Điều này thì ai ai cũng biết, và chẳng những gây hại cho bản thân mình, rượu còn gây tổn hại về nhiều mặt vật chất, tình cảm với mọi người xung quanh. Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra nhiều bằng chứng chứng minh tác hại của rượu sẽ tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể con người từ hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ nội tiết, đặc biệt là hệ tiêu hóa gan mật.
Tác hại của rượu đối với sức khỏe
1. Rượu là gì ?
Rượu là các loại thức uống có chứa cồn được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau:
Bia, nước giải khát có gaz, rượu đế, rựơu nếp than, rượu thuốc, các loại rượu đóng chai trong và ngoài nước…
Về mặt khoa học rượu là một dung dịch gồm nước và cồn (trong đó cồn chiếm từ 1% đến 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10đến 500 ), ngoài các thành phần chính trên rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù riêng. Như vậy thành phần chính và cũng là tác nhân chính gây ra hậu quả tai hại của rượu là cồn Ethylic.
Sau khi uống rượu vào cơ thể, sẽ có hai hiện tượng sinh lý cùng xảy ra trong cơ thể, đó là sự hấp thụ rượu nhanh chóng vào cơ thể và sự nỗ lực của cơ thể để đào thải rượu ra bên ngoài.
2. Rượu được hấp thu vào cơ thể như thế nào ?
Mức độ hấp thu rượu vào cơ thể tùy thuộc vào từng loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn trong dạ dày, thể trạng người uống…
Rượu được hấp thu trực tiếp vào máu mà không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Sự hấp thu này xảy ra một phần nhỏ (20%) ở dạ dày và phần lớn là ở ruột non. Tốc độ hấp thu của rượu vào máu sẽ chậm hơn nếu dạ dày có thức ăn, hoặc dạ dày hoàn toàn rổng. Ngược lại nếu rượu được uống cùng lúc hoặc xen kẽ với các loại thức uống có gaz như sodo, coca v.v… tốc độ hấp thu rượu vào máu sẽ gia tăng và làm người uống sẽ mau say hơn.
Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân tán đến khắp các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể.
3. Cơ thể chúng ta đào thải rượu ra bên ngoài như thế nào?
Cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động đào thải rượu ra ngoài cơ thể ngay khi được hấp thu vào máu. Một phần nhỏ được thải ra qua các đường: tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở (làm cho hơi thở người uống nồng nặc mùi rượu). Phần lớn số lượng rượu còn lại (khoảng 90% hay nhiều hơn) sẽ được chuyển hóa ở gan để thành những chất không độc đào thải ra ngoài cơ thể. Đây chính là khả năng: chuyển hóa giải độc rượu của gan. Tuy nhiên, khả năng chuyển hóa giải độc rượu này chỉ được thực hiện khi có sự hiện diện của một loại men xúc tác tên là NICOTINTAMID – ADENIN – DINUCLEOTID (viết tắt là NAD). Loại men NAD này do gan sản xuất với số lượng hạn chế chỉ đủ cho việc chuyển hóa một lượng rượu vừa phải trong một thời gian ngắn. (Trung bình khoảng 7g cồn ethylic trong một giờ, tương đương khoảng một ly bia hay một chung nhỏ rượu đế). Do vậy, nếu người uống rượu uống với số lượng quá nhiều, bị quá chén, thì gan không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa giải độc rượu nữa. Khi đó rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là gan là cơ quan bị ảnh hưởng tác hại nặng nề nhất.
4. Rượu gây tác hại trên gan như thế nào?
Rượu gây nhiều tác hại trên gan, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và càng uống lâu dài thì càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên gan.
Đầu tiên, sớm nhất và dễ nhận biết nhất có lẽ là chứng đầy bụng khó tiêu, đây là biểu hiện thường gặp sau những buổi “linh đình” cùng bạn bè, hay những buổi “giải sầu” ở các quán nhậu.
Cần lưu ý rằng, chứng đầy hơi khó tiêu rất thường gặp nhưng lại không được quan tâm đúng mức mặc dù nó có thể ảnh hưởng không ít đến cuộc sống sinh hoạt & làm việc của mọi người. Chứng khó tiêu, đầy hơi trong một số trường hợp chỉ là những rối loạn tiêu hóa cấp thời, có thể tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị với vài loại thuốc điều trị triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp khác đầy hơi, khó tiêu lại là biểu hiện của những tổn thương thực thể của các bệnh lý gan giai đoạn đầu nếu cứ coi thường, bỏ qua, không khám & điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
5. Các bệnh lý gan do rượu thường gặp là:
Là tình trạng mỡ tích tụ trong các tế bào gan do rượu gây ra làm suy giảm chức năng gan.
Rượu gây độc trực tiếp cho gan, khi uống vào được chuyển hóa ngay tại gan thành những hạt mỡ choán chỗ tế bào gan bình thường gọi là gan nhiễm mỡ, là giai đoạn đầu của xơ gan.
Quá trình tích lũy mỡ trong gan là do rượu làm giảm quá trình oxy hóa acid béo ở gan, tăng vận chuyển & este hóa acid béo tạo thành trigliceride, ngoài ra rượu còn làm giảm tổng hợp & bài tiết lipoprotein ở gan.
Khi gan nhiễm mỡ thường bệnh nhân không có triệu chứng gì chỉ phát hiện bệnh do tình cờ được kiểm tra bằng siêu âm bụng, một số ít có thể có cảm giác mệt mỏi, đầy hơi, khó tiêu, nặng tức ở vùng hạ sườn phải, xét nghiệm máu có thể có tình trạng tăng men gan, tăng triglyceride.
Nếu cai rượu ngay tại thời điểm này gan có thể bình phục hoàn toàn, không gây ra viêm gan & xơ gan.
Là tình trạng bệnh lý tổn thương lan tỏa ở gan do rượu gây nên biểu hiện bởi tình trạng thâm nhiễm tế bào viêm ở gan & hoại tử tế bào gan, lâu dài sẽ dẫn đến xơ gan.
Trong giai đoạn này thường không có triệu chứng rõ rệt, đôi khi người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, cảm giác đầy bụng, khó tiêu, nặng tức vùng hạ sườn phải, đau khớp, đau cơ, ngứa ngáy khắp người, hoặc chỉ phát hiện tình cờ qua xét nghiệm máu, qua siêu âm, hoặc sinh thiết gan.
Ở giai đoạn này nếu kịp thời ngưng rượu ngay, ngưng rượu tuyệt đối cũng có thể giúp gan phục hồi hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn.
Là giai đoạn cuối của quá trình viêm gan mạn do rượu, trong đó mô gan được thay thế dần bằng các mô xơ làm thay đổi cấu trúc bình tường của gan dẫn đến suy giảm nhiều chức năng quan trọng của gan.
Nghiên cứu cho thấy nếu mỗi ngày uống 1 xị rượu hoặc ½ lít bia thì trong vòng 10 năm có thể sẽ dẫn đến xơ gan, ngoài ra tình trạng xơ gan đến sớm hay muộn ở người nghiện rượu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác (giới tính, dinh dưỡng khi uống rượu…)
Do gan có khả năng bù trừ rất tốt, chính vì vậy trong giai đoạn đầu các triệu chứng thường không rõ rệt, bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường chỉ có vài rối loạn nhỏ cần lưu ý sau đây: cảm thấy mệt nỏi, chán ăn, ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu, sợ những thức ăn nhiều dầu mỡ, nặng tức ở vùng hạ sườn phải, vú to teo tinh hoàn ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở nữ…
Một số trường hợp bệnh nhân thấy lòng bàn tay đỏ bừng ở ngoài rìa gọi là lòng bàn tay son, hoặc có những chấm đỏ rải rác ở ngực, bụng như hình hoa thị gọi là dấu sao mạch.
Giai đoạn muộn hơn các triệu chứng biểu hiện rõ (vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, bụng to ra, chân phù, suy kiệt, da sạm đen, chảy máu nhiều nơi trong cơ thể).
Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và kịp thời b3o rượu vẫn có cơ hội để cải thiện bệnh, ngăn ngừa các biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng.
Vì đa số trường hợp xơ gan được chẩn đoán ở giai đoạn khá trễ, làm hạn chế hiệu quả điều trị.
Trong giai đoạn này tuy rằng việc điều trị nhiều khó khăn, nhưng nếu được theo dõi & điều trị đúng vẫn có thể cải thiện được các triệu chứng & hạn chế được các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên thường với tâm lý là bệnh nan y không chữa khỏi một số bệnh nhân phó thác cho số mạng hoặc nghe lời thầy lang, thầy pháp để bệnh đã nặng lại càng nặng thêm.
Thừơng bệnh nhân sẽ tử vong vì các biến chứng (xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu, hôn mê gan, suy thận cấp, nhiễm trùng nặng, suy kiệt nặng, ung thư gan).
Là một loại ung thư phát triển từ các tế bào gan, thường phát triển trên nền gan xơ.
Giai đoạn đầu khi kích thước khối u còn nhỏ thường không có triệu chứng gì, chí có thể phát hiện sớm bằng xét nghiệm máu, siêu âm, CT, MRI.
Giai đoạn muộn hơn kích thước khối u lớn, triệu chứng lâm sàng rõ rệt (mệt mỏi, ăn uống kém, suy kiệt, sụt cân, bụng to ra, vàng da vàng mắt, đau vùng hạ sườn phải, đi cầu ra máu, nôn ra máu...). Ở giai đoạn này hiệu quả điều trị vô cùng hạn chế.
Nếu không điều trị bệnh nhân ung thư gan sẽ tử vong trong vòng 6 – 12 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.
Thường bệnh nhân sẽ tử vong do suy gan nặng dẫn đến hôn mê gan, xuất huyết nặng không cầm được, nhiễm trùng nặng, suy kiệt nặng…
- Phòng ngừa các tác hại ở gan do rượu như thế nào ?
- Không uống quá nhiều rượu, nếu lỡ nghiện rượu phải cai rượu. Trong trường hợp vì một lý do nào đó bắt buộc phải uống rượu thì chỉ được uống ít rượu (khả năng giải độc rượu của gan khoảng 7g cồn ethylic/giờ nghĩa là khoảng 1 ly bia hay một chung nhỏ rượu đế) và trong khi uống rượu nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm, hạn chế uống nước để giảm hấp thu rượu.
- Theo dõi sức khỏe định kỳ, khi có những triệu chứng nghi ngờ nên đến khám BS để được chẩn đoán & điều trị sớm, ngăn ngừa xảy ra các biến chứng.
- Thừơng xuyên luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc (thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc an thần…) và các loại hóa chất ảnh hưởng đến gan.
- Khi có triệu chứng của gan nhiễm mỡ, VG, XG cần được :
. Khám & điều trị theo chỉ định của BS chuyên khoa
. Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế lao động nặng nhọc, gắng sức.
. Tránh tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài.
. Chế độ ăn đầy đủ & cân đối các chất dinh dưỡng, nhiều rau & trái cây tươi, hạn chế chất béo, tránh để bị táo bón kéo dài.
. Nếu bệnh nhân có phù chân, bụng báng phải hạn chế thức ăn mặn nhiều muối, nước mắm, bột ngọt.
. Nếu tình trạng suy gan nặng chế độ ăn phải hạn chế đạm theo chỉ dẫn của BS.
. Tránh ăn nhiều chất mỡ động vật.
Tóm lại, rượu bia gây nhiều tác hại cho gan từ gan nhiễm mỡ đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Diễn tiến của bệnh kéo dài nhiều năm, giai đoạn đầu thì không có triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân không để ý, cho đến khi bệnh có những dấu hiệu rõ ràng như vàng da, vàng mắt, bụng to, chân phù, chảy máu… thì bệnh đã ở giai đoạn trễ, làm hạn chế hiệu quả điều trị. Do vậy, những người thường hay uống rượu bia cần phải theo dõi sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán và điều trị sớm các tổn thương ở gan. Tuy nhiên, để phòng ngừa các tổn thương ở gan do rượu thì tốt nhất là phải hạn chế lượng rượu bia vào cơ thể, tức là không uống quá 1-2 ly bia hoặc 1 chung nhỏ rượu (độ 50 ml) mỗi ngày, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, cẩn thận khi dùng thuốc và nên khám sức khỏe định kỳ.