March 20, 2013

Bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi mật

Đôi nét về căn bệnh sỏi mật

Sỏi mật là sỏi nằm trong túi mật. Khi sỏi chuyển động thì gây đau. Mức độ đau phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi. Đông y gọi điều trị sỏi mật là "Bài thạch". Sau đây là hai triệu chứng cơ bản và bài thuốc chữa bệnh phù hợp, tránh được đầy bụng khó tiêu

Triệu chứng 1: Viêm túi mật do sỏi, bệnh nhân có sốt, đau vùng hạ sườn phải, sự tiết mật bị trì trệ, phân bạc màu, rối liệu tiêu hóa, da sạm.

Sau đây xin giới thiệu một số bài thuoc tri benh gan mật Đông y hữu hiệu:

Bài 1: Hạ liên châu 16g, nhân trần 16g, đại hoàng 6g, chỉ xác 8g, đan bì 10g, chi tử 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, trinh nữ 16g, râu ngô 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, tăng tiết dịch mật, bài thạch.

Bài 2: Lá và cây cối xay 20g, kim tiền thảo 20g, lá tre 12g, hương nhu trắng 12g, xấu hổ 20g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đinh lăng 20g, biển súc 16g, đại hoàng 6g, quy 12g, thục 12g, hoàng kì 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, thông mật, bài thạch, giảm đau.

Triệu chứng 2: Trường hợp sỏi làm tắc ống dẫn mật, gây ứ mật, đau đớn dữ dội, da vàng, tiểu vàng, bệnh nhân đau tăng, nằm ở tư thế "cò súng".

Bài 1: Lá đinh lăng 30g, nhân trần 30g, chỉ xác 20g, trần bì 20g, cát căn 16g, rễ xấu hổ 20g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, cách nhau 20 phút.

Bài 2: Kê nội kim (sao vàng) 12g, thài lài tía 20g, đinh lăng 20g, rễ bí đỏ 20g, bạch mao căn 20g, kim tiền thảo 30g, nhân trần 16g, chi tử 10g, chỉ xác 12g, trần bì 12g. Đổ nước 3 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, uống trong ngày.

Bài 3 (trà dược): Kim tiền thảo, nhân trần, lá đinh lăng, hương nhu trắng, bạch mao căn, cỏ mần trầu, rau má mỗi vị 200g. Các vị rửa sạch, cắt ngắn phơi khô, trộn đều, bảo quản cho thật tốt, tránh mốc, tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g hãm với nước sôi vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày, trà này dùng thường xuyên có tác dụng chống viêm, bài thạch, lợi mật, lợi gan. Bệnh nhân có tiền sử sỏi mật, viêm ống dẫn mật, thiểu năng gan, gan nhiễm mỡ, bệnh xơ gan nên dùng.

Bài thuốc dân gian giúp giải độc gan hiệu quả

Lá gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Tất cả các chất vào cơ thể đều qua gan vào máu và đến các nơi. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 2 tỷ người mang những nguy cơ mắc bệnh về gan vì nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do uống quá nhiều rượu 

tác hại của rượu:  Theo lý giải của các bác sĩ, sở dĩ như vậy là vì sau khi hấp thu, phần lớn rượu được chuyển hóa ở gan. Do đó, nếu uống rượu với số lượng quá nhiều, gan sẽ không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa giải độc rượu. Hậu quả là rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng, trong đó gan là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Điển hình cho các căn bệnh về gan là bệnh xơ gan mãn tính, gan nhiễm mỡ, viêm gan, ung thư gan.

Điều đáng nói là diễn tiến của bệnh gan thường kéo dài. Giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không để ý, đến khi có dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, bụng to, đầy bụng khó tiêu, chân phù, chảy máu… thì bệnh đã ở giai đoạn trễ, làm hạn chế hiệu quả điều trị. Do vậy, theo lời khuyên của các bác sĩ, những người thường hay uống rượu bia cần phải theo dõi sức khỏe định kỳ. Tốt nhất, để phòng ngừa các tổn thương ở gan do rượu bạn nên hạn chế uống rượu bia, đồng thời kết hợp ứng dụng các phương thức hiệu quả từ tự nhiên.

Theo PGS Ngọc Giao, từ xưa đến nay, nhiều loại cây cỏ có tác dụng giải độc cho gan được sử dụng nhưng chủ yếu chế biến bằng cách nấu cao hoặc sắc nước để uống. Ngày nay, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp các tinh chất từ hoa trái, cỏ cây với mục đích ứng dụng hiệu quả vào thực tế, như hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, viêm gan, đồng thời tăng cường kháng thể.

Theo kinh nghiệm dân gian, có rất nhiều bài thuốc quý từ cỏ cây, hoa trái giúp giải độc và điều trị các bệnh về gan, đặc biệt là bệnh gan do rượu. Có thể kể đến trong số này có tổng hợp Papain từ đu đủ, Alicin từ bột tỏi, Betacarotene từ gấc, quả trứng gà, Enzyme Peroxidase từ mướp đắng, củ cải cùng Pluriamin được thủy phân từ nhộng tằm tạo nên hợp chất hữu ích Naturens, cung cấp acid amin cần thiết cho cơ thế, ngăn ngừa tiền ung thư gan. Thực tế, mỗi loại nguyên liệu từ tự nhiên đó đều có tác dụng hữu hiệu trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Cụ thể:

- Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, chữa chứng mất ngủ, viêm dạ dày mãn tính, giúp hồi phục gan, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng chống ung thư cùng các bệnh về tim mạch, giảm cholesterol và giảm huyết áp.

- Gấc dùng để nấu xôi vừa ngon, đẹp lại nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa. Đặc biệt, gấc chứa nhiều betacaronten, là tiền sinh tố vitamin A, có lợi cho mắt. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc có chứa vitamin E, hữu hiệu để chống sạm da, khô da, rụng tóc.

- Quả trứng gà hay còn gọi là lêkima cũng là một loại trái cây có chứa nhiều carotene, vitamin B3 và các nhóm vitamin B khác, có khả năng chống lão hóa. Đặc biệt tinh dầu chiết xuất từ hạt lêkima còn có khả năng làm lành vết thương.

- Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết, lý tưởng cho người bệnh đái tháo đường. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt, thích hợp cho người bị chứng nóng gan.

- Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt, có tác dụng bảo vệ tế bào gan. Nếu bị say, uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh tỉnh rượu

- Cây chó đẻ răng cưa, theo kinh nghiệm dân gian dùng làm thuốc, giã nát với muối chữa mụn nhọt, đặc biệt tốt cho gan bằng cách lấy 20-40g cây tươi, sao khô sắc đặc dùng để uống hàng ngày.

- Cây giảo cổ lam tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan, làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch.


March 19, 2013

Các bệnh về gan và cách phòng ngừa

Các bệnh về gan:
Có nhiều loại bệnh gan, nhưng trong đó các bệnh gan quan trọng nhất là:
          -  Viêm gan siêu vi, viêm gan cấp tính
          -  Bệnh xơ gan
          -  Các rối loạn về gan ở trẻ em
         -  Sỏi mật
          -  Rối loạn chức năng gan liên quan đến rượu

Các triệu chứng và các dấu hiệu của bệnh gan
          -  Da và mắt thay đổi màu sắc bất thường, trở nên vàng. Dấu hiệu này gọi là hoàng đản và thường là dấu hiệu đầu tiên, đôi khi là dấu hiệu duy nhất của bệnh gan.
          -  Nước tiểu sậm màu.
          -  Phân xám, màu hoặc bạc màu
          -  Bị giãn tĩnh mạch
          -  Nôn ói, ói mửa và/hoặc chán ăn
          -  Mệt mỏi, trì trệ và suy nhược
          -  Ói ra máu, đi cầu phân đen hoặc có máu. Xuất huyết tiêu hóa có thể xuất hiện khi các bệnh gan gây ra tắc nghẽn dòng máu qua gan. Sự chảy máu dẫn đến đi cầu ra máu hay phân đen.
          -  Bụng căng chướng. Bệnh gan có thể gây ra bụng báng do ứ đọng dịch trong khoang ổ bụng.
          -  Ngứa kéo dài và lan rộng.
          -  Khả năng lạo bỏ độc tố trong máu kém
          -  Thay đổi cân nặng bất thường: trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm quá 5% trong vòng 2 tháng.
          -  Chất béo trong cơ thể khó giảm.
          -  Đau bụng, đầy bụng khó tiêu
          -  Các rối loạn giấc ngủ, tâm thần và hôn mê xuất hiện ở bệnh gan nghiêm trọng. Các hậu quả này là do sự ứ đọng các chất độc trong cơ thể gây tổn thương chức năng của não.
          -  Mất sự ham muốn tình dục hay khả năng tình dục.
          -  Đang trong giai đoạn mãn kinh.
          -  Đau đầu, giảm glucoza trong máu, tăng mức độ triglycerid trong máu

Nếu có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào ở trên, hãy đến tham vấn ý kiến bác sĩ của ban ngay lập tức.

Cách phòng chống:
Không uống quá 2 loại thức uống có rượu trong một ngày.
Chú ý sự tương tác thuốc khi dùng chung vài loại thuốc với nhau; đặc biệt, không dùng rượu, bia, nước ngọt để uống thuốc, không uống các loại thuốc không có kê toa và các thuốc gia truyền với nhau.
Tránh uống thuốc khi không cần thiết
Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất công nghiệp.
Duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối
Đi khám bệnh nếu bạn phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng bệnh gan nào

March 18, 2013

Di căn bị tái phát sau khi điều trị ung thư

chua benh ung thu là một trong những đề tài khó của ngành Y học thế giới, những phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị đã có những tác dụng mang tính quyết định trong thế kỷ 20.


Bệnh tình của bà NaHa chuyển biến tốt sau khi điều trị.


Không thể phủ nhận rằng những kĩ thuật này đã giúp không ít bệnh nhân ung thư thuyên giảm bệnh tình. Tuy nhiên, trong lâm sàng người ta phát hiện phẫu thuật, xạ trị, hóa trị vẫn tồn tại những khuyết điểm như: phẫu thuật xong dễ tái phát và di căn; xạ - hóa trị không có hiệu quả với những tế bào ung thư ẩn và tế bào gốc của khối u còn sót lại; phẫu thuật và xạ - hóa trị còn ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch của cơ thể…

Hơn nữa, những phương pháp điều trị đơn nhất này không đủ để điều trị triệt để, tác dụng phụ lớn, tỉ lệ chữa khỏi cực thấp, khiến cho nhiều bệnh nhân ung thư mất đi sự tự tin để điều trị.

Với sự phát triển không ngừng của kĩ thuật Y học trong thế kỉ 21, ngày càng nhiều những ca bệnh khó được điều trị, thậm chí là chữa khỏi. Vậy thì ung thư có chữa khỏi được không, ngoài phương pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị ra, liệu còn phương pháp nào tốt hơn không?

Theo giáo sư Bành Hiểu Xích giám đốc Bệnh viện ung bướu Hiện Đại Quảng Châu, điều trị miễn dịch sinh học là kĩ thuật điều trị ung thư thứ tư tiếp sau phẫu thuật, xạ trị , hóa trị.

Phương pháp này ngày càng được mọi người hiểu và công nhận, không chỉ đối với ung thư giai đoạn đầu, điều trị miễn dịch sinh học cũng có hiệu quả khá tốt với ung thư giai đoạn giữa và muộn.

Tái phát và di căn sau khi phẫu thuật là một trong những vấn đề khó giải quyết, lúc này , bệnh tình của bệnh nhân đa số là khá nghiêm trọng, vì vậy phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị đều đã không thể phát huy hết tác dụng.

Trong khi đó, điều trị miễn dịch sinh học sử dụng công nghệ sinh học và các tác nhận sinh học, lấy tế bào miễn dịch từ chính cơ thể bệnh nhân, tiến hành cấy ghép và nuôi dưỡng, sau đó truyền trở lại cơ thể bệnh nhân, giúp tăng cường chức năng miễn dịch, kháng ung thư, phát huy hiệu quả điều trị.

Bà NaHa 66 tuổi, tới từ Dhaka, Bangladesh, 5 năm trước bác sĩ tại địa phương chẩn đoán bà bị ung thư túi mật, đã phẫu thuật cắt bỏ. 1 năm trước, do cảm thấy đau bụng trên bên phải, đi tới bệnh viện địa phương kiểm tra, thì phát hiện bà bị ung thư biểu mô tuyến biệt hóa thấp di căn. Sau đó gia đình đưa bà sang Singapore kiểm tra PET-CT, kết quả cho thấy bà bị ung thư túi mật di căn gan.

Bà đã làm nhiều lần hóa trị ở bệnh viện Bangladesh, nhưng khối u không nhỏ đi mà tác dụng phụ của hóa chất quá lớn khiến bà Naha không thể tiếp tục chịu đựng, do đó, vào tháng 6 năm 2012, bà đã sang Bệnh Viện Ung Bướu Hiện Đại Quảng Châu điều trị.

Tại đây, bác sĩ tiến hành kiểm tra và kết luận bà bị ung thư túi mật di căn gan, hạch thượng đòn trái. Theo bệnh tình của bà, các chuyên gia của Bệnh Viện Ung Bướu Hiện Đại Quảng Châu dưới sự chỉ đạo của giáo sư Bành Hiểu Xích, đã đưa ra phác đồ điều trị tổng hợp gồm điều trị miễn dịch sinh học + cấy hạt phóng xạ + can thiệp mạch, để giúp cải thiện bệnh tình của bà NaHa.

Qua 2 lần điều trị, miễn dịch sinh học với tác dụng giúp hồi phục chức năng miễn dịch, tình trạng bệnh của bà NaHa đã cải thiện rõ rệt, hiện nay sức khỏe và tinh thần ổn định, có chuyển biến tốt.

Theo tìm hiểu, phương pháp điều trị miễn dịch sinh học phù hợp với nhiều khối u thực thể, nếu so sánh với xạ trị , hóa trị, thì điều trị miễn dịch sinh học có ưu điểm : ít tác dụng phụ, có tác dụng trong phạm vi rộng, đặc biệt là thích hợp với những u ác tính đã di căn hoặc đa ổ.

Mục đích điều trị miễn dịch sinh học rất rõ ràng, không gây ảnh hưởng tới các tế bào lành lặn, giúp bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn có thể kéo dài thời gian phát triển bệnh, kéo dài tuổi thọ.

Bệnh "vảy nến" có phải là bệnh truyền nhiễm hay không?

Bệnh "vảy nến" có phải là bệnh truyền nhiễm hay không?
Ai dễ mắc, có di truyền?
Bệnh vảy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ và đóng vảy. Khi đè lên thì màu đỏ này biến mất. Các mảng đỏ từ vài cm đến hàng chục cm, có phủ vảy màu trắng đục mà khi cạo ra thì nó rớt vụn giống như sáp đèn cầy. Các thương tổn này được phân bổ đối xứng ở rìa chân tóc, da đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng xương cụt. Bệnh không đau, có thể có ngứa với mức độ ít nhiều tùy theo từng người
Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây hư móng, đau khớp, biến dạng  khớp, nổi mủ từng vùng hoặc toàn thân và làm cả người bị đỏ da không hồi phục.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi (từ trẻ sơ sinh đến các cụ già với tỷ lệ nam và nữ ngang nhau). Bệnh này có tính di truyền, nếu trong gia đình chỉ có hoặc cha hoặc mẹ  bị thì khoảng 8% con sẽ mắc bệnh, còn nếu cả cha và mẹ cùng bị vảy nến thì tần suất các con mắc bệnh là 41%.

Bệnh không lây, nhưng chữa không hết
Yếu tố miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến. Thêm vào đó, yếu tố di truyền, các bất thường về sinh hóa, chấn thương tâm lý, thuốc… cũng là các yếu tố gây khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Bệnh này không lây lan. Nhưng các yếu tố làm bệnh nặng hơn là nhiễm liên cầu trùng, nhiễm siêu vi trùng, stress, chấn thương tâm lý…
Do nguyên nhân sinh bệnh phức tạp, vảy nến là một trong những bệnh về  da khó chữa hết hẳn. Việc tái phát bệnh thường gây chán nản trong tâm lý người bệnh. Việc trị liệu chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp thuyên giảm các biểu hiện ngoài da, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó chữa như tổn thương khớp, vảy nến mủ hoặc bệnh cảnh đỏ da toàn thân.
Việc phòng bệnh nhằm giúp ngăn chặn sự trầm trọng của bệnh hơn là ngăn bệnh không xảy đến với mình. Biết cách chế ngự stress, giữ cho sức khỏe tốt, trị vảy nến ngay từ khi thương tổn da còn ít theo các hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa là những việc làm mang lại hiệu quả tốt.
Bệnh nhân phải hiểu được tinh thần sống chung với bệnh, rèn luyện thể lực, vui chơi giải trí lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất vì người có bệnh thường bị mất đạm qua lượng vảy tróc ra hằng ngày. Chỉ dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không được tự trị lấy!