October 16, 2013

Một số bệnh ung thư dễ mắc phải

Hiện tại, cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư, trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung (đối với nữ).

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ ung thư nhiều nhất thế giới. Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, đứng thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch.

Con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Hiện tại, cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư, trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung (đối với nữ).

Theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Ung thư Việt Nam, mỗi năm cả nước có thêm khoảng 150.000 ca mắc bệnh mới và 75.000 ca tử vong do ung thư. Nếu cộng thêm với số bệnh nhân đã mắc tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 240.000 – 250.000 bệnh nhân bị ung thư đang điều trị.

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam, kết quả khảo sát năm 2011 cho thấy, tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philippines, Thái Lan và các nước trong khu vực.

Trong cả nước, Hà Nội và TPHCM có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỉ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TPHCM (năm 2010). Nguyên nhân chủ yếu do nguồn nước ô nhiễm, các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại...

Với mong muốn phổ biến kiến thức về bệnh ung thư, cũng như giúp người dân sớm phát hiện và phòng tránh căn bệnh này, vào 9h00 ngày 19/10/2013 (tức thứ Bảy), báo điện tử Kiến Thức, Truyền hình An Viên phối hợp với Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV, tổ chức buổi hội thảo “Người Việt dễ mắc bệnh ung thư nào?”.

Hội thảo diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế - số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội với sự tư vấn, giải đáp của chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về Ung thư người Pháp và Việt Nam.

Các bác sĩ tham gia hội thảo gồm: Bác sĩ Bertrand Farnault - Trưởng Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV, Bác sĩ chuyên khoa Ung bướu Võ Kim Điền – Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV.


Thực đơn cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối

Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý để giúp phục hồi sức khoẻ nhanh chóng.

Gan là cơ quan sản xuất hoá chất của cơ thể, có thể giúp chuyển hoá thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi mắc ung thư gan, sẽ uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng của cơ thể. Việc tìm được bệnh viện chuyên điều trị ung thư, tích cực kết hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị và có chế độ ăn uống hợp lý sẽ có vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khoẻ của bệnh nhân.

Trong chế độ ăn uống thường nhật, thức ăn có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó không chỉ có các thành phần nâng cao sức sống cho tế bào miễn dịch trong cơ thể mà cơ thể cần như các loại vitamin, protein, đường fructose, AHA, kali, canxi, sắt, axit amin… mà còn có những thành phần hoạt tính có thể khống chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Tóm lại, ăn uống là vấn đề mà nhiều bệnh nhân và người nhà cần chú ý để giúp bệnh nhân mau phục hồi.

Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý để sức khỏe nhanh chóng phục hồi

Sau đây là chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối:

1. Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối tránh ăn một loại thức ăn mà nên ăn một cách đa dạng hoá. Về thức ăn chính, có thể ăn cơm, mì, sủi cảo, cháo ăn cùng với màn thầu, bánh bao nhân thịt hoăc nhân rau. Về các loại thịt, có thể nướng, có thể xào cũng có thể hấp. về cách nấu, cần kết hợp được giữa màu sắc, hương thơm và mùi vị. Dầu dùng để xào rau đa số là dùng dầu thực vật, như vậy vừa tốt cho việc hấp thụ vitamin dạng mỡ, vừa có thể bổ sung nhiệt lượng cần thiết.

2. Ăn uống hợp lý các thực phẩm tốt cho gan như thực phẩm có chứa vitamin nhóm B, thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và thực phẩm có chứa nhiều axit amin. Nếu có thuốc nam chế biến thành thuốc uống thì có thể nâng cao hiệu quả bảo vệ gan.

3. Hạn chế ăn những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như cá, nội tạng động vật và lòng vàng trứng. cung cấp đầy đủ các loại rau lá xanh tươi và hoa quả như cải xanh, củ cải, cà chua, các loại đỗ, cà rốt, nước quýt ép, nước lê ép, nước táo ép, nước ép quả mã thầy.

4. Nguyên tố vi lượng Magie và Trytophan giúp cải thiện các triệu chứng mất ngủ, sợ hãi và trầm cảm. các thực phẩm có chứa nhiều Magie như loại hoa quả khô, gạo lức, ngô, lúa mì, vừng, lá cà rốt, hẹ, cải hoa vàng, rong biển. Các loại thực phẩm có chứa nhiều tryptophan như thịt gà, sữa chua, thịt bò, chuối tiêu.


Thực hiện 16 ca ghép tế bào gốc từ đầu năm 2013 tại bệnh viện Huyết học và Truyền máu TW

Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu TW, từ đầu năm 2013 đến nay, Khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học và Truyền máu TW đã và đang tiến hành 16 ca ghep te bao goc cho bệnh nhân, sức khỏe sau ghép đều tiến triển tốt.

Trong tháng 9/2013, đã tiến hành 7 ca ghép tế bào gốc tạo máu cho bệnh nhân, trong đó có 3 ca ghép tự thân và 4 ca ghép đồng loại, đã có 2 bệnh nhân được xuất viện, các chỉ số của bệnh nhân tương đối ổn định.

Dự kiến trong năm 2013, Khoa Ghép tế bào gốc sẽ thực hiện 30 ca ghép. Ghép tế bào gốc được coi là “cuộc cách mạng” trong điều trị các bệnh về máu nói riêng và các bệnh lý khác nói chung. Đến nay, Viện Huyết học và Truyền máu TW đã tiến hành 80 ca ghép tủy, mở ra một cơ hội sống cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

“Phù thủy” Metsu qua đời vì ung thư gan

Hãng tin AFP đưa tin HLV người Pháp Bruno Metsu đã qua đời trong một bệnh viện ở miền bắc nước Pháp vào lúc 3g30 sáng 15-10 (giờ địa phương). Nguyên nhân cái chết của ông Metsu (59 tuổi) là do bệnh ung thư dạ dày đã di căn sang phổi và gan.

HLV Bruno Metsu (phải) và trợ lý Jules Bocande trong trận đấu giữa Senegal với Thụy Điển ở VCK World Cup 2002


Ông Metsu là nhà cầm quân tài năng, từng được gọi với biệt danh “phù thủy”. Ông có thâm niên 26 năm theo nghề HLV và từng làm việc ở châu Âu, châu Phi, châu Á.

Thành tích nổi bật nhất của ông là dẫn dắt đội tuyển Senegal vào tứ kết World Cup 2002 và chung kết Cúp các quốc gia châu Phi 2002. Ông cũng từng đưa đội tuyển UAE lên ngôi vô địch ở Cúp vùng Vịnh năm 2007 và vô địch AFC Champions League mùa giải 2002-2003 cùng CLB Al Ain (UAE).

Trong năm cuối cùng của sự nghiệp, ông được chọn thay Diego Maradona dẫn dắt CLB Al Wasl (UAE) vào ngày 12-7-2012. Nhưng chỉ ba tháng sau, ông đã xin từ chức để tập trung điều trị căn bệnh ung thư dạ dày. Sau hơn một năm điều trị, bệnh ung thư của ông chẳng những không khỏi mà còn di căn sang ung thư gan   ung thư phổi.


October 14, 2013

Viêm gan B mạn tính có chữa khỏi không?

Em mới phát hiện bị viêm gan b mạn tính lúc mang thai 28 tuần. Xin hỏi bệnh của em có thể chữa hết không? Sau khi em sinh thì bệnh có bùng phát không?

Các chuyên gia tại Phòng Khám 12 Kim Mã đã giải đáp vấn đề này như sau:

Một khi xác định chắc chắn em có viêm gan mạn tính thì không dieu tri viem gan hết hẳn được em à, nhưng BS sẽ cố gắng điều trị để khống chế sự sinh sôi của virus và làm giảm hủy hoại tế bào gan của em.

Theo kết quả trên cho thấy virus viêm gan B của em đang hoạt động nhiều và có tổn thương tế bào gan, em cần điều trị tích cực theo hướng dẫn của BS điều trị thì bệnh của em mới được không chế. Còn sau sanh bệnh của em như thế nào AloBacsi không thể biết trước được, vì phải dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm máu mới biết rõ nha em.

Sau khi sanh bé của em sẽ được tiêm ngừa phòng bệnh viêm gan B sớm trong vòng 24 giờ, nhưng bé có tạo được kháng thể để phòng bệnh này không AloBacsi cũng không thể biết trước được, vì còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi bé và bệnh tình của người mẹ lúc mang thai.

Đây là một bệnh lây lan qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con, nên dù em có sanh mổ cũng không giảm được sự lây nhiễm. Dựa vào các đường lây nhiễm trên em có thể phòng tránh cho bé lớn, nhưng trước hết em nên cho bé khám và làm xét nghiệm xem có mắc bệnh viêm gan B không.

Do đặc điểm của thuốc vacxin phải bảo đảm giữ trong môi trường lạnh chuyên biệt, nên thuốc thường không có bán lẻ ngoài thị trường, chủ yếu các hãng dược phẩm cung cấp cho ở các cơ sở y tế có tiêm ngừa và được tiêm ngừa tại chỗ.


Bí ẩn Nấm Lim Xanh chữa bệnh ung thư

Từ một nông dân ở chốn núi rừng heo hút, cuộc sống tưởng chừng như đã tuyệt vọng khi biết mình bị mắc căn bệnh xơ gan cổ chướng, anh Hoa quyết định "đánh bạc với số phận" bằng việc uống nước sắc từ loài nấm mọc trên thân gỗ cây thiết lim đã mục (còn gọi là cây lim xanh). Và kỳ diệu là anh đã lành bệnh. Thoát khỏi căn bệnh quái ác, anh cùng một số bạn bè lên rừng tìm loại thảo dược quý này để uống và chia sẻ cho những người mắc bệnh hiểm nghèo cùng uống trị bệnh

Đã có nhiều tờ báo đưa tin đề cập việc nhiều người không may mắc bệnh hiểm nghèo, nhất là các bệnh: Viêm gan B, xơ gan cổ trướng, ung thư gan  ung thư tụy, loét dạ dày… đã chữa trị bằng cách sắc nấm lim xanh do anh Nguyễn Đình Hoa (37 tuổi, trú ở thôn 5, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) san sẻ để uống và chữa lành bệnh, hoặc bệnh tình có thuyên giảm. Nhưng, lần này trở lại gặp anh Hoa, chúng tôi vẫn ngỏ ý muốn thu thập thêm thông tin mới hơn.

Lần theo địa chỉ anh Hoa cung cấp, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Đắc Bảo (34 tuổi), tại số 702/17 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Khi chúng tôi đến, anh Bảo đang đi làm tại Chi nhánh Điện lực Gia Định, thuộc Sở Điện lực TP Hồ Chí Minh. Hỏi về bệnh tình anh Bảo, bà Nguyễn Thị Gái (60 tuổi, mẹ anh Bảo) cho biết, cuối năm 2009, anh Bảo bỗng ngã bệnh nặng, gia đình đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ khám, siêu âm, xét nghiệm máu và kết luận, anh Bảo bị viêm gan C, xơ gan mất bù. Lúc đưa vào bệnh viện, anh Bảo có triệu chứng sốt, mê man, lại xuất huyết nội phải nằm hồi sức cấp cứu 4 ngày sau mới tỉnh lại. Điều trị một thời gian, anh Bảo được các bác sĩ cho về nhà uống thuốc theo toa. Nhưng, thỉnh thoảng anh lại bị hôn mê, ngất xỉu. Cũng từ đó, gia đình phải đưa anh Bảo vào, ra các bệnh viện như đi… chợ.

Tính ra, những bệnh viện có tiếng tăm ở TP Hồ Chí Minh, như: Chợ Rẫy, Hoàn Mỹ, Nhiệt Đới… bệnh viện nào anh Bảo cũng đến ở điều trị từ 4-5 lần. Mãi cho đến tháng 3/2012, nghe người quen mách bảo, gia đình liên lạc với anh Hoa và được san sẻ lại nấm lim xanh, anh Bảo uống thuốc Tây y kết hợp với nước sắc từ nấm lim xanh, bệnh tình đã có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể…

Khi chúng tôi đang còn nói chuyện với bà Gái thì anh Bảo đi làm về. Trông dáng dấp khỏe mạnh của anh Bảo, nếu không trao đổi với bà Gái từ trước thì có lẽ chúng tôi không thể biết anh Bảo đang mắc bệnh hiểm nghèo. Biết chúng tôi là nhà báo đi tìm hiểu về việc uống nấm lim xanh điều trị bệnh, anh Bảo không hề giấu giếm nói rằng, ngoài dieu tri viem gan C, xơ gan mất bù, anh còn bị viêm, xuất huyết dạ dày. Khi phát bệnh, anh đã phải nghỉ làm một năm không lương; vì lúc đó cứ ra ngoài trời gặp nắng, mưa là về bị sốt, nhiễm trùng huyết.

"Từ khi uống nấm lim xanh, hiện tượng này không còn nữa, nên tui mới đi làm lại. Đặc biệt, từ khi uống nấm lim xanh, tui ăn ngon miệng, ngủ được, những cục u trên lưng, mặt, vảy nến ở chân cũng dần dần tan biến, da thịt mịn màng trở lại… Trước đây, uống thuốc Tây y, bác sĩ còn phải cho tui uống mỗi ngày 3 gói Du-pha-lắc để không bị táo bón, khiến độc tố dồn lên não dẫn tới hôn mê. Khi uống nấm lim xanh kèm thuốc Tây y bác sĩ cho, tui thấy đại tiện bình thường như người không bị bệnh nên không còn phải sử dụng thuốc Du-pha-lắc nữa", anh Bảo cho biết thêm…

Ngoài anh Phan Đắc Bảo, tại TP Hồ Chí Minh, chúng tôi còn gặp được ông L.V.Đ. là chủ doanh nghiệp kinh doanh thép loại có tiếng (vì yêu cầu của người bệnh nên chúng tôi phải viết tắt tên -NV). Ông Đ. cho biết, ông bị viêm gan B, đọc báo biết nhiều người uống nấm lim xanh chữa bớt căn bệnh quái ác này, ông tìm đến anh Hoa mua luôn một lúc 20kg nấm lim xanh mang về sắc uống và san sẻ bớt lại cho những người bạn trong giới kinh doanh thép của mình cùng uống chữa bệnh. Kết quả, bệnh viêm gan B của ông Đ. đã giảm hẳn.

Những người bạn của ông Đ. là "đại gia" trong ngành kinh doanh sắt thép ở quận 11, như ông T.T.H. bị xơ gan cổ trướng, bệnh viện cho về, gia đình đã đi tìm mua đất để lo hậu sự, giờ đã bớt đến trên 60%; ông P.N.Q. ở quận Tân Bình, bị viêm gan B, xơ gan, bệnh tình cũng đỡ nhiều, không còn nghiêm trọng nữa... Ông Đ. còn cho hay, một "đại gia" khác là ông B. bị tiểu đường rất nặng, uống nước sắc từ nấm lim xanh cũng thấy thuyên giảm; đứa cháu 17 tuổi của ông H. bị ung thư máu đã truyền hóa chất vào, nhưng được 2 năm thì nay bệnh trở nặng, bệnh viện trả về nhà chờ ngày "thần chết" tới rước đi, đã uống nấm lim xanh cầu may, song bệnh giảm được hơn 50%...

Ấn tượng nhất là bà Nguyễn Thị Chở (49 tuổi), ở ấp Trung Hiệp Thạnh, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi. Bà Chở kể rằng, đầu năm 2012, bà thấy người bỗng mệt mỏi khác thường nên đến Bệnh viện Từ Dũ để khám. Các bác sĩ khám, siêu âm, xét nghiệm cho biết, bà Chở đã bị ung thư tử cung. Điều trị được 3 tháng, khám lại các bác sĩ đều lắc đầu, vì cho rằng ung thư đã quá nặng rồi. Đang lúc tuyệt vọng, nghe người ta bảo uống nấm lim xanh có thể điều trị được bệnh, bà Chở bèn mua 1kg uống hú họa. Nào ngờ, khi uống hết 1kg nấm lim xanh thì cơn đau dịu hẳn. Thế là, mua uống tiếp thêm 2 ký nữa, bà mới trở lại Bệnh viện Từ Dũ tái khám. Bất ngờ, các bác sĩ cho hay, bệnh của bà mười phần đã hết bảy...

Nấm lim xanh có phải bài thuốc quý bí truyền?

Nhắc lại chuyện uống nấm chữa bệnh, anh Hoa bày tỏ rằng, khi anh bị bệnh xơ gan cổ trướng, đã bán hết tài sản dành dụm được để ra Đà Nẵng, Huế... đến các bệnh viện lớn chạy chữa nhưng không khỏi bệnh. Cho tới khi hết tiền đành về nhà nằm chờ chết. Lúc ấy, có anh Dũng ở xã Tiên Lãnh đến thăm, thấy tình cảnh anh bụng trướng to, da vàng ệch, đi đứng không vững. Trong khi, anh còn có mẹ già ngoài tuổi 80 không ai chăm sóc. Anh Dũng mới ái ngại, thương cảm và cho hay, có đọc tài liệu về nấm linh chi ngàn năm trong rừng nấu nước uống vào có thể chữa bớt bệnh nan y.

Nhớ lại lúc khỏe mạnh lên rừng làm rẫy, thỉnh thoảng anh có bắt gặp loài nấm với 6 màu sắc (đỏ, xanh, vàng, tía, trắng, đen) mọc trên gốc lim xanh đã mục. "Không có nấm linh chi ngàn năm, nhưng loài nấm mọc trên cây thiết lim biết đâu cũng có thể chữa được bệnh". Nghĩ vậy nên anh gắng gượng chống gậy mò mẫm vào rừng hái nấm. Khi mang nấm về khoảng 6kg, anh sửa sạch đổ vào nồi nấu giữ lửa cháy liên tục cho nước cô lại. Trước khi uống, anh còn cẩn thận lấy miếng thịt bôi nước nấm cô đặc này vào cho con chó của nhà mình ăn. Thấy con chó ăn miếng thịt bôi nước nấm không có biểu hiện trúng độc, anh mới lấy nước sắc nấm uống. Khi nhận thấy bệnh tình có thuyên giảm, cơ thể khỏe dần lại, anh tiếp lên rừng tìm nấm sắc uống cho đến lúc chữa lành bệnh.

Anh Hoa nghiêm nghị bảo: "Tui nghe người ta đồn đại là có một toa thuốc bí truyền quý hiếm bày cách sử dụng nấm mọc trên cây gỗ thiết lim mục sắc uống để chữa bệnh nan y; thực tế chỉ là bịa đặt cả thôi. Tui nói điều này có cơ sở. Bởi, chính tui là người đầu tiên liều mạng uống nước sắc từ nấm mọc trên cây thiết lim để chữa bệnh. Khi tui uống nấm chữa lành bệnh, nhiều người mắc bệnh ung thư gan trong vùng đến tìm hiểu và họ cũng cùng tui đi tìm nấm uống. Từ đó, tin đồn lan ra, một số nhà báo về tìm hiểu viết bài. Vì cây thiết lim còn gọi là lim xanh nên các nhà báo đã đặt tên loài nấm mọc trên cây thiết lim là nấm lim xanh; chứ đâu có bài thuốc bí truyền nào...".

Một điều thật táo bạo là sau khi có kết luận kiểm nghiệm của Viện Dược liệu - Bộ Y tế, xác định nấm lim xanh không độc, có thể sử dụng theo y học cổ truyền đã hướng dẫn trong các tài liệu chính thống về dược liệu, như cuốn: "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS, TS Đỗ Tất Lợi và sách về "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" của tập thể tác giả Viện Dược liệu… anh Hoa quyết định gom góp vốn liếng và bán cả rừng keo lá tràm hơn 3 héc-ta để lấy tiền vào tận huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi, mua cây giống lim xanh mang về trồng.

Gần 3 năm trôi qua, đến nay rừng cây lim xanh quanh nhà anh Hoa đã lên xanh tốt, cây cao nhất cũng hơn mười thước, cành lá sum suê, không uổng công người chăm bón.

Hiện anh đã làm đơn xin chính quyền địa phương cho được tiếp tục trồng khôi phục lại rừng lim xanh ở Suối Bùn đã bị "lâm tặc" đốn hạ, tận diệt.


Tiêm thuốc vào đầu vú để chữa bệnh ung thư vú

Nhóm bác sĩ Mỹ tại ĐH Harvard đang nghiên cứu thử nghiệm phương pháp mới để chua benh ung thu vú - tiêm thuốc trực tiếp vào đầu vú bệnh nhân.

Các nhà khoa học lập luận rằng hầu hết bệnh ung thư vú xuất phát từ các tế bào dọc theo đường dẫn sữa - từ những ống nhỏ ở tuyến sữa (tiểu thùy) dẫn đến đầu vú. Vì vậy, tiêm thuốc qua đầu vú là trực tiếp tập trung thuốc vào khu vực cần thiết nhất và giữ không cho thuốc lan sang bộ phận khác của cơ thể.

Đại diện nhóm nghiên cứu BS Silva Krause giải thích: “Tiêm thuốc vào đầu vú khiến tác nhận trị liệu chỉ được cung cấp ở khu vực cần thiết nhất và vì thế, có thể giảm tác dụng phụ so với phương pháp hóa trị liệu làm cho thuốc có độc tố có thể đi đến mọi mô trong cơ thể. Phương pháp mới cũng khiến thuốc không đi qua gan và bị gan phân hủy, làm giảm mức độ tác dụng”.

Các nhà khoa học đã tiêm thuốc nhuộm màu vào đầu vú chuột đã bị gây mê để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này. Kết quả cho thấy màu nhuộm đi đến toàn bộ đường dẫn của tuyến vú chuột..

Nhóm nghiên cứu cho rằng kỹ thuật điều trị mới thích hợp với tất cả các dạng thuốc, kể cả thuốc hóa trị liệu. Tuy nhiên, họ khuyến cáo rằng hiệu quả dẫn truyền của phương pháp này tùy thuộc rất nhiều vào thầy thuốc điều trị. Thí dụ, bác sĩ đưa thuốc vào đường dẫn nhanh có thể gây tổn hại các tế bào dọc đường dẫn, gây phản ứng viêm.

October 9, 2013

Ba nhà khoa học Mỹ Đức nhận giải Nobel Y học về tế bào gốc năm 2013

Ngày 7/10, Viện hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển (RSAS) công bố giải Nobel đầu tiên của năm 2013 là giải Nobel y khoa thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ và 1 nhà khoa học người Đức.

Nobel kinh tế 2012 thuộc về người Mỹ Trung Quốc hợp tác với chủ nhân giải Nobel về tế bào gốc 3 nhà khoa học James Rothman, Randy Schekman (người Mỹ) và Thomas Sudhof (người Đức) đoạt giải nhờ công trình giải đáp bí ẩn của cơ chế tế bào tổ chức hệ thống vận chuyển. Cụ thể hơn, họ đã khám phá ra phát hiện ra "cơ chế chuyển động của túi tiết - bộ máy vận chuyển chính trong các tế bào của cơ thể con người".

Ba nhà khoa học trên đều làm việc tại các trường đại học của Mỹ. Nhà khoa học Schekman đã khám phá ra một nhóm gen được đòi hỏi phải có cơ chế vận chuyển các túi phân tử. Nhà khoa học Rothman giúp gỡ rối cơ chế protein cho phép các túi hợp nhất với các đích đến để cho phép vận chuyển các túi. Còn nhà khoa học Rudhof thì phát hiện ra cách mà các tín hiệu hướng dẫn các túi giải phóng các phân tử một cách chính xác.

Theo đánh giá của các thành viên Ủy ban Giải Nobel thế giới, phát hiện của ba nhà khoa học trên có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm hiểu quá trình chuyển hóa trong và bên ngoài tế bào. Phát kiến này hữu ích cho việc điều trị các bệnh thần kinh và hệ miễn dịch, ví dụ như tiểu đường.

Ba nhà khoa học đoạt giải năm nay sẽ chia nhau giải thưởng 925 nghìn euro, tương đương 8 triệu cuaron Thụy Điển, giảm mạnh so với giải thưởng 10 triệu cuaron năm 2001 do tình hình khủng hoảng toàn cầu.

Bình luận về kết quả giải Nobel y khoa năm nay, giáo sư Professor Patrik Rorsman (Đại học Oxford, Anh) nói: "Giải Nobel năm nay diễn ra rất đúng thời điểm và những người thắng giải rất xứng đáng. Tôi rất hài lòng. Những phát hiện của họ có thể là những gợi ý y khoa giúp chữa bệnh tâm thần. Tôi còn dự đoán chúng sẽ giúp mọi người hiểu rõ quá trình tế bào hoạt động như thế nào".

Lễ công bố giải Nobel Y học 2013 đã mở màn cho tuần lễ giải Nobel thế giới lần thứ 112. Ngày 8/10 cũng tại Stockholm sẽ công bố tên nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý, ngày 9/10 - Nobel Hóa học.

Giải Nobel Hòa bình sẽ được công bố vào ngày 11/10 tại thủ đô Oslo của Na Uy. Giải Nobel Văn học theo truyền thống do Ủy ban Nobel của Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển trao tặng, sẽ được công bố vào một ngày thứ năm của tháng 10.

Nobel Y học 2012 thuộc về hai nhà khoa học John B.Gurdon (Anh) và Shinya Yamanaka (Nhật Bản) nhờ phát hiện khả năng tái "lập trình" của tế bào trưởng thành thành tế bào vạn năng.

Tác dụng chữa bệnh của cà chua

Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.



Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ cà (Solanaceae). Quả cà chua mọng nước, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: Tròn, dẹt, có cạnh, có múi… Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua.

Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.

Công dụng chính của cà chua là ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng… rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Sau đây là một số công dụng của cà chua.

1. Phòng chua benh ung thu: Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú...

2. Dieu tri viem gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

3. Tốt cho người viêm thận: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.

4. Bảo vệ tim mạch: Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.

5. Chữa bí đại tiện, thiếu máu: Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 quả.

6. Chữa bỏng lửa: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.

7. Chống lão hóa: Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.

8. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.

9. Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 - 3 lần uống trong ngày

10. Chữa tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 - 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.

11. Chữa chảy máu chân răng: Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 1 - 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.

12 . Làm làn da mịn màng, tưới sáng: Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C...có tác dụng làm da mịn màng, tươi sáng nên cà chua được các nhà thẩm mỹ chiếu cố chế "mặt nạ" dưỡng da.


October 5, 2013

Những loại mỹ phẩm không nên phí tiền

Đừng vội rút hầu bao mua những loại mỹ phẩm theo lời quảng cáo đường mật, bởi có thể công dụng của chúng sẽ khiến bạn thất vọng so với món tiền bỏ ra. Dưới đây là một số "bí quyết" làm đẹp làn da "cây nhà lá vườn".

Thực tế trong quá trình sản xuất mỗi một tuýp hoặc lọ gel lô hội chỉ có một lượng rất ít gel lô hội còn lại là các thành phần khác

Collagen

Thực tế đã có nhiều minh chứng cho thấy collagen quả đúng là “cây đũa thần” với làn da, nếu làn da được cung cấp đầy đủ lượng collagen cần thiết thì sẽ căng mịn, tươi trẻ.

Tuy nhiên, muốn làn da hấp thụ được collagen không phải là điều đơn giản. Theo chuyên gia da liễu giàu kinh nghiệm Julia Tzu, Đại học New York, collagen thực chất tồn tại ở dạng phân tử protein lớn hỗn hợp, vậy nên nếu thành phần này được bổ sung vào các loại mỹ phẩm dưỡng da thì việc thẩm thấu qua da đi vào nuôi dưỡng các tế bào da là điều khó khăn.

Lời khuyên của chuyên gia là để tăng hiệu quả hấp thu collagen đối với các tế bào da, bạn tìm loại mỹ phẩm có chứa thành phần retinoid - một thành phần có hỗ trợ quá trình thẩm thấu đối với các collagen.

Tế bào gốc

Cần hiểu rằng mọi loại tế bào đều được phát triển từ các tế bào gốc, vậy nên không ít người cho rằng sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần tế bào gốc sẽ có khả năng “thay áo” cho làn da.

Mặc dù vậy, điều đáng tiếc là các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp được quảng cáo có chứa tế bào gốc nhưng loại tế bào gốc này không phải là tế bào gốc của người. Chúng chủ yếu có nguồn gốc chiết xuất từ táo hoặc các loại thảo mộc tự nhiên khác, chuyên gia hóa học thuộc ngành công nghiệp chế tác mỹ phẩm làm đẹp David Pollock cho hay.

Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy tế bào gốc từ táo lại có khả năng mang lại những điểm cộng cho làn da người. Các nhà sản xuất dùng thuật ngữ “tế bào gốc” trong các sản phẩm làm đẹp chính là hình thức quảng cáo nửa vời đánh vào tâm lý của người tiêu dùng khi luôn tôn vinh các sản phẩm làm đẹp từ tế bào gốc.

Vitamin C dẫn xuất

Vitamin C là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, đem lại nhiều lợi ích cho làn da và sức khỏe. Đặc biệt với làn da, vitamin C giống như một “vũ khí” vô cùng lợi hại giúp cho da săn chắc và tham gia tích cực vào quá trình sản sinh các collagen. Để đạt được hiệu quả này, bạn cần bổ sung loại vitamin C tinh khiết, hay còn gọi là axit L-ascorbic. Nhưng vấn đề là vitamin C sẽ mất đi tính năng này nếu tiếp xúc với không khí hoặc ánh sáng, điều này sẽ xảy ra ngay sau khi mở nắp lọ mỹ phẩm.

Vì lý do này nên nhiều hãng mỹ phẩm sử dụng dẫn xuất vitamin C như Ascorbyl Palmitate và Magnesium Ascorbyl Phosphate, hai thành phần này dễ dàng bổ sung vào công thức chế tác mỹ phẩm hơn, tuy nhiên hiệu quả của nó sẽ không bằng so với dẫn xuất tinh khiết của vitamin C.

Caffeine

Trên thị trường hiện nay có bán khá nhiều loại kem mátxa có chứa thành phần caffeine, loại kem này có khả năng làm giảm cellulite (mỡ thừa nằm bên dưới lớp da, thường gặp ở bụng, mông và mặt sau của đùi) nhưng hiệu quả của nó không phải nhờ vào thành phần caffeine mà chính là do quá trình mátxa.

Kết quả thử nghiệm đã cho thấy mátxa giúp giảm quá trình giữ nước dưới da, hạn chế sự xuất hiện của cellulite. Vì vậy, không nhất thiết phải mua những loại kem mátxa đắt tiền mà nên nhờ ai đó mátxa cho bạn thường xuyên với loại kem thông thường hoặc tinh dầu cũng sẽ đạt được mục đích này.

Gel lô hội

Lô hội là một loại thảo dược rất lành tính, mang lại nhiều tác dụng cho da như làm giảm vết sẹo, mátxa, dưỡng da… Các loại gel lô hội thường được quảng cáo có chứa 99 - 100% chiết xuất lô hội từ thiên nhiên, nhưng thực tế trong quá trình sản xuất mỗi một tuýp hoặc lọ gel lô hội lại chỉ có một lượng rất ít gel lô hội, còn lại là các thành phần khác, không giống như những gì nhà sản xuất quảng cáo.

Vitamin E

Cũng giống như vitamin C, vitamin E là thành phần quan trọng với da, giúp da trẻ hóa, làm mờ vết sẹo thâm, tham gia vào quá trình tái tạo tế bào da.

Nhưng thành phần vitamin E trong kem dưỡng da nói riêng hay những loại mỹ phẩm nói chung là bao nhiêu thường không được nhà sản xuất đề cập đến, bởi có những người có phản ứng dị ứng với loại vi chất này. Vậy nên cần cân nhắc trước khi chọn mua sản phẩm.

Dẫn xuất retinol

Không thể phủ nhận retinol có sức mạnh trong việc chống lão hóa, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty chăm sóc da muốn đưa thành phần này vào sản phẩm của họ. Để tiết kiệm tiền, họ sử dụng một dạng khác của retinol - phổ biến nhất Retinyl Palmitate.

Theo Joshua Zeichner, MD, giám đốc trung tâm nghiên cứu mỹ phẩm tại Hoa Kỳ, thành phần này sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Lời khuyên dành cho bạn là để có thể đạt được mục đích nên chọn sản phẩm Renova hoặc ReFissa, hai sản phẩm này đã được FDA cấp bằng chứng nhận có khả năng “điều trị” những nếp nhăn hiệu quả.


October 3, 2013

8 loại rau đẩy lùi ung thư hiệu quả

Ăn uống đúng cách có thể đem lại hiệu quả trong việc phòng chống ung thư. Sau đây là một số loại rau quả có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

Cải bó xôi phòng chống ung thư phổi. Cải bó xôi nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại bởi gốc tự do gây ra. Ăn một bát rau bina mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư phổi ít nhất 50%. Ngoài ra, cà chua, cà rốt, bí đỏ, lê và táo cũng có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ung thư này.




Rong biển giúp ngừa ung thư vú. Rong biển không chỉ giàu vitamin E và chất xơ, mà còn phong phú về hàm lượng i-ốt. Các nhà khoa học tin rằng thiếu hụt i-ốt là một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư vú. Do đó, ăn rong biển có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Ngoài ra, khoai lang, cà chua, đậu cũng là những thực phẩm có thể ngăn ngừa ung thư vú.



Tỏi ngăn ngừa thư dạ dày. Những người hay ăn tỏi sống có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày là rất thấp, bởi vì tỏi có thể làm giảm đáng kể hàm lượng nitrit trong dạ dày - một trong những nguy cơ gây bệnh. Những người thường xuyên ăn hành cũng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với nhóm người không ăn.



Nấm ngừa ung thư gan. Nấm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều muối vô cơ, vitamin, protein và cellulose... Cellulose trong nấm có thể ngăn ngừa táo bón và giảm lượng cholesterol trong máu. Đồng thời, nấm được coi là một lựa chọn tốt để ngăn ngừa ung thư gan. Nó chứa các lớp polysaccharide giúp ức chế hoạt động của các chất gây ung thư.



Đậu nành chống ung thư cổ tử cung (UTCTC). Đậu phụ, sữa đậu nành được làm bằng đậu nành (đậu tương), có chứa isoflavone, lignin được coi là có tác dụng chống oxy hóa, có thể ức chế sự phát triển của UTCTC. Đồng thời, nó còn giúp giảm phân chia tế bào ung thư, ngăn chặn sự di căn của khối u. Ngoài ra, ăn cà chua cũng giúp phòng ngừa UTCTC tốt.




Măng tây với ung thư da. Măng tây là trong những loại rau đầu bảng giàu vitamin, axit nucleic và các thành phần khác có tác dụng nhất định trong phòng chống ung thư hạch, ung thư bàng quang, ung thư da.



Sả ngừa ung thư ruột. Cây sả, cần tây là những thực phẩm giàu chất xơ, khi vào trong ruột có thể đẩy nhanh tốc độ làm sạch các thức ăn thừa trong ruột, giảm các chất độc hại và thúc đẩy bài tiết cực kỳ hiệu quả, phòng chống ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, tiêu thụ tỏi thường xuyên cũng giúp bạn giảm 30% nguy cơ ung thư ruột kết.


Súp lơ phòng chống ung thư tuyến tụy. Hiệp hội Ung thư Quốc gia Mỹ chỉ ra rằng, ăn súp lơ và các thực phẩm họ cải khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy. Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, củ cải cũng đóng góp vào việc gia tăng sức đề kháng của bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy.




Điều trị viêm gan B khi nào nên dừng

Câu hỏi của 1 bệnh nhân sau khi xét nghiệm men gan như sau:
"Có BS cho rằng với kết quả xét nghiệm men gan còn ở giới hạn bình thường thì việc điều trị là chưa cần thiết. Vậy tôi phải uống thuốc đến khi nào?

Năm 2008 tôi đi khám bệnh phát hiện bị viêm gan B, kết quả XN:

HBV - DNA 86.500.000 Copies/ml;
HBsAg dương tính;
AST : 35U/L;
ALT : 30U/L.

BS cho điều trị thuốc Lamivudin 100g ngày uống 1v, thuốc bổ gan ngày uồng 2v; sau 3 tháng tái khám.

XN lần 2 HBV-DNA 28.475.310 Coppies/ml, AST 38U/L; ALT 35U/L, HBsAG dương tính.
BS cho uống thuốc như lần 1 và sau 3 tháng lại tái khám.

Cứ như thế đến nay hơn 4 năm và các thuốc điều trị được BS chỉ định: thuốc Lamivudin uống liên tục từ đó đến nay, các thuốc khác được thay đổi từ Adefovir rồi đến Etecavir và hiện nay dùng Tenofovir.

Qua các lần xét nghiệm, men gan đều ở giới hạn bình thường, không kháng một loại thuốc nào. Các triệu chứng không thấy gì.

Vừa rồi tái khám có kết quả xét nghiệm như sau:

- HBV-DNA :320 Copies/ml
- AST : 38U/L
- ALT : 57U/L
- GGT : 31U/L
- AFP : 1.85ng/ml
- HBeAg : Dương tính
- Anti HBe : Âm tính.
- Urea 4.3 ;
Creatinie : 81; Bulirubin T.P : 4.9 Bulirubin TT :1.9; Bulirubin GT : 3.0

Siêu âm bụng tổng quát: Tất cả bình thường. BS tiếp tục cho uống thuốc:
- Tenofovi r ngày uống 1v;
- Lamivudin ngày uống 1v;
- thuốc bổ gan ngày uống 2v.

Thưa BS, quá trình điều trị như vậy là đúng liệu trình và có kết quả chưa? Tôi phải uống thuốc đến khi nào thì dừng. Chế độ ăn uống cần kiêng cữ những gì? Cũng có BS cho rằng với kết quả xét nghiệm như ban đầu men gan còn ở giới hạn bình thường thì việc điều trị là chưa cần thiết. Tôi còn phân vân điều này."

Các chuyện gia tại phòng khám 12 kim mã giải đáp vấn đề này như sau:

Xét nghiệm ban đầu (cách đây 4 năm) của bạn kết quả HBeAg và Anti HBeAg như thế nào? Trường hợp của bạn xét nghiệm HbsAg dương tính dù men gan âm tính thì cũng cần cho chỉ định làm xét nghiệm PCR phát hiện HBV-DNA, kết quả HBV- DNA ban đầu của bạn là 86.500.000 Copies/ml (rất cao, là yếu tố tiên lượng có thể gây tổn thương gan).

Trường hợp của bạn, nếu lượng HBV trong máu dưới 105 Copies/ml thì không cần thiết phải điều trị vì HBV chưa gây tổn hại tế bào gan.

Nhưng bạn có lượng HBV> 105 Copies/ml nên cần cân nhắc điều trị và làm sinh thiết gan để xem gan có bị thương tổn mô học không, hay có thể làm fibroscan gan.

Ngoài ra, lúc đầu cũng cần thiết phải làm thêm thử nghiệm định lượng AFP (alpha foeto-protein). Siêu âm không thể phát hiện những tổn thương mô học.

Trường hợp của bạn qua 4 năm điều trị, lượng vi rút có giảm dần nhưng HBeAg còn dương tính chứng tỏ vi rút còn hoạt động, HBsAg còn dương tính, men gan ALT hơi tăng. Do đó dù có thể giai đoạn ban đầu bạn chưa được sinh thiết gan hoặc làm fibroscan gan, thì lượng vi rút cao và dương tính kéo dài là một tiên lượng không tốt cho gan, có nghĩa là việc quyết định điều trị từ ban đầu cho bạn là nên làm.

AFP (là dấu chỉ ung thư gan) không tăng, nhưng giá trị của dấu chỉ ung thư cũng có giới hạn, phải dựa vào nhiều yếu tố để phân tích. AFP cũng cần xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm ung thư gan trên bệnh nhân viêm gan mạn.

Việc dừng thuốc khi HBeAg (-), HBV-DNA không còn phát hiện được.
Chế độ ăn đối với bạn không cần kiêng cữ gì. Cân nặng và chiều cao của bạn là cân đối. Bạn nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất bột đường, đạm (động vật và thực vật), béo (nên hạn chế ăn mỡ, da, phủ tạng động vật), ăn đủ rau quả (chứa chất xơ và Vitamin), cần ăn đa dạng món ăn. Bạn nên làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.


Sự thực về giá trị chữa bệnh Nấm Lim Xanh

Gần đây thông tin Nấm Lim Xanh có nhiều giá trị trong việc điều trị bệnh, để hiểu đúng về giá trị khoa học và công dụng của Nấm Lim Xanh chúng tôi trao đổi với Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Phó Trưởng Khoa – Khoa Khoa học Trường Đại học Nông lâm, Phụ trách dự án Linh Chi Nông Lâm.

Nấm Lim xanh sự thật là Nấm Linh Chi được mọc trên cơ chất Cây Lim Xanh nên người dân còn gọi là Nấm lim xanh nên đó không phải là tên gọi chính thức. Loại Nấm mà người ta thường gọi là Nấm Lim Xanh có tên khoa học là Garnodema Lucidum mà người ta còn gọi là Nấm Linh Chi, Nấm Linh Chi cũng có rất nhiều loại và giá trị của chúng cũng khác nhau. Cùng là 1 loại Linh Chi nhưng giá trị dược tính có thể khác nhau nhiều, bởi vì giá trị này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như cơ chất trồng nấm, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thời gian nuôi trồng…..

Nên sử dụng nấm hằng niên sẽ có nhiều dược tính hơn nấm đa niên.

Loại Nấm Linh Chi mọc trên cây lim xanh có 2 loại là nấm hằng niên và Nấm đa niên (nhiều tuổi), chúng ta nên sử dụng loại nấm hằng niên sẽ có nhiều dược tính hơn do nấm đa niên nếu hóa gỗ sẽ không còn giá trị. Để phân biệt được Nấm hằng niên và đa niên ta có thể phân biệt qua hình dáng của chúng, nấm hằng niên nhỏ hơn và có chân, nấm đa niên lớn hơn mọc từ thân cây và không có chân, loại nấm đa niên cứng như gỗ không có giá trị dược tính cao..

Nấm Linh Chi Cổ hóa gỗ không có tác dụng chữa bệnh (Nấm đa niên)


Nấm Linh Chi hằng niên ( có cuống) có giá trị dược tính cao.


Nấm Linh Chi nuôi trồng trên bịch mùn cưa cao su (còn nguyên lớp bào tử)


Nấm Linh Chi tại việt Nam có giá trị dược tính không hề thua các loại nấm nước ngoài.

Nấm Linh Chi (Nấm Lim Xanh) có giá trị dược tính nhiều hay ít cũng phụ thuộc nhiều vào cơ chất trồng, nếu Nấm mọc trên cây có độc tố hoặc nơi có môi trường ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe vì thế những loài cây thông dụng là cây lim, cao su, điều….là cơ chất tốt cho nấm phát triển. Linh chi nuôi trồng tại Việt Nam cũng đã có một số bài báo nghiên cứu về tác dụng dược lý theo hướng chống ôxy hóa và bảo vệ gan, tim mạch, tác dụng kích thích miễn dịch invivo…. Tuy nhiên, các công trình cho biết rõ được thành phần hóa học, tác dụng dược lý của linh chi ( Lim Xanh) thì chỉ có công trình nghiên cứu và báo cáo khoa học ở các nước như Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan mới có công nghệ phân tích dược tính thật sự, nếu hỏi nấm linh chi có giá trị hay không thì câu hỏi quả là thừa bởi vì các công trình khoa học của các nước trên thế thới đã báo cáo và họ ứng dụng Nấm Linh Chi trọng việc điều trị nhiều loại bệnh có kết quả tốt, Bộ y tế Thái Lan cũng khuyên dùng Linh Chi trong việc điều trị Ung thư và HIV/aids. Những Năm gần đây các công ty Dược cũa Mỹ cũng phân tích mẫu Linh Chi ở Việt Nam và thu mua để bào chế thuốc. điều đó cho thấy Nấm Linh Chi tại việt Nam có giá trị dược tính không hề thua các loại nấm nước ngoài.

Người bệnh có thể chon mua nấm linh chi được nuôi trồng hoặc nấm linh chi mọc tự nhiên (nấm lim xanh) nếu đảm bảo được xuất xứ nguồn góc và chỉ nên chọn nấm linh chi tự nhiên loại nhỏ có cuốn mới có giá trị dược tính (nấm hằng niên)

Nấm Linh Chi mọc tư nhiên không có bào tử (lớp bụi phấn màu nâu trên tai nấm) do mưa gió lớp bào tử này bị trôi đi, Nấm Linh Chi nuôi trồng sẽ còn lớp bào tử, lớp bào tử có nhiều dược tính như thân của nó cho nên không nên rửa sạch lớp bụi phấn này khi sử dụng.

Giá trị thật sự quý báu từ Nấm Lim Xanh

Nấm Lim Xanh có giá trị hỗ trợ điều trị các bệnh khối u (các loại bệnh ung thư), xơ gan, gan nhiễm mỡ, bệnh gout, mỡ trong máu, điều hòa huyết áp, viêm khớp, tiểu đường, giải độc, giảm quá trình lão hóa tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng…..Tuy nhiên đây là thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh nên rất cần kết hợp với y học hiện đại để có kết quả cao nhất đối với các bệnh nghiêm trọng như ưng thư gan, xơ gan…, người có tuổi muốn nâng cao thể trạng và tăng cường sức khỏe có thể dùng Linh chi uống thay nước hàng ngày vơi liều lượng nhẹ (5g 10g mỗi ngày) rất tốt cho việc bảo vệ sức khỏe.


Stem cells tế bào gốc làm đẹp

Trước khi nói về giá trị làm đẹp của mỹ phẩm stem cells, nên tìm hiểu stem cells là gì?

Stem là phần giữa chính của một cây thảo, cây bụi hoặc cây gỗ từ rễ mọc lên, gọi là thân cây. Từ thân, lá và hoa mọc ra. Stem cũng có nghĩa là cái cuống của lá hoặc hoa quả nối với thân hoặc cành. Cell là tế bào, đơn vị nhỏ nhất của một chất sống có một hạt nhân.

Với cơ thể con người, Stem cells “ tế bào gốc” là những tế bào chưa phân biệt, có thể phân hóa ra cả hàng trăm loại tế bào để tạo thành các cơ quan bộ phận khác nhau, như tim, phổi, thận, não…

Có 2 loại te bao goc:

1.Tế bào gốc từ phôi (embryonic stem cells)

Phôi là sản phẩm của sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng nữ ở tử cung trong 8 tuần lễ phát triển đầu tiên. Trong phôi có một nhóm tế bào gọi là tế bào gốc stem cells có khả năng tạo ra tế bào của tất cả các bộ phận trong cơ thể. Tiếc thay, chúng chỉ tồn tại trong dăm ngày ở phôi và cũng thấy có trong máu ở cuống rốn.

Khi tách ra từ phôi, nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm, các tế bào này vẫn có thể phân bào và vẫn có khả năng tạo ra cả trăm loại tế bào trưởng thành khác nhau cho các bộ phận cơ thể. Do đó chúng được mệnh danh là “tế bào gốc đa năng” pluripotent stem cells.

2.Tế bào gốc người lớn, non-embryonic "somatic" hoặc "adult" stem cells

Đây là những tế bào hiện diện trong đa số bộ phận cơ thể người lớn, trẻ em và thai nhi như là trong máu, não bộ, ruột, da với khả năng được định trước. Chúng có thể tạo ra tế bào của bộ phận đó như là tế bào trong máu tạo ra hồng hoặc bạch huyết cầu, trong da tạo ra tế bào da, chứ không tạo ra các tế bào khác của cơ thể. Mới đây, các khoa học gia còn tìm thấy tế bào gốc người lớn trong nhau thai và cuống rốn thai nhi.

Khác với phôi tế bào gốc, tế bào gốc người lớn không nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm được.

Các khoa học gia cũng đã tìm cách tạo ra một loại tế bào gốc gọi là iPS induced pluripotent stem cell. Họ lấy bất cứ tế bào nào từ người lớn hoặc trẻ em, “phù phép” nhân di truyền, biến chúng thành loại tế bào tương tự phôi tế bào gốc, có khả năng tạo ra bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể. Tuy nhiên đây mới chỉ là kết quả sơ khởi, chưa được áp dụng trong thực tế.

Vì phôi tế bào gốc có khả năng tạo ra bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể, cho nên các nhà khoa học suy luận là có thể cấy tế bào gốc vào một bộ phận đang bị tổn thương. Tế bào đa năng này sẽ tạo ra một loạt tế bào mới của bộ phận đó. Sau khi ổn định, phát triển, chúng sẽ thay thế các tế bào tổn thương để làm nhiệm vụ của bộ phận đó. Chẳng hạn, khi tuyến tụy bị bệnh, không sản xuất được insulin để duy trì đường huyết bình thường, thì, nếu được cấy phôi bào gốc, tụy tạng sẽ hồi phục, lại tiếp tục sản xuất ra insulin.

Áp dụng phôi tế bào gốc trong trị bệnh hiện nay đang còn trong vòng nghiên cứu, thử nghiệm. Trên nguyên tắc, trị liệu này được cho là có thể áp dụng để chữa nhiều loại bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, Alzheimer, thương tích thần kinh…Tuy nhiên, con đường nghiên cứu từ phòng thí nghiệm tới bệnh viện điều trị là một con đường dài, còn nhiều việc phải làm.

Trước khi áp dụng vào bệnh của con người, các khoa học gia phải nuôi dưỡng một loại tế bào thích hợp, tìm cách thử nghiệm các tế bào này, bảo đảm là an toàn ở súc vật trước khi dùng thử ở một số bệnh nhân tình nguyện. Nếu thấy hoàn toàn safe thì mới mang ra áp dụng rộng rãi.

Vả lại, ghép tế bào gốc không giống như uống mấy chục viên dược phẩm. Ta có thể ngưng thuốc khi có tác dụng ngoại ý, hóa chất sẽ phai nhạt dần, nhưng khi nhận stem cells thì chúng vẫn hiện diện trong cơ thể và ảnh hưởng sẽ kéo dài suốt đời. Ấy là chưa kể hệ miễn dịch người nhận còn phản ứng, không chấp nhận “sống chung” với tế bào mới, dù tế bào gốc này có thể là ân nhân cứu mạng hoặc tế bào gốc cũng có khả năng kích thích tạo ra mô bào, u bướu không muốn có. Lại còn vấn nạn lấy đâu ra tế bào gốc đa năng. Ở phôi ư? Lấy từ phôi sẽ hủy hoại phôi đó, trái với luật pháp và đạo đức, vì phôi cũng được coi như có sự sống như con người.

Vậy mà trên internet đã có cả trăm cả ngàn địa chỉ quảng cáo chữa bằng stem cells cho vô số bệnh như Alzheimer, chấn thương não, ung thư, tiểu đường, Parkinson, viêm khớp, bệnh thận, stroke thậm chí cả trong lãnh vực cải thiện sắc đẹp con người. Trong danh sách này, cơ quan FDA chỉ mới chấp thuận cho phép chuyển ghép stem cells từ tủy xương để điều trị ung thư máu bạch cầu leukemia. Lập trường của FDA là chỉ chấp nhận khi nào chuyển ghép stem cells được chứng minh là công hiệu và an toàn cho bệnh nhân. Hoặc các phương thức đang được nghiên cứu, đã xin phép và đã được FDA chấp thuận cho tiếp tục nghiên cứu.

Tại Hoa Kỳ, FDA có trách nhiệm điều hòa kiểm soát tất cả các phương tiện dùng để trị bệnh, từ dược phẩm tới dụng cụ y khoa, kỹ thuật trị liệu.

Trên đây là nói về stem cell trong việc điều trị bệnh, con đường đi tới cụ thể cũng còn hơi dài, có khi phải chờ cả vài chục năm nữa. Khoa học là vậy. Chậm nhưng chắc. Ấy vậy mà đôi khi còn xảy ra những rủi ro, những hậu quả không ước định được trước.

Còn stem cells trong mỹ phẩm thì sao?

Đây là một đề tài đang được thảo luận rộng rãi khắp nơi vì trong thập niên vừa qua, danh từ stem cells đã trở thành một nhóm chữ có tính cách kỹ thuật, chuyên môn thời thượng trong kỹ nghệ sản xuất mỹ phẩm.

Stem cells xuất hiện trong tên của sản phẩm, trong danh sách thành phần cũng như lời “khuyến thị” khoe công dụng của mỹ phẩm.

Stem cells được các nhà sản xuất mỹ phẩm “phong” cho là lý tưởng để chống lại sự hóa già của lớp da.

Sản phẩm từ stem cells được nói gần nói xa là có thể kích thích để da tạo ra lớp da non và đảo ngược hiện tượng nhăn da.

Mà da nhăn là mối ưu tư lớn của con người, là chỉ dấu của sự già nua, là không còn vẻ đẹp mịn màng mũm mĩm tươi trẻ của thời kỳ nam thanh nữ tú. Và những người ưu tư đó vội vàng đi tìm thuốc tiên, tẩy xóa vết nhăn trên mặt, trên bụng, trên đôi bàn tay gầy guộc, khô cằn. Cosmetic stem cells ra đời qua kỹ thuật stem cells technology và trở thành một kỹ nghệ lớn với lợi nhuận thương mại cả nhiều chục tỷ mỹ kim. Tranh luận về thực hư, lợi hại của cosmetic stem cells giữa các nhà sản xuất mỹ phẩm cũng như giới tiêu thụ và khoa học gia chắc còn kéo dài. Đọc hết nội dung các thảo luận này có khi mình lại hóa già trước khi có sự “đồng thuận” từ các phía. Người viết chỉ xin gửi tới bà con mấy ý kiến đáng suy nghĩ liên quan tới chuyện dài cosmetic stem cells.

Trên đây, có nói stem cell technology là vì, theo các nhà chuyên môn, mỹ phẩm không chứa stem cells con người hoặc stem cells thực vật mà chỉ dựa vào kỹ thuật nghiên cứu công dụng của phôi tế bào gốc. Vì, để sống sót và hoạt động được, theo giáo sư bác sĩ Jorg Gerlach, Đại học Pittsburgh, stem cells cần được nuôi dưỡng bởi máu trong cơ thể hoặc với một chất dinh dưỡng đặc biệt, chứ không phải là bắt một nhúm stem cells bỏ vào một lọ dung dịch nào đó, tung ra thị trường để người mua thoa bôi khơi khơi lên da là da hết nhăn. Vì chúng đã chết hết rồi. Stem cells là tế bào sống, sẽ mau chóng bị tiêu hủy trong môi trường ẩm hoặc serum. Hơn nữa, cấu tạo của da rất kiên cố, đâu có thể để vật lạ xâm nhập dễ dàng như vậy.

Như vậy, theo các nhà chuyên môn, cosmetic stem cells trong mỹ phẩm da có thể được hiểu là:

1- Không có stem cells từ con người mà có thể là từ thực vật.

2.Các stem cells thực vật được lấy ra từ thân (stem) của thảo mộc, do đó chữ stem trong tế bào thảo mộc không đồng nghĩa với chữ stem cells trong cơ thể con người.

3.Đây không phải là tế bào thực thụ mà chỉ là nước triết từ các tế bào thực vật được ép lấy ra rồi chế biến, cho vào mỹ phẩm.

Bác sĩ bệnh ngoài da Fredric Brandt cũng đồng ý là không có tế bào gốc trong bất cứ mỹ phẩm nào mà chỉ là những chất đạm và yếu tố tăng trưởng mà các stem cells thực vật sản xuất. Stem cells phải còn sự sống thì mới hoạt động được như một stem cells, chứ khi đã được thêm vào dung dịch mỹ phẩm thì chúng đã chết ngỏm củ tỏi rồi, đâu còn hoạt động được nữa.

Nhiều nhận xét khác cho hay, plant stem cells từ táo, dưa hấu, gạo làm sao mà kích thích được tế bào gốc trên da con người. Tuy nhiên vì chúng từ thảo mộc mà ra, chúng có thể có vài tác dụng như các chất antioxidant, nhưng giá cả lại quá mắc so với thực phẩm ta dùng hàng ngày. Hơn nữa chắc nhiều người cũng không muốn da mình hấp thụ những tế bào lấy ra từ táo, từ dưa. Ngoài ra, plant stem cells hoạt động khác với human stem cells, không dễ gì mà đưa plant cells vào cơ thể con người để rồi hoạt động chung với tế bào người. Đôi bên xa lạ, sẽ uýnh nhau chí tử.

Tiến sĩ Bruno Bernard, một giám đốc của công ty mỹ phẩm Lancome, Pháp, chân thật thừa nhận rằng kem da “Absolue” do công ty Lancome sản xuất không có stem cells mà chỉ là nước triết táo được kỹ thuật stem cells chế biến thành mỹ phẩm. Khi bôi thoa, dung dịch này thay đổi môi trường chung quanh stem cells ở da, khiến chúng linh động hơn trong việc tạo ra tế bào mới, nhờ đó da nom trẻ trung, đầy đặn hơn.

Nghe cũng suôi tai, vì mỹ phẩm thường đều mong muốn đạt được công dụng như vậy, là đã thỏa mãn ước muốn của giới tiêu thụ có nhu cầu làm đẹp rồi. Vì, theo FDA, mỹ phẩm chỉ là những sản phẩm được thoa, xịt lên một nơi nào đó của cơ thể để lau sạch, làm đẹp, tạo ra sự hấp dẫn hoặc thay đổi diện mạo bên ngoài mà thôi.

Và cuối cùng xin mời bà con đọc ý kiến của nữ tác giả và nhà nghiên cứu về mỹ phẩm Hoa Kỳ Paula Begoun, người được mệnh danh trên khắp thế giới là “Cosmetic Cop- Sen Đầm Mỹ Phẩm” như sau:

“Các công ty mỹ phẩm đều quả quyết là họ đã lấy ra từ plant stem cells nhiều chất như peptides, biến chúng trở nên ổn định để có thể hành động y như stem cells và có ảnh hưởng lên tế bào gốc người lớn có sẵn trong da. Đây là điều không tưởng bởi vì stem cells phải toàn vẹn để có thể hoạt động bình thường.

Dùng peptides hoặc chất liệu khác để tác dụng lên stem cells trong da đang được nghiên cứu nhưng cho tới nay các khoa học gia còn đang vò đầu tìm hiểu làm sao thực hiện được một cách an toàn.

Hiện nay, chưa có một công bố nghiên cứu khoa học chân chính nào kết luận là các chất triết từ stem cells thực vật có thể tác động lên stem cells trong da con người”.

Có người cho là các ý kiến này có vẻ hơi khắt khe thì phải. Vì dù không tác động lên tế bào gốc trong cơ thể, nhưng nếu thực sự công hiệu và đủ an toàn để tô điểm làm đẹp được diện mạo bề ngoài của cơ thể thì người tiêu thụ cũng cảm thấy OK rồi. Có phải không, thưa bà con cô bác.


October 1, 2013

Những thực phẩm tốt và không tốt cho gan

Bạn nên biết những thực phẩm tốt và không tốt cho gan để tạo điều kiện cho gan thực hiện tốt chức năng của nó.

Tổn thương gan có thể xuất phát từ các nguyên nhân như uống rượu, virus gây bệnh viêm gan, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc do các chất độc hại (paracetamol, thuốc lá và cần sa... ) hoặc do một số khuyết tật di truyền và sự rối loạn tự miễn dịch .

Ngoài ra, sự tăng giảm cân quá nhiều, lười tập thể dục, hàm lượng cholesterol cao, bệnh tiểu đường và bệnh tim... cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ.

Gan nằm ở phía trên bên phải của bụng , ngay dưới cơ hoành. Đó là nội tạng lớn nhất của cơ thể con người. Máu phải lọc qua gan trước khi nó đi bất cứ nơi nào khác trong cơ thể. Chính vì vậy, nhiệm vụ của gan là loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, xử lý các chất dinh dưỡng thực phẩm và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất cơ thể.

Chất béo tích tụ trong các tế bào gan do quá trình chuyển hóa chất béo không được thực hiện hiệu quả đã làm cho chức năng gan trở nên bất thường và dễ dẫn đến viêm gan, thậm chí là xơ gan.

Vì vậy, điều quan trọng nhất để bảo vệ gan của bạn là cần tạo điều kiện cho gan thực hiện tốt chức năng của nó. Giữ chế độ ăn uống ít chất béo và cân bằng sẽ giúp gan làm việc nhẹ nhàng hơn. Tập thể dục vì mục đích giảm cân hay không giảm cân đều có thể giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, bạn càng nên tiêu thụ ít chất béo, chỉ nên tiêu thụ chất béo không bão hòa để ổn định cholesterol và huyết áp.

Theo Giáo sư Leonard Seeff , nhà khoa học cấp cao về nghiên cứu bệnh viêm gan tại Viện Quốc gia Mỹ về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận thì "không có gan, chúng ta không thể sống được. Đây là nhà máy trao đổi chất trong cơ thể".

Để giữ cho gan khỏe mạnh, bạn cần nắm được các loại thực phẩm tốt và không tốt cho gan.

4 loại thực phẩm có hại cho gan:

- Thức ăn nhanh: Một nghiên cứu từ châu Âu cho thấy rằng ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều chất béo và đường (bao gồm cả xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao) có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.

- Rượu: Rượu là loại thức uống có cồn và được hấp thụ trực tiếp vào máu chứ không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Chính vì vậy, uống càng nhiều rượu càng khiến gan phải lọc thải nhiều hơn, điều này rất bất lợi cho gan.

- Muối: Bạn cần biết rằng ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vậy nên bạn cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích...

- Chất ngọt nhân tạo: Aspartame , Splenda NutraSweet, Equal... đều là các chất ngọt nhân tạo, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.

Thực phẩm tốt cho gan: 

Để hạn chế những tác hại ảnh hưởng tới gan và giảm tải "công việc" mà gan phải làm, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày của mình:

- Tỏi và hành tây: Các thực phẩm này có chứa chất kháng viêm, giảm mỡ thừa nên có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, từ đó cũng giúp đào thải độc tố và thúc đẩy chức năng gan hoạt động tốt.

- Củ cải đường: Củ cải đường có chứa các chất anthocyanidin chất chống oxy hóa nên có tác dụng chống lại các khối u, hạn chế tác hại của các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và giảm tình trạng viêm trong gan.

- Táo: Trong táo chứa pectin - một hợp chất có thể giúp loại trừ kim loại nặng như thủy ngân ra khỏi cơ thể, giảm nhiệm vụ đào thải độc tố cho gan.

- Atisô: Loại thực phẩm này thực sự giúp làm tăng sản xuất mật, từ đó có thể làm sạch các độc tố trong cơ thể qua gan.


Kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị ung thư phổi và gan

Ung thư phổi và gan là bệnh phổ biến nhất trong khu vực Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam. Việc cập nhật thông tin về chẩn đoán và chua benh ung thu phổi và gan được nhiều giáo sư, chuyên gia hàng đầu đến từ Đức, Australia chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo tổ chức sáng 27-9 tại Hà Nội.

Tại Hà Nội, cứ 100.000 dân cư thì có 40 người được chẩn đoán là ung thư phổi, trong khi đó tại TP. Hồ Chí Minh là 30 người. Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nam khoảng 29,6/100.000 người, đứng hàng thứ hai trong ung thư ở nam giới (sau ung thư gan) và là một trong bốn loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới (với tỷ lệ mắc 7,3/100.000 dân).

Đây là những thông tin chia sẻ tại sự kiện do Bệnh viện Bạch Mai và Công ty Siemens tổ chức.

Theo PGS,TS Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, đặc điểm của ung thư phổi giai đoạn tiến triển là thường di căn vào não, xương, tuyến thượng thận… Nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại ung thư khác cũng di căn vào não với tỷ lệ lớn như ung thư vú, ung thư vòm, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày – thực quản… , nhưng ung thư phổi di căn lên não thường chiếm tỷ lệ cao nhất.

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán ung thư phổi và các di căn lên não, trong đó CT, MRI và PET/CT có vai trò rất quan trọng. Nhưng ghi hình khối u bằng PET/CT có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao hơn CT và MRI đơn thuần, đặc biệt là khả năng phát hiện các khối u ở giai đoạn rất sớm.

TS Marcus Wagner, Trung tâm Ung Thư của Siemens, Đức cho biết, máy PET/CT là một trong những thiết bị chẩn đoán hình ảnh sử dụng kỹ thuật y học hạt nhân hiện đại nhất hiện nay. Đáng chú ý, PET/CT rất có giá trị trong chẩn đoán ung thư phổi, có giá trị trong phát hiện u nguyên phát và hạch di căn.

Theo PGS,TS Mai Trọng Khoa, các kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, khoảng 89% bệnh nhân có được các quyết định phương pháp điều trị đúng, 45-60% bệnh nhân đã được thay đổi phương pháp điều trị sau khi chụp hình PET/CT.

Theo Hiệp Hội Ung Thư Việt Nam, ước tính có khoảng 150.000 trường hợp được chẩn đoán ung thư, trong đó tỷ lệ tử vong là 75.000 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên, 70% trường hợp ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn 1 và được chữa khỏi.


Đại dịch virut viêm gan tại Việt Nam

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế giới có khoảng 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B và 200 triệu người nhiễm virus viêm gan C.

Mỗi năm các loại virus viêm gan là nguyên nhân khiến hơn 1 triệu người tử vong; như vậy, mỗi ngày trên toàn thế giới có khoảng 3.000 người chết vì nhiễm virus này. Hiện có 5 loại virus viêm gan, đó là virus A, B, C, D và E; trong đó virus viêm gan B và C là nguy hiểm nhất.

Việt Nam là 1 trong 9 quốc gia vùng Tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với đại dịch viêm gan virus với tỷ lệ người nhiễm virus cao.

Ở Việt Nam, ước tính có từ 10-20% dân số (khoảng từ 12-16 triệu người) nhiễm virus viêm gan B, trong đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan mãn tính, xơ gan hoặc ung thư gan.

Riêng đối với viêm gan C, hiện chưa có vắcxin tiêm phòng nên tình trạng lây nhiễm có nguy cơ ngày càng tăng. Việt Nam hiện có khoảng 4,5 triệu người nhiễm virus viêm gan C, trong đó có khoảng 3 triệu người trong tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan.

Bệnh viêm gan virus hiện có 7 loại thuốc để điều trị và kết quả điều trị tốt đạt khoảng 80%. Tuy nhiên, bệnh thường phải điều trị kéo dài hàng năm với chi phí điều trị cao (từ 3,5-4 triệu đồng/tháng)...

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ghi nhận và đánh giá cao chuyên ngành gan mật của Việt Nam và Hội Gan mật Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng đóng góp cho ngành y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh và đào tạo đội ngũ cán bộ.

Ngành y tế đã thực hiện thành công ghép gan, đánh dấu một bước tiến mới của chuyên ngành gan mật và ghép tạng Việt Nam, góp phần nâng cao tỷ lệ cứu sống bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo về gan mật.

Hội nghị được tổ chức là cơ hội để các nhà hoa học trong và ngoài nước trao đổi, học tập và chia sẻ kinh nghiệm về chuyên ngành gan mật.

Thứ trưởng mong rằng thời gian tới, chuyên ngành gan mật Việt Nam sẽ phát triển nganh tầm với các nước trong khu vực và các nước có nền y học phát triển trên thế giới.

Tiến sỹ Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam cho biết cách dự phòng bệnh có hiệu quả nhất là tiêm phòng bằng vắcxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh và những người có yếu tố nguy cơ cao như nhân viên y tế, nhân viên trong trại cai nghiện hoặc trại phục hồi nhân phẩm.

Năm 2012, Hội Gan Mật Việt Nam lầm đầu tiên đã phát động phong trào toàn dân chung tay "đánh gục" virus viêm gan trong cả nước. Sau 1 năm phát động, phong trào đã bước đầu đạt được một số kết quả như: khám và xét nghiệm cho hơn 3 triệu người; phát hiện gần 148.000 người nhiễm virus viêm gan B, hơn 19.000 người nhiễm virus viêm gan C và 3.507 người bị ung thư gan.

Ngoài ra, Hội đã xây dựng hướng dẫn điều trị cho người nhiễm virus viêm gan B và C; tuyên truyền vận động người dân đi khám và xét nghiệm viêm gan tại các cơ sở y tế; đồng thời tiến hành sàng lọc phát hiện những người đang bị viêm gan virus, xơ gan hoặc ung thư gan để được hướng dẫn điều trị, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong...

Hội nghị diễn ra trong 2 ngày (28-29/9) với nhiều báo cáo tham luận tập trung vào các nội dung như Thảo luận bổ sung bản hướng dẫn xử lý viêm gan virus B và C; nghiên cứu chẩn đoán dieu tri viem gan virus và ung thư gan; ghép gan.


Chanh có thể sử dụng làm bài thuốc trị bệnh gan

Chanh là một loài cây quen thuộc ở Việt Nam. Nhiều bộ phận khác nhau của cây chanh có thể sử dụng làm bài thuoc tri benh gan. Uống nước chanh tươi cũng giúp giảm gánh nặng cho gan.



Từ quả đến lá chanh đều có công dụng tốt cho sức khỏe.

Theo lương y Hà Văn Tiêu, Phó chủ tịch Hội Đông y Thành phố Hà Nội, cây chanh hay ở chỗ ngoài bài thuốc chữa sơ gan từ quả chanh non còn rất nhiều bộ phận khác của cây chanh cũng có công dụng đối với gan. Ví dụ như bài thuốc bình gan kết hợp từ nhiều vị, trong đó có lá chanh. Trong y học, lá chanh là một trong những loại lá có tác dụng bình gan.

Thầy thuốc ưu tú, Ths. Bs. Doãn Thị Tường Vi, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cũng cho biết, chanh là nhóm hoa quả chúng ta dùng hàng ngày đều rất tốt. Bởi vì hàm lượng vitamin C trong chanh là vitamin C tự nhiên. Nó sẽ hấp thu và chuyển hóa rất tốt mà không mất đi trong quá trình chế biến (vì chúng ta thường ăn quả tươi). Đặc biệt, lượng vitamin C này khi vào cơ thể có tác dụng nâng cao sức đề kháng, làm vững bền các thành mạch, tăng cường quá trình chuyển hóa và thải độc cho gan.

Các chuyên gia về dinh dưỡng cũng khuyên rằng khi sử dụng nhóm hoa quả như chanh, cam, bưởi nên ăn cả tép để bổ sung thêm chất xơ, giúp nhuận tràng, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể bằng đường tiêu hóa. Như vậy cũng có nghĩa là giảm được gánh nặng cho hoạt động của lá gan.

Xem thêm: trieu chung cua benh gan | triệu chứng viêm gan

4,5 triệu người nhiễm virus viêm gan dẫn đến ung thư gan

Hiện có 5 loại vi rút viêm gan, đó là: Vi rút A, B, C, D và E; trong đó vi rút viêm gan B và C là nguy hiểm nhất. Việt Nam là 1 trong 9 quốc gia vùng Tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với đại dịch viêm gan vi rút với tỷ lệ người nhiễm vi rút cao.

Ở nước ta, nhiễm vi rút viêm gan B ước tính từ 10 - 20% dân số (khoảng từ 12 - 16 triệu người), trong đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Riêng đối với viêm gan C, hiện chưa có vắc xin tiêm phòng nên tình trạng lây nhiễm có nguy cơ ngày càng tăng. Việt Nam hiện có khoảng 4,5 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C, trong đó có khoảng 3 triệu người trong tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc ung thu gan. Bệnh viêm gan vi rút hiện có 7 loại thuốc để điều trị và kết quả điều trị tốt đạt khoảng 80%. Tuy nhiên, bệnh thường phải điều trị kéo dài hàng năm với chi phí điều trị cao (từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng).

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ghi nhận và đánh giá cao chuyên ngành gan mật của Việt Nam và Hội Gan mật Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng đóng góp cho ngành y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh và đào tạo đội ngũ cán bộ. Ngành y tế đã thực hiện thành công ghép gan, đánh dấu một bước tiến mới của chuyên ngành gan mật và ghép tạng Việt Nam, góp phần nâng cao tỷ lệ cứu sống bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo về gan mật.

Được biết, năm 2012, Hội Gan Mật Việt Nam lần đầu tiên đã phát động phong trào toàn dân chung tay "đánh gục" vi rút viêm gan trong cả nước. Sau 1 năm phát động, phong trào đã bước đầu đạt được một số kết quả như: Khám và xét nghiệm cho hơn 3 triệu người; phát hiện gần 148.000 người nhiễm vi rút viêm gan B, hơn 19.000 người nhiễm vi rút viêm gan C và 3.507 người bị ung thư gan.

Hội Gan Mật Việt Nam cũng đã xây dựng hướng dẫn điều trị cho người nhiễm vi rút viêm gan B và C; tuyên truyền vận động người dân đi khám và xét nghiệm viêm gan tại các cơ sở y tế; đồng thời tiến hành sàng lọc phát hiện những người đang bị viêm gan vi rút, xơ gan hoặc ung thư gan để được hướng dẫn điều trị, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong...