Bạn nên biết những thực phẩm tốt và không tốt cho gan để tạo điều kiện cho gan thực hiện tốt chức năng của nó.
Tổn thương gan có thể xuất phát từ các nguyên nhân như uống rượu, virus gây bệnh viêm gan, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc do các chất độc hại (paracetamol, thuốc lá và cần sa... ) hoặc do một số khuyết tật di truyền và sự rối loạn tự miễn dịch .
Ngoài ra, sự tăng giảm cân quá nhiều, lười tập thể dục, hàm lượng cholesterol cao, bệnh tiểu đường và bệnh tim... cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ.
Gan nằm ở phía trên bên phải của bụng , ngay dưới cơ hoành. Đó là nội tạng lớn nhất của cơ thể con người. Máu phải lọc qua gan trước khi nó đi bất cứ nơi nào khác trong cơ thể. Chính vì vậy, nhiệm vụ của gan là loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, xử lý các chất dinh dưỡng thực phẩm và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất cơ thể.
Chất béo tích tụ trong các tế bào gan do quá trình chuyển hóa chất béo không được thực hiện hiệu quả đã làm cho chức năng gan trở nên bất thường và dễ dẫn đến viêm gan, thậm chí là xơ gan.
Vì vậy, điều quan trọng nhất để bảo vệ gan của bạn là cần tạo điều kiện cho gan thực hiện tốt chức năng của nó. Giữ chế độ ăn uống ít chất béo và cân bằng sẽ giúp gan làm việc nhẹ nhàng hơn. Tập thể dục vì mục đích giảm cân hay không giảm cân đều có thể giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, bạn càng nên tiêu thụ ít chất béo, chỉ nên tiêu thụ chất béo không bão hòa để ổn định cholesterol và huyết áp.
Theo Giáo sư Leonard Seeff , nhà khoa học cấp cao về nghiên cứu bệnh viêm gan tại Viện Quốc gia Mỹ về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận thì "không có gan, chúng ta không thể sống được. Đây là nhà máy trao đổi chất trong cơ thể".
Để giữ cho gan khỏe mạnh, bạn cần nắm được các loại thực phẩm tốt và không tốt cho gan.
4 loại thực phẩm có hại cho gan:
- Thức ăn nhanh: Một nghiên cứu từ châu Âu cho thấy rằng ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều chất béo và đường (bao gồm cả xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao) có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.
- Rượu: Rượu là loại thức uống có cồn và được hấp thụ trực tiếp vào máu chứ không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Chính vì vậy, uống càng nhiều rượu càng khiến gan phải lọc thải nhiều hơn, điều này rất bất lợi cho gan.
- Muối: Bạn cần biết rằng ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vậy nên bạn cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích...
- Chất ngọt nhân tạo: Aspartame , Splenda NutraSweet, Equal... đều là các chất ngọt nhân tạo, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.
Thực phẩm tốt cho gan:
Tổn thương gan có thể xuất phát từ các nguyên nhân như uống rượu, virus gây bệnh viêm gan, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc do các chất độc hại (paracetamol, thuốc lá và cần sa... ) hoặc do một số khuyết tật di truyền và sự rối loạn tự miễn dịch .
Ngoài ra, sự tăng giảm cân quá nhiều, lười tập thể dục, hàm lượng cholesterol cao, bệnh tiểu đường và bệnh tim... cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ.
Gan nằm ở phía trên bên phải của bụng , ngay dưới cơ hoành. Đó là nội tạng lớn nhất của cơ thể con người. Máu phải lọc qua gan trước khi nó đi bất cứ nơi nào khác trong cơ thể. Chính vì vậy, nhiệm vụ của gan là loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, xử lý các chất dinh dưỡng thực phẩm và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất cơ thể.
Chất béo tích tụ trong các tế bào gan do quá trình chuyển hóa chất béo không được thực hiện hiệu quả đã làm cho chức năng gan trở nên bất thường và dễ dẫn đến viêm gan, thậm chí là xơ gan.
Vì vậy, điều quan trọng nhất để bảo vệ gan của bạn là cần tạo điều kiện cho gan thực hiện tốt chức năng của nó. Giữ chế độ ăn uống ít chất béo và cân bằng sẽ giúp gan làm việc nhẹ nhàng hơn. Tập thể dục vì mục đích giảm cân hay không giảm cân đều có thể giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, bạn càng nên tiêu thụ ít chất béo, chỉ nên tiêu thụ chất béo không bão hòa để ổn định cholesterol và huyết áp.
Theo Giáo sư Leonard Seeff , nhà khoa học cấp cao về nghiên cứu bệnh viêm gan tại Viện Quốc gia Mỹ về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận thì "không có gan, chúng ta không thể sống được. Đây là nhà máy trao đổi chất trong cơ thể".
Để giữ cho gan khỏe mạnh, bạn cần nắm được các loại thực phẩm tốt và không tốt cho gan.
4 loại thực phẩm có hại cho gan:
- Thức ăn nhanh: Một nghiên cứu từ châu Âu cho thấy rằng ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều chất béo và đường (bao gồm cả xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao) có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.
- Rượu: Rượu là loại thức uống có cồn và được hấp thụ trực tiếp vào máu chứ không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Chính vì vậy, uống càng nhiều rượu càng khiến gan phải lọc thải nhiều hơn, điều này rất bất lợi cho gan.
- Muối: Bạn cần biết rằng ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vậy nên bạn cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích...
- Chất ngọt nhân tạo: Aspartame , Splenda NutraSweet, Equal... đều là các chất ngọt nhân tạo, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.
Thực phẩm tốt cho gan:
Để hạn chế những tác hại ảnh hưởng tới gan và giảm tải "công việc" mà gan phải làm, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày của mình:
- Tỏi và hành tây: Các thực phẩm này có chứa chất kháng viêm, giảm mỡ thừa nên có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, từ đó cũng giúp đào thải độc tố và thúc đẩy chức năng gan hoạt động tốt.
- Củ cải đường: Củ cải đường có chứa các chất anthocyanidin chất chống oxy hóa nên có tác dụng chống lại các khối u, hạn chế tác hại của các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và giảm tình trạng viêm trong gan.
- Táo: Trong táo chứa pectin - một hợp chất có thể giúp loại trừ kim loại nặng như thủy ngân ra khỏi cơ thể, giảm nhiệm vụ đào thải độc tố cho gan.
- Atisô: Loại thực phẩm này thực sự giúp làm tăng sản xuất mật, từ đó có thể làm sạch các độc tố trong cơ thể qua gan.
- Tỏi và hành tây: Các thực phẩm này có chứa chất kháng viêm, giảm mỡ thừa nên có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, từ đó cũng giúp đào thải độc tố và thúc đẩy chức năng gan hoạt động tốt.
- Củ cải đường: Củ cải đường có chứa các chất anthocyanidin chất chống oxy hóa nên có tác dụng chống lại các khối u, hạn chế tác hại của các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và giảm tình trạng viêm trong gan.
- Táo: Trong táo chứa pectin - một hợp chất có thể giúp loại trừ kim loại nặng như thủy ngân ra khỏi cơ thể, giảm nhiệm vụ đào thải độc tố cho gan.
- Atisô: Loại thực phẩm này thực sự giúp làm tăng sản xuất mật, từ đó có thể làm sạch các độc tố trong cơ thể qua gan.
Xem thêm: triệu chứng viêm gan | dieu tri viem gan
No comments:
Post a Comment