September 17, 2013

Ở gần nhà máy điện hạt nhân không mắc bệnh ung thư bạch cầu

Lò phản ứng số 4 (trái) của nhà máy điện hạt nhân Oi tại Fukui, Nhật Bản:



Kết quả nghiên cứu trên quy mô lớn của các nhà khoa học Anh, được công bố ngày 13/9, cho thấy trẻ em sống gần các nhà máy điện hạt nhân không có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu hoặc một dạng ung thư có tên là ung thư bạch huyết non-Hodgkin cao hơn thông thường. Điều này trái với những lo lắng từ trước đến nay.

Sau khi thực hiện khảo sát với khoảng 10.000 trẻ em dưới 5 tuổi và phân tích những dữ liệu sinh đối với hầu hết các trường hợp trẻ em bị bạch cầu ở Anh từ năm 1962 đến 2007, các nhà nghiên cứu đã không phát hiện thấy nguy cơ mắc bệnh phát sinh rõ ràng từ việc sống gần một nhà máy điện hạt nhân.

Người chủ trì nghiên cứu John Bithell, đến từ Nhóm nghiên cứu ung thư trẻ em (CCRG), cho biết đã có nhiều quan ngại về chứng bệnh bạch cầu ở những trẻ sống xung quanh các nhà máy điện hạt nhân ở Anh từ những năm 1980, sau khi một chương trình truyền hình phát sóng về sự gia tăng quá mức bệnh ung thư ở trẻ em gần nhà máy Sellafield (miền Tây Bắc nước Anh).

Kể từ đó, đã có nhiều báo cáo trái chiều nhau ở Anh và một số nước châu Âu khác về việc liệu trẻ em sống gần những lò phản ứng như vậy có nguy cơ mặc bệnh ung thư cao hơn hay không.

Một nghiên cứu ở Đức đưa ra năm 2007 phát hiện nguy cơ mắc bệnh sẽ gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, một khảo sát thực hiện trong suốt 35 năm ở Anh của "Ủy ban các vấn đề y tế liên quan đến phóng xạ trong môi trường" đưa ra năm 2001 không tìm thấy bằng chứng cho việc sống gần nhà máy hạt nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em.

Theo Bithell, những kết quả từ nghiên cứu của ông đăng trên Tạp chí bệnh ung thư Anh có thể giúp trấn an công chúng. Ông Bithell nói: "Nghiên cứu đối chứng của chúng tôi đã khảo sát hồ sơ sinh của hầu hết tất cả các trường hợp mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em Anh, và tái khẳng định một điều rằng không tìm thấy sự liên quan xác đáng nào giữa căn bệnh này với các nhà máy điện hạt nhân."

Bệnh bạch cầu là dạng ung thư của tế bào bạch cầu chưa trưởng thành và thường xảy ra ở trẻ em từ 2 đến 4 tuổi. Đây là một căn bệnh hiếm gặp, với số trẻ em bị mắc hàng năm ở Anh khoảng 500 em và theo các chuyên gia, từ 85-90% trường hợp có thể chữa khỏi.

Nhóm nghiên cứu của Bithell được tài trợ bởi Chính phủ Anh và tổ chức từ thiện "Trẻ em và bệnh ung thư ở Anh". Nhóm đã đo khoảng cách từ nơi những đứa trẻ sống tới nhà máy hạt nhân gần nhất vào thời điểm sinh và thời điểm được phát hiện mặc bạch cầu hoặc bệnh bạch huyết non-Hodgkin.

Hazel Nunn, Trưởng bộ phận Thông tin y học của tổ chức từ thiện "Nghiên cứu ung thư Anh" nói rằng những kết quả này rất đáng khích lệ.

Nghiên cứu đã củng cố thêm những kết quả của "Ủy ban các vấn đề y tế liên quan đến phóng xạ trong môi trường" rằng việc sinh ra hoặc sống gần một cơ sở điện hạt nhân không dẫn tới nguy cơ cao hơn mắc bệnh bạch cầu hoặc các loại ung thư khác ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Anh.


Chế độ ăn cho bênh nhân chữa bệnh ung thư sau khi dùng hóa chất

Sau mổ và truyền hóa chất có đỡ được u đã di căn ở gan không? Nên có chế độ ăn uống như thế nào? Uống thuốc nam có tác dụng không?

Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng di căn gan và xương. Hiện nay đã mổ cắt khối u ở buồng trứng nhưng BS nói ở gan còn có nhiều khối u do di căn, nói là giai đoạn 4. Vậy sau mổ truyền hóa chất có đỡ được u ở gan không? Sau khi mổ và truyền hóa chất chế độ ăn uống như thế nào? Uống thuốc nam có tác dụng không?

Ung thư buồng trứng giai đoạn 4 là giai đoạn cuối. Tế bào ung thư đã di căn sang gan, phổi và các hạch bạch huyết…nên khả năng hồi phục sau mổ và truyền hóa chất cũng không thể làm mất đi các khối u ở gan cũng như không thể tiêu diệt được tận gốc các tế bào ung thư.

Còn chế độ ăn cho người bệnh ung thư hoặc sau hóa trị, cần được chia nhỏ bữa ăn, nên dùng những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế dùng các loại thịt đỏ, thịt nướng hoặc xông khói, thức ăn bị nấm mốc, thức ăn có nhiều muối, các loại nước uống có cồn.

Nên dùng nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi, để giúp bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Dùng nhiều thực phẩm có chứa vitamin A, C (lòng đỏ trứng gà, gan động vật, cà chua, cà rốt, cam, hồng, bưởi…).

Thuốc bắc hoặc thuốc nam cũng không thể tiêu diệt được tế bào ung thư, nhưng thuốc này chủ yếu là bồi bổ lại sức khỏe và tăng sức đề kháng cho người bệnh để chống lại bệnh tật.

Tốt nhất, bạn nên đưa bà xã đến BV Y Học Dân Tộc để khám và điều trị thêm.


September 16, 2013

Địa chỉ điều trị viêm gan C uy tín tại Hà Nội

Bạn Vinh - Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng có hỏi:

Bị viêm gan siêu vi C. Xét nghiệm kết quả là 1080 virut/1 ml máu. Tôi đã dùng thuốc bổ gan, Diệp hạ châu. Tôi muốn hỏi bệnh của tôi điều trị ở bệnh viện nào là tốt nhất?

Bạn Vinh mến, chúng tối có vài điều muốn chia sẻ với bạn như sau:

Viêm gan siêu vi C (VGSVC) có triệu chứng lâm sàng thường mơ hồ, trong khi đó hậu quả thường nặng nề là xơ gan, ung thư gan. Vấn đề điều trị đặc hiệu siêu vi gây viêm gan C vẫn còn nhiều khó khăn cũng như tốn kém về mặt thời gian và tiền bạc.

Trước khi bắt đầu điều trị, bạn phải làm xét nghiệm 2 yếu tố quan trọng có vai trò tiên lượng cho thành công cũng như thời gian cần thiết của điều trị là: kiểu gen của siêu vi gây viêm gan C và định lượng siêu vi trong máu; và một vài chỉ số khác như SGOT, SGPT, siêu âm…

Với những gì bạn cung cấp, BS không đủ cơ sở để hướng dẫn cụ thể được. Bạn nên đi khám để được tư vấn điều trị nhé.

Tại Phòng Khám 12 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội của chúng tôi, cũng có rất nhiều phương pháp dieu tri viem gan đặc hiệu, bạn có thể đến địa chỉ trên để được tư vấn, khám miễn phí.


Khoảng 4,5 triệu người Việt nhiễm vi rút viêm gan C

Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị về bệnh viêm gan C tổ chức ở TP.HCM chiều 15.9 dành cho các bác sĩ ở TP.HCM.

Theo GS-BS Phạm Hoàng Phiệt, Chủ tịch Hội Gan mật TP.HCM, hiện có khoảng 5% dân số thế giới nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính; con số này ở Việt Nam khoảng 4,5 triệu người.

Tỷ lệ dân số nhiễm vi rút viêm gan C ít hơn so với viêm gan B nhưng nó nguy hiểm hơn, dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Đường lây của viêm gan C chủ yếu là qua đường máu; đường mẹ sang con và đường tình dục. Xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng kim tiêm chung cũng có thể làm lây nhiễm bệnh.

Tín hiệu khả quan cho “cuộc chiến” chống viêm gan siêu vi C

Tuy được xem là không trầm trọng bằng viêm gan siêu vi B, nhưng viêm gan siêu vi C mãn tính vẫn là “sát thủ thầm lặng” đe dọa mạng sống của nhiều người. Bởi virus siêu vi C mãn tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến xơ gan và ung thư gan.


GS. H.L.Y. Chan (Hồng Kông) khẳng định bệnh nhân Việt Nam có nhiều cơ hội chữa lành viêm gan siêu vi C mãn tính


Các bác sỹ chuyên khoa điều trị bệnh viêm gan ở bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Chỉ khoảng 20% bệnh nhân có triệu chứng biểu hiện ra ngoài, trong khi việc điều trị ở giai đoạn đầu rất hiệu quả. Nhưng vì không phát hiện được bệnh sớm nên đa phần người bệnh đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc chữa trị.

Mới đây tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Điều trị tối ưu viêm gan siêu vi C mạn tính trên bệnh nhân Việt Nam” với sự tài trợ của đại diện Hoffmann-La Roche và sự tham dự của GS H.L.Y.Chan, Giám đốc Viện Tiêu hóa và Trung tâm Gan Hồng Kông. Tại hội thảo, PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, khoa Nhiễm, bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ “Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người đang bị viêm gan siêu vi C mãn tính. Chi phí cho chữa bệnh khoảng 100 đến 200 triệu đồng cho một phác đồ điều trị kéo dài 1 năm. Với mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, bảo hiểm y tế mới chỉ chi trả một phần… đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc điều trị của những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mãn tính”.

Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cũng thông tin cho biết: có đến 90% bệnh viên nhiễm viêm gan siêu vi C (HCR) không đủ điều kiện tiếp cận với điều trị hoặc phải bỏ dở điều trị do không đủ chi phí. Có những ngày cao điểm, một bác sỹ chuyên khoa phải tiếp hơn 100 bệnh nhân. Điều này cũng khiến bệnh nhân không có nhiều thời gian để nghe tư vấn từ bác sỹ.

Tuy nhiên, tại hội thảo, các chuyên gia y tế cũng đã chỉ ra những tín hiệu tốt cho các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mãn tính. GS. H.L.Y.Chan khẳng định “Việt Nam có một số thuận lợi trong điều trị bệnh. Đó là người Việt có typ gene (vùng IL28) thuận lợi, đáp ứng điều trị bệnh viêm gan siêu vi C cao khoảng 80%, trong khi ở châu Âu, tỷ lệ này chỉ khoảng 60%, và người châu Phi là 30-40%. Bên cạnh đó, kiểu gene viêm gan siêu vi C ở Việt Nam không thuộc dạng khó và phức tạp. Chính vì vậy, sau khi điều trị với PegIFN alfa-2a đơn trị hoặc phối hợp Ribavirin trong một thời gian theo dõi đủ dài thì có đến hơn 99% bệnh nhân viêm gan siêu vi C vẫn có thể đáp ứng siêu vi bền vững.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Inge Kusuma, đại diện của Hoffmann La Roche tại Việt Nam cho rằng cần “Hành động ngày hôm nay cho nhu cầu của ngày mai”. Việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngay từ ban đầu rất quan trọng. Bên cạnh đó Roche cho biết sẽ nỗ lực đồng hành cùng với bệnh nhân và lực lượng y tế và cả cộng đồng để mang đến nhiều cơ hội hiểu biết, tầm soát và chữa trị hiệu quả hơn. Ngành y tế cũng cần mở trung tâm tư vấn viêm gan miễn phí tại bệnh viện và nên hoạt động càng sớm càng tốt để giúp người dân nói chung và bệnh nhân nói riêng có cơ hội hiểu thêm về cách phòng, chữa và tiến tới đẩy lùi bệnh viêm gan nói chung và viêm gan siêu vi C nói riêng.

Nguồn: Internet
Xem thêm: điều trị ung thư gan | triệu chứng viêm gan