December 14, 2013

Những chất gây ung thư dễ ăn phải hàng ngày

Ngoài tác nhân môi trường, nước ô nhiễm và thói quen ăn uống của con người trở thành tác nhân hàng đầu gây bệnh ung thư.

Anh Nguyễn Văn Thịnh, 45 tuổi, nhà quận 8, TP.HCM, có gương mặt xanh xao, người còm nhom, cố phát ra từng lời, chữ được chữ mất nhưng được xem là người còn khỏe mạnh nhất trong số những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở đây khu điều trị BV ung bướu TP. HCM.

Bà mẹ già Trần Thị Làm đã ở tuổi xưa nay hiếm (78 tuổi) ngồi bệt dưới chân giường bệnh của anh Thịnh, nói với lên: “Cách đây 4 năm, khi vợ nó chết vì ung thư gan, cũng là lúc nó bị phát hiện ung thư. Lúc đó, người sốt ói, mửa, gia đình đưa đến BV An Bình quận 5, TP.HCM thì phát hiện bi ung thư vòm hầu họng, xạ trị được một thời gian giờ đã di căn sang gan, thận rồi” .

Cũng như vợ, anh Thịnh không thể biết được chính xác cái gì khiến anh ung thư.

“Dù có nhiều nguyên nhân không rõ ràng, nhưng có 2 nguyên nhân chính khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh ung thư là thói quen ăn uống và môi trường sống”, BS Lê Hoàng Minh, chủ tịch Hội ung thư TP.HCM, giám đốc bệnh viện ung bướu TP.HCM.

Trong nhóm nguyên nhân môi trường, nguồn nước ô nhiễm cũng là tác nhân hàng đầu, nhất là tại các thành phố lớn.

Nước bẩn gây ung thư

“Nguồn nước bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan”, bác sĩ Minh nói.

Theo đó, chất thải từ các nhà máy công nghiệp ra môi trường chưa qua xử lý sẽ khiến nguồn nước dễ bị nhiễm kim loại nặng. Các kim loại nặng, tuy cần thiết cho sinh vật và con người, nhưng với hàm lượng cao lại là nguyên nhân gây ra bệnh hiểm nghèo ung thư.

Khi nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm asen, nó sẽ đi vào cơ thể qua nguồn ăn uống và có nguy cơ gây ung thư về da.

“Cần phải cải tạo môi trường để có nước sạch, đồng thời người dân cũng cần chú trọng vấn đề vệ sinh ăn uống để góp phần ngăn chặn bệnh ung thư”, bác sĩ Lê Hoàng Minh nhấn mạnh.

Thức uống
Những loại nước giải khát có đường, phụ nữ sử dụng nhiều không chỉ gây béo phì, tiểu đường, tim mạch mà còn nguy cơn gây ung thư nội mạc tử cung.

Điều này là do khi uống nước ngọt có đường, lượng estrogen tăng lên, nguy cơ ung ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ cũng tăng cao.

Thói quen, nhiều người khi ăn hay bị đầy bụng khó tiêu, thích dùng nước giải khát có ga để kích thích men tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Nhưng nước uống có ga lại chứa một hàm lượng carbonat làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.

Điều này là do nước có ga thường làm căng dạ dày, gây ra hiện tượng trào ngược và trực tiếp dẫn đến ung thư thực quản.

Một số loại thuốc

Ngoài thuốc lá gây ung thư miệng và thực quản còn có những “thủ phạm” khác là rượu, bột hít, thuốc nhai. Những loại này, khi dùng chung hay riêng đều tăng nguy cơ các loại ung thư ở miệng và thực quản.

Ăn nhiều chất béo

Các lại ung thư có liên quan đến ẩm thực bao gồm ung thư vú với phụ (sau mãn kinh), nội mạc tử cung, ruột già, thận, miệng, họng, thanh quản, thực quản…

Theo bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, nhiều người hiện nay có thói quen sử dụng những thực phẩm có nhiều chất béo - một tác nhân dễ gây ung thư.

Nếu sử dụng quá nhiều chất béo thì lượng axit mật tiết ra càng cao, lượng 3-methylchola-threne càng nhiều thì nguy cơ ung thư ruột già càng cao.

Bên cạnh đó, chất béo khi ăn vào sẽ làm tăng prolactin - chất có nguy cơ gây ung thư vú rất cao.

“Xu hướng ung thư vú tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng. Nếu theo đà này, thì vào năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 25.000 ca ung thư vú mỗi năm” PSG.TS Bùi Diệu, phó chủ tịch Hội ung thư Việt Nam.

Các món nướng

Hiện nay, nhiều người đang có xu hướng thích sử dụng thực phẩm hun khói, nướng. Đây là một tác nhân rất dễ gây ung thư, nhưng người tiêu dùng vẫn hồn nhiên sử dụng, thậm chí nhiều người xem đây là khoái khẩu.

Những thực phẩm được hun khói nhiều lần, trong quá trình nướng đi nướng lại sẽ tạo ra một sản phẩm phụ gọi là acrylamide. Acrylamide là một khối u chứa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não mà cả đối với hệ thống sinh sản, tiêu hóa.

“Cần hạn chế thức ăn hun khói, muối mặn, làm dưa”, bác sĩ Lê Hoàng Minh, giám đốc Bệnh viện ung bướu TP.HCM đưa ra lời khuyên.

Thịt rất cần cho cơ thể nhưng chất béo trong thịt khi bị nóng quá, hoặc cháy khét cũng sẽ tạo thêm các chất sinh ung.

“Những loại thịt có màu đỏ như: bò, cừu, heo…nếu sử dụng nhiều dễ tăng nguy cơ ung thư, nhất là nguy cơ ung thư ruột ”, giáo sư Hùng cho biết.

December 13, 2013

Sự kỳ diệu về tế báo gốc có thể chế tạo được tế bào gan

Theo một số nguồn tin: Tại Ugra, một thị trấn ở Tây Siberia, nước Nga, các bác sĩ địa phương áp dụng phương pháp điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc và cho thấy khả năng phát triển các tế bào khác từ tế bào gốc thực sự kỳ diệu.

Từ hơn 3 năm trước, các bác sĩ vùng Ugra đã cấy ghép tế bào gốc cho bệnh nhân đầu tiên trong vùng, một nam giới 32 tuổi, bị bệnh đa u tủy, một trong những bệnh nguy hiểm nhất của máu.

Hơn 3 năm đã trôi qua sau ca mổ đó và cũng trong thời gian này, các bác sĩ ở Ugra đã thực hiện thành công hơn 34 ca cấy ghép tế bào gốc. Tất cả các bệnh nhân đều khỏe mạnh, mặc dù các bác sĩ cho biết thực tế rủi ro cũng là rất lớn. Tế bào gốc tồn tại trong tất cả các sinh vật. Với con người, trong khi đang ngủ, tế bào gốc sẽ làm việc để khôi phục lại các mô và cơ quan bị hư hỏng. Điều kỳ diệu là tế bào gốc có thể “chế tạo” được tế bào gan, xương hoặc máu.



Khi con người mới sinh ra, trong máu dây rốn, cứ 10.000 tế bào có 1 tế bào gốc nhưng khi con người già đi thì số lượng tế bào gốc cũng giảm theo. Ở độ tuổi 16, trong mỗi 500.000 tế bào chỉ có 1 tế bào gốc, còn ở độ tuổi 50 thì trong mỗi 1 triệu tế bào chỉ có 1 tế bào gốc.

Ở Nga, ngân hàng Cryo lưu giữ tế bào gốc đã được thành lập tại thành phố Khanty-Mansiysk (gần Ugra). Tại “ngân hàng” này, tế bào gốc được lưu giữ trong nitơ lỏng với nhiệt độ âm 196 độ C. Khi cần thiết, các tế bào này có thể được sử dụng sau hàng chục năm. Công nghệ lấy tế bào gốc từ da, mô mỡ, nang lông vốn rất phức tạp và tốn kém. Vì vậy, các nhà khoa học phải thực hiện cách lưu giữ dự trữ tự nhiên được lấy từ máu dây rốn là nơi có thể lấy tế bào gốc một cách dễ dàng.

Nếu một người có vấn đề với sức khỏe, thì tế bào gốc lấy từ dây rốn của người đó đủ để cấy ghép vào máu cho chính người này và chúng sẽ tự tìm thấy nơi có vấn đề. Các nhà khoa học cho biết, trong 100% trường hợp, tế bào gốc đã chữa lành cho chính người bệnh là chủ nhân dây rốn khi được lấy vào lúc sinh ra, cùng với đó, các anh chị em của người bệnh này cũng được hưởng lợi. Điều đó cũng cho thấy máu từ dây rốn của người lúc mới sinh (tất nhiên là từ những người mẹ khỏe mạnh và được họ đồng ý cho) là vô cùng quý giá.

Dứa dại điều trị viêm gan và nhiều bệnh khác

Ngoài tác dụng điều trị viêm gan, xơ gan cổ trướng, thì trong thực tế, Dứa dại còn được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh khác như viêm thận phù thũng, viêm tinh hoàn, sỏi thận..

Cũng như các cây cỏ khác, dứa dại còn gọi là dứa gỗ, dứa gai… tên khoa học là Pandanus odoratissium L.F. thuộc họ Dứa dại Pandaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều vùng trong nước ta, trên các bãi cát ẩm, dọc ven bờ suối, bờ sông ngòi.

Đông y dùng dứa dại làm thuốc từ lâu đời từ những lá hay rễ dứa hoặc quả dứa, hạt quả. Song ngọn đọt non của cây dứa dại người ta dùng làm rau ăn, ngay cả gốc trắng mềm của lá dứa dại cũng làm rau ăn. Để làm thuốc dứa dại cũng được thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô cất đế dùng dần.

Theo đông y lá dứa dại có vị đắng cay, thơm với công năng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu. Rễ dứa dại được sử dụng làm thuốc nhiều hơn, có vị ngọt nhạt, tính mát, công hiệu lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm, phát hãn (ra mồ hôi), nên dùng trị cảm mạo, phát sốt, viêm thận, thủy thũng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm kết mạc mắt. Ngoài ra còn dùng quả dứa dại trị lỵ, ho, hạt quả trị viêm tinh hoàn hay trĩ…

Liều sử dụng trung bình: Cho lá dứa dại cho dạng thuốc sắc từ 15 - 30 g/ngày. Rễ dứa dại khô ngày dùng 15 - 30g cho dạng sắc (có thể sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác). Quả hay hạt dùng 30 - 60g, sắc uống mỗi ngày.

Để tham khảo và áp dụng xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh chứng từ cây dứa dại.
-  Chữa đau đầu mất ngủ: Rễ dứa dại 20 - 30g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
-  Chữa tiểu buốt, đái ít: Rễ dứa 20 - 30g, rễ dứa gai (trái thơm) 20 - 30g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.
-  Chữa sỏi thận, tiết niệu: Rễ dứa dai hoặc dứa quả dại 12 - 20g, hạt quả chuối hột 10 - 12g, rễ cỏ tranh 10 - 12g, bông mã đề 8 - 10g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 - 20g, rễ cây lau 10 - 12g, củ cỏ ống 10 - 12g, sắc lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 - 150 ml.
-  Trị viêm thận phù thũng: Rễ dứa dại 30 - 60g, thịt lợn nạc 150 - 200g, nấu thành canh ăn ngày một lần, một tuần cần ăn 3 - 4 lần. Kết hợp hằng ngày dùng rau dừa nước khô (Du long thái) 30 - 60g, rau má 12 - 16g, Bông mã đề 10 - 12g, Bồ công anh 12 - 16g, sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150 ml.
-  Thuoc tri benh gan (viêm gan, xơ gan cổ trướng): Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 20 – 30g, lá quao nước 20 - 30g, lá cây ô rô 12 - 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150 ml vào trước bữa ăn.
-  Chữa chứng viêm tinh hoàn: Lấy hạt quả dứa dại 30 - 60g, lá tử tô 30g, lá quất hồng bì 30g, nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hằng ngày.
-  Ăn uống kém sau sinh: Rễ dứa dại 15 - 20g, vỏ cây chòi mòi (Antidesma ghaesembilla Gaertn, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae) 7 miếng cỡ 4x6 cm, sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 ml.

Cách phát hiện bệnh ung thư tế bào gan sớm

Để biết được nguy cơ mắc bệnh xơ gan và ung thư gan dùng phương pháp xác định các đột biến tại vùng BCP/PC của virus viêm gan B ở bệnh nhân viêm gan B từ đó có hướng điều trị ung thư gan kịp thời.

Theo số liệu thống kê, hiện trên thế giới có trên 2 tỷ người bị nhiễm virus viêm gan B (HBV), trong đó có trên 350 triệu người bị viêm gan B mạn. Viêm gan B mạn có thể dẫn tới các biến chứng như xơ gan hoặc ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Ung thư gan nguyên phát là nguyên nhân thứ ba gây tử vong trên thế giới do ung thư và ung thư biểu mô tế bào gan chiếm 85-90% trong số những ung thư gan này.

Một số nghiên cứu mới nhất của Thế giới công bố trong các năm 2011-2013 về các đột biến tại vùng BCP/PC đã chỉ ra rằng việc xác định số lượng, vị trí và sự kết hợp các đột biến này ở những bệnh nhân viêm gan vi rút mạn tính có ý rất nghĩa quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ phát triển thành xơ gan và ung thư tế bào gan trong tương lai 5-10 năm tiếp theo.

Nếu lượng vi rút viêm gan B (HBV DNA) luôn ở mức >106 copies/mL thì sau khoảng 10 năm sẽ có 36,2% số bệnh nhân tiến triển thành xơ gan. Nếu bệnh nhân được điều trị và số lượng virus HBV DNA giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện thì chỉ còn 4,5% số bệnh nhân bị xơ gan.

Tương tự, nếu HBV DNA luôn > 106copies/mL thì sau khoảng 10 năm sẽ có 15% số bệnh nhân tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan. Nếu bệnh nhân được điều trị và số lượng virus HBV DNA giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện thì chỉ còn 1,3% số bệnh nhân tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan.

13 vị trí đột biến trên vùng BCP/PC của vi rút viêm gan B có liên quan với nguy cơ xơ gan và HCC được xác định bang kỹ thuật giải trình tự trực tiếp

Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu “Các đột biến trên vùng BCP/CP của vi rút viêm gan B ở bệnh nhân viêm gan B mạn có liên quan đến xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan ở miền Bắc Việt Nam” trên 72 bệnh nhân sống tại miền Bắc trong hơn 1 năm (12/2010 - 6/2013) có HbsAg dương tính với lượng vi rút HBV DNA >105/mL của PGS Nguyễn Nghiêm Luật, chuyên gia đầu ngành về hóa sinh, cùng cộng sự thực hiện nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đột biến gen lên tới gần 85%. Nghiên cứu này đã ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen trực tiếp và được báo cáo tại Hội nghị Khoa học Medlatec 2013 diễn ra tại Hà Nội ngày 12/12.

Như vậy, bên cạnh các yếu tố khác như người trên 35 tuổi dễ mắc bệnh hơn, ở nam giới nhiều hơn nữ giới, nhiễm aflatoxin B1, nghiện rượu, đái tháo đường, bệnh gan nhiễm mỡ không do alcol, nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis), tiền sử gia đình về ung thư biểu mô tế bào gan, kết quả xét nghiệm gen đột biến này rất có ý nghĩa trong việc ngăn chặn và phòng ngừa sớm bệnh ung thư gan và xơ gan ở người viêm gan B.

Rượu gây bệnh hiểm nghèo, đặc biệt bệnh ung thư gan

Khoa học đã chứng minh uống nhiều rượu, bia có thể gây ra các nguy cơ tiềm ẩn mắc các chứng bệnh hiểm nghèo cho cơ thể như:

-  Bệnh xơ gan
-  Bệnh ung thư trong đó phổ biến là ung thư gan, ung thư ruột, ung thư vú (ở cả nam lẫn nữ), ung thư miệng, ung thư hầu, ung thư thực quản, ung thư thanh quản.
-  Tiểu đường
-  Vô sinh do giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới.

Ngoài ra, việc sử dụng rượu, bia thường xuyên còn là nguyên nhân gây ra các bệnh khác như gouts, viêm tụy, tăng men gan,….

Cơ chế gây bệnh hiểm nghèo do rượu, bia :

Thông thường, lượng rượu, bia uống vào cơ thể khoảng 2-8% được thải ra ngoài qua đường nước tiểu, mồ hôi hoặc hơi thở; 92-98% còn lại được chuyển hóa hoàn toàn tại gan và thận. Ở người uống rượu vừa phải thì phần lớn rượu được chuyển hóa tại gan và thận theo hai giai đoạn.

Trong giai đoạn 1, rượu được chuyển hóa thành Acetaldehyde dưới tác động của ba hệ thống men: (1) Alcoholdehydrogenase (coenzyme NAD) nằm trong bào tương; (2) hệ thống ôxy hóa rượu ở microsome (Microsomal Ethanol Oxidating System - MEOS) và (3) các men Catalase.

Trong giai đoạn 2, Acetaldehyde được hình thành, là một chất độc, sẽ được ôxy hóa để chuyển thành Acetate. Năng lực chuyển hóa của giai đoạn này chỉ có giới hạn và có sự tham gia của ADH, một enzyme phụ thuộc NAD.

Ở những người phải sử dụng quá nhiều bia rượu, lượng Acetaldehyde được sản sinh với một mức quá lớn sẽ không được chuyển hóa hết và gắn vào màng tế bào gây tổn thương tế bào thông qua các cơ chế gây độc, gây viêm và miễn dịch với hậu quả là quá trình tạo xơ tế bào, gây loạn chức năng tế bào, hình thành các tế bào ác tính. Một đặc điểm cực kỳ quan trọng là các phản ứng trong quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể sẽ giải phóng ra các gốc tự do hoạt động.

Các tế bào bị tổn thương theo thời gian dẫn đến xơ tế bào, chết tế bào hoặc hình thành các dạng bất thường của tế bào từ đó hình thành các bệnh và bệnh hiểm nghèo như ung thư, suy thận, viêm tụy, bệnh xơ gan, tim mạch, tiểu đường,….

Phân biệt GIẢI RƯỢU và GIẢI ĐỘC RƯỢU

Giải rượu thông thường giúp làm giảm nhẹ những triệu chứng khó chịu do ngộ độc rượu gây ra cho cơ thể bằng cách làm chậm lại quá trình chuyển hóa rượu thành chất gây độc, nhờ vậy làm giảm tại chỗ và tức thời các triệu chứng khó chịu do ngộ độc rượu. Tuy nhiên những sát thủ lâu dài của cơ thể vẫn còn đó. Các sản phẩm chuyển hóa và giáng hóa của ethanol (rượu, bia) trong quá trình này là Acetaldehyde và gốc tự do vẫn còn tích tụ và vẫn tồn tại trong cơ thể lâu dài.

Giải pháp?

Để hạn chế sự hình thành các tế bào bất thường, người thường xuyên sử dụng rượu bia cần có một giải pháp tổng thể là giải độc rượu, phục hồi tế bào gan.

Giải pháp tổng thể giải độc rượu, phục hồi tế bào gan không chỉ giải độc tức thời giúp cho cơ thể đào thải tối đa lượng Acetaldehyde tồn đọng sau mỗi lần sử dụng rượu, bia từ đó giúp tỉnh táo, không đau đầu, mệt mỏi. Ngoài ra đây là giải pháp tối ưu bảo vệ cơ thể lâu dài bằng cách phục hồi tổn thương tế bào và ngăn ngừa các bệnh hình thành do rượu.

Đối với người tiêu dùng, chúng ta nên tìm hiểu kỹ thông tin khi quyết định sử dụng một sản phẩm chăm sóc sức khỏe để có được biện pháp tốt nhất bảo vệ cơ thể, giữ gìn sức khỏe đảm bảo một cuộc sống có chất lượng.