July 24, 2013

Sự thật về 'thầy lang băm" chữa khỏi bệnh ung thư

Nhờ vào bài thuốc bí ẩn của mình kết hợp cùng với nước lã (hoặc rượu), ông Trương Mậu Diện, ở khu 5 phường Bãi Cháy (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) khẳng định mình có thể chữa khỏi mọi bệnh ung thư với bài thuốc 2 triệu đồng/10 gói thuốc, uống trong 10 ngày.

Tuy nhiên, khi phóng viên trực tiếp diện kiến vị thầy lang cũng như tiếp xúc với cơ quan chức năng nơi ông Diện sinh sống thì nhận được nhiều thông tin bất ngờ.

Bởi sự nổi tiếng của thầy lang Diện, nhóm phóng viên không quá khó để tìm đến “phòng khám” của ông. Đó là ngôi nhà 2 tầng ở phía cuối con ngõ nhỏ với một cái bàn trước sân, xung quanh đặt 4 chiếc ghế đá. Ông Diện đang tiếp đoàn khách trong miền Nam ra để tìm thuốc chữa bệnh ung thư gan ác tính, bên cạnh ông Diện là người con trai của ông, anh Trương Mậu Nam, cùng cha tiếp đón các bệnh nhân và trực tiếp “dẫn thuốc”.

“Một gói thuốc cho vào ấm đất hoặc soong siêu sắc 1 lần, thời gian sôi 1 giờ đồng hồ, tránh khi sôi tràn vung mất váng thuốc. Sau đó, lọc vải màn, lấy khoảng 1 lít nước thuốc, chia làm 2 ngày, mỗi ngày uống nửa lít. Uống vào lúc đói, trước khi ăn 1 tiếng. Ngày uống 5 lần”, ông Diện dáng thấp nhỏ, da ngăm đen, mặc chiếc áo phông trắng nói với vị khách trước mặt, và khẳng định thêm: “Bệnh ung thư nào tôi cũng chữa khỏi được hết. Những bệnh như ung thư não, trực tràng, ung thư vòm họng hay đến cả ung thư máu… khi đến bệnh viện bác sĩ trả về tưởng chết, đến gặp tôi, tôi chữa khỏi.

Nhiều người uống những ngày đầu ngủ li bì tưởng chết có gọi điện hỏi, nhưng tôi bảo: Chết mà vẫn nằm thở, vẫn ăn được, ngủ được, uống thuốc đều đặn thì chết kiểu gì. Đấy là con bệnh đang ngấm thuốc, thuốc của tôi đang dẫn trong người tốt nên mới thế. Sau một thời gian rồi sẽ tỉnh lại thôi, nếu đau quá có thể uống kèm thêm thuốc Tây giảm đau để hỗ trợ. Khoảng 10 đến 15 ngày u hạch rắn lại và tiêu dần đi. Kiên trì uống từ 3 đến 6 tháng sẽ khỏi”.

Câu chuyện trong vùng có ông “lang Diện” tự nhiên chua benh ung thu, gắn cả chữ “tôi đi cứu giúp bệnh nhân ung thư” và số điện thoại liên hệ lên xe ôtô đi khắp các con phố ở TP.Hạ Long nhanh chóng được mọi người chú ý. Chị Phạm Thanh Bình - người dân ở tổ 2, khu 5, phường Bãi Cháy cho biết: “Ông Diện là người có tài ăn nói, dễ thuyết phục người khác nhưng ít tiếp xúc bên ngoài. Ngày mới lên đây sống, không ai biết ông ấy làm gì. Khi mọi người hỏi thì ông chỉ trả lời là làm nông dân vì công việc của con cái nên mới rời bỏ quê hương…

Thời gian gần đây, thấy nhiều người ở nơi khác đến hỏi nhà ông Diện với mong muốn chữa khỏi bệnh ung thư khiến cho tôi khá bất ngờ, vì đây là căn bệnh y học hiện đại còn không chữa được mà ông Diện lại biết chữa. Cũng có nghe thấy nhiều người bảo ông Diện chữa khỏi cho một số trường hợp. Những người khách sau khi vào nhà ông ấy khám có về lại quán tôi nghỉ qua đêm cũng nói là thuốc của ông ấy uống hiệu nghiệm lắm. Không biết thực hư thế nào?”.

Ông Phạm Ngọc Thắng -Tổ trưởng tổ 2, khu 5, phường Bãi Cháy - xác nhận: Trước đây ông Diện làm gì thì mọi người không được rõ. Thi thoảng ông ấy chuẩn bị đồ đạc đi đâu đó dăm bữa nửa tháng rồi về, khi được mọi người hỏi thì ông Diện trả lời chung chung là “đi chữa bệnh cho người ở nơi xa”.

Việc rộ lên người bệnh tìm đến nhà ông Diện để chữa bệnh ung thư chỉ bắt đầu từ đầu năm 2013, đặc biệt là 2 tháng trở về đây số lượng người nhà bệnh nhân đến địa phương hỏi thăm nhà ông Diện chữa bệnh tăng đột biến. “Bản thân nhà ông Diện cũng khá phức tạp, bởi là dân ngụ cư nên không ai biết rõ được thân phận gia đình. Trước tôi có nghe nói cha ông ta có bài thuốc gia truyền, nhưng chưa thấy chữa cho ai và không đáng tin vì chỉ có ông ấy nói ra điều đó” - ông Thắng nói.

Gặp gỡ nạn nhân của thần y

Ông Thắng giới thiệu chúng tôi đến gặp ông Trần Dụng, ở khu chợ Vườn Đào, phường Bãi Cháy. Theo lời ông Thành thì vợ của ông Dụng hiện nay đang bị bệnh ung thư di căn, đã đi chữa trị rất nhiều nơi nhưng bây giờ cũng chỉ còn “tính tháng tính ngày”. Một trong những người đã từng chữa cho vợ ông Dụng trước đây, chính là “thầy lang” Trương Mậu Diện.

Ông Dụng ngoài 70 tuổi nói: “Ngày trước tôi và ông Diện là bạn thân với nhau, ông mở hiệu thuốc ở trên khu vực Vườn Đào, thi thoảng có ghé qua nhà tôi chơi và nói chuyện. Khoảng 6 năm về trước, vợ tôi bị một u hạch ở tai bên trái. Sau nhiều lần đi mổ ở bệnh viện nhưng khối u đó vẫn tiếp tục mọc lại. Ông Diện biết chuyện nên xin tôi để chữa cho bà ấy. Thấy đi nhiều bệnh viện chữa không khỏi nên khi nhận được lời đề nghị ấy tôi đã đồng ý, với hy vọng có thể gặp thầy, gặp thuốc mà vợ mình khỏi bệnh”.

Thế rồi, những hôm sau đó, ông Diện đưa đến cho ông Dụng những gói thuốc bột màu vàng, bảo ông Dụng hòa với nước đưa cho vợ mình uống, ngày chia làm 5 đợt với lời hứa chắc nịch: “Nhất định vợ ông sẽ khỏi bệnh!”. Nhưng nhiều lần lấy thuốc của ông Diện cho vợ uống mà bệnh tình của bà không những không khỏi mà còn có biểu hiện nặng hơn như ngủ ly bì, khối u ở tai ngày một lớn dần, nên ông Dụng quyết định không dùng thuốc của ông Diện nữa.

“Sau khoảng thời gian 6 tháng tôi cho vợ dùng thuốc của ông Diện, mất cũng khá nhiều tiền nhưng bệnh tình không thuyên giảm nên tôi không lấy thuốc của ông Diện nữa mà đưa bà ấy lên Bệnh viện 19.8- Bộ Công an để điều trị. Kể từ đó, ông Diện cũng không bao giờ tới nhà tôi nữa. Tôi biết ông ấy lừa mình, nhưng cũng không làm to chuyện mà chỉ nhẹ nhàng ứng xử để tránh gây mất lòng, nhưng ông ấy cứ nhìn thấy tôi lại lánh mặt”, ông Dụng nói.

Cũng theo ông Dụng, sau đó ông Diện có chữa thêm cho một số người bị mắc bệnh ung thư ở tận Cái Lân -TP.Hạ Long mà người nào ông ấy cũng đưa cho một gói thuốc như thế. Nhưng sau đó cũng không hiệu quả, nên người ta đến tận quán thuốc để đòi lại tiền. Dần dần không còn ai đến quán thuốc của ông Diện ở Vườn Đào để chữa nữa, buộc lòng ông phải bỏ quán thuốc về nhà sinh sống, chữa bệnh.

“Chưa có thuốc đông y nào chữa được bệnh ung thư”

Để tìm rõ hơn về sự việc, PV đã có cuộc trao đổi với BS Vũ Thị Thu Hà,Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Quảng Ninh. Bà Hà cho biết: “Thông tin ông Trương Mậu Diện ở tổ 2, khu 5, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long tự ở nhà chữa bệnh ung thư, tôi có biết đến trong một lần vô tình nhìn thấy chiếc xe ôtô màu đen 4 chỗ mang BKS 14A 048.14 đi ngoài đường có gắn dòng chữ “Tôi đi cứu giúp bệnh nhân ung thư”. Tôi đã báo cáo sự việc lên cơ quan công an. Tôi cũng đã gọi điện đến số điện thoại dán trên xe, giả vờ là người nhà bệnh nhân để hỏi thăm địa chỉ và biết được nhà ông Diện. Tôi khẳng định là ông Diện chưa được Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép hành nghề chữa bệnh”.

Trong khi đó, mang bài thuốc gia truyền của thầy lang Trương Mậu Diện tới gặp bác sĩ cao cấp Nguyễn Xuân Hướng - nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, ông Hướng khẳng định: “Tôi đã 15 năm làm Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, chưa thấy bài thuốc đông y nào chữa được ung thư cả. Những công dụng thần kỳ chủ yếu do người ta đồn đại, hoặc đôi khi do người ta nhầm, có trường hợp bệnh viện trả về mà các thầy thuốc chữa được thường là do bệnh viện chẩn đoán nhầm. Cũng có người bị nhầm lẫn vì trong đông y, người ta gọi ung thư là mụn nhọt, còn ung thư thì gọi là bệnh nhám”.

Ông Hướng cho biết thêm: “Đông y cũng có những bài thuốc để nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân. Làm cho sức khỏe tốt lên có thể kéo dài tuổi thọ được một vài năm. Hiện nay, tôi cũng có một vài loại thuốc có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân, trong đó chủ yếu là thuốc bổ và thuốc làm hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Đối với tế bào ung thư, ngày xưa tây y người ta gọi là ápxe lạnh, có cái lạnh ngưng đọng thành ung thư, bây giờ trong đông y có thuốc nhiệt kiên nhằm làm cho nó tan đi, nhưng không thể trị dứt hẳn mà chỉ khống chế lại”.

Một xã ung thư

10 năm, một xã có tới gần 100 người mắc bệnh ung thư, trong đó 70 người đã chết, hơn 20 người còn lại hoặc đang xạ trị hoặc nằm chờ chết do bị bệnh viện trả về.

Xã Duy Tân (huyện Kinh Môn, Hải Dương), nơi vừa xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân dựng lều bủa vây một cơ sở sản xuất hóa chất suốt một tháng qua, có tới gần trăm người mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có cuộc điều tra chính thức nào để làm rõ nguyên nhân khiến nhiều người trong xã mắc bệnh.

Tử thần treo trên đầu

Nghĩa địa thôn Châu Xá (xã Duy Tân) nằm lọt thỏm giữa bốn bề nhà máy ống khói chọc trời, bụi khói ngùn ngụt. Rìa nghĩa địa, có gần chục ngôi mộ mới đắp gắn đầy hoa nhựa màu đỏ, vàng. “Phần lớn trong số họ chết vì bệnh ung thư, đều mới chết gần đây thôi” - bà LTK (thôn Châu Xá) nói rồi kể ra hàng loạt tên người trong thôn đã chết hoặc đang chờ chết vì bị ung thư. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, số người chết vì ung thư của Châu Xá cũng chỉ bằng một phần nhỏ so với thôn Trại Xanh (xã Duy Tân), nằm ven sông Kinh Thầy. Khoảng 20 năm nay, hai bên bờ sông Kinh Thầy đoạn chảy qua địa phận Duy Tân là trung tâm của Cụm công nghiệp Nhị Chiểu (thuộc huyện Kinh Môn với năm xã Duy Tân, Phú Thứ, Tân Dân, Minh Tân, Hoành Sơn) là nơi có mật độ nhà máy, xí nghiệp dày đặc. Vì thế, Trại Xanh trở thành một trong những thôn hứng chịu nhiều nhất khói bụi của các nhà máy xi măng, hóa chất trên địa bàn. “Trời nắng mà khói bụi lúc nào cũng đặc quánh như sương mù thế này, ban đêm mùi còn khó ngửi hơn nữa vì chúng xả khói chui” - đứng ở ven sông Kinh Thầy, ông Hoàng Văn Khang (61 tuổi, thôn Trại Xanh) vừa nói vừa chỉ cho tôi xem hàng chục cột khói bụi đang xả ra từ các nhà máy.

Gần chục ngôi mộ mới đắp tại nghĩa địa thôn Châu Xá (xã Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương), trong đó phần lớn người chết do mắc bệnh ung thư


Ông Khang cũng là một trong số những người tại Trại Xanh bị ung thư. Đầu năm 2013, ông được BV 108 (Hà Nội) chẩn đoán bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối. “Ở thôn, những trường hợp đang điều trị ung thư gan như tôi có gần chục người. Người đã chết vì bệnh này thì nhiều lắm, tính riêng từ đầu năm đến nay đã có bốn người rồi” - ông Khang cho biết. Tỉ lệ mắc và chết vì ung thư tại Trại Xanh đã đến mức báo động, đặc biệt có gia đình có đến 3-4 người bị căn bệnh này cướp hoặc đang đe dọa tính mạng.

Theo số liệu theo dõi nguyên nhân tử vong của Trạm Y tế xã Duy Tân, từ năm 2003 đến nay, cả xã có tới 70 trường hợp chết vì bị ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, gan, máu… Trong đó, phần lớn các ca tử vong là người thôn Trại Xanh. “Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay cả xã có chín người chết vì bệnh ung thư, trong đó Trại Xanh có bốn người. Hiện toàn xã có hơn 20 người được chẩn đoán bị ung thư và đang điều trị” - ông Nguyễn Văn Đậu, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Duy Tân, xác nhận. Ông Đậu cũng cho biết bản thân ông cũng được bệnh viện chẩn đoán bị ung thư phổi, hiện ông đang điều trị tại nhà. “Ngoài ung thư thì tỉ lệ người mắc bệnh về đường hô hấp trong xã khá lớn, chiếm khoảng 70% lượt người đến khám tại trạm y tế xã. Trong đó, trung bình mỗi năm trạm khám khoảng 5.500 lượt (xã Duy Tân có hơn 7.000 nhân khẩu)” - ông Đậu cho biết thêm.

Theo ông Đậu, liên quan đến số lượng người đã chết và đang chờ chết vì ung thư nhiều bất thường trên địa bàn xã, Trung tâm Y tế huyện Kinh Môn có một lần yêu cầu Trạm Y tế xã làm báo cáo, thống kê theo mẫu về các trường hợp mắc và đang điều trị ung thư vào năm 2012. Sau đó, Trung tâm Y tế huyện cũng chưa có chỉ đạo gì thêm về việc này.

Danh sách theo dõi nguyên nhân tử vong trên địa bàn xã Duy Tân (huyện Kinh Môn, Hải Dương) của Trạm Y tế xã cho thấy chưa đầy ba tháng (từ ngày 19/3 đến 7/6/2013), xã có năm người tử vong vì bị ung thư. Ảnh: Trọng Phú

Dân tự chống chọi

Chiều 15/7, có mặt tại giếng nước cổ khu núi Nhẫm (xã Duy Tân), chúng tôi chứng kiến cảnh người dân lũ lượt mang theo can, bình nhựa đi lấy nước về nấu ăn cho dù trời đã nhá nhem. Khoảng 10 năm nay, phần lớn người dân xã Duy Tân đều dù ng nước giếng Nhẫm. Nhà có điều kiện thì mua nước với giá 50.000 đồng/m3 hoặc khoan giếng, mua máy lọc nước để dùng. “Nước mưa, nước giếng thì đục ngầu, đầy bụi vôi, cặn xi măng, hóa chất, ai mà dám ăn. Mùa này mưa nhiều còn đỡ chứ mùa đông có hôm tôi phải xếp hàng từ 3 giờ sáng mới lấy được 1-2 can…” - anh Lê Văn Hùng, một trong những người đi lấy nước, nói. Nỗi ám ảnh về căn bệnh ung thư hiện diện khắp các thôn làng, mái nhà của Duy Tân. Ai nấy đều học cách tự bảo vệ mình trước khói bụi nồng nặc xả ra từ các nhà máy bằng phương châm: “Ở nhà thì đóng kín cửa, ra đường bịt khẩu trang, nấu ăn bằng nước sạch…”.

Tháng 5/2005, quá bức xúc vì môi trường ô nhiễm, hàng trăm hộ dân xã Duy Tân đã “xuống đường” phong tỏa các nhà máy xi măng trên địa bàn. Hầu hết các nhà máy này đều sử dụng công nghệ xi măng lò đứng, một công nghệ đã bị nhiều quố c gia loại bỏ vì gây ô nhiễm môi trường. Trước phản ứng trên của người dân, UBND tỉnh Hải Dương đã yêu cầu các nhà máy xi măng xả nhiều khói bụi phải lắp thiết bị lọc bụi, đồng thời đưa các nhà máy xi măng này vào chương trình giám sát, theo dõi về ô nhiễm. Cùng thời điểm, UBND huyện Kinh Môn cũng thành lập một tổ giám sát môi trường, có thành viên thường trực tại xã Duy Tân để tiếp nhận phản ánh, báo cáo, xử lý sự cố môi trường.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn An, Phó Chủ tịch UBND xã Duy Tân, người phụ trách nhóm giám sát môi trường của xã, nói: “Mặc dù nhận được khá nhiều phản ánh của bà con nhưng từ ngày ra đời đến nay, nhóm chưa lập được một biên bản nào ghi nhận việc các nhà máy trên địa bàn gây ô nhiễm, bởi khi nhóm giám sát đến nơi thì không phát hiện thấ y vi phạm”.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều 15/7, ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp và Tài nguyên môi trường (Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương), khẳng định: “Hằng năm, cơ quan môi trường của tỉnh vẫn tiến hành quan trắc môi trường tại xã Duy Tân. Kết quả quan trắc cho thấy đa số các chỉ số môi trường đều đảm bảo tiêu chuẩn”. Cũ ng theo ông Đông, quanh khu vực Duy Tân (gồm các xã lân cận) có khoảng bảy nhà má y xi măng với tổng sản lượng hơn 10 triệu tấn/năm, trong đó có một số lò vẫn sử dụng công nghệ xi măng lò đứng. Từ năm 2005, tỉnh đã yêu cầu những nhà máy này trang bị hệ thống lọc bụi nhằm hạn chế ô nhiễm. Hiện những nhà máy này vẫn nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh bị theo dõi, giám sát (theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng). Ông Đông cũng xác nhận đến nay UBND tỉnh Hải Dương chưa chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện một cuộc điều tra, làm rõ căn nguyên khiến nhiều người dân xã Duy Tân mắc bệnh ung thư.


Phòng lây truyền viêm gan b từ mẹ sang con

Bệnh viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút viêm gan B gây ra. Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thư gan, xơ gan.

Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu dieu tri viem gan B. Do đó, tiêm vắcxin viêm gan B trong vòng 24 h đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con với tỷ lệ đạt từ 80 - 95%. Nếu tiêm muộn, việc phòng lây truyền sẽ ít hiệu quả. Đây là chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới. Ở nước ta, vắcxin viêm gan B được triển khai tiêm cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997.

Trước tình hình đó, Tổ chức PATH đã hỗ trợ tỉnh ta triển khai dự án tăng cường tỷ lệ tiêm vắcxin viêm gan B trong vòng 24 h đầu sau sinh phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 11/2011 – 6/2013 với tổng kinh phí 250 triệu đồng. Dự án đã triển khai các hoạt động can thiệp như: tăng cường năng lực cho cán bộ thực hiện tiêm chủng, nâng cao chất lượng bảo quản của dây chuyền lạnh, vận động sự tham gia ủng hộ của cộng đồng. Riêng 6 tháng năm 2013, dự án đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho 480 cán bộ các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế với các nội dung chính về tầm quan trọng của tiêm vắc sinh, quy trình thực hiện, hướng dẫn cấp cứu sốc phản vệ. Đồng thời, phối hợp giám sát 4 đợt tại phòng khám 21 huyện Lương Sơn, Bệnh viện đa khoa Cao Phong, Yên Thủy. Nhờ những biện pháp hỗ trợ đó, đến năm 2012, toàn tỉnh đã có 17.308 trẻ dưới 1 tuổi được tiêm vắcxin viêm gan B miễn phí (54% tiêm trong vòng 24 h đầu sau sinh), đạt 66% tổng số trẻ trong độ tuổi. 5 tháng năm 2013 đã có 4.186 trẻ được tiêm, đạt 71%.

Việc tiêm vắcxin viêm gan B cũng đứng trước nhiều khó khăn. Lực lượng tiêm chủng ở bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực và tuyến xã rất mỏng, 100% kiêm nhiệm, hay biến đổi. Công tác tuyên truyền còn hạn chế, vẫn còn gia đình chưa hiểu được lợi ích của việc con em mình được tiêm vắcxin viêm gan B và lo ngại về sự an toàn. Kinh phí dành cho truyền thông ít. Việc bảo quản vắcxin ở một số xã vùng sâu, xa gặp khó khăn khi xảy ra sự cố mất điện kéo dài. Trong thời gian tới, việc tiêm vắcxin viêm gan B tiếp tục được triển khai thực hiện miễn phí tại tất cả các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Để đạt được hiệu quả cao, kinh nghiệm được Trung tâm YTDP tỉnh rút ra là cần đưa kết quả tiêm vào chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm của các đơn vị trực tiếp tham gia và là một trong những nội dung giao ban của các đơn vị. Tăng cường sự phối hợp giữa hệ điều trị và hệ dự phòng. Quan tâm tập huấn kỹ thuật cho cán bộ tiêm chủng ở tất cả các tuyến. Áp dụng mô hình tiêm chủng phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương. Duy trì thường cuyên công tác truyền thông. Thực hiện giám sát hỗ trợ tại các tuyến.

Xem thêm: triệu chứng bệnh gan

Tiêm hay không tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh

Các nhà khoa học tiếp tục tranh luận về việc tiêm hay không tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh.

Tiêm sớm, phòng bệnh tốt?

GS.TS Nguyễn Đình Bảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế quốc gia cho rằng, việc tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ sau sinh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi khả năng thích ứng của đứa trẻ với môi trường bên ngoài chưa có. Bởi trước đó, em bé nằm trong bụng người mẹ, được bảo vệ tốt bởi nhiệt độ, nước ối xung quanh. Khi vừa ra khỏi môi trường an toàn đó, trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài (nếu nhà hộ sinh có nhiệt độ điều hòa thì tốt, nhưng ở những nơi không có điều kiện, vùng nông thôn, nhiệt độ lúc nắng nóng lên 39 - 40 độ), sự thích ứng của đứa trẻ khó khăn hơn, tiêm một kháng nguyên lạ vào cơ thể tăng nguy cơ phản ứng cho trẻ.

Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, “Việc tiêm tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh là rất quan trọng vì nó sẽ phòng được 85-90% các trường hợp lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Càng tiêm muộn, tỷ lệ này càng giảm đi”, khẳng định.

GS Hiển chia sẻ, ông rất lo lắng về nguy cơ sụt giảm tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B 24 giờ đầu sau sinh như đã từng xảy ra năm 2007-2008, khi đó có khoảng 10 trẻ sơ sinh bị tử vong sau tiêm vắc xin này.

Liên quan đến 3 trường hợp sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B tại Quảng Trị, GS Hiển cho rằng, không có loại vắc-xin nào là tuyệt đối an toàn 100% nên vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có phản ứng nặng sau tiêm. Tiêm vắc xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Hay đơn giản như việc sử dụng thuốc hay thực phẩm, tùy theo cơ địa của từng người mà có thể xảy ra một số phản ứng nặng hoặc nhẹ. Với vắc xin cũng vậy, phản ứng sau tiêm là nhẹ hay nặng tùy từng trường hợp và tùy loại vắc xin. Những trường hợp phản ứng hay gặp thường là sốt nhẹ, sưng, đau; tỷ lệ phản ứng nặng, gây nguy hiểm cho tính mạng, phải nhập viện thường sau tiêm chủng rất thấp, ít xảy ra. Phản ứng sốc nặng cũng có thể qua khỏi nếu được điều trị thích hợp. Tuy vậy cũng có nhiều trường hợp tử vong sau tiêm chủng vì một lý do khác như trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh khác của trẻ tại thời điểm tiêm chủng.

Vắc xin viêm gan B được sử dụng tiêm cho trẻ sơ sinh tại BV đa khoa tỉnh Quảng Trị là vắc xin do Công ty vắc xin và sinh phẩm số 1 sản xuất. Vắc xin này được sử dụng bắt đầu được sử dụng từ năm 1997 tại một số tỉnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia; từ năm 2003, vắc xin được sử dụng mở rộng ra các tỉnh trong cả nước. Từ năm 2007 đến nay, Công ty vắc xin và sinh phẩm số 1 đã cung cấp khoảng 4,5-5 triệu liều/năm trước khi sử dụng vắc xin Quinvaxem (tháng 6/2010) và 1,2 triệu liều/năm sau khi sử dụng vắc xin Quinvaxem.

Trẻ nhiễm vi rút viêm gan B rất nguy hiểm

Cùng quan điểm này, một chuyên gia về vắc xin tại Hà Nội cho biết, từ khi triển khai đã có chỉ đạo rất rõ, nằm trong chiến lược khống chế và tiến tới loại trừ bệnh việm gan B.

“Viêm gan vi rút B là một bệnh lý rất nguy hiểm. 80% trường hợp ung thư gan và xơ gan là liên quan đến mắc viêm gan B mãn tính. Trong khi đó, gánh nặng bệnh tật do viêm gan B ở Việt Nam rất nặng nề. Việt Nam nằm trong những nước lưu hành vi rút viêm gan B ở mức độ nặng (trên 8% là nặng), với tỉ lệ là 12-15%. Để đảm bảo tỷ lệ mắc viêm gan B ở trẻ em dưới 2%, chiến lược đầy đủ là phải tiêm đầy đủ 3 mũi, mũi đầu tiên trong 24 giờ đầu sau sinh”, chuyên gia này nói.

Chuyên gia này cũng cho rằng, do tỉ lệ mắc viêm gan B trong cộng đồng cao, nên kể cả bà mẹ không bị nhưng bé vẫn có thể lây ngang quá trình chăm sóc, tiếp xúc với nguồn bệnh, chứ không phải là mẹ không bị bệnh thì không cần tiêm ngay. Ở thời điểm này, nếu tiếp xúc với nguồn bệnh và bị lây thì 90% trở thành viêm gan B mãn tính rất nguy hiểm.

Đây không chỉ là quy định riêng của Việt Nam mà là chiến lược toàn cầu. Ở các nước có vấn đề viêm gan B nghiêm trọng đều phải thực hiện như thế. Ví như tại Mỹ, họ đã giảm được mức lây nhiễm viêm gan B ở trẻ sơ sinh dưới 2% thì không cần phải tiêm sớm do nguồn lây ít.

Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), việc tiêm phòng cho trẻ là cần thiết. Nhưng với lứa tuổi sơ sinh, cần phải thận trọng và thăm khám kỹ càng cho trẻ trước khi tiêm. Vì nếu tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, lại đúng trường hợp trẻ có bệnh lý kèm theo mà không được phát hiện thì rất nguy hiểm cho trẻ.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết theo quy định của chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, vắc-xin viêm gan B được tiêm cho trẻ trong 24 giờ đầu. Việc tiêm phòng là cần thiết, tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, trước khi tiêm, trẻ cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám cẩn thận để khẳng định không mắc bệnh gì. Dù vậy, kể cả khi thăm khám, sàng lọc thì có những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể trẻ cũng chưa chắc đã được phát hiện.

“Sinh ra khóc to, bú tốt, nhịp thở bình thường, da hồng là những dấu hiệu chứng tỏ trẻ khỏe mạnh nhưng sau 6-12 giờ có thể bị suy hô hấp. Hơn nữa, ngày đầu sau sinh, sức khỏe của trẻ diễn biến khó lường nên chưa thể nói rằng do vắc-xin hay do bệnh ngẫu nhiên của trẻ”, PGS Dũng nhận định.

Nguồn: Internet

July 23, 2013

Khôi phụ thị lực nhờ tế bào gốc

Hội đồng nghiên cứu y học của Anh (MRC) ngày 21/7 thông báo các nhà khoa học nước này đã thành công trong nỗ lực khôi phục thị lực cho những con chuột bị mù. Đây được coi là bước tiến mới trong việc điều trị bệnh võng mạc trên người.

Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Robin Ali, thuộc Viện nghiên cứu về mắt - Đại học London và Viện mắt Moorfields, đứng đầu đã sử dụng tế bào gốc ở giai đoạn đầu, dễ bị thay đổi, lấy từ phôi thai chuột và cấy vào các ống nghiệm để chúng phát triển thành các tế bào nhận kích thích ánh sáng ban đầu hay còn gọi là các tế bào cảm thụ ánh sáng trong võng mạc.

Sau khi tiêm khoảng 200.000 tế bào trên vào võng mạc của các con chuột, các nhà nghiên cứu phát hiện một số tế bào đã "hòa nhập" tốt với các tế bào sẵn có trong võng mạc để khôi phục thị lực. Sau đó, các con chuột thí nghiệm được thử sức trong "mê cung nước" và kiểm tra bằng phương pháp đo thị lực để khẳng định chúng có phản xạ với ánh sáng.

Theo MRC, trong tương lai, tế bào gốc trong giai đoạn đầu sẽ là nguồn cung vô hạn tế bào nhận kích thích ánh sáng cho phẫu thuật võng mạc để điều trị bệnh mù ở con người.

Ở người, việc mất khả năng cảm nhận ánh sáng thường do các bệnh về mắt như viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD).

Trước đó, nhóm nghiên cứu của Anh này cũng phát hiện ra rằng, thị lực của các con chuột bị mù có thể được khôi phục bằng cách cấy ghép các tế bào nhận kích thích ánh sáng hay còn gọi là các tế bào hình que được lấy từ võng mạc của các con chuột khỏe mạnh.

Kết quả của nghiên cứu lần này đã tạo bước tiến mới vì các bộ phận được cấy ghép có các tế bào thần kinh cảm nhận ánh sáng khác nhau và chúng không thể được lấy từ các động vật khác. Thay vào đó, các tế bào này được phát triển trong phòng thí nghiệm và phát triển thành tế bào cần thiết nhờ kỹ thuật mới tái tạo hình dạng của võng mạc - kỹ thuật này được phát triển đầu tiên ở Nhật Bản.

Ông Ali cũng cho biết, trong nhiều năm gần đây, các nhà khoa học đã thành công với tế bào gốc và hướng chúng phát triển thành các loại khác nhau của tế bào và mô trưởng thành. Tuy nhiên, cấu trúc phức tạp của võng mạc đã gây khó khăn trong việc tái tạo trong phòng thí nghiệm.

Với kỹ thuật mới của Nhật Bản, bước tiếp theo sẽ là chắt lọc kỹ thuật này để có thể sử dụng các tế bào của con người trong các thử nghiệm lâm sàng.