December 5, 2012

Tế bào gốc quan trọng như thế nào?






Tế bào gốc có khả năng thay thế các tế bào đã bị hủy diệt. Vì vậy, việc nghiên cứu về tế bào gốc đang thu hút sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới.


tế bào gốc là gì
Hình ảnh tế bào gốc


Tế bào gốc là tế bào có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Là một công cụ trong "hệ thống sửa chữa" của cơ thể, khi được đưa vào các bộ phận khác nhau, tế bào gốc có thể phân chia không giới hạn để lấp đầy những thiếu hụt tế bào của bộ phận đó chừng nào cơ thể còn sống. Tế bào gốc có thể trở thành tế bào cơ, hồng huyết cầu, tế bào não...

  • Tại sao tế bào gốc lại quan trọng?


Tế bào gốc có 2 đặc điểm quan trọng tạo nên sự khác biệt với các loại tế bào khác. Thứ nhất, tế bào gốc là loại tế bào không chuyên dụng nên có thể tự tái tạo trong một thời gian dài nhờ quá trình phân chia. Thứ hai, trong môi trường sinh lý hoặc thí nghiệm nhất định, tế bào gốc có thể biến đổi trở thành tế bào chuyên dụng như tế bào gây đập của cơ tim hoặc tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy.

Cách đây hơn 20 năm, các nhà khoa học đã tìm ra cách lấy tế bào gốc từ phôi thai của chuột. Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1998, các nhà khoa học đã lấy được tế bào gốc từ phôi thai của người, đồng thời đã nuôi cấy được tế bào trong phòng thí nghiệm.

Tế bào gốc giữ vai trò vô cùng quan trọng trong một cơ thể sống vì nhiều lý do. Trong một phôi thai 3-5 ngày tuổi, được gọi là túi phôi, các tế bào gốc nằm trong các mô sẽ phát triển thành các tế bào chuyên dụng của tim, phổi, da... ở cơ thể trưởng thành, tế bào gốc trong tủy sống có thể thay thế các tế bào bị hủy diệt do thương tật hoặc bệnh tật. Người ta cho rằng trong tương lai, tế bào gốc có thể sẽ trở thành cứu tinh để điều trị một số căn bệnh như Parkinson, tiểu đường và tim mạch. Hai vấn đề cốt lõi về tế bào gốc mà các nhà khoa học đang muốn nghiên cứu sâu là: tại sao tế bào gốc lại là tế bào không chuyên dụng có thể tự tái tạo trong nhiều năm và nhận biết các tác nhân khiến tế bào gốc biến đổi thành tế bào chuyên dụng.


Các loại tế bào gốc:

-  Tế bào gốc người trưởng thành (Adult Stem Cells, một số nhà khoa học còn gọi là Somatic Stem Cells) được lấy từ tủy sống.

Tủy sống chứa ít nhất 2 loại tế bào gốc. Một loại được gọi là tế bào gốc chematopoietic, hình thành nên tất cả các loại tế bào máu trong cơ thể. Một loại được gọi là tế bào gốc mesenchymal, hình thành nên các loại tế bào xương, sụn, mỡ và mô liên kết có thớ.

-  Tế bào gốc phôi thai (Embryonic Stem Cells) được lấy từ phôi thai được thụ tinh trong ống nghiệm. Không bao giờ tế bào phôi thai được lấy từ phôi thai trong cơ thể người mẹ. Phôi thai dùng để lấy tế bào gốc thường có 4-5 ngày tuổi.

Tế bào gốc phôi thai được đánh giá là "có tiềm năng" hơn tế bào gốc tủy sống. Tuy nhiên, cho đến nay các công trình nghiên cứu được thực hiện với tế bào gốc phôi thai mới chỉ ở mức cơ bản. Năm 1998 là thời điểm lần đầu tiên giới khoa học tách được tế bào gốc phôi thai. Trong khi đó, các nghiên cứu dành cho tế bào gốc tủy sống đã được thực hiện từ những năm 1960. Đến năm 1988, tế bào gốc trong tủy sống được sử dụng để điều trị những bệnh Gunther như hội chứng Hunter, hội chứng Hurler, bệnh bạch cầu cấp tính và nhiều chứng bệnh khác ở trẻ nhỏ. Vì thế bệnh nhi có thể nhận tế bào gốc từ bố mẹ.

Tế bào gốc là tế bào không chuyên dụng:


Một đặc điểm cơ bản của tế bào gốc là nó không chứa một cấu trúc mô đặc biệt nào nên nó cũng không thực hiện một chức năng chuyên dụng nào. Một tế bào gốc không thể phối hợp với các tế bào gần đó để lưu thông máu trong cơ thể (như tế bào cơ tim); nó không thể mang các phân tử ôxy trong dòng máu (như hồng huyết cầu); nó không thể đốt cháy điện hóa học giúp cơ thể có thể di chuyển, nói năng (như tế bào thần kinh). Tuy nhiên, các tế bào gốc không chuyên dụng này lại có thể biến đổi thành các tế bào chuyên dụng như tế bào cơ tim, tế bào máu, tế bào não...

Tế bào gốc có thể tự phân chia và tái tạo trong thời gian dài:


Không giống như tế bào cơ, tế bào máu hay tế bào não - không thể tự tái tạo, tế bào gốc có thể tự tái tạo và tái tạo nhiều lần. Trong các phòng thí nghiệm, một lượng tế bào gốc tương đối có thể tái tạo thành hàng triệu tế bào gốc khác trong thời gian vài tháng. Nếu sau một quá trình tái tạo, tế bào gốc vẫn là tế bào không chuyên dụng, có thể coi là tế bào mẹ, thì nó lại tiếp tục tái tạo thành các tế bào mới. Các điều kiện để duy trì tế bào gốc như tế bào không chuyên dụng là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học. Để làm sáng tỏ điều này, các nhà khoa học đã mất rất nhiều năm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Tế bào gốc có thể biến đổi thành tế bào chuyên dụng:


Khi tế bào gốc biến đổi thành tế bào chuyên dụng, quá trình này được gọi là sự phân ly. Hiện các nhà khoa học vẫn đang đi những bước đầu tiên tìm hiểu những yếu tố bên trong và bên ngoài quá trình này. Yếu tố bên trong được kiểm soát bởi gen của tế bào nằm trên các chuỗi ADN, có khả năng mang tải thông tin về cấu trúc và chức năng của tế bào. Các yếu tố bên ngoài là các hóa chất do các tế bào khác kiểm soát, là sự tương tác với các tế bào khác và một số phân tử trong môi trường vi mô.


Cho đến nay còn rất nhiều câu hỏi đặt ra cho quá trình phân ly của tế bào gốc. Ví dụ như, các yếu tố bên trong và bên ngoài quá trình phân ly của tất cả các loại tế bào gốc có giống nhau không? Có thể nêu ra các yếu tố thúc đẩy sự phân ly của tế bào gốc thành tế bào chuyên dụng không? Đáp án còn đang ở phía trước.

  • Tại sao tế bào gốc lại được quan tâm đến thế?
Tế bào gốc hứa hẹn nhiều tiềm năng trong các nghiên cứu về sức khỏe và y học. Một số vấn đề nan y của y học như bệnh ung thư và dị tật bẩm sinh được cho là do sự khiếm khuyết của một số tế bào. Hiểu được cơ chế phát triển của các tế bào sẽ giúp chúng ta hiểu và có thể khắc phục được những khiếm khuyết đó.

Hiện nay, để chữa trị một số bệnh nan y, người ta áp dụng biện pháp thay thế các cơ quan hoặc các mô có tật bệnh hoặc đã hỏng bằng các cơ quan hoặc các mô tương ứng. Tuy nhiên, nhu cầu được thay thế lại cao hơn số lượng hiến tặng nên không phải bệnh nhân nào cũng may mắn được chữa khỏi bệnh. Tế bào gốc phôi thai cho thấy khả năng tái tạo để thay thế đã mở ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân Parkinson và Alzheimer, chấn thương tủy sống, đột qụy, bệnh tim, tiểu đường, viêm khớp xương mạn tính và viêm khớp dạng thấp.


Xem thêm: tác hại của rượu | bệnh truyền nhiễm | đầy bụng khó tiêu | ung thư gan là gì |benh xo gan | ghép tế bào gốc



Ứng dụng của tế bào gốc trong điều trị thẩm mỹ



Tế bào gốc là tế bào mầm hay tế bào nền móng mà từ đó các loại tế bào của cơ thể con người được tạo ra .

tế bào gốc là gì
Tác dụng của tế bào gốc trong điều trị thẩm mỹ

Mọi tế bào trong cơ thể người đều được tạo ra từ tế bào nền móng của hợp tử tức trứng đã thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn bào. Vậy hợp tử là một loại tế bào gốc có khả năng tạo ra tất cả các loại tế bào khác, gọi là tế bào gốc toàn năng.

Tế bào gốc tạo ra hơn 200 loại tế bào khác nhau của cơ thể. Do đó tế bào gốc có khả năng không giới hạn trong việc tạo ra các tế bào chuyên biệt để đảm trách các chức năng khác nhau của cơ thể như tế bào máu, tế bào da, tế bào thần kinh… Đó chính là khả năng kỳ diệu của tế bào gốc, hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới trong y học nhằm hướng tới nghiên cứu các ứng dụng trị liệu thay thếsửa chữa những tổn thương tế bào do bệnh lý hay lão suy.

Đặc tính của tế bào gốc là khả năng phân chia không giới hạn, khả năng tự tái tạo trong khoảng thời gian dài không bị biệt hóa và có thể phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt khi ở điều kiện thích hợp.

Tế bào gốc có 2 loại : tế bào gốc toàn năng và tế bào gốc đa năng : TBG toàn năng : có khả năng tạo ra tất cả các loại TB chuyên biệt khác nhau, có khả băng tạo ra một cơ thể riêng biệt.   

TBG đa năng : có khả năng tạo ra  hầu hết các tế bào chuyên biệt của cơ thể nhưng không thê tạo ra một cơ thể. Đây chính là loại tế bào gốc được ứng dụng trong nhiều ngành về y học và thẩm mỹ.

  • Chức năng của tế bào gốc là gì?

    
Đặc tính của tế bào gốc là khả năng phân chia không giới hạn, khả năng tự tái tạo trong khoảng thời gian dài không bị biệt hóa và có thể phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt khi ở điều kiện thích hợp.

Tế bào gốc có 2 loại : tế bào gốc toàn năng và tế bào gốc đa năng : TBG toàn năng : có khả năng tạo ra tất cả các loại TB chuyên biệt khác nhau, có khả băng tạo ra một cơ thể riêng biệt.  
                 
TBG đa năng : có khả năng tạo ra  hầu hết các tế bào chuyên biệt của cơ thể nhưng không thê tạo ra một cơ thể. Đây chính là loại tế bào gốc được ứng dụng trong nhiều ngành về y học và thẩm mỹ.

Chức năng của tế bào gốc : 

-  Tế bào gốc có thể biệt hóa thành các dạng tế bào khác nhau của cơ thể.            
-  Tế bào gốc  hoạt động như  một hệ thống sửa chữa, tái tạo bằng cách phân chia không giới hạn để bổ sung các dạng tế bào khác nhau. 
-  Tế bào gốc khi phân chia sẽ tạo ra tế bào tương tự nó hoặc tế bào chuyên biệt có chức năng của một cơ quan trong cơ thể.   
-  Hầu hết sửa chữa mô trong cơ thể người là do kích hoạt hệ thống tế bào gốc. Nhờ vậy mà từ tế bào gốc người ta có thể tạo ra nhiều dòng tế bào khác nhau chứa trong các sản phẩm với ứng dụng đạt hiệu quả trong chữa bệnh và thẩm mỹ.
-  Tế bào gốc là tế bào có khả năng phân chia mạnh và không có giới hạn, có khả năng sinh sản và tạo nên các tế bào khác có những chức năng chuyên biệt một khi được cấy vào một môi trường thích hợp.

  • Tế bào gốc được lấy từ đâu ?


Tế bào gốc hiện nay có 4 nguồn gốc với 4 dạng như sau :
-  Tế bào gốc phôi lấy trực tiếp từ phôi thai trong giai đoạn phôi bào tức là hợp tứ sau 6-7 ngày đã thụ tinh.
-  Tế bào gốc thai lấy từ tế bào gốc đa năng của mô bào thai bị hủy do phá thai.
-Tế bào gốc từ dây rốn tức từ màng dây rốn và máu dây rốn của thai nhi sau khi sinh ra.
-  Tế bào gốc từ người trưởng thành lấy từ các mô trưởng thành của người trưởng thành.

Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng :Công nghệ tế bào gốc là ngành công nghệ nghiên cứu về tế bào gốc và những ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Một trong những khả năng kỳ diệu của cơ thể là khả năng tái tạo hay tái sinh.
Tế bào gốc trong cơ thể làm việc  như một hệ thống sửa chữa, tái tạo bằng cách phân chia thành các tế bào chuyên biệt để bổ sung các dạng tế bào có những chức năng tương ứng cho các tế bào hư, bệnh, giảm chức năng hay mất chức năng cần được thay thế.

Công nghệ Tế bào gốc tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tốt nhất, nuôi cấy, nhân rộng ra và tác động theo một cách khoa học để có thể biệt hoá thành những dòng tế bào khác nhau để chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, và chống lão hoá.

Công nghệ tế bào gốc mở ra một hứa hẹn có thể chữa được bá bịnh do tác động thay thế hay sửa chữa những  tế bào cơ thể ngưng hoạt động hay không làm việc theo đúng như chức năng của chúng, hoặc do bởi các mô cơ thể bị hủy hoại.

  • Ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong thẩm mỹ thế nào?


Công nghệ Tế bào gốc đặc biệt được sử dụng thành công trong các ứng dụng về da: điều trị các tổn thương da như bỏng ; các bệnh lý da và chăm sóc da thẩm mỹ; hỗ trợ chất lượng liền sẹo trong ngoại khoa và phẫu thuật thẩm mỹ. 

Các loại sản phẩm của công nghệ tế bào gốc trong thẩm mỹ :

- Sản phẩm có là dung dịch nuôi cấy tế bào, khi thẩm thấu vào da sẽ cung cấp chất bổ dưỡng cho tế bào gốc da. Tế bào gốc da sẽ khoẻ và mạnh, sinh ra những tế bào mới khỏe mạnh mang theo các đặc tính sinh học của da sẽ được cải thiện.
-  Sản phẩm là dung dịch nuôi cấy chứa tế bào gốc đa năng khi đi vào da tế bào gốc có thể biệt hóa thành các tế bào thượng bì hay trung bì phát triển dồi dào giúp cho sự thay mới, làm trẻ hóa da hay thay những tế bào hư hại bằng những tế bào trẻ khỏe với chức năng đầy đủ và vững mạnh.
-  Sản phẩm từ tế bào gốc dùng trong mục đích chống lão hóa, làm mờ vết nhăn tốt hơn các sản phẩm cùng loại.
-  Sản phẩm có ưu điểm là ít phản ứng phụ , không bị đào thải,  duy trì được tác dụng lâu hơn 8-12 tháng.

Tác dụng và hiệu quả của ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong trị liệu da thẩm mỹ :

- Làm mạnh mẽ hơn lên những tế bào gốc trưởng thành ở da
- Nhờ đó sinh ra nhiều những tế bào mới khỏe mạnh thay thế tế bào già cỗi hay hư tổn
- Làm da mịn, có nhiều độ ẩm nên mượt mà trẻ trung
- Làm da nhạy cảm được cải thiện rõ rệt tình trạng sẩn, viêm, đỏ da
- Làm các vết nhăn gãy sâu mờ nhạt
- Làm trắng da
- Làm lành da, liền sẹo, đầy sẹo lõm
- Làm mụn trong giai đoạn nặng hồi phục nhanh
- Làm da lão hóa-dày sừng-cằn cỗi trở nên mịn , mượt và tươi sáng.
- Làm da săn trẻ, giảm đi sự lỏng lẻo.




December 4, 2012

Trẻ hóa ra mặt bằng tế bào gốc



Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, nó có đặc tính là phát triển thành các dạng tế bào khác nhau của cơ thể. Như tế bào ở tủy xương có thể biến đổi thành tế bào chuyên biệt ở nhiều mô khác nhau như máu, não, cơ, thận, lách và gan…

Một số loại tế bào gốc

Bảo quản và sử dụng tế bào gốc:

Tuy nhiên việc chiết xuất, bảo quản và sử dụng các sản phẩm tế bào gốc đòi hỏi phải theo đúng nguyên tắc cũng như theo một quy trình và sử dụng những dụng cụ chiết xuất chuyên biệt. Các tế bào gốc phải được lấy chính xác không lấy các chất gian bào và phải xử lý bảo quản chúng không bị phá hủy bởi nhiệt độ…Lão hóa da là suy giảm các tế bào gốc của da. Công nghệ tế bào gốc trong thẩm mỹ là bổ sung các sản phẩm từ tế bào gốc để khắc phục và làm chậm lại quá trình lão hóa, làm cho da trở nên được trẻ hóa lại nhiều lần so với tuổi thực.

Các sản phẩm tế bào gốc được phân tách thông qua quy trình của công nghệ “Cryo stem cells”. Đây là quy trình trong đó các dòng điện sẽ làm thay đổi các điện tích của tế bào từ đó giúp các kênh tế bào tạo điều kiện cho các tế bào gốc được vào sâu trong da. Đặc biệt, lúc này nhiệt tại đầu điện di phải đạt nhiệt độ âm khoảng 15 đến 20 độ C để làm cho các sản phẩm tế bào gốc không bị tổn thương khi chúng được cấy vào da.

Ưu điểm của công nghệ:

Đưa được sản phẩm tế bào gốc vào tận địa chỉ cần đến là lớp trung bì, là nơi có các thành phần được coi là nguồn gốc cơ bản của nếp nhăn và lão hóa.Sau khi các sản phẩm tế bào gốc được cấy vào da chúng sẽ bù đắp những thiếu hụt các thành phần của da như collagen, acid hyarulonic, fibronectin. Đồng thời, chúng kích thích định hướng và truyền tính hiệu cho các tế bào gốc của da vốn đang lão hóa trở nên khỏe hơn để sản sinh ra các thành phần quan trọng để làm cho da giữ ẩm tốt hơn, căng mịn hơn, xóa nếp nhăn, làn da được thon gọn và trẻ hóa hoàn toàn và tận gốc.

Công nghệ “Cryo stem cells” là công nghệ kép, bao gồm sản phẩm trị liệu (sản phẩm tế bào gốc ) và phương pháp trị liệu (đưa vào được tận lớp trung bì) được phối hợp với nhau. Công nghệ mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp dùng các sản phẩm bôi bề mặt có nguồn gốc từ tế bào gốc. Phạm vi ứng dụng của công nghệ tế bào gốc rất rộng như làm chậm lại quá trình lão hóa da, cải thiện được lão hóa độ I độ II, làm sáng da, da căng mịn, giữ ẩm cho làn da, cải thiện sẹo rỗ do mụn trứng cá, phối hợp điều trị nám da, rối loạn phân bố sắc tố, tăng sức đề kháng của da…

Xem thêm:

December 3, 2012

Làm gì khị bị đầy bụng khó tiêu



Nên làm gì khi bị chứng đầy bụng khó tiêu


Hầu hết mọi người đều đã trải qua chứng đầy bụng khó tiêu. Chứng đầy bụng, khó tiêu do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do chế độ ăn uống lạm dụng quá nhiều tinh bột và chất béo, hoặc do ăn quá nhanh nên nhai không kỹ, hoặc ăn xong đi nằm ngay, hoặc do lạm dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá...


đầy bụng khó tiêu
Rứa rất tốt cho phòng đầy bụng khó tiêu

Triệu chứng đầy bụng khó tiêu:


Đầy bụng khó tiêu cũng có thể xẩy ra do hoạt động của nhu động ruột dạ dày giảm sút, từ đó dạ dày đẩy thức ăn xuống ruột chậm, gây ứ trệ.
Ngoài chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý, đầy bụng khó tiêu còn biểu hiện của các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hoặc ung thư dạ dày.
Người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường, bệnh cường giáp, thiểu năng giáp trạng, người bị rối loạn tim mạch, mắc bệnh về gan... cũng có thể mắc chứng này.
Trong rất ít trường hợp, đầy bụng, khó tiêu còn biểu hiện của căn bệnh ung thư tiềm tàng.
Khi bị đầy bụng, khó tiêu, người bệnh có cảm giác bụng đầy hơi và ậm ạch, đôi khi sau bữa ăn cảm thấy buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, hoặc ợ chua, ợ nóng, nhiều trường hợp cảm thấy bụng căng chướng và đau âm ỉ...
Nếu đầy bụng khó tiêu do các bệnh lý gây ra thì phải điều trị dứt điểm bệnh. Nếu đầy bụng, khó tiêu do chế độ ăn uống, sinh hoạt thì phải điều chỉnh sao cho hợp lý. 

Một số trái cây giúp giảm đầy bụng khó tiêu:

Các thầy thuốc khuyên rằng, chế độ ăn uống giàu chất xơ (gồm các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc thô chưa qua tinh chế) và uống nhiều nước sẽ phòng tránh được đầy bụng.
Đặc biệt, các loại quả như táo, dứa và lê rất tốt cho việc phòng đầy bụng, khó tiêu. Trong táo chứa các chất như pectin, pro-topectin - là chất xơ tan nhanh, có tác dụng điều hoà hoạt động tiêu hoá của ruột.

Cần biết rằng, ăn quả táo tốt hơn là uống nước táo bởi lượng chất xơ trong quả táo rất cao.
Quả dứa có chứa chất bromelin, giúp thúc đẩy sự hấp thu protein trong thức ăn, vì thế có tác dụng kích thích tiêu hoá. Dứa cũng có nhiều chất xơ, trung bình 100g dứa chứa 1,8g chất xơ.
Lê là loại quả chứa nhiều chất xơ, giúp hấp thu nước trong cơ thể. Khi hấp thu đủ lượng nước, các chất xơ này phồng lên và thúc đẩy hoạt động tiêu hoá của ruột được nhanh hơn.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng các vị thảo dược có tác dụng kích thích tiêu hoá như: trà hoa cúc, trà atiso, nước ngò (rau mùi), thìa là... và thay vì sử dụng các loại nước đóng hộp có ga nên sử dụng nước lọc tinh khiết hoặc nước cà rốt, nước cần tây, đặc biệt là nước chè xanh.
Bạn cũng có thể sử dụng gừng giúp tiêu trừ đầy bụng bởi gừng giúp kích thích sự bài tiết mật, tăng cường hoạt động của các enzyme tham gia vào quá trình tiêu hoá thức ăn.

Lưu ý, thư giãn cơ thể, hít thở sâu, đi bộ và vận động cơ thể nhẹ nhàng sau bữa ăn là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng tránh đầy bụng, khó tiêu.


December 1, 2012

Tác hại của rượu đến bệnh liệt dương

Tác hại của rượu đến bệnh liệt dương


Tác hại của rượu rất nguy hiểm. Giai đoạn đầu của liệt dương thứ phát có liên quan đến uống rượu, bệnh có thể tệ hơn nếu bạn tiếp tục lạm dụng rượu. Các đấng mày râu, muốn duy trì phong độ và sự nam tính của mình, xin đừng đùa với rượu.



tác hại của rượu
Tác hại của rượu đến liêt dương


Rượu như một phù thủy có phép thuật, có thể biến một người đàn ông khỏe mạnh, rất “ổn” trở thành một người không còn một chút nam tính, thậm chí bạn còn trở thành một bệnh nhân của bệnh vô sinh...

Một nguyên nhân gây liệt dương:

Rất nhiều người cho rằng rượu gây hưng phấn tình dục, thực tế cũng có những trường hợp đúng như vậy. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong giới hạn nhất định nào đó.

Tửu lượng của mỗi người là rất khác nhau, nếu bạn vượt ngưỡng thì lúc đó điều chắc chắn là rượu sẽ làm suy giảm khả năng tình dục của bạn.

Giai đoạn đầu của liệt dương thứ phát có liên quan đến uống rượu, bệnh có thể tệ hơn nếu bạn tiếp tục lạm dụng rượu.

Khoa học đã chỉ ra rằng rượu là một nguyên nhân gây liệt dương ở nam giới, do làm giảm mức testosteron - hormone sinh dục nam có tác dụng duy trì đòi hỏi tình dục và kích thích tuyến tiền liệt, túi tinh bài xuất tinh dịch.

Như vậy, có thể nói rượu làm giảm hoặc làm mất đòi hỏi tình dục, có thể gây vô sinh nam do không đủ về số lượng tinh dịch, số lượng tinh trùng và hình thái tinh trùng.

Thông thường, lượng tinh dịch từ 2 đến 5ml, có 20 triệu tinh trùng/ml, trên 60% số lượng tinh trùng ở dạng hoạt động mạnh và trên 60% tinh trùng có hình thái bình thường.

Nếu bạn quan hệ tình dục trong trạng thái say rượu có thể làm tổn thương về tình cảm hoặc có thể gây lãnh cảm cho bạn tình của mình vì những lý do thần kinh tâm thần của bạn. Trong lúc say rượu bạn có thể có những lời nhận xét, so sánh bột phát không suy nghĩ làm tổn thương hoặc xúc phạm bạn tình của mình.

Với người nghiện rượu mãn tính, cơ thể thiếu vitamin B1 gây ra bệnh não, làm giảm hoặc mất khả năng tình dục như - xuất tinh sớm - không đạt được cực khoái, không có khả năng cương cứng...

Và các tác hại của rượu khác

Rõ ràng, lạm dụng rượu không làm cho bạn mạnh mẽ hơn, đàn ông hơn mà còn làm cho bạn mắc phải hội chứng lệ thuộc rượu. Lệ thuộc rượu có nhiều biểu hiện khác nhau, phối hợp với nhau và thay đổi tùy thuộc vào mỗi người.

Biểu hiện có thể nhận thấy là sự biến đổi về nhân cách: khả năng kiềm chế, nóng giận, ghen tuông, dễ bị kích động, giận dữ đột ngột, hành vi gây gổ...

Các biểu hiện khác như ăn mặc cẩu thả; thờ ơ với việc ăn uống; thay đổi thời điểm uống từ buổi chiều sang buổi sáng, thay vì uống bia chuyển sang uống rượu mạnh; hứa hẹn cai rượu nhiều lần...

Nếu bạn là người nghiện rượu, cơ thể bạn sẽ lâm vào tình trạng rối loạn các chức năng. Bạn bị đau bụng, chuột rút, chân tay đờ đẫn, run, cảm giác kiến bò, mạch không đều, mặt đỏ, đi lại không vững, nói năng lẫn lộn, nhíu lưỡi, suy nghĩ chậm chạp, trí nhớ giảm sút... Lúc này, rượu là chất độc kích thích cơ thể, làm hạ đường huyết, tăng triglycerid trong máu tác động xấu đến tim, gan, mạch máu, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau.

Người nghiện rượu ăn ít vì số calo do rượu cung cấp có thể bù đắp cho những nhu cầu năng lượng của cơ thể, nhưng số calo này không có nguồn gốc là protein, vitamin và muối khoáng vì thế người nghiện rượu thường bị suy dinh dưỡng.

Nếu bạn không muốn là một bệnh nhân gan hay bệnh nhân mắc các bệnh về các cơ quan tiêu hoá; bệnh ung thư; các bệnh tim mạch; bệnh thần kinh - tâm thần… thì hãy đừng là một người nghiện rượu nhé.

Xem thêm các chủ đề khác: