September 24, 2013

Dùng phóng xạ nội y trong điều trị ung thư gan

Nguồn xạ sẽ được đưa vào từ đường tĩnh mạch ở háng để đến tĩnh mạch gan nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Tại Hội nghị phẫu thuật Châu Á lần thứ 19 được tổ chức tại Singapore, phóng viên Hà nội mới điện tử đã có dịp phỏng vấn Giáo sư Pierce Chow Kah Hoe, chuyên gia phẫu thuật gan mật và là giảng viên ĐH Duke - NUS, Singapore về phương pháp điều trị ung thư gan mới này.

Theo giáo sư Chow, hiện một số nước, vùng lãnh thổ như Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông... đã đưa vào áp dụng phương pháp trên để điều trị ung thư gan .

Trước đây, ung thư gan thường được coi như một bản án tử hình. Nếu ai đó được chẩn đoán bị ung thư gan thì họ chỉ còn biết sống trong tuyệt vọng. Tuy nhiên, hiện nay, y học đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này và đã có phương pháp điều trị hiện đại, mang đến hy vọng cho những người bị ung thư gan.

Phương pháp phóng xạ nội y - đưa nguồn xạ vào từ đường tĩnh mạch ở háng để đến tĩnh mạch gan nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, có thể giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp ung thư còn khu trú ở gan (chưa di căn), những bệnh nhân không thể phẫu thuật được.

Nói rõ hơn về thuyết phóng xạ nội y, Giáo sư Chow cho biết, khoảng 20.000-30.000 khối cầu rất nhỏ chứa yttrium sẽ được đưa vào từ đường tĩnh mạch ở háng để đến tĩnh mạch gan, tìm đường đến các khu vực mà khối u khu trú.



Các khối cầu nhỏ này, mỗi khối có kích thước chỉ bằng khoảng 1/3 đường kính của một sợi tóc, nhắm mục tiêu vào các khối u trong gan và phá hủy nó. Tuy nhiên, thuyết điều trị mới này ảnh hưởng bất lợi đến cả các khối u lẫn những mô lân cận. Vì vậy, phóng xạ từ máy sẽ là "một ý tưởng tồi" cho một người bị ung thư gan mà không chỉ toàn bộ gan, mà cả dạ dày sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót theo phương pháp điều trị mới này cao hơn nhiều so với những phương pháp cũ.

Nếu ung thư gan lan tới những khu vực khác, theo Giáo sư Chow, khi đó, hóa học trị liệu với thuốc sorafenib có thể là câu trả lời.

Để đối phó với những khối u nhỏ khoảng 3cm hoặc nhỏ hơn và không quá 3 khối u như vậy trong gan, Giáo sư Chow đề nghị dùng phương pháp cắt bỏ bằng tần số vô tuyến, cho kết quả tăng tuổi thọ thêm 10 năm với những bệnh nhân này. Các sóng tần số vô tuyến đi qua một thiết bị vào trong khối u làm nhiệt độ tăng lên, giúp phá hủy khối u. Dĩ nhiên, để điều trị đạt kết quả tốt nhất, việc phát hiện khối u càng sớm càng tốt.

Giáo sư Chow cho biết, ung thư gan nguyên phát khởi đầu từ viêm gan siêu vi, trong đó châu Á có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn châu Âu. Còn ung thư gan thứ phát bắt nguồn từ một bệnh ung thư ảnh hưởng đến phần khác của cơ thể và lây lan đến gan. Nhưng tại hầu hết các vùng châu Á, ung thư gan nguyên phát thường phổ biến hơn và cũng gây khó khăn hơn trong điều trị.

Vì vậy, theo Giáo sư Chow, phòng chống viêm gan B sẽ là cách tốt nhất để phòng chống ung thư gan. Trẻ em có thể mắc bệnh từ cha mẹ bị nhiễm bệnh và lối thoát duy nhất trong trường hợp này là tiêm phòng.


Ung thư ở trẻ em khác gì người lớn?

Chớ nghĩ rằng, ung thư chỉ xảy ra ở người lớn. Ung thư còn xảy ra ở trẻ em.

Theo ghi nhận của các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM), khác với ung thư xảy ra ở người lớn (thường xuất phát từ những vị trí cơ thể tiếp xúc với môi trường xung quanh), ung thư ở trẻ em chủ yếu xuất phát từ các lớp trung mô, tế bào chưa trưởng thành và tăng sinh rất mạnh. So với ung thư ở người lớn, ung thư ở trẻ em hiếm gặp hơn, nhưng ung thư ở trẻ em diễn tiến nhanh, lan tràn sớm.

Ngoài ra, ung thư ở trẻ em còn có một số đặc điểm khác với người lớn đó là: 50% trường hợp ung thư ở trẻ là ung thư ở hệ tạo huyết, 50% ung thư bướu đặc. Có nhiều loại ung thư thường xảy ra ở trẻ, nhưng hiếm gặp ở người lớn như: bướu nguyên bào (gan, thận, thần kinh, võng mạc...). Ngược lại, những ung thư thường gặp ở người lớn lại ít xảy ra ở trẻ em như: ung thư phổi, ung thu gan, cổ tử cung, vú...

Những ung thư thường gặp ở trẻ em

Theo khảo sát của Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) thì, đứng đầu ung thư ở trẻ em là bệnh bạch cầu cấp (chiếm khoảng 30%), kế đến là bướu ở hệ thần kinh trung ương (chiếm khoảng 18%), các bệnh lymphôm (12%), bướu nguyên bào thần kinh (chiếm 8%), bướu Wilms - là bướu nguyên bào thận (chiếm 6%)...

Ung thư buồng trứng dù hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em (hay gặp ở trẻ gái từ 11-15 tuổi), chiếm khoảng 1% trong các loại ung thư ở trẻ dưới 15 tuổi. Triệu chứng thường gặp là đau bụng và xuất hiện bướu ở ổ bụng.

Còn theo khảo sát của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho thấy, ung thư tuyến giáp chiếm tỷ lệ 0,5-3% bệnh lý ác tính ở trẻ em và chiếm 7% số trường hợp ung thư vùng đầu cổ ở trẻ, bệnh thường gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai (với tỷ lệ 2:1), bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi 7-12 tuổi. Cũng theo khảo sát của Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM), ung thư trẻ em chiếm khoảng 2,3%, trong số những bệnh nhân ung thư đến chữa trị tại bệnh viện. Còn tại Mỹ, hằng năm có từ 7.500-8.000 trường hợp trẻ mắc bệnh ung thư, riêng số trẻ tử vong do bệnh này là 1.600-2.000 trẻ/năm.

Do ung thư ở trẻ em có những đặc điểm khác người lớn, nên đòi hỏi bác sĩ cần lưu ý một số đặc điểm khi chữa trị. Ngày nay nhờ tiến bộ của y học, việc áp dụng chữa trị ung thư bằng đa mô thức, cũng như những tiến bộ về phẫu thuật nhi, vận dụng hợp lý các phương thức điều trị... nên có sự cải thiện đáng kể về kết quả chữa trị các loại bệnh như: bệnh bạch cầu lymphôm cấp, bướu Wilms, bướu xương, bướu nguyên bào thần kinh và một số bướu ở hệ thần kinh trung ương. Nếu trẻ được phát hiện bệnh sớm, cộng với việc phối hợp điều trị đa mô thức thích hợp, đầy đủ, thì khoảng 70-75% các trường hợp ung thư ở trẻ em sẽ có cơ may trị khỏi.

Xạ trị là "vũ khí" hiệu quả trong điều trị nhiều loại ung thư ở trẻ em. Tuy nhiên, khi đứng trước một bệnh nhi mắc bệnh ung thư có chỉ định xạ trị, các bác sĩ luôn cân nhắc, phân vân giữa một bên là hiệu quả điều trị và một bên là những biến chứng muộn do việc xạ trị gây ra. Bởi, các biến chứng và di chứng trên một cơ thể trẻ đang phát triển, chưa kể những ung thư thứ hai xuất hiện về sau bởi ảnh hưởng của xạ trị...


7 thủ phạm gây ung thư gan

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu từ trước tới nay, ung thư gan phát sinh chủ yếu do 7 nguyên nhân sau.

1. Nguồn nước ô nhiễm. Chất lượng nước uống bị ô nhiễm nghiêm trọng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra ung thư gan. Đặc biệt là nước mương, tiếp đó đến nước sông, nước giếng mức ô nhiễm thấp nhất. Vì vậy tại các nông thôn chưa có hệ thống xử lý nước thì nên khuyến khích mọi người sử dụng nước giếng.



2. Viêm gan do virut. Chủ yếu là viêm gan B và viêm gan siêu vi C, đặc biệt là người mắc bệnh viêm gan B và mang trong người virut viêm gan B, tỷ lệ mắc ung thư gan nguyên phát ở những bệnh nhân viêm gan B cao hơn bình thường từ 2 đến 10 lần. tại các vùng có tỷ lệ ung thư gan cao, ước tính có 20% số bệnh nhân là bị viêm gan B hoặc trong cơ thể có nhiễm virut viêm gan B.



3. Độc tố aflatoxin trong thực thẩm mốc. Aflatoxin B là chất chủ yếu gây ung thư, thích hợp sinh trưởng trong môi trường nhiệt độ cao, khí hậu nóng ẩm. Đặc biệt trong các nguyên liệu, ngũ cốc và thực phẩm bị meo mốc...dễ sinh ra độc tố aflatoxin, việc thường xuyên sử dụng những thực phẩm nhiễm độc tố aflatoxin chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra ung thư gan.



4. Hóa chất gây ung thư. Các chất hóa học có thể gây ra ung thư gan chủ yếu là hợp chất có chứa N-nitroso, ví dụ như nitrosamine và nitramide. Ngoài ra, trong thuốc trừ sâu, rượu, xá xị...cũng chứa các chất gây ung thư.



5. Đột biến gen. Còn có ý kiến cho rằng, nguyên nhân của sự đột biến về môi trường có tác dụng đến virut gây kích thích tế bào gan phân chia phản ứng hoạt hóa, gây ra sự đột biến tế bào và chuyển vị gen, những nhân tố này có thể cũng là nguyên nhân khiến cho tế bào gan sinh sản nhanh hơn.



6. Hệ miễn dịch. Có nhận định cho rằng trong máu của bệnh nhân ung thư gan có chứa một loại nhân tố đóng, có thể ức chế các tế bào miễn dịch và vảo vệ tế bào ung thư gan khỏi sự sát thương của tế bào miễn dịch. Nghiên cứu đã chứng minh, alpha-fetoprotein (AFP) có khả năng ức chế thực bào đối với tế bào lympho và đại thực bào.



7. Các nhân tố khác. Quá nhiều dinh dưỡng (lượng dinh dưỡng quá lớn) hoặc thiếu dinh dưỡng (như thiếu vitamin A, B1), bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, lây nhiễm ký sinh trùng và yếu tố di truyền...cũng là nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh ung thư gan.



September 23, 2013

Sẽ có vaccine điều trị HIV, viêm gan B và C bằng chính máu người

Điều trị HIV, dieu tri viem gan B và viêm gan C thường phải trải qua một thời gian dài bằng thuốc chống virus để ức chế virus.

Tuy nhiên, thuốc kháng virus không có hiệu quả tuyệt đối để có thể chống lại một số chủng virus gây ra những căn bệnh đó.

Nhưng một phát hiện gần đây của các nhà khoa học Singapore đã đưa ra hy vọng lớn lao cho một phương pháp mới điều trị bệnh được cá nhân hóa. Cụ thể là, phương pháp này sẽ sử dụng chính máu của bệnh nhân để điều trị bệnh cho họ.

Các nhà khoa học ở Viện Khoa học làng Singapore (SICS) đã phối hợp chặt chẽ với các nhà nghiên cứu thuộc Mạng lưới Miễn dịch Singapore tiến hành một nghiên cứu khoa học, họ phát hiện ra rằng bạch cầu đơn nhân - một loại tế bào bạch cầu - có thể sản sinh ra phản ứng miễn dịch để khống chế virus ở bệnh nhân bị nhiễm trùng mạn tính và lợi dụng virus bị khống chế để thúc đẩy phản ứng miễn dịch của các bệnh nhân.

Bằng cách sử dụng các kháng nguyên sẵn có trong máu của bệnh nhân mắc nhiễm trùng kinh niên, phương pháp này sẽ giảm bớt thời gian và các khoản chi phí không cần thiết để cô lập đặc biệt protein virus từ bệnh nhân, làm sạch loại protein này và sau đó vô hiệu hóa nó để tạo ra vaccine.

Tất cả các loại protein trong cơ thể mỗi người có thể được sử dụng để điều chế ra vaccine cho từng người. Điều này cũng đồng nghĩa với nhiều vấn đề nan giải có liên quan đến liệu pháp vaccine hiện tại để chống lại các bệnh nhiễm trùng mạn tính có thể được khắc phục, chẳng hạn khắc phục tính đa dạng di truyền của virus để làm ra những loại vaccine an toàn và có tác dụng tốt nhất.

Đặc biệt, phát hiện này của các nhà khoa học Singapore sẽ là hi vọng tốt đẹp dành cho người nghèo. Vì bằng cách điều chế vaccine để xác định cụ thể từng loại virus và bệnh cho từng bệnh nhân, nên việc sản xuất vaccine có thể được đơn giản hóa và chi phí ít tốn kém hơn. Nhóm nghiên cứu vui mừng chia sẻ rằng vaccine được sản xuất thông qua phát hiện này cũng có thể cải thiện khả năng tiếp cận phương pháp điều trị như vậy.


Chưa thể khẳng định nước để trong ôtô gây ung thư

Trước thông tin gần đây về nước uống để lâu trên ôtô có nguy cơ gây ung thư, các chuyên gia cho biết khuyến cáo này chưa thể khẳng định là đúng.

Thời gian gần đây, nhiều người hoang mang khi các bác sĩ ở Mỹ đưa ra khuyến cáo nước đóng chai để trong ôtô có thể dẫn đến ung thư do nhiệt độ cao trong xe xúc tác với các chất hoá học từ vỏ nhựa giải phóng dioxin (C4H4O2), hoà tan trong nước. Thông tin này được đưa ra sau khi một bệnh nhân nữ tên Sheryl Crow bị ung thư vú và kết quả kiểm tra đã xác định trong mô ung thư vú của cô có mức độ cao của chất dioxin (C4H4O2).

PGS Trần Hồng Côn, giảng viên bộ môn công nghệ hoá học, khoa Hoá học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội, cho rằng khuyến cáo trên chưa thể khẳng định là đúng. Và cả khuyến cáo không đặt chai nước bằng nhựa trong tủ lạnh vì nước đá lạnh khiến vỏ nhựa giải phóng dioxin cũng không chính xác.

PGS Côn lý giải, thức ăn để trong hộp nhựa ở nhiệt độ cao thì có khả năng các chất có hại từ nhựa sẽ thôi ra, nên không sử dụng hộp nhựa đựng thức ăn ở nhiệt độ cao hay sấy, vi sóng... trực tiếp là đúng, còn ở nhiệt độ càng thấp thì khả năng thôi các chất từ chai nhựa ra càng ít. Trong ôtô, nhiệt độ chỉ lên tới 60 độ C là tối đa (để dưới trời nắng) thì chưa đủ điều kiện thôi nhiễm.

Để tránh rủi ro, chỉ nên sử dụng nước đóng của các hãng có uy tín và không nên lạm dụng


Mặt khác, "trong thành phần của nhựa dùng làm đồ đựng gia dụng không có dioxin. Dioxin chỉ được sinh ra từ vật liệu nhựa ở những điều kiện nhất định như nhiệt độ cao (khi đốt cháy nhựa chẳng hạn). Hiện nay nhựa được cho phép chế tạo làm đồ gia dụng là các loại nhựa đã được chỉ định an toàn theo FDA của Mỹ hay EU", ông Côn cho biết.

Đồng quan điểm, TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho rằng, còn phải xét đó là những chai nhựa đã được cấp giấy chứng nhận an toàn hay loại trôi nổi trên thị trường. Bao bì chứa đựng nước và thực phẩm theo quy định phải được chứng nhận an toàn cho thực phẩm, đảm bảo các chỉ tiêu về chất thôi nhiễm, phương pháp kiểm nghiệm và giới hạn thôi nhiễm của các chất.

TS Hùng khuyến cáo, chất thôi nhiễm phụ thuộc vào ba yếu tố chính là môi trường, thời gian sử dụng và nhiệt độ. Hiện nay, có nhiều loại chất trong một sản phẩm, nhưng chỉ lựa chọn được những chất có nguy cơ cao để kiểm nghiệm. Tuy nhiên vẫn có nhiều loại chưa được phát hiện. Đối với việc nhiễm dioxin trong nước thì cần hiểu dioxin vào được trong nước thì nhựa (bình đựng nước) phải nhiễm dioxin.

Ngoài ra, nhựa đó phải được đốt nóng trên 1.300 - 1.500 độ C mới sinh ra dioxin. Rõ ràng người ta không cần xét nghiệm cũng thấy nguy cơ nhiễm của dioxin rất hiếm với những cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn. Còn dùng chai trôi nổi không rõ nguồn gốc mà chai đó được sản xuất từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc, tái chế thì nguy cơ ô nhiễm chất có hại rất lớn.

PGS Trần Hồng Côn cũng cho lời khuyên chỉ nên sử dụng nước đóng chai của các hãng có uy tín và hoàn toàn không lạm dụng nước đóng chai vì ngoài các nguy cơ khác, còn có rủi ro lớn là thiếu vi chất và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.