Lần đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy, hai bệnh nhân bị đa u tủy xương được thực hiện thành công phương pháp ghép tế bào gốc tự thân. Thành quả này mở rộng cánh cửa giúp bệnh nhân tiếp cận với kỹ thuật mới trong điều trị ung thư, kéo dài sự sống.
Hai bệnh nhân bị đa u tủy xương (bệnh Kahler) vừa nhận được món quà của sự sống nói trên là Phan Xuân Hoàng (32 tuổi, ngụ tại Bình Dương) và Nguyễn Thị Cẩm Lệ (45 tuổi, ngụ tại Nha Trang). Trước đó, cả hai bệnh nhân đều phát hiện căn bệnh nguy hiểm của bản thân và đang trong quá trình điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Cũng như các bệnh nhân điều trị theo phương pháp truyền thống (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị trúng đích) tỷ lệ đáp ứng lui bệnh sau 5 năm của họ được tiên lượng chỉ đạt 60% đến 70%.
BS Trần Thanh Tùng, Trưởng khoa Huyết học cho biết: “Mỗi năm tại khoa có khoảng 100 ca bị đa u tủy, 200 ca ung thư hạch (Lymphoma) có nhu cầu được ghép tế bào gốc để điều trị ung thư nhằm kéo dài sự sống. Không ít bệnh nhân trong số đó đã ra nước ngoài để được can thiệp với mức giá rất cao. Tại Mỹ, chi phí cho một ca ghép tế bào gốc lên tới 1,2 tỷ đồng; tại Singapore có giá khoảng 700 triệu đồng. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh không đủ điều kiện để tiếp cận với kỹ thuật hiện đại này.”
Trước thực trạng trên, TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy, đã quyết định triển khai phương pháp ghép tế bào gốc nhằm trang bị phương pháp điều trị hiện đại đáp ứng nhu cầu của người bệnh đồng thời tạo bước đệm cho sự ra mắt của Trung tâm Ung Bướu khu vực phía Nam tại Chợ Rẫy vào năm 2015.
Ngày 17/6, bệnh nhân Phan Xuân Hoàng đã trở thành người đầu tiên được thực hiện thành công phương pháp ghép tế bào gốc điều trị ung thư tại Chợ Rẫy. Nối tiếp thành công trên, ngày 4/7 ca ghép thứ hai cho bệnh nhân Nguyễn Thị Cẩm Lệ cũng diễn ra tốt đẹp. Được biết, trước khi bước vào ca ghép cả hai bệnh nhân đều đã trãi qua bốn lần hóa trị với kết quả đạt tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn. Những lần tái khám sau ghép cho thấy, tủy xương của bệnh nhân đã mọc bình thường.
BS Thanh Tùng cho biết: “Trước đây, tế bào gốc được lấy cũng như ghép từ tủy xương gây nhiều khó khăn và đau đớn đối với người cho lẫn người nhận, nhờ tiến bộ của y học, việc lấy tế bào gốc hiện nay rất đơn giản. Tế bào gốc sẽ được lấy từ máu ngoại vi sau khi bệnh nhân sử dụng một loại thuốc kích thích, máy tách tế bào sẽ làm nhiệm vụ phân tích tách riêng tế bào gốc sau đó trả máu về cho cơ thể. Bệnh nhân được tạo một buồng tiêm truyền dưới da, qua buồng tim này bác sĩ bơm tế bào gốc để thực hiện việc cấy ghép.
Thời gian ghép một ca bệnh kéo dài khoảng 4 tiếng, người bệnh chỉ có cảm giác tương tự như đang truyền máu nên có thể vừa ghép vừa xem tivi bình thường. Một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, lạnh, tăng huyết áp. Tuy nhiên, ca ghép sẽ không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Thực hiện thành công cuộc ghép người bệnh không cần sử dụng thuốc chống thải ghép, tỷ lệ lui bệnh sau 5 năm sẽ đạt mức 80 đến 90%”.
Hiện việc ghép tế bào gốc điều trị ung thư bảo hiểm Y tế đã chi trả, song một số xét nghiệm và can thiệp sẽ nằm ngoài phạm vi được bảo hiểm. Do đó, một ca ghép tế bào gốc cho bệnh nhân không có bảo hiểm tốn khoảng 300 đến 350 triệu đồng, bệnh nhân có bảo hiểm chi trả khoảng 110 đến 120 triệu đồng. Trong khi đó, nếu tiếp tục phương pháp hóa trị (thêm 4 lần) bệnh nhân sẽ tốn tới 200 triệu đồng. Tuy nhiên, phương pháp ghép tế bào gốc hiện chỉ áp dụng cho bệnh nhân từ 15 tuổi đến dưới 60 tuổi, không có bệnh lý khác đi kèm.
Ban giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy đang hướng tới mục tiêu ghép tế bào gốc để điều trị các bệnh ung thư phổi, ung thư vú. Để giảm chi phí cho người bệnh, sắp tới phương pháp “ghép tươi” sẽ được áp dụng, việc tách tế bào gốc và ghép chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng, tế bào không cần gửi đến trung tâm bảo quản.
Cùng với 7 bệnh viện khác trên cả nước đang ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị ung thư, thành công của bệnh viện Chợ Rẫy đã mở thêm cánh cửa cho bệnh nhân tiếp cận với kỹ thuật mới đẩy lùi bệnh tật kéo dài sự sống, góp phần hạn chế tình trạng “chảy máu bệnh nhân ra nước ngoài”.
Hai bệnh nhân bị đa u tủy xương (bệnh Kahler) vừa nhận được món quà của sự sống nói trên là Phan Xuân Hoàng (32 tuổi, ngụ tại Bình Dương) và Nguyễn Thị Cẩm Lệ (45 tuổi, ngụ tại Nha Trang). Trước đó, cả hai bệnh nhân đều phát hiện căn bệnh nguy hiểm của bản thân và đang trong quá trình điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Cũng như các bệnh nhân điều trị theo phương pháp truyền thống (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị trúng đích) tỷ lệ đáp ứng lui bệnh sau 5 năm của họ được tiên lượng chỉ đạt 60% đến 70%.
BS Trần Thanh Tùng, Trưởng khoa Huyết học cho biết: “Mỗi năm tại khoa có khoảng 100 ca bị đa u tủy, 200 ca ung thư hạch (Lymphoma) có nhu cầu được ghép tế bào gốc để điều trị ung thư nhằm kéo dài sự sống. Không ít bệnh nhân trong số đó đã ra nước ngoài để được can thiệp với mức giá rất cao. Tại Mỹ, chi phí cho một ca ghép tế bào gốc lên tới 1,2 tỷ đồng; tại Singapore có giá khoảng 700 triệu đồng. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh không đủ điều kiện để tiếp cận với kỹ thuật hiện đại này.”
Trước thực trạng trên, TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy, đã quyết định triển khai phương pháp ghép tế bào gốc nhằm trang bị phương pháp điều trị hiện đại đáp ứng nhu cầu của người bệnh đồng thời tạo bước đệm cho sự ra mắt của Trung tâm Ung Bướu khu vực phía Nam tại Chợ Rẫy vào năm 2015.
Ngày 17/6, bệnh nhân Phan Xuân Hoàng đã trở thành người đầu tiên được thực hiện thành công phương pháp ghép tế bào gốc điều trị ung thư tại Chợ Rẫy. Nối tiếp thành công trên, ngày 4/7 ca ghép thứ hai cho bệnh nhân Nguyễn Thị Cẩm Lệ cũng diễn ra tốt đẹp. Được biết, trước khi bước vào ca ghép cả hai bệnh nhân đều đã trãi qua bốn lần hóa trị với kết quả đạt tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn. Những lần tái khám sau ghép cho thấy, tủy xương của bệnh nhân đã mọc bình thường.
BS Thanh Tùng cho biết: “Trước đây, tế bào gốc được lấy cũng như ghép từ tủy xương gây nhiều khó khăn và đau đớn đối với người cho lẫn người nhận, nhờ tiến bộ của y học, việc lấy tế bào gốc hiện nay rất đơn giản. Tế bào gốc sẽ được lấy từ máu ngoại vi sau khi bệnh nhân sử dụng một loại thuốc kích thích, máy tách tế bào sẽ làm nhiệm vụ phân tích tách riêng tế bào gốc sau đó trả máu về cho cơ thể. Bệnh nhân được tạo một buồng tiêm truyền dưới da, qua buồng tim này bác sĩ bơm tế bào gốc để thực hiện việc cấy ghép.
Thời gian ghép một ca bệnh kéo dài khoảng 4 tiếng, người bệnh chỉ có cảm giác tương tự như đang truyền máu nên có thể vừa ghép vừa xem tivi bình thường. Một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, lạnh, tăng huyết áp. Tuy nhiên, ca ghép sẽ không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Thực hiện thành công cuộc ghép người bệnh không cần sử dụng thuốc chống thải ghép, tỷ lệ lui bệnh sau 5 năm sẽ đạt mức 80 đến 90%”.
Hiện việc ghép tế bào gốc điều trị ung thư bảo hiểm Y tế đã chi trả, song một số xét nghiệm và can thiệp sẽ nằm ngoài phạm vi được bảo hiểm. Do đó, một ca ghép tế bào gốc cho bệnh nhân không có bảo hiểm tốn khoảng 300 đến 350 triệu đồng, bệnh nhân có bảo hiểm chi trả khoảng 110 đến 120 triệu đồng. Trong khi đó, nếu tiếp tục phương pháp hóa trị (thêm 4 lần) bệnh nhân sẽ tốn tới 200 triệu đồng. Tuy nhiên, phương pháp ghép tế bào gốc hiện chỉ áp dụng cho bệnh nhân từ 15 tuổi đến dưới 60 tuổi, không có bệnh lý khác đi kèm.
Ban giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy đang hướng tới mục tiêu ghép tế bào gốc để điều trị các bệnh ung thư phổi, ung thư vú. Để giảm chi phí cho người bệnh, sắp tới phương pháp “ghép tươi” sẽ được áp dụng, việc tách tế bào gốc và ghép chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng, tế bào không cần gửi đến trung tâm bảo quản.
Cùng với 7 bệnh viện khác trên cả nước đang ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị ung thư, thành công của bệnh viện Chợ Rẫy đã mở thêm cánh cửa cho bệnh nhân tiếp cận với kỹ thuật mới đẩy lùi bệnh tật kéo dài sự sống, góp phần hạn chế tình trạng “chảy máu bệnh nhân ra nước ngoài”.
Nguồn: sưu tầm Internet