Ghép tế bào gốc là gì? Ghép tế bào gốc cho bệnh nhân ung thư máu.
Ghép tế bào gốc đồng loại thành công cho bệnh nhân Hoàng Thị Diệu Thuần bị ung thư máu vào ngày 9/11 tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Chữa ung thư máu bằng cách ghép tế bào gốc |
Đây không phải là ca ghép tế bào gốc đầu tiên tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương. Tuy nhiên, đây là ca bệnh đặc biệt phức tạp do người bệnh đã điều trị thời gian dài; mức độ phù hợp gene là 5/6 không phải tối ưu, nguy cơ gây thải ghép về sau, chưa kể bệnh nhân có virus viêm gan C, nguy cơ biến chứng sau ghép cao, tổn thương gan.
Tháng 9/2005, khi Thuần bắt đầu vào đại học cũng là thời điểm cô phát hiện bệnh. Trải qua 7 năm điều trị nhưng không có kết quả. Đặc biệt, có 2 năm điều trị bằng thuốc nhắm đích Gleevee, phương pháp điều trị hiện đại nhất hiện nay nhưng vẫn không có tác dụng.
Tình trạng bệnh của Thuần có thể có hi vọng khi áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc. Anh trai của cô cũng sẵn sàng hiến tế bào gốc nhưng chỉ số hòa hợp giữa người cho và người nhận chỉ đạt 5/6, chưa phải là chỉ số lý tưởng cho việc phép, cùng với sự tiến triển bệnh không khả quan, lại mang virus HCV.
Theo bác sĩ của Viện huyết học truyền máu Trung ương, với bệnh nhân ung thư máu, miễn dịch cơ thể giảm, đặc biệt khi điều trị ghép thì lại dùng hóa chất cao, mạnh nên sức đề kháng giảm, gần như bằng không, trong khi virus viêm gan C thì chỉ chờ cơ hội khi cơ thể yếu thì phát triển, hoạt động trở lại, nếu hoạt động khi đang trong giai đoạn ghép thì tiên lượng rất xấu, gần như tỷ lệ tử vong lên đến 100%.
Dù vậy Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương (Hà Nội) đã quyết định thực hiện ca ghép tế bào gốc cho bệnh nhân vào giữa tháng 9/2012.
ThS. Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc cho biết, sau 15 ngày, kết quả xét nghiệm cho thấy xuất hiện các mảnh ghép mới, theo dõi tiếp sau 1 tháng thì các xét nghiệm tủy đều cho kết quả khả quan: Các chỉ số tế bào máu đã trở lại gần như bình thường, đặc biệt xét nghiệm về tổn thương di truyền như cấy nhiễm sắc thể tủy PH1 âm tính, sinh học phân tử PCR gene bệnh âm tính...-
Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân gặp một số tác dụng phụ như nôn liên tục, men gan tăng; nhiễm trùng miệng họng nên ăn uống khó khăn, phải ăn chế độ mềm và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch… Đến nay, bệnh nhân đã hoàn toàn lui bệnh và đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe.
Ngày 9/11, Hoàng Thị Diệu Thuần được xuất viện và được hướng dẫn theo dõi. Như vậy, bước đầu ca ghép tế bào gốc này đã thành công.
Được biết, chi phí thực hiện ghép ca ghép tế bào gốc tại Việt Nam khoảng 12.000-13.000 USD. Trong khi đó nếu điều trị ở nước ngoài thì sẽ mất 110.000-150.000 USD.
Từ năm 2006 đến nay, Viện Huyết học truyền máu Trung ương đã thực hiện trên 50 ca ghép tế bào gốc tự thân và đồng loại trong một số bệnh ung thư máu. Tỉ lệ thành công đạt trên 75%.
Xem thêm: tác hại của rượu | bệnh truyền nhiễm | ghép tế bào gốc | day bung kho tieu | ung thu gan la gi | benh xo gan
No comments:
Post a Comment