, carbohydrates và rượu kết hợp, sẽ làm chậm sự hấp thu của dạ dày với rượu. Ngoài ra, hàm lượng các loại vitamin B trong thực phẩm này cũng rất phong phú, có thể bù đắp cho việc mất vitamin B1 khi uống quá nhiều rượu vào. Vì vậy, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc và rau quả là lựa chọn rất tốt khi uống rượu.

Các món ăn giàu protein
Ví dụ như thịt, trứng và các chế phẩm từ đậu...
Những thực phẩm này chứa đại lượng choline và methionine, có tác dụng bảo vệ gan. Vì vậy, ăn những thực phẩm này tương đương như các loại thuốc bảo vệ gan. Uống càng nhiều rượu, nồng độ cồn càng cao, càng cần ăn nhiều thực phẩm giàu protein, ví dụ như đậu phụ, lạc luộc vv.

Xem thêm:

9 mẹo nhỏ giúp giảm tác hại của rượu


9 mẹo nhỏ giúp giảm tac hai cua ruou


Dù biết rượu có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nhưng bạn không có lý do để từ chối rượu trong các bữa tiệc tiếp khách...Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của rượu tới sức khỏe cơ thể.



tác hại của rượu
Tác hại của rượu
1. Không tắm ngay sau khi uống rượu

Việc tắm ngay sau khi uống rượu sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt.

Thành phần chất cồn trong rượu sẽ làm rối loạn hoạt động của gan.

Tắm ngay sau khi uống rượu nhiều còn có thể gây đột quỵ hoặc trụy tim mạch, dẫn tới tử vong.

2. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Rau xanh, hoa quả, đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.

Vì vậy, một chút rau xanh, hoa quả hoặc sữa đậu nành sau bữa tiệc sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của lá gan và cơ thể.

3. Không uống rượu thuốc trong bữa tối

Một số loại thực vật và thảo dược trong thành phần của rượu thuốc sẽ kết hợp với thức ăn có nguồn gốc động vật và sản sinh ra các phản ứng hóa học có hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa, đôi khi có thể gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu và ói mửa.

Thức ăn càng để lâu thì tac hai cua ruou với cơ thể càng lớn. Vì vậy, không nên dùng rượu thuốc vào buổi tối.

4. Không dùng trà ngay sau khi uống rượu

Nước ép trái cây như nước cam ép, táo ép chứa nhiều thành phần axit amin và hàm lượng đường fructose, có tác dụng trung hòa lượng cồn của rượu, từ đó có tác dụng giải rượu nhanh.

Ngược lại, thành phần tanin trong trà lại càng kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn. 

5. Tuyệt đối không uống rượu khi đói

Khi bụng đói, lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu.

Vì vậy, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tac hai cua ruou với sức khỏe cơ thể. Khi đã có thức ăn trong dạ dày. Các axit dịch vị còn " mải mê" tiêu hóa thức ăn mà tạm thời "quên đi" việc xử lý chất cồn trong rượu, từ đó đẩy lùi cơn say.

6. Không dùng nhiều loại rượu cùng lúc

Rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng... mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.

7. Không uống nhiều 1 lúc

Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ "đổ bộ" vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn.

8. "Kết thân" với nước khi uống rượu

Khi uống rượu, bạn đừng quên chuẩn bị cho mình một vài cốc nước đun sôi để nguội. Bạn nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng làm bạn phải tích cực "ghé thăm" nhà vệ sinh nhiều hơn. Cách này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu.

9. "Làm ấm" rượu trước khi uống

Đối với tất cả các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy "làm ấm" chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.

Xem thêm: