June 19, 2013

Chữa bệnh gan do rượu bằng cà gai leo

Cà gai leo là một loại thảo dược chữa bệnh gan, có tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae, hay còn có tên khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm.




Cà gai leo được chế thành những bai thuoc chua benh gan khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, được rất nhiều người tin dùng. Hiện nay, cây thuốc nam này đã được bào chế thành 1 loại thiên dược liệu có tác dụng giải độc gan, đặc biệt là giải độc gan do tác hại của rượu để lại, đã được bán rất nhiều trên thị trường.





Bộ phận dùng: Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.

Công dụng: theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp.

Cách sử dụng: rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g


Ung thư gan - bạn biết gì về nó

Gan là cơ quan lớn thư 2 trong cơ thể (sau da), là cơ quan chính để thanh lọc độc tố, và cũng là cơ quan quan trọng nhất trong việc chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau. Vì vậy gan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Khi gan bị tổn thương sẽ dẫn đến chức năng gan bị suy giảm mạnh, nguy cơ dẫn đến ung thư biểu mô tế bào gan rất cao.

Các chuyên gia của Phòng khám Chuyên Gan 12 Kim Mã xin chia sẻ đôi điều về bệnh ung thư gan như sau:



Ung thư gan được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau.

- Ung thư gan có nguồn gốc phát sinh từ gan hay còn được gọi là ung thư gan nguyên phát (hepatoma). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư gan là do người bệnh có tiền sử mắc chứng Viêm gan siêu vi B, C. Ngoài ra, còn có thể do nghiện rượu, tiếp xúc Alfatoxin (có nhiều trong thực phẩm bị nấm mốc như gạo mốc, các loại đậu mốc) gây độc trực tiếp đến lá gan, hoặc do di chứng của bệnh sán lá gan, bệnh xơ gan để lại.

- Ung thư gan do lan truyền từ nơi khác đến gan có nguồn gốc từ các cơ quan khác (chẳng hạn như đại tràng, dạ dày, tuyến tụy, vú, phổi, . . .), còn được gọi là ung thư gan thứ phát


Triệu chứng cơ bản của bệnh ung thư gan:

- Sút cân nhiều, nhanh mà không rõ nguyên nhân; S

- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân;

- Chán ăn, đầy bụng sau ăn;

- Hạ đường huyết vào buổi sáng, biểu hiện bằng những cơn ngất xỉu và hôn mê;

- Sờ thấy khối u ở hạ sườn phải;

- Đau tức vùng hạ sườn phải;

- Vàng da, vàng mắt, báng bụng, phù chân…

Hiện nay, ung thư gan là loại ung thư phổ biến đứng thứ ba trên thế giới. Nếu không được điều trị đúng cách, ung thư gan có nguy cơ gây tử vong rất cao.


Các phương pháp điều trị ung thư gan mới:

Mặc dù ung thư gan là bệnh nặng nhưng với sự tiến bộ của khoa học, hiện nay có rất nhiều phương pháp chọn lựa điều trị, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí khối u, chức năng gan, tổng trạng, có di căn hay chưa.

Ghép gan là phương pháp điều trị hiệu quả nhưng còn hạn chế ở nước ta vì yêu cầu kỹ thuật cao và đắt tiền. Phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị triệt để nhất hiện nay nếu được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, do đa số trường hợp vì không có biểu hiện rõ hoặc do người bệnh không quan tâm nên khi phát hiện bệnh thì đã muộn, không phẫu thuật được, vì vậy phải áp dụng những phương pháp điều trị khác. TOCE: thuyên tắc mạch máu nuôi khối u và bơm vào khối u thuốc tiêu diệt tế bào ung thư nhằm hạn chế sự phát triển của khối u, góp phần hủy diệt khối u cũng là một phương pháp điều trị cho kết quả khá tốt. Ngoài ra cũng có thể áp dụng nhiều phương pháp khác như: đốt khối u bằng sóng cao tần, sóng viba, bơm cồn tuyệt đối để hủy diệt khối u, bơm hóa chất vào khối u, điều trị nội khoa…

Hiện nay điều trị ung thư gan không chỉ áp dụng một biện pháp mà có thể phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, mang lại kết quả khá tốt.


Để phòng ngừa ung thư gan phải:

- Chích ngừa viêm gan siêu vi B.

- Hạn chế rượu, bia, thuốc lá.

- Không ăn thực phẩm nhiễm nấm mốc, thực phẩm sử dụng nhiều hóa chất độc hại.

- Tiệt trùng các vật dụng có khả năng dính máu như kim, ống chích, kim dùng trong châm cứu, xỏ lỗ tai, xăm mình… Không cắt, lể, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai trong điều kiện kém vệ sinh, không vô trùng.

- Không dùng chung các đồ dùng có thể gây dính máu với bất kỳ người nào khác như kim, ống chích, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay.

- Không sử dụng ma túy.

- Điều trị và theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân có bệnh lý gan như viêm gan siêu vi B, C, viêm gan do rượu, do thoái hóa mỡ...

June 18, 2013

Ngân hàng tế bào gốc máu cuống dây rốn tại Việt Nam

Tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết, máu cuống rốn là một nguồn nguyên liệu rất qúy. Sau khi được thu thập, xử lý, kiểm tra chất lượng và bảo quản, nó sẽ phục vụ điều trị các bệnh cần ghép tế bào gốc như: suy tủy, ung thư máu, ly thượng bì bọng nước, thalassemia và nhiều bệnh lý ác tính về máu... Các bệnh này hiện chưa có cách điều trị hiệu quả hoặc chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn. Ghép tế bào gốc tạo máu là biện pháp điều trị hoàn chỉnh cứu sống những bệnh nhân này.

Sau thời gian ngắn thành lập, ngân hàng máu cuống rốn đầu tiên tại miền Bắc đã trữ được hơn 200 mẫu. Nhờ nguồn “vốn” này sẽ có nhiều trẻ mắc các bệnh hiểm nghèo như suy tủy, ung thư máu, thalassemia… được chữa khỏi.


Sau khi tư vấn và được sự đồng thuận của cha mẹ trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm cho mẹ từ lúc mang thai, lấy các thông tin về trẻ, xét nghiệm mẫu, loại trừ các mẫu nhiễm khuẩn, virus, xác định kiểu HLA (kiểu kháng nguyên bạch cầu) rồi lưu các dữ liệu này trong một phần mềm. Mẫu đạt yêu cầu sẽ được bảo quản trong điều kiện nghiêm ngặt và có thể giữ được khoảng 10-15 năm.

Bác sĩ Điển cho biết, máu cuống rốn sẽ được lấy ở khu vực bánh nhau dây rốn, ngay khi trẻ chào đời. Việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé và có thể giúp ích rất lớn cho chính chủ nhân, người thân của họ và cộng đồng, như một thứ thuốc chữa bệnh nan y.

Theo bác sĩ Điền, hiện Bệnh viện Nhi trung ương đang phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiến hành việc này. Do tâm lý sợ cho những thứ thuộc về thân thể, nhất là của con, ban đầu, nhiều sản phụ còn e ngại việc cho bác sĩ lấy mẫu máu cuống rốn trẻ. Nhưng sau khi được tư vấn, không ít chị em đã ủng hộ việc này.

Trước đó, ở nước ta đã có hai ngân hàng máu cuống rốn ở TP HCM là Bệnh viện Truyền máu, huyết học TP HCM và Ngân hàng tế bào gốc MekoStem. Việc có thêm một ngân hàng máu cuống rốn tại Bệnh viện Nhi trung ương (ra đời cuối năm ngoái), sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của người dân miền Bắc muốn được lưu trữ mẫu máu cuống rốn và tăng “nguồn vốn” chữa bệnh quý, giúp nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có cơ hội được chữa trị.

"Mẫu máu cuống rốn khá kén đối tượng dùng, vì phải đảm bảo yêu cầu hòa hợp HLA. Vì thế số ngân hàng này càng nhiều, 'vốn' càng phong phú thì khả năng liên kết giữa các đơn vị để trao đổi mẫu với nhau càng lớn khiến tỷ lệ tìm được sự hòa hợp mẫu càng cao, giúp nhiều người được cứu hơn. Vì lý do này, việc lưu trữ máu cuống rốn vô cùng nhân văn, thể hiện tính cộng đồng, mình vì mọi người và mọi người vì mình", tiến sĩ Điển nói.

Điều trị vô sinh ở nam giới bằng công nghệ tế bào gốc


Tạo tế bào tinh trùng từ tế bào gốc giúp điều trị vô sinh ở nam giới

Bằng phương pháp này, các nhà khoa học đã thử phát triển tế bào gốc mang chromosomes XY (giới tính nam) thành các tế bào giao tử đơn bội (haploid gametes - sex cells). Tiếp theo, họ để cho những tế bào mới này tự phát triển thành các tế bào tinh trùng trưởng thành. Những tinh trùng được tạo ra sau đó sẽ được đem thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp IVD sperm (In vitro derived). Cách làm này đã được tiến hành trên chuột thí nghiệm và đã cho kết quả thành công. Điều đặc biệt là cách tạo tế bào tinh trùng từ tế bào gốc này có thể cho phép tạo ra những thế hệ mới với tỉ lệ sống sót cao hơn so với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thông thường. Với việc tạo ra tế bào tinh trùng từ tế bào gốc (được phát triển từ tế bào da), các nhà khoa học cho biết, chỉ cần một mẫu da, khoa học đều có thể tạo ra những thế hệ mới giống y hệt phiên bản cũ. Tuy nhiên, mục tiêu trước hết là nhằm khắc phục tình trạng vô sinh ở nam giới hiện nay.

Công trình nghiên cứu phát triển tinh trùng từ tế bào gốc vừa mở ra một hướng điều trị mới đối với căn bệnh vô sinh ở nam giới, của các nhà sinh vật học thuộc Trường đại học Newscastle - Anh và là một trong những đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm của giới khoa học.

Giải pháp chữa sẹo rỗ bằng công nghệ tế bào gốc

Sẹo rỗ từ trước đến nay được coi là loại sẹo khó trị nhất và ít người quan tâm tới việc xoá loại sẹo này, nhất là nam giới vì họ nghĩ không có cách chữa trị đem lại kết quả họ mong đợi.

Nhưng hiện nay đã có rất nhiều công nghệ trị sẹo rỗ hiệu quả, tuỳ từng loại sẹo và cơ địa của mỗi người mà lựa chọn phương pháp thích hợp. Cách tốt nhất là bạn nên chọn một trung tâm thẩm mỹ có đủ các công nghệ trị sẹo rỗ và bác sỹ tư vấn hiểu rõ tình trạng da của bạn thích hợp với loại trị liệu nào.

Các công nghệ xóa sẹo rỗ phổ biến và tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay là RF, IR, tế bào gốc, tế bào gốc tự thân. Rất nhiều người vô cùng hạnh phúc khi những vết sẹo rỗ đã tồn trên mặt nhiều năm do mụn trứng cá hay bỏng dạ (ngoài Bắc thường gọi là Thuỷ Đậu) hoàn toàn biến mất, thay vào đó là khuôn mặt láng mịn.

Để mình chứng cho những thành công trị sẹo gỗ bằng công nghệ tế bào gốc: "Ngô Thanh Vân rất hài lòng vì toà bộ sẹo rỗ do mụn trứng cá để lại hơn 10 năm trước được xoá sạch sau đúng 1 lần trị liệu bằng Tế Bào Gốc Sống Thuỵ Sỹ"




Nguyên nhân và các loại sẹo rỗ:

Sẹo rỗ do mụn trứng cá bọc

Dạng Sẹo lõm này thường có bề mặt tròn đều, hõm sâu, diện tích không quá lớn (2-5mm). Mật độ sẹo không cố định, tùy theo từng trường hợp, tuy nhiên thường xuất hiện ở trán, 2 bên má và mũi (nơi trứng cá bọc thường xuất hiện). Sẹo lõm do mụn trứng cá bọc để lại rất khó chữa theo các cách thông thường vì mối liên kết dưới da bị đứt gãy, tổn thương nặng nề trong quá trình bị mụn.

Sẹo rỗ do mụn đầu đen (sẹo rỗ)

Sẹo rỗ có diện tích bề mặt rất nhỏ (như đầu tăm) nhưng ăn rất sâu dưới da. Sẹo rỗ thường hiện diện ở 2 bên má và cánh mũi nhưng cũng có nhiều trường hợp sẹo xuất hiện với mật độ dầy đặc (có người gần như cả bề mặt da mặt, mỗi lỗ chân lông là một vết sẹo rỗ). Chính mật độ dầy đặc này làm cho kết cấu da xung quanh phải thích ứng, bảo vệ da bằng cách tự làm dầy lên để đảm bảo độ vững chắc và bao phủ làn da. Vì vậy, những người có sẹo rỗ cũng sở hữu làn da dầy bì, thô nhám.

Sẹo rỗ do bệnh phỏng rạ (thủy đậu)

Loại này có bề mặt rộng hơn do trứng cá bọc để lại (3-8mm) nhưng nông hơn và mọc rải rác trên mặt. Sẹo lõm dạng này không quá sâu nhưng bề mặt sẹo khá “trơ” nên không dễ chữa khỏi hay tự lành.




Các phương pháp trị sẹo rỗ

Tất cả các phương pháp trị sẹp rỗ đều hoạt động theo các nguyên lý kích hoạt sự tái tạo của chuỗi dàn hồi collagen và elastin, khiến chúng sắp xếp trùng khít, tái tạo làn da mới mịn màng.

1. Xoá sẹo rỗ bằng Tế Bào Gốc Sống

Tế Bào Gốc Sống nhập từ Thuỵ Sỹ là loại tế bào gốc cao cấp được chiết xuất từ nhau thai chứa đựng đầy đủ các thành phần tự nhiên để tái tạo những tế bào mới thực sự khoẻ mạnh. Được lưu trữ trong hệ thống lạnh.

Lăn kim sẽ làm tổn thương bề mặt vùng da có sẹo mụn, kích thích sản sinh tế bào thượng bì, elastine và sợi collagen để làm đầy vết sẹo lõm. Việc kết hợp giữa lăn kim và tế bào gốc sống vào sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới từ 30-50 lần so với lăn kim thông thường. Các tế bào mới được sản sinh và nhân rộng từ tế bào gốc sống này sẽ tái tạo một làn ra mới khoẻ mạnh. Phương pháp xoá sẹo rỗ này không chỉ xoá được sẹo rỗ mà còn khắc phục hoàn toàn tình trạng da bị xạm, nám, tàn hang, nếp nhăn, mụn.

2. Xoá sẹo rỗ bằng Tế Bào Gốc Tự Thân

Tế bào gốc tự thân còn có tên gọi là PRP (Platelet-rich plasma). Phương pháp này cũng tương tự như Tế bào gốc sống nhưng loại Tế bào gốc là tế bào của chính người trị liệu được tách ra từ máu. Vì là Tế bào gốc tự thân nên sẽ tránh được những trường hợp không tương thích khi dùng Tế bào gốc ngoại nhân.

Người điều trị sẽ được lấy máu sau đó chuyển sang phòng thí nghiệm tách tế bào gốc, thời gian tách tế bào gốc mất khoảng từ 4-8 tiếng. Việc tách tế bào gốc từ máu đòi hỏi hệ thống phòng thí nghiệm vô cùng hiện đại với vốn đầu tư rất lớn.

Hai phương pháp tế bào gốc này đem lại kết quả rất nhanh, hiệu quả cao nhưng cũng đòi hỏi chi phí cao vì tính chất của Tế bào gốc sống là hàng quý hiếm, đòi hỏi lưu trữ trong hệ thống đông lạnh cực kỳ hiện đại.