September 23, 2013

Sẽ có vaccine điều trị HIV, viêm gan B và C bằng chính máu người

Điều trị HIV, dieu tri viem gan B và viêm gan C thường phải trải qua một thời gian dài bằng thuốc chống virus để ức chế virus.

Tuy nhiên, thuốc kháng virus không có hiệu quả tuyệt đối để có thể chống lại một số chủng virus gây ra những căn bệnh đó.

Nhưng một phát hiện gần đây của các nhà khoa học Singapore đã đưa ra hy vọng lớn lao cho một phương pháp mới điều trị bệnh được cá nhân hóa. Cụ thể là, phương pháp này sẽ sử dụng chính máu của bệnh nhân để điều trị bệnh cho họ.

Các nhà khoa học ở Viện Khoa học làng Singapore (SICS) đã phối hợp chặt chẽ với các nhà nghiên cứu thuộc Mạng lưới Miễn dịch Singapore tiến hành một nghiên cứu khoa học, họ phát hiện ra rằng bạch cầu đơn nhân - một loại tế bào bạch cầu - có thể sản sinh ra phản ứng miễn dịch để khống chế virus ở bệnh nhân bị nhiễm trùng mạn tính và lợi dụng virus bị khống chế để thúc đẩy phản ứng miễn dịch của các bệnh nhân.

Bằng cách sử dụng các kháng nguyên sẵn có trong máu của bệnh nhân mắc nhiễm trùng kinh niên, phương pháp này sẽ giảm bớt thời gian và các khoản chi phí không cần thiết để cô lập đặc biệt protein virus từ bệnh nhân, làm sạch loại protein này và sau đó vô hiệu hóa nó để tạo ra vaccine.

Tất cả các loại protein trong cơ thể mỗi người có thể được sử dụng để điều chế ra vaccine cho từng người. Điều này cũng đồng nghĩa với nhiều vấn đề nan giải có liên quan đến liệu pháp vaccine hiện tại để chống lại các bệnh nhiễm trùng mạn tính có thể được khắc phục, chẳng hạn khắc phục tính đa dạng di truyền của virus để làm ra những loại vaccine an toàn và có tác dụng tốt nhất.

Đặc biệt, phát hiện này của các nhà khoa học Singapore sẽ là hi vọng tốt đẹp dành cho người nghèo. Vì bằng cách điều chế vaccine để xác định cụ thể từng loại virus và bệnh cho từng bệnh nhân, nên việc sản xuất vaccine có thể được đơn giản hóa và chi phí ít tốn kém hơn. Nhóm nghiên cứu vui mừng chia sẻ rằng vaccine được sản xuất thông qua phát hiện này cũng có thể cải thiện khả năng tiếp cận phương pháp điều trị như vậy.


Chưa thể khẳng định nước để trong ôtô gây ung thư

Trước thông tin gần đây về nước uống để lâu trên ôtô có nguy cơ gây ung thư, các chuyên gia cho biết khuyến cáo này chưa thể khẳng định là đúng.

Thời gian gần đây, nhiều người hoang mang khi các bác sĩ ở Mỹ đưa ra khuyến cáo nước đóng chai để trong ôtô có thể dẫn đến ung thư do nhiệt độ cao trong xe xúc tác với các chất hoá học từ vỏ nhựa giải phóng dioxin (C4H4O2), hoà tan trong nước. Thông tin này được đưa ra sau khi một bệnh nhân nữ tên Sheryl Crow bị ung thư vú và kết quả kiểm tra đã xác định trong mô ung thư vú của cô có mức độ cao của chất dioxin (C4H4O2).

PGS Trần Hồng Côn, giảng viên bộ môn công nghệ hoá học, khoa Hoá học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội, cho rằng khuyến cáo trên chưa thể khẳng định là đúng. Và cả khuyến cáo không đặt chai nước bằng nhựa trong tủ lạnh vì nước đá lạnh khiến vỏ nhựa giải phóng dioxin cũng không chính xác.

PGS Côn lý giải, thức ăn để trong hộp nhựa ở nhiệt độ cao thì có khả năng các chất có hại từ nhựa sẽ thôi ra, nên không sử dụng hộp nhựa đựng thức ăn ở nhiệt độ cao hay sấy, vi sóng... trực tiếp là đúng, còn ở nhiệt độ càng thấp thì khả năng thôi các chất từ chai nhựa ra càng ít. Trong ôtô, nhiệt độ chỉ lên tới 60 độ C là tối đa (để dưới trời nắng) thì chưa đủ điều kiện thôi nhiễm.

Để tránh rủi ro, chỉ nên sử dụng nước đóng của các hãng có uy tín và không nên lạm dụng


Mặt khác, "trong thành phần của nhựa dùng làm đồ đựng gia dụng không có dioxin. Dioxin chỉ được sinh ra từ vật liệu nhựa ở những điều kiện nhất định như nhiệt độ cao (khi đốt cháy nhựa chẳng hạn). Hiện nay nhựa được cho phép chế tạo làm đồ gia dụng là các loại nhựa đã được chỉ định an toàn theo FDA của Mỹ hay EU", ông Côn cho biết.

Đồng quan điểm, TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho rằng, còn phải xét đó là những chai nhựa đã được cấp giấy chứng nhận an toàn hay loại trôi nổi trên thị trường. Bao bì chứa đựng nước và thực phẩm theo quy định phải được chứng nhận an toàn cho thực phẩm, đảm bảo các chỉ tiêu về chất thôi nhiễm, phương pháp kiểm nghiệm và giới hạn thôi nhiễm của các chất.

TS Hùng khuyến cáo, chất thôi nhiễm phụ thuộc vào ba yếu tố chính là môi trường, thời gian sử dụng và nhiệt độ. Hiện nay, có nhiều loại chất trong một sản phẩm, nhưng chỉ lựa chọn được những chất có nguy cơ cao để kiểm nghiệm. Tuy nhiên vẫn có nhiều loại chưa được phát hiện. Đối với việc nhiễm dioxin trong nước thì cần hiểu dioxin vào được trong nước thì nhựa (bình đựng nước) phải nhiễm dioxin.

Ngoài ra, nhựa đó phải được đốt nóng trên 1.300 - 1.500 độ C mới sinh ra dioxin. Rõ ràng người ta không cần xét nghiệm cũng thấy nguy cơ nhiễm của dioxin rất hiếm với những cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn. Còn dùng chai trôi nổi không rõ nguồn gốc mà chai đó được sản xuất từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc, tái chế thì nguy cơ ô nhiễm chất có hại rất lớn.

PGS Trần Hồng Côn cũng cho lời khuyên chỉ nên sử dụng nước đóng chai của các hãng có uy tín và hoàn toàn không lạm dụng nước đóng chai vì ngoài các nguy cơ khác, còn có rủi ro lớn là thiếu vi chất và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.


Giảm nguy cơ tử vong ở bệnh ung thư đại tràng

Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sàng lọc (xét nghiệm máu trong phân hoặc nội soi) thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ tử vong ở bệnh ung thư đại tràng.

Phương pháp nội soi đại tràng thường xuyên giúp phát hiện, đôi khi là để loại bỏ những khối u bất thường, có thể giảm 68 % nguy cơ tử vong do ung thư ruột kết

Thứ nhất là, phương pháp xét nghiệm máu trong phân giúp làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng tới 32 %. Phương pháp này cũng giữ cho tỷ lệ tử vong thấp, thậm chí là sau khi kiểm tra dừng lại, theo một nghiên cứu mới.

Thứ hai là, phương pháp nội soi đại tràng đều đặn giúp phát hiện, đôi khi là để loại bỏ những khối u bất thường, có thể giảm 68 % nguy cơ tử vong do ung thư ruột kết. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng, nếu không phát hiện khối u bất thường nào thì nguời ta có thể an tâm chờ đợi tới lần nội soi tiếp theo vào 10 năm sau.

Tuy nhiên, nghiên cứu này không thể so sánh giá trị tương đối của hai phương pháp này dù có rất nhiều người muốn biết về điều đó.

"Cả hai nội soi và thử nghiệm máu trong phân đều có hiệu quả trong việc tầm soát ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, việc so sánh hiệu quả giữa hai phương pháp này thực sự rất khó khăn", chuyên gia cho hay.

Ung thư đại trực tràng khiến hơn 600.000 người toàn thế giới tử vong mỗi năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Hiệp hội Ung thư Mỹ ước tính rằng quốc gia này có khoảng 50.800 ca tử vong mỗi năm, với 142.800 trường hợp mới được phát hiện hàng năm, tỷ lệ đó đã giảm nhờ sàng lọc.

Xem thêm: chua benh ung thu

September 21, 2013

Làng ung thư và lỗi lo chưa có lời giải

Hàng chục người chết mỗi năm vì bệnh ung thư quái ác, gần 400 hộ dân huyện Hớn Quản (Bình Phước) sống trong hoang mang, lo ngại.

Bùng phát ung thư

Hai ấp Thanh Sơn (xã Thanh An) và ấp 8 (xã An Khương) nằm liền kề và cùng chung nỗi bất an khi mỗi năm, hai ấp có khoảng 20 người chết vì ung thư.

Trường hợp đầu tiên là bà Tô Thị Xiên (SN 1959), đang khỏe mạnh bình thường bỗng phát bệnh, người xanh xao gầy yếu, suốt ngày ho khạc. Bà Xiên xuống TP.HCM khám bệnh, các bác sĩ chẩn đoán là UT phổi, giai đoạn cuối, yêu cầu người nhà đưa về chăm sóc, được vài tháng thì qua đời. Đến năm 2010, con trai nạn nhân cũng "theo mẹ" với cùng chứng bệnh ung thư phổi.

Những người chết vì ung thư gan, phổi, thận, hạch ác tính… trong vùng liên tục tăng lên, nhất là hai năm trở lại đây. Ông Nguyễn Trọng Vững, trưởng ấp Thanh Sơn kể: "Ở Thanh Sơn có nhiều người chết về ung thư, nhưng ám ảnh nhất là trường hợp ông Tô Vĩnh Bình (SN 1959). Mấy năm trước, ông Bình phát hiện một cục hạch nhỏ bằng ngón tay út ở cổ.

Ban đầu, ông tưởng là bị côn trùng cắn, lấy dầu gió để xoa, nhưng cục hạch vẫn còn. Ông lo lắng đi khám bệnh thì được chẩn đoán là hạch di căn, dù đã hóa trị, nhưng cục hạch cứ to lên, đến tháng điều trị thứ tư thì lớn bằng bắp tay, mọc dài như một chiếc sừng ở cổ. Sau đó, ông Bình qua đời vì ung thư di căn xuống nhiều bộ phận trong cơ thể".

Chỉ cách nhau một khe suối, bệnh ung thư cũng đang là vấn đề nhức nhối của người dân ấp 8, xã An Khương (huyện Hớn Quản). Trường hợp đầu tiên chết vì ung thư dạ dày xảy ra năm 2007. Sau đó là hai trường hợp vào năm 2008. Bùng phát mạnh nhất là vào năm 2012 vừa qua, đến năm người chết vì các bệnh như ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư phổi. Trưởng ấp Nguyễn Đình Thống cho biết, những trường hợp này đều phát hiện bệnh rất muộn, không thể cứu chữa.

Bà Nguyễn Thị Yến, Bí thư chi bộ ấp Thanh Sơn cho biết: "Điều khó giải thích nhất là những người chết vì bệnh ung thư tập trung ở hai ấp Thanh Sơn và ấp 8. Đa số bệnh nhân là đàn ông tuổi ngoài 50 và chết đột ngột. Ban đầu, chúng tôi nghĩ là do nguồn thực phẩm, rồi rượu chè nên sinh bệnh. Điều tra kỹ thì thấy những người mắc bệnh đều khỏe mạnh và không nghiện ngập, hoặc chưa từng dùng các chất kích thích có thể gây ung thư".

Nguyên nhân do nguồn nước?

Theo nhận định của người dân, nguyên nhân gây ung thư có thể là do nguồn nước sinh hoạt. Cô Lê Thị Chung kể: "Gia đình tôi từ Thanh Hóa vào lập nghiệp năm 1986. Khi đó người dân phát hiện nhiều thùng phuy chứa chất độc hóa học nằm ngổn ngang trên nương rẫy. Để khai hoang đất canh tác, người ta đem đổ và đốt, có lẽ chất độc ngấm xuống đất, rồi ngấm vào nước".

Ông Nguyễn Đình Thống nói: "Trước đây người dân đi làm nương rẫy thường phát hiện những ụ đất có chứa "thuốc cay". Sau khi dùng cuốc xẻng đào thì ngửi thấy mùi nồng nặc, khó chịu. Chất hóa học này gây cay mắt, mỗi lần làm rẫy, ai không may gặp phải đều bỏ chạy. Về sau, mọi người dùng khăn ướt bịt mũi, miệng để hạn chế hơi độc". Ông Thống cho biết thêm, nguồn nước tại ấp 6 dư vôi và nhiễm phèn rất nặng, người dân mắc bệnh từ từ, đến giai đoạn cuối, đau dữ dội mới phát hiện, đi khám thì đã quá muộn. Nghi nguồn nước nhiễm độc, một số hộ dân đã mua máy lọc nước nhưng số hộ tự trang bị máy vẫn còn ít.

Ông Lê Minh Thìn, Chủ tịch UBND xã Thanh An, cho biết: "Đây là địa bàn bị bom đạn tàn phá dữ dội trong chiến tranh. Sau này, trên các nương rẫy còn nhiều vết tích của bom mìn, các thùng hóa chất sót lại. Đặc biệt, chất độc hóa học có thể ngấm xuống lòng đất và nguồn nước sinh hoạt và là nguyên nhân gây bệnh. Trong các kỳ họp HĐND, tiếp xúc cử tri, UBND đã kiến nghị các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, tìm biện pháp xử lýphù hợp".

Sử dụng tế bào gốc được biến đổi gene để hỗ trợ chữa trị những tổn thương cơ tim

Các nhà nghiên cứu Canada đã bắt đầu một cuộc thử nghiệm sử dụng những tế bào gốc được biến đổi gene để hỗ trợ việc chữa trị những tổn thương cơ tim của các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.




Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn phát biểu ngày 5/9 của Tiến sỹ Duncan Stewart, Giám đốc phụ trách khoa học của Viện Nghiên cứu bệnh viện Ottawa, nhấn mạnh rằng trong cuộc thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tế bào gốc, được chiết xuất từ máu các bệnh nhân trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi bị nhồi máu cơ tim.

Sau đó các nhà khoa học sẽ tìm cách "nâng cấp" những tế bào nguyên bản này bằng một loại gene di truyền được gọi là nội mạc nitric oxide synthase để kích thích sự phát triển của mạch máu và cải thiện việc làm lành những mô tim bị tổn thương nghiêm trọng.

Các tế bào gốc được thay đổi gene này sau đó sẽ được truyền vào tim của bệnh nhân thông qua động mạch vành đã bị nhồi máu cơ tim.

Tiến sỹ Stewart nói: "Tế bào gốc có khả năng đáng kinh ngạc để sửa chữa và tái tạo các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể, nhưng tế bào của các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim không có khả năng chữa bệnh giống như tế bào của những thanh niên khỏe mạnh do những tế bào này đã bị già hóa và tiếp xúc với những yếu tố dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim. Chiến lược của chúng tôi là 'trẻ hóa' các tế bào gốc bằng cách bổ sung những bản sao của loại gene di truyền cần thiết cho hoạt động tái sinh, để chúng có thể kích thích tốt hơn việc chữa lành những tổn thương ở tim, làm giảm các vết sẹo và phục hồi khả năng bơm máu của tim, nói cách khác là giúp tim người bệnh tự chữa lành vết thương".

Cũng theo Tiến sỹ Stewart, cuộc thử nghiệm nói trên sẽ quyết định việc liệu các tế bào gốc, nhất là những tế bào được thay đổi gene di truyền, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng hay không.
Trái tim của những bệnh nhân này đã bị tổn thương nặng, các vết sẹo khiến tim trở nên yếu hơn, bị to ra và khiến các bệnh nhân có nguy cơ bị suy tim, đột tử, mắc các bệnh mãn tính và tử vong sớm.

Liệu pháp mới được hy vọng sẽ cải thiện việc chữa lành những tổn thương ở tim, giảm sẹo và thúc đẩy chức năng của cơ tim. Đây là một cuộc thử nghiệm đầy tham vọng và được quốc tế quan tâm.