Tuy được xem là không trầm trọng bằng viêm gan siêu vi B, nhưng viêm gan siêu vi C mãn tính vẫn là “sát thủ thầm lặng” đe dọa mạng sống của nhiều người. Bởi virus siêu vi C mãn tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Các bác sỹ chuyên khoa điều trị bệnh viêm gan ở bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Chỉ khoảng 20% bệnh nhân có triệu chứng biểu hiện ra ngoài, trong khi việc điều trị ở giai đoạn đầu rất hiệu quả. Nhưng vì không phát hiện được bệnh sớm nên đa phần người bệnh đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc chữa trị.
Mới đây tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Điều trị tối ưu viêm gan siêu vi C mạn tính trên bệnh nhân Việt Nam” với sự tài trợ của đại diện Hoffmann-La Roche và sự tham dự của GS H.L.Y.Chan, Giám đốc Viện Tiêu hóa và Trung tâm Gan Hồng Kông. Tại hội thảo, PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, khoa Nhiễm, bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ “Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người đang bị viêm gan siêu vi C mãn tính. Chi phí cho chữa bệnh khoảng 100 đến 200 triệu đồng cho một phác đồ điều trị kéo dài 1 năm. Với mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, bảo hiểm y tế mới chỉ chi trả một phần… đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc điều trị của những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mãn tính”.
Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cũng thông tin cho biết: có đến 90% bệnh viên nhiễm viêm gan siêu vi C (HCR) không đủ điều kiện tiếp cận với điều trị hoặc phải bỏ dở điều trị do không đủ chi phí. Có những ngày cao điểm, một bác sỹ chuyên khoa phải tiếp hơn 100 bệnh nhân. Điều này cũng khiến bệnh nhân không có nhiều thời gian để nghe tư vấn từ bác sỹ.
Tuy nhiên, tại hội thảo, các chuyên gia y tế cũng đã chỉ ra những tín hiệu tốt cho các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mãn tính. GS. H.L.Y.Chan khẳng định “Việt Nam có một số thuận lợi trong điều trị bệnh. Đó là người Việt có typ gene (vùng IL28) thuận lợi, đáp ứng điều trị bệnh viêm gan siêu vi C cao khoảng 80%, trong khi ở châu Âu, tỷ lệ này chỉ khoảng 60%, và người châu Phi là 30-40%. Bên cạnh đó, kiểu gene viêm gan siêu vi C ở Việt Nam không thuộc dạng khó và phức tạp. Chính vì vậy, sau khi điều trị với PegIFN alfa-2a đơn trị hoặc phối hợp Ribavirin trong một thời gian theo dõi đủ dài thì có đến hơn 99% bệnh nhân viêm gan siêu vi C vẫn có thể đáp ứng siêu vi bền vững.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Inge Kusuma, đại diện của Hoffmann La Roche tại Việt Nam cho rằng cần “Hành động ngày hôm nay cho nhu cầu của ngày mai”. Việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngay từ ban đầu rất quan trọng. Bên cạnh đó Roche cho biết sẽ nỗ lực đồng hành cùng với bệnh nhân và lực lượng y tế và cả cộng đồng để mang đến nhiều cơ hội hiểu biết, tầm soát và chữa trị hiệu quả hơn. Ngành y tế cũng cần mở trung tâm tư vấn viêm gan miễn phí tại bệnh viện và nên hoạt động càng sớm càng tốt để giúp người dân nói chung và bệnh nhân nói riêng có cơ hội hiểu thêm về cách phòng, chữa và tiến tới đẩy lùi bệnh viêm gan nói chung và viêm gan siêu vi C nói riêng.
GS. H.L.Y. Chan (Hồng Kông) khẳng định bệnh nhân Việt Nam có nhiều cơ hội chữa lành viêm gan siêu vi C mãn tính
Các bác sỹ chuyên khoa điều trị bệnh viêm gan ở bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Chỉ khoảng 20% bệnh nhân có triệu chứng biểu hiện ra ngoài, trong khi việc điều trị ở giai đoạn đầu rất hiệu quả. Nhưng vì không phát hiện được bệnh sớm nên đa phần người bệnh đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc chữa trị.
Mới đây tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Điều trị tối ưu viêm gan siêu vi C mạn tính trên bệnh nhân Việt Nam” với sự tài trợ của đại diện Hoffmann-La Roche và sự tham dự của GS H.L.Y.Chan, Giám đốc Viện Tiêu hóa và Trung tâm Gan Hồng Kông. Tại hội thảo, PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, khoa Nhiễm, bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ “Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người đang bị viêm gan siêu vi C mãn tính. Chi phí cho chữa bệnh khoảng 100 đến 200 triệu đồng cho một phác đồ điều trị kéo dài 1 năm. Với mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, bảo hiểm y tế mới chỉ chi trả một phần… đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc điều trị của những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mãn tính”.
Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cũng thông tin cho biết: có đến 90% bệnh viên nhiễm viêm gan siêu vi C (HCR) không đủ điều kiện tiếp cận với điều trị hoặc phải bỏ dở điều trị do không đủ chi phí. Có những ngày cao điểm, một bác sỹ chuyên khoa phải tiếp hơn 100 bệnh nhân. Điều này cũng khiến bệnh nhân không có nhiều thời gian để nghe tư vấn từ bác sỹ.
Tuy nhiên, tại hội thảo, các chuyên gia y tế cũng đã chỉ ra những tín hiệu tốt cho các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mãn tính. GS. H.L.Y.Chan khẳng định “Việt Nam có một số thuận lợi trong điều trị bệnh. Đó là người Việt có typ gene (vùng IL28) thuận lợi, đáp ứng điều trị bệnh viêm gan siêu vi C cao khoảng 80%, trong khi ở châu Âu, tỷ lệ này chỉ khoảng 60%, và người châu Phi là 30-40%. Bên cạnh đó, kiểu gene viêm gan siêu vi C ở Việt Nam không thuộc dạng khó và phức tạp. Chính vì vậy, sau khi điều trị với PegIFN alfa-2a đơn trị hoặc phối hợp Ribavirin trong một thời gian theo dõi đủ dài thì có đến hơn 99% bệnh nhân viêm gan siêu vi C vẫn có thể đáp ứng siêu vi bền vững.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Inge Kusuma, đại diện của Hoffmann La Roche tại Việt Nam cho rằng cần “Hành động ngày hôm nay cho nhu cầu của ngày mai”. Việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngay từ ban đầu rất quan trọng. Bên cạnh đó Roche cho biết sẽ nỗ lực đồng hành cùng với bệnh nhân và lực lượng y tế và cả cộng đồng để mang đến nhiều cơ hội hiểu biết, tầm soát và chữa trị hiệu quả hơn. Ngành y tế cũng cần mở trung tâm tư vấn viêm gan miễn phí tại bệnh viện và nên hoạt động càng sớm càng tốt để giúp người dân nói chung và bệnh nhân nói riêng có cơ hội hiểu thêm về cách phòng, chữa và tiến tới đẩy lùi bệnh viêm gan nói chung và viêm gan siêu vi C nói riêng.
Nguồn: Internet
Xem thêm: điều trị ung thư gan | triệu chứng viêm gan
No comments:
Post a Comment