December 2, 2013

Độc tính trên tim của hóa chất chữa ung thư gan

Hầu hết các hóa chất chống ung thư đều có độc tính cao đối với nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, trong đó có quả tim.

Một số loại hóa chất còn có thể gây tổn thương cơ tim dẫn đến rối loạn nhịp tim hoặc suy tim. Hầu hết các hóa chất cũng như tia xạ đều gây tổn thương tim bằng cách tạo ra các gốc ôxy hóa tự do.

Hóa chất chữa ung thư gan gây độc cho tim.

Mặc dù có nhiều loại hóa chất được ghi nhận có thể gây ra các tổn thương cơ tim, nhưng doxorubicin là thuốc có nguy cơ lớn nhất.

Các dẫn xuất khác trong nhóm anthracyclin (như daunorubicin, epirubicin, idarubicin) và một số hóa chất như cyclophosphamid, arsenic trioxid, denileukin diftitox, gemtuzumab ozogamicin, melphalan, octreotid, oprevelkin, paclitaxel, tretinoin, fluorouracil và mitoxantron đều được ghi nhận có thể gây ra các rối loạn nhịp tim hoặc suy tim.

Triệu chứng

Các biểu hiện thường gặp của nhiễm độc tim do hóa chất chống ung thư mà người bệnh có thể cảm nhận được là mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, khó thở tăng lên khi nằm, trống ngực đập mạnh, phù chân, đi tiểu ít.

Thăm khám lâm sàng có thể thấy rối loạn nhịp tim, nghe tim có các tiếng thổi và một số biểu hiện của suy tim như nhịp tim nhanh, gan to, tĩnh mạch cổ nổi. Để có thể phát hiện sớm các tổn thương tim hóa trị liệu chống ung thư, cần theo dõi người bệnh chặt chẽ sau khi dùng thuốc, đặc biệt lưu ý sự xuất hiện của các rối loạn nhịp tim hoặc các dấu hiệu của suy tim.

Dự phòng

Một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm độc tim do các hóa chất chống ung thư như thay đổi liều dùng, cách dùng của thuốc, sử dụng các thuốc ít độc tính và dự phòng bằng thuốc.

Thay đổi liều dùng
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc cơ tim, các hóa chất cần được sử dụng với tích lũy liều thấp nhất, đặc biệt là với nhóm anthracyclin. Các nghiên cứu cho thấy, nếu dùng doxorubicin với tổng liều dưới 550mg/m2 da, nguy cơ nhiễm độc cơ tim chỉ là 1%.

Tuy nhiên, khi tích lũy liều tăng lên 560-1155mg/m2 da, nguy cơ nhiễm độc tim tăng lên tới 30%. Có sự khác biệt đáng kể giữa các cá thể về khả năng dung nạp doxorubicin, một số người có thể dùng liều rất cao mà không gây các bất thường ở tim, nhưng một số người dùng liều thấp (tổng liều dưới 550mg/m2) cũng gặp phải các tổn thương tim.

Thay đổi phương pháp dùng thuốc

Có một số bằng chứng cho thấy, phương pháp dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng nhiễm độc tim của thuốc. Truyền thuốc quá nhanh làm tăng nhanh nồng độ thuốc trong máu có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm độc tim.

Cùng một lượng thuốc, nếu được truyền chậm trong một thời gian kéo dài có thể giúp giảm nguy cơ này so với việc truyền nhanh trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, nếu thuốc được sử dụng chia từng liều nhỏ với khoảng cách tương đối gần giữa các liều cũng giảm nguy cơ nhiễm độc tim so với việc dùng các liều cao với khoảng cách giữa các liều kéo dài.

Sử dụng các dẫn xuất anthracyclin liposomal ít độc tính

Nguy cơ nhiễm độc tim do anthracyclin có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng các dẫn xuất anthracyclin liposomal như liposomal doxorubicin, pegylated liposomal doxorubicin. Trong các dẫn xuất này, anthracyclin được gói bọc trong các giọt mỡ nhỏ, nhờ đó sẽ lưu lại lâu hơn trong cơ thể và được phóng thích từ từ vào trong máu, không làm tăng cao nồng độ thuốc trong máu.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, dùng công thức liposomal doxorubicin giúp giảm rõ rệt nguy cơ nhiễm độc tim so với khi dùng công thức doxorubicin thông thường nhưng hiệu quả chống ung thư tương đương nhau.

Dùng thuốc dự phòng dexrazoxan

Dexrazoxan được chứng minh là có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm độc tim của doxorubicin bằng cách ngăn chặn sự tạo thành các gốc ôxy hóa tự do. Gốc ôxy hóa tự do là các phân tử kém bền vững, được tạo ra trong cơ thể từ các phản ứng ôxy hóa hoặc do sự tiếp xúc của cơ thể với một số yếu tố môi trường như khói thuốc lá, tia xạ, hóa chất.

Điều trị

Cũng như với mọi tác dụng phụ khác của thuốc, ngưng hoặc giảm liều của thuốc gây độc cho tim là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất, cần được làm ngay khi có thể. Tình trạng suy tim và rối loạn nhịp tim do hóa trị liệu chống ung thư cũng được điều trị tương tự như do các nguyên nhân khác.

Các thuốc chính được sử dụng trong điều trị suy tim là thuốc lợi tiểu (như furosemid, veospiron), thuốc trợ tim (như digoxin), thuốc ức chế men chuyển (như benazepril, enalapril và fosinopril) và thuốc chẹn bêta giao cảm (như metoprolol, propranolol và atenolol). Tùy thuộc vào loại rối loạn nhịp tim gặp trên điện tâm đồ, một số thuốc điều trị loạn nhịp tim có thể được sử dụng như amiodaron, mexiletil, propafenon...

Câu chuyện bi kịch về "người mẹ bệnh nuôi các con ung thư máu"

Chán cảnh vợ con bệnh tật, nợ nần chồng chất, chồng bỏ nhà ra đi, gần chục năm nay người phụ nữ này đã lặng lẽ, nuốt cay đắng, một mình đưa các con đi bệnh viện. Để rồi một trong ba đứa con đã không thể tiếp tục sự sống, hai đứa con còn lại cùng người mẹ đều mang bệnh trọng, ngày qua ngày vật vờ trong ranh giới giữa sự sống và cái chết. Đó là hoàn cảnh vô cùng bi đát của chị Ngô Thị Hồng, trú tại thôn 10, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội.

Chồng bỏ, con mất, còn lại nỗi đau bệnh tật

Sinh hai đứa con, không may cả hai đều có gene máu trắng, bé thứ hai bị nặng, chạy chữa 4-5 năm trời, tiêu tốn khá nhiều tiền của nhưng cuối cùng vẫn không thể cứu sống. Nỗi đau mất con khiến vợ chồng chị Hồng suy sụp đi một thời gian, nghĩ đến tương lai phía trước, anh chị quyết định sinh thêm bé thứ ba là Hoàng Công Tiến. Bất hạnh lại ập đến khi phát hiện bé Tiến cũng mắc bệnh máu trắng lúc mới 6 tháng tuổi. Giọt máu thứ 3 của vợ chồng chị Hồng đã trở thành gánh nặng vô cùng lớn, đẩy cuộc sống gia đình vào vực thẳm.

Chán cảnh con cái bệnh tật, nợ nần ngập cửa, chồng là anh Hoàng Công Hà đã bỏ nhà đi cách đây chục năm, không quay trở về. Chị Hồng không còn cách nào khác đành cắn răng chịu khổ, một mình chăm 2 đứa con kém may mắn.

Hai mẹ con chị Ngô Thị Hồng

Gạt nước mắt, chị Hồng kể: “Con cái bệnh tật, mất đi một đứa đã đau lòng lắm rồi, sinh thêm đứa nữa cũng chẳng được như người ta, dù chỉ một chút thôi cũng không được. Ngày nào nhìn con tôi cũng khóc, chục năm rồi chỉ có mẹ con tôi trong ngôi nhà cấp 4 này. Và sẽ không thể kể hết những nỗi khổ mà tôi đang gánh chịu”.

Đau đớn nhìn thân xác con bị hành hạ

Bé Tiến bây giờ đã 12 tuổi, căn bệnh máu trắng đã đeo bám em suốt 11 năm qua kể từ ngày phát hiện bệnh. Cơ thể em bị biến dạng đi trông thấy, đầu to, bụng phình trướng ra, chân tay teo tóp lại. Căn bệnh quái ác không chỉ vắt kiệt sức lực của Tiến mà còn gây ra biến dạng xương mặt, xương chân tay, xương hông. “Một thời gian cháu nó bị biến dạng xương tay chân, động đâu gãy đấy, cứ bó bột xong lại gãy, vừa rồi đi hội chẩn, các bác sĩ cho biết cháu bị biến dạng xương hông. Nó đau nên khóc suốt, thương con mà chỉ biết ôm con khóc thôi, biết làm sao được” - chị Hồng tâm sự.

Trung bình nửa tháng chị Hồng lại đưa con lên Bệnh viện Nhi Trung ương chữa trị. Chi phí mỗi lần đi mất ít nhất 2 triệu, trong vòng 11 năm nay, chị đã phải vay mượn hơn 100 triệu để lo cho con. Vay nhiều mà không có trả, không ít lần ngân hàng xuống đòi lãi, người quen đến đòi tiền, chị khất nợ một vài lần không được, có lúc phải chạy trốn sang nhà hàng xóm.

Bởi thế mà hai tháng nay, chị không thể đưa Tiến lên viện theo lịch hẹn của bác sĩ. Chị nói trong nấc nghẹn: “Giờ tôi chẳng thể vay nổi tiền để đưa con đi viện nữa. Bác sĩ bảo gia đình chuẩn bị tiền để ghép tủy cho con nhưng thử hỏi giờ tôi kiếm đâu ra 200 triệu để ghép. Tôi đành phải để con ở nhà, tôi đã cố hết sức rồi, sinh con ra để con như thế này, tôi cũng đau lòng lắm chứ”.

Bất hạnh của người phụ nữ đang ở trước mắt chúng tôi càng lúc càng quá sức chịu đựng khi chị cho biết thêm chị đang mang trên mình hai căn bệnh: U nang cổ tử cung và ung thư vòm họng. Mấy năm trời đưa con đi viện, người mẹ ấy đã âm thầm chịu đựng sự giày xéo của những căn bệnh hiểm nghèo. Khi được hỏi tại sao chị không đi chữa trị, chị nuốt nước bọt rồi nói: “Thì bây giờ tất cả vì con nên kệ, chữa cho con được như thế nào thì tốt thế đó, giờ chữa cho mẹ nữa thì tiền đâu ra. Cô xem trong nhà còn có gì đáng giá nữa đâu. Mỗi lần đi viện, mọi người hỏi - hai mẹ con đi như thế này, bỏ nhà như thế không sợ trộm cắp à, thì tôi đều phải bảo nhà có cái gì nữa đâu mà mất, có vài cái nồi, cái xoong, lấy được thì lấy”.

Cảnh hai mẹ con vò võ trong nhà, cả hai đều ôm bệnh, tưởng chừng như không còn có một tia sáng nào có thể hé mở. Song chị Hồng vẫn còn có một niềm tin khi nhắc đến đứa con gái đầu là em Hoàng Thị Yến. “Con bé là tất cả những gì tôi hy vọng, nó khổ từ bé, hai đứa em bị bệnh đều được nó chăm sóc, giờ nó quyết tâm học trung cấp y, tôi vui lắm. Nhưng tôi chỉ buồn là tôi không nuôi được nó học”, - nói đến đây, chị Hồng nghẹn ngào cúi mặt xuống.

Yến năm nay 22 tuổi, vì thương mẹ, em đã học trung cấp y với mong muốn có thể chữa bệnh được cho em và mẹ. Song vì hoàn cảnh cơ cực, việc ăn ở học tập của em gặp rất nhiều khó khăn, mỗi ngày em chỉ dám tiêu 6 nghìn đồng. Hoàn cảnh éo le của mẹ con chị Hồng dường như đã không còn lối thoát.


Lương y sở hữu bài thuốc trị bệnh gan độc đáo ở Hà Giang

Theo Gia đình và Xã hội đã thu thập được - tại nơi miền sơn cước với xung quanh là bốn bề núi rừng, mỗi khi có người bị bệnh gan là họ lại tìm đến ông, hàng trăm người từng gần kề với cái chết được ông cứu sống và trở về với cuộc sống thường ngày. Ông là Hoàng Ngọc Cảnh ở thôn Tân Trang, xã Tân trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

Ông Hoàng Ngọc Cảnh.


Hành trình vái tứ phương tìm thầy trị bệnh "nan y"

Những ngày rong ruổi nơi địa đầu tổ quốc, chúng tôi tình cờ nghe được câu chuyện về vị lương y sở hữu bài thuoc tri benh gan nổi tiếng nhất Hà Giang. Chúng tìm đến ông Cảnh vào một buổi chiều ngoài trời mưa rả rích. Trong căn nhà nhỏ nằm hun hút trong khe núi, ông Cảnh thanh thoắt rót nước lá rừng mời khách rồi kể về chuyện nghề, chuyện đời. Khi nhắc đến con đường đưa ông đến nghề làm thầy lang, ông bảo đó là cái số trời quyết, nếu không vì ngày trước ông là bệnh nhân của căn bệnh nan y này thì giờ ông đã không được làm cái nghề phúc đức như bây giờ.

Theo như ông Cảnh, thì năm 1985 ông mắc bệnh nặng, khắp người da vàng người phù lên như trái mọng nước, đến việc đi lại cũng khó khăn. Đi bói thì các thầy bảo, ngày xưa đi đốt nương không tránh mộ của người chết nên giờ hồn họ đến tìm, một số thầy khác lại cho rằng năm đó là năm gặp hạn nên cần dùng dê để giải, thế là gia đình lại đi tìm thầy về cúng suốt 3 ngày 2 đêm mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Đi đến bệnh viện khám thì các bác sĩ nói là bị sơ gan cổ trướng giai đoạn cuối và khuyên về nhà chuẩn bị hậu sự…".

Trong nỗi tuyệt vọng khi ấy, cứ ai rỉ vào tai ông có người chữa được bệnh gan bằng thuốc nam là ông lại tìm đến họ. Khi đó, nghe danh ở xã Yên Thuận (Hàm Yên - Tuyên Quang) có một người thầy thuốc tài ba chữa bệnh gan cực giỏi, với hy vọng chữa được căn bệnh nan y của mình ông lại cất công khăn gói ra đi với hy vọng sẽ tìm được nguồn ánh sáng mới. Lần này "thần may mắn" đã gõ cửa nhà ông khi gặp được một vị thầy thuốc bậc thầy trong chữa trị các bệnh về gan, khi ấy người đó yêu cầu muốn trị được bệnh này phải ở lại đó vài tháng để được trực tiếp quan sát tình trạng sức khỏe để chọn thuốc cho phù hợp, đặc biệt phải kiêng ăn đồ nóng như thịt gà, thịt trâu, thịt bò, rau bí, rượu, bia… Sau hai tháng ăn kiêng chữa trị, bệnh ông khỏi hẳn. Thấy ông Cảnh là người thật thà người thầy thuốc tên Bàn Văn Tráp đã nhận ông Cảnh làm con nuôi và truyền dạy bài thuốc chữa trị bệnh gan bằng lá cây rừng đặc biệt hiệu quả này.

Xin bệnh nhân được chữa bệnh

Sau khi căn bệnh vô phương cứu chữa của ông khỏi hẳn và trở về với cuộc sống đời thường, khi ấy ít ai biết và tin ông có thể trị được các bệnh về gan, đặc biệt là sơ gan cổ trướng. Hỏi về bệnh nhân đầu tiên, ông cho biết đó là một người phụ nữ tên Thơm ở xã bên, người này cũng đã từng rơi vào cảnh như mình trước đó, đi khắp nơi chữa trị mà vẫn không khỏi. Nghe vậy, ông Cảnh đã phải đến tận nơi đề nghị được chữa trị, ngày đầu gia đình bệnh nhân không tin tưởng nhưng sau nhiều lần năn nỉ mới được chấp thuận, chỉ sau vài tuần được ông sắc thuốc chị Thơm đã hoàn toàn bình phục. Từ đó trở đi cái tên Cảnh Huế (người Tày thường gọi tên bố gắn với tên con trai cả - PV) đã được người dân khắp trong và ngoài xã lân cận biết đến với biệt tài trị bệnh gan giỏi, lấy y đức làm trọng.

Cũng sau năm ấy, cả làng ông bỗng nhiên mắc căn bệnh lạ từ đầu làng đến cuối xóm một không khí ảm đạm bao trùm lên ngôi làng vốn dĩ bình yên bỗng trở nên u ám. Theo ông Cảnh, lúc ấy sắc mặt ai nấy đều vàng, đi xét nghiệm thì các bác sĩ đều kết luận là viêm gan A, thậm chí còn có một số tin đồn cho rằng do đường hóa học khi đó nhập khẩu bị nhiễm độc nên gây ra bệnh, lại có người cho rằng ngôi làng bị "ma ám" khiến nhiều người vô cùng hoang mang đi mời thầy cúng để hóa giải. Khi đó ông Cảnh được biết đến là người từng chữa được bệnh gan bằng cây lá rừng rất hiệu nghiệm, nên nhiều người trong làng đã tìm đến nhờ ông chữa trị. Quả nhiên bài thuốc bí truyền của người thầy thuốc luôn đặt y đức lên trên hết ấy đã giúp cho nhiều người tai qua nạn khỏi trở về với không khí vui vẻ rộn ràng như xưa, cũng kể từ đó tiếng tăm của ông lại càng được nhiều người biết và tìm đến.

Anh Hoàng Hoàng Văn Huế dẫn PV đi xem cây thuốc.


Khi chúng tôi hỏi ông có thể chữa được những loại bệnh gan nào, ông Cảnh cho biết: "Bình thường là viêm gan A, sơ gan cổ trướng và gan lành tính. Thuốc có thể trị bệnh này là 6 loại cây rừng cực kì hiếm, đặc biệt khó trồng nên phải đi hàng chục km đường rừng mới có thể hái được những loại cây này. Chủ yếu dùng thân và lá cây đem về cắt nhỏ sau đó sắc uống có tác dụng chữa bệnh gan rất hiệu nghiệm, đặc biệt dùng tươi thì tốt nhất. Ông Cảnh cho biết hiện tại muốn có được thuốc cứu người ông phải lên tận chóp núi mới tìm được những loại cây này, cho đến giờ cạnh nhà ông chỉ có một cây duy nhất vì những loại cây này chủ yếu ưa lạnh và mọc ở rừng đầu nguồn.

Anh Hoàng Văn Huế, con trai duy nhất trong gia đình được ông Cảnh truyền lại bài thuốc dẫn chúng tôi ra xem cây thuốc ở gần nhà bảo: "Cây thuốc thuốc này nhìn bề ngoài trông giống hoa hồng đỏ bình thường, mọc trên lưng chừng núi. Nhưng có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho các loại cây kia trị bệnh". Anh Huế cho biết thêm, ngoài loại cây này trong bài thuốc còn có một số vị như cây xổ cổ thụ hàng trăm năm, cây dứa nước, lá dong rừng… sau khi điều trị khỏi hẳn sẽ có một thang thuốc cắt sau cùng để bệnh không tái phát.

Tâm đức của người thầy thuốc vì dân nghèo

Chúng tôi tìm gặp chị Nguyễn Thị Thơm, ở thôn Lủ, xã Tân Bắc. Chị bảo, nếu không có ông Cảnh thì chắc chị đã không ở đây tiếp chuyện được với chúng tôi. Chuyện là năm ấy người chị bỗng nhiên khó chịu, sức khỏe giảm sút đi khám ở bệnh viện bác sĩ kết luận là sơ gan cổ trướng, rất khó chữa, gia đình đi bốc thuốc khắp nơi mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm, sau đó có một người đàn ông đã tự nguyện đến xin được chữa bệnh, khi ấy gia đình chị đồng ý nên chị mới có được như bây giờ. Gần đây nhất là ông lý Văn Chán (Bắc Quang - Hà Giang) và anh Lê văn Mạnh ở (Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc) cũng bị bệnh gan được ông điều trị và hiện nay đã trở về cuộc sống bình thường.

Năm nay đã quá ngưỡng ngũ tuần, nhưng ngày ngày ông Cảnh vẫn lên rừng làm nương, trồng sắn lúa ngô để nuôi đàn gà lợn, ông bảo: "Giờ mình vẫn còn khỏe mạnh, nuôi được gà vịt để khi khách đến còn mổ đãi khách, đời người ngắn ngủi sống được bao nhiêu nên phải sống cho thoải mái". Khi hỏi về thành tích chữa bệnh ông suy tư: "Từ trước đến nay không nhớ đã bao nhiêu người đến nhờ ông chữa, có những nhà sau khi chữa khỏi họ thường xuyên đến thăm hỏi gia đình vào những ngày lễ tết, thậm chí có người còn xin được nhận làm con nuôi". Ông bảo mỗi một ca chữa khỏi, tiền công, tiền biếu đối với ông là sự tùy tâm, tuyệt nhiên không đòi hỏi gì nhiều, tùy theo hoàn cảnh mà lấy, có khi chỉ là thóc gạo, con lợn con… ông vẫn vui lòng.


Giảm tác dụng phản ứng phụ của điều trị ung thư bằng hóa trị liệ

Nỗi ám ảnh của các bệnh nhân ung thư gan đang điều trị ung thư gan bằng hóa trị liệu và cũng là niềm ưu tư của các bác sĩ bệnh viện ung thư trên toàn thế giới là gì? Đó chính là phản ứng phụ của thuốc.

Hóa trị liệu là 1 vũ khí quan trọng trong điều trị ung thư, tuy nhiên, do hóa chất này được đưa đi khắp cơ thể nên có thể gây ra các tác dụng phụ đối với những tế bào máu được tạo ra từ tủy xương, tế bào chân tóc, tế bào trong miệng, trong đường tiêu hóa, trong tim, phổi, thận, bàng quang, tế bào thuộc hệ thống thần kinh và hệ thống sinh sản…

Suy tủy là một trong những tác dụng ngoại ý thường xảy ra khi sử dụng các thuốc hóa trị, chúng tiêu diệt một phần những tế bào tủy sống làm tế bào máu được tạo ra ít hơn. Vì thế, tác dụng phụ suy tủy luôn là một vấn đề mà các bác sĩ chú ý khi chọn thuốc hóa trị cho bệnh nhân ung thư.

Ngoài những tác dụng không mong muốn đã nêu ở trên, khi dùng hóa trị liệu, bệnh nhân ung thư có thể gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, nôn, rụng tóc, táo bón, tiêu chảy, khô rát mắt, khô miệng, nhức đầu, trầm cảm, lú lẫn, tai biến…. Mặc dù các tác dụng phụ này thường chỉ kéo dài trong vài ngày điều trị, sau đó sẽ giảm dần và hết hẳn khi bạn kết thúc điều trị nhưng nếu người bệnh không có sự chuẩn bị về tinh thần thì tình trạng có thể kéo dài, dẫn đến không ăn uống được, khó chịu, cáu gắt… không còn đủ sức khỏe cho những lần vào hóa chất tiếp theo.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào điều trị đều có tác dụng phụ giống nhau, mức độ biểu hiện cũng khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và cũng tùy thuộc vào từng cơ thể người bệnh.

Niềm ưu tư của các bác sĩ là nếu sự suy nhược cơ thể kéo dài dẫn đến tình trạng suy còi – suy kiệt thì bác sĩ sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho phác đồ điều trị. Điều này bác sĩ cũng không muốn và hiện cũng đang tìm kiếm một phương pháp mới nào đó cho vấn đề này.

Nay đã có Dr BRF K1 một giải pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân ung thư không còn nỗi ám ảnh quá lớn khi đang điều trị bằng hóa trị liệu mà còn giúp bệnh nhân ăn uống một cách bình thường, có cảm giác thèm ăn, dễ ngủ, chống suy nhược và tăng cường hỗ trợ trong việc điều trị ung thư.


Sản phẩm Dr BRF K1 được chiết xuất từ thiên nhiên với hàm lượng sử dụng chiết xuất nấm Vân Chi mỗi ngày là 3.000mg, cùng với sự kết hợp của nấm Linh Chi và Nano Curcumin sẽ làm giảm nhanh các phản ứng phụ của thuốc khi đang hóa – xạ trị hoặc đang điều trị viêm gan C, giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, dễ ngủ, tăng cường khả năng miễn dịch. Bệnh nhân sẽ thấy hiệu quả sau 4 – 8 ngày sử dụng và sau đó 1 tháng sẽ thấy kết quả rất rõ ràng.

Theo bà Nguyễn Thị Tĩnh (54 tuổi, giáo viên) - bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư xương hàm trên, ở Trà An, Bình Thủy, Cần Thơ cho biết: “ Sau khi hóa trị xong, cơ thể tôi mệt mỏi, đi không nổi, chân tay nhức, lúc đó tôi cảm giác của tận cùng của sự tuyệt vọng, tôi bắt đầu dùng sản phẩm Dr BRF K1. Sau khi uống được một thời gian thì tôi thấy khỏe dần, ăn được, ngủ được và lúc đó sự đau nhức cũng giảm dần, giảm dần. Sau một thời gian thì cân nặng cơ thể tăng lên thấy rõ.”

Theo bà Nguyễn Thị Phượng (51 tuổi) - bệnh nhân đang điều trị ung thư gan đã di căn tới xương ở thời kì cuối ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cho biết: “Khi từ bệnh viện về, tôi đi không được, ngồi dậy rất mệt, tay chân và vai tê nhức không thể cử động. Sau khi uống sản phẩm Dr BRF K1 được một thời gian thì tôi đứng được, tay cử động linh hoạt hơn. Bây giờ thì tôi hết nhức mà ăn uống đều bình thường và da dẻ hồng hào, ai cũng khen là sao mới đây mà khác quá vậy. Bây giờ tôi đi thì đi xa được 1 cây số, trong khi lúc bệnh chỉ có 33 kg thì bây giờ tôi lên được 36 kg. Giờ đây tôi ngủ không còn cảm giác đau nhức nữa, ăn không ói mửa và trở về trạng thái bình thường.”


Sự phát triển của căn bện viêm gan virus thành ung thư gan

Ngày 1- 12, tại Hà Nội Hội, T. Ư Hội Nông dân Việt Nam, Hội Gan mật Việt Nam phối hợp tổ chức lễ trao giải thưởng cuộc thi tìm hiểu bệnh viêm gan virus trên toàn quốc lần thứ nhất.

Theo báo cáo của Ban tổ chức, sau sáu tháng kể từ ngày phát động, Ban tổ chức đã nhận được tổng số 19.574 bài dự thi từ tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hội đồng xét chọn đã lựa chọn và quyết định trao một giải đặc biệt (không có giá trị bằng tiền), một giải nhất, hai giải nhì, bốn giải ba và 20 giải khuyến khích cho các cá nhận, tập thể.

Mục đích của cuộc thi tìm hiểu bệnh viêm gan virus là để mọi người, mọi nhà biết sự nguy hiểm của căn bệnh này, từ đó biết cách phòng bệnh, biết cách tự chăm sóc khi bị bệnh; góp phần ngăn chặn sự lây lan, khống chế dịch có hiệu quả, giảm tỷ lệ người mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong do virus viêm gan.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh bảo tất cả các quốc gia trên thế giới về tác hại nghiêm trọng của dịch viêm gan virus đối với sức khỏe của toàn thể nhân loại. Toàn thế giới có hai tỷ người nhiễm virus viêm gan B; 200 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Mỗi năm các loại virus viêm gan đã gây ra cái chết cho hơn một triệu người.

Đây là một loại đại dịch đang âm thầm, lặng lẽ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe mà còn đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia. Để huy động mọi quốc gia, mọi người trên toàn thế giới cảnh giác và tăng cường phòng, chống viêm gan virus, WHO quyết định lấy ngày 28-7 hằng năm là ngày phòng chống viêm gan virus toàn thế giới.

Tình trạng viêm gan virus ở nước ta cũng rất nghiêm trọng. Thống kê của WHO cho thấy Việt Nam là một trong chín quốc gia khu vực tây Thái Bình Dương đang đối mặt với đại dịch viêm gan virus vì tỷ lệ nhiễm virus cao. Số người nhiễm virus viêm gan B ước tính từ 10-20% dân số (khoảng từ 12-16 triệu người). Đáng chú ý, số phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B là từ 10-12%, hằng năm sinh ra hơn 60 nghìn trẻ có thể bị viêm gan virus, trong số này có khoảng 25% dẫn tới xơ gan và ung thư gan sau này.

Hiện ước tính cả nước cũng có khoảng 4,5 triệu người bị nhiễm virus viêm gan C, trong số đó có khoảng hơn 3 triệu người trong tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan.

Theo các nghiên cứu cho thấy những trường hợp tử vong do ung thư gan nguyên phát ở nước ta chủ yếu do viêm gan virus B, virus C. Virus B và virus C còn là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng xơ gan. Hai loại virus B và C là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 100 nghìn người với các biểu hiện viêm gan, xơ gan, ung thư gan hoặc kết hợp đồng nhiễm với các bệnh lao phổi, HIV/AIDS, đái tháo đường, tăng huyết áp… Đây thực sự là mối hiểm họa ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe đời sống, kinh tế toàn xã hội.

Hiện nay cả nước có hơn tám triệu người trong tình trạng viêm gan virus, benh xo gan, ung thư gan. Một bệnh nhân viêm gan virus B phải chi từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng mỗi tháng; còn bệnh nhân viêm gan virus C phải chi phí điều trị mỗi năm từ 60 đến 200 triệu đồng, tùy bệnh nặng nhẹ; mỗi bệnh nhân ghép gan phải chi phí hơn một tỷ đồng. Phần lớn những người mắc bệnh đều không có khả năng chi trả, họ đành cam chịu chờ tử vong.

Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của ngành y tế, cần tăng cường giáo dục truyền thông để người dân biết được tác hại của virus viêm gan, từ đó có biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. Nhất là những người mang mầm bệnh virus viêm gan cần nâng cao ý thức chủ động bảo vệ gan khỏi sự tấn công của virus.