March 25, 2013

Những cách đơn giản trị đầy bụng khó tiêu

Nếu bạn cảm thấy đầy bụng khó tiêu sau khi ăn, có thể áp dụng những cách đơn giản sau mà không cần đến thuốc tiêu hóa.

Nước chanh và gừng: Những gì bạn cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Pha chúng trong một cốc nước ấm. Uống nó sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.

Ăn cam: Ăn một quả cam là một cách đơn giản để giải quyết tình trạng đầy hơi, khó tiêu sau bữa ăn. Các chuyên gia nói rằng, cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà con cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bạn. Hãy xem nó như một món ăn tráng miệng cần thiết và hữu ích.

Ăn nho: Ăn các quả nho ngon ngọt có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, bạn có thể thay trái cây tráng miệng từ cam sang nho cũng sẽ cùng mang lại lợi ích mong muốn cho dạ dày.

Nho có thể loại bỏ chứng khó tiêu

Nước chanh nóng: Nếu bạn biết trước mình thường gặp triệu chứng khó tiêu, bạn có thể chuẩn bị đồ uống này trước khi ăn. Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.

Dầu tỏi và dầu đậu nành: Bất cứ khi nào bạn đau bụng, trộn hỗn hợp dầu tỏi và dầu đậu nành để xoa lên bụng. Xoa kĩ để dầu hấp thụ qua da.

Nước đá: Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn.

Uống sữa và trà: Uống sữa tách bơ sau mỗi bữa ăn là một cách hiệu quả để ngăn chặn vấn đề khó tiêu vì nó giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh. Trà bạc hà và trà mâm xôi cũng có thể giúp đỡ giải quyết vấn đề về bao tử.

5 mẹo nhỏ giúp tránh xa chứng đầy bụng khó tiêu

Để hạn chế chứng đầy bụng khó tiêu, hãy lưu ý đến chế độ ăn của bạn và thực hiện theo một số hướng dẫn sau:

Dừng uống sữa và các sản phẩm từ sữa

Nếu các sản phẩm từ sữa khiến bạn bị đầy hơi, chứng tỏ cơ thể bạn không dung nạp đường lactose. Do vậy, nên chuyển qua sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng lactose thấp như sữa chua, pho mát cứng hoặc các sản phẩm sữa không chứa đường lactose.


Chú ý lựa chọn hoa quả

Các loại quả mọng nước, nho và cam quýt chứa hàm lượng đường fructose và glucose gần bằng nhau, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn so với các loại hoa quả khác như táo, lê, dưa bở.


Cân nhắc thực phẩm giàu tinh bột

Nếu lúa mạch, lúa mỳ, bánh mỳ đen chứa nhiều đường fructan khiến bạn bị đầy hơi, hãy chuyển sang các loại tinh bột “thân thiện” với dạ dày như gạo, ngô, yến mạch, và khoai tây.


Hạn chế tối đa đường nhân tạo

Sorbitol, xylitol và mannitol là các loại đường rượu (sugar alcohols), được xem như chất phụ gia thực phẩm được tìm thấy chủ yếu ở các loại nước soda cho chế độ ăn kiêng và các loại kẹo gum không đường. Nên tránh những loại đường này.


Sử dụng đậu đỗ thông minh

Hạn chế các loại đậu có hàm lượng galactan cao (đậu nành, chickpea, đậu lăng và tất cả các loại đậu khác) nếu chúng có thể là nguyên nhân khiến bạn đầy hơi. Một cách hữu hiệu nhằm giảm tình trạng khó tiêu dẫn đến đầy hơi là bạn có thể ngâm các hạt đậu khô qua đêm để làm mềm hạt đậu trước khi sử dụng.

Cách ăn uống cho người mắc chứng đầy bụng khó tiêu

Người mắc chứng đầy bụng khó tiêu nên ăn uống cần lưu ý cách ăn uống như sau:

Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng người bệnh trong thời gian dài luôn có cảm giác ăn mau no dù mới ăn được ít, đầy bụng, nặng hơn nữa có triệu chứng buồn nôn, nôn ra thức ăn chưa tiêu nhiều giờ sau ăn. Bệnh có thể không dứt được nhưng nếu người bệnh sử dụng thuốc theo chuyên khoa, biết cách ăn uống phù hợp sẽ làm ổn định các triệu chứng trong những đợt tái phát bệnh.




Trong giai đoạn khó tiêu người bệnh nên giảm thức ăn nhiều chất béo, chất xơ. Nếu ăn chất béo, cần hạn chế các món chiên ngập dầu, thịt mỡ, ba rọi...

Với sữa và chế phẩm từ sữa nên sử dụng sữa hoặc chế phẩm từ sữa tách béo. Còn về trái cây, nên ưu tiên dùng nước ép trái cây, trái cây đóng hộp, trái cây mềm, gọt vỏ. Nên ưu tiên ăn loại đạm động vật mềm như cá, trứng, thịt gia cầm... và hạn chế ăn thịt cứng như bít tết, thịt nướng, các loại đậu hạt cũng khó tiêu.

Rau củ nên ăn rau nấu chín (canh rau, rau xào), gọt vỏ một số loại rau củ có vỏ dày khó tiêu (ví dụ cà tím, cà rốt), hạn chế dùng rau sống và một số loại rau khác khó tiêu như bắp cải, bông cải, cà tím... Có thể dùng nước lọc, nước trà, cà phê bình thường, nước ngọt có gas nên hạn chế chứ không cần kiêng hẳn.

Nên ăn gạo chà trắng, hạn chế ăn gạo lứt sẽ gây khó tiêu. Ngoài chủng loại thực phẩm nên dùng và kiêng như trên, cũng cần hạn chế về số lượng ăn mỗi bữa.

Đối với canh rau, nên ăn khoảng một nửa đến một chén mỗi bữa. Sữa, nước trái cây nên dùng một nửa ly mỗi lần. Trái cây nên ăn một nửa đến một quả tùy theo loại quả. Người bệnh thay vì ăn ba bữa chính nên ăn ba bữa chính nhỏ và có thêm 2-3 bữa phụ. Trong bữa phụ, người bệnh có thể sử dụng sữa chua, sữa tách béo, bánh ngọt.

Về cách chế biến, đối với món ăn cho người bệnh đầy bụng nên ưu tiên nấu các món có nước, nấu hầm mềm dễ ăn dễ tiêu. Sử dụng ít gia vị hành, tiêu.

Khoảng 30-40% trường hợp đầy bụng không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Phần còn lại thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường do biến chứng của bệnh trên hệ thần kinh ảnh hưởng chức năng của dây thần kinh phế vị chi phối hoạt động dạ dày. Các trường hợp khác gặp trong cảm cúm, nhiễm siêu vi, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, cắt dạ dày, các phẫu thuật khác liên quan đến dạ dày, ruột, bệnh thần kinh như Parkinson, rối loạn thần kinh sau đột quỵ, stress, trầm cảm...
Nên hạn chế uống rượu bia, để tránh tác hại của rượu ảnh hướng đến sức khỏe 

Ở những người có triệu chứng như trên, điều đầu tiên là nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và chẩn đoán cận lâm sàng để loại trừ một số nguyên nhân khác như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung bướu ở đường tiêu hóa, tắc ruột, bệnh xơ gan...

Giải pháp cho chứng đầy bụng khó tiêu an toàn và hiệu quả

Giải pháp điều trị chứng đầy bụng khó tiêu an toàn và hiệu quả?

- Điều trị dứt điểm một số tình trạng, bệnh tật của đường tiêu hóa và hạn chế dùng thuốc gây ra tác dụng phụ là chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn đúng giờ trong ngày, ăn chậm, nhai kĩ, thực phẩm phải được lựa chọn cân đối giữa các thành phần chất đạm, mỡ, đường tức là hạn chế ăn quá nhiều, đơn độc một trong số các thức ăn sau: thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn nhiều tinh bột và chất xơ, hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích như café, thuốc lá, đồ uống nhiều gas, các gia vị nóng: mù tạt, ớt, hạt tiêu, và tránh tác hại của rượu, bia

- Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lí, làm việc điều độ, thể thao nhẹ nhàng, dành thời gian cho nghỉ ngơi, nghe nhạc, đi dạo.. giảm căng thẳng, mệt mỏi, và ngủ 6-8 giờ mỗi ngày.

- Người bị chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu thường xuyên cần dùng thêm một số sản phẩm trợ giúp tiêu hóa có nguồn gốc thảo dược như Enlefzin với thành phần chủ yếu gồm: Đinh hương, tinh chất đu đủ xanh giúp thủy phân thức ăn nhanh chóng, tinh chất nghệ tươi giúp lợi mật, gừng, bạc hà giúp tăng nhu động ruột…

Nhờ những tiến bộ khoa học về công nghệ bào chế các thành phần trong thảo dược được chuyển thành dạng cao khô, phối chế thành viên nang Enlefzin đóng vỉ giúp bảo quản lâu hơn, thuận tiện cho người sử dụng.


Enlefzin giúp giải quyết nhanh tình trạng chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu bằng các thảo dược thiên nhiên, nên duy trì được chức năng bình thường của các cơ quan tiêu hóa, không làm giảm khả năng bài tiết enzyme tự nhiên của các tuyến tiêu hóa.

Sản phẩm không có tác dụng phụ, có thể sử dụng dài ngày. Enlefzin thực sự đã là người bạn thân thiết của rất nhiều người bị chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu cả những lúc đi công tác xa, hay ở nhà, để hiệu quả cần sử dụng 2 viên trước bữa ăn khoảng 15 đến 30 phút.

Sản phẩm này được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành và phân phối bởi công ty cổ phần Le Meditek thông qua các nhà thuốc trên toàn quốc, phục vụ cho nhu cầu của người bệnh.

Enlefzin đã nhận được sự tin tưởng vì tính hiệu quả và an toàn của nó, được nhiều người giới thiệu cho bạn bè và người thân sử dụng trong phòng chống chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu. Để biết thêm thông tin bạn có thể liên hệ theo số điện thoại 0989.999.655 hoặc 043.773.9556 (giờ hành chính) để được tư vấn thêm.

Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu đến từ đâu?

Thủ phạm gây đầy bụng khó tiêu là mất cân đối thức ăn:

Chúng ta ai cũng muốn có một bữa ăn ngon miệng ở bất cứ hoàn cảnh nào! Nhưng một bữa ăn cho sức khỏe của chính mình thì lại ít được quan tâm, hãy dành ra vài phút mỗi ngày để nghĩ nên ăn gì? số lượng như thế nào? để có lợi cho sức khỏe.

Một số loại thực phẩm sau đây khi ăn quá nhiều sẽ gây ra chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu: thức ăn giàu tinh bột (ngũ cốc), nhiều chất xơ (rau quả), các món xào rán nhiều dầu mỡ, sử dụng quá nhiều chất kích thích rượu, bia, thuốc lá…hoặc đồ uống có gas.


Thủ phạm là thói quen ăn uống:

Thói quen ăn uống chưa đúng, gây ra chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu như: ăn quá nhanh, nhai không kĩ, ăn uống tùy tiện không đúng bữa-đúng giờ, ăn no đã vội vàng đi nằm ngay.

Một số người đặc biệt trẻ em vừa ăn uống vừa xem phim nên nuốt nhiều không khí gây chướng hơi trong bụng.


Thủ phạm là do rối loạn đường tiêu hóa:

Độc tố từ các loại thức ăn, loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, nhiễm Helicobacter Pylori một loại vi khuẩn gây loét dạ dày- tá tràng. Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, stress gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa.

Một số trẻ do khả năng dung nạp lactose (có nhiều trong sữa) kém cũng gây chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu.

Thủ phạm là các bệnh- tổn thương đường tiêu hóa:

Một số bệnh đường tiêu hóa như: Viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày ảnh hưởng đến khả năng co bóp tống đẩy thức ăn. Bệnh tuyến tụy tạng gây giảm tiết men tụy, bệnh sỏi mật, viêm gan đẫn đến suy giảm chức năng gan-mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa.

Thủ phạm là tác dụng phụ của một số thuốc:

Kháng sinh, giảm đau kháng viêm, tiểu đường, huyết áp, thuốc tránh thai…

“Khi bác sĩ không thể tìm thấy nguyên nhân gây ra chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu, bệnh nhân có thể mắc chứng rối loạn tiêu hóa chức năng, một chứng làm suy yếu khả năng co bóp, tiêu hóa thức ăn của dạ dày và khó chuyển thức ăn xuống ruột non có thể gây ra”.

Đầy bụng khó tiêu cũng có thể là do triệu chứng của bệnh xơ gan gây ra