October 1, 2013

Những thực phẩm tốt và không tốt cho gan

Bạn nên biết những thực phẩm tốt và không tốt cho gan để tạo điều kiện cho gan thực hiện tốt chức năng của nó.

Tổn thương gan có thể xuất phát từ các nguyên nhân như uống rượu, virus gây bệnh viêm gan, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc do các chất độc hại (paracetamol, thuốc lá và cần sa... ) hoặc do một số khuyết tật di truyền và sự rối loạn tự miễn dịch .

Ngoài ra, sự tăng giảm cân quá nhiều, lười tập thể dục, hàm lượng cholesterol cao, bệnh tiểu đường và bệnh tim... cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ.

Gan nằm ở phía trên bên phải của bụng , ngay dưới cơ hoành. Đó là nội tạng lớn nhất của cơ thể con người. Máu phải lọc qua gan trước khi nó đi bất cứ nơi nào khác trong cơ thể. Chính vì vậy, nhiệm vụ của gan là loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, xử lý các chất dinh dưỡng thực phẩm và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất cơ thể.

Chất béo tích tụ trong các tế bào gan do quá trình chuyển hóa chất béo không được thực hiện hiệu quả đã làm cho chức năng gan trở nên bất thường và dễ dẫn đến viêm gan, thậm chí là xơ gan.

Vì vậy, điều quan trọng nhất để bảo vệ gan của bạn là cần tạo điều kiện cho gan thực hiện tốt chức năng của nó. Giữ chế độ ăn uống ít chất béo và cân bằng sẽ giúp gan làm việc nhẹ nhàng hơn. Tập thể dục vì mục đích giảm cân hay không giảm cân đều có thể giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, bạn càng nên tiêu thụ ít chất béo, chỉ nên tiêu thụ chất béo không bão hòa để ổn định cholesterol và huyết áp.

Theo Giáo sư Leonard Seeff , nhà khoa học cấp cao về nghiên cứu bệnh viêm gan tại Viện Quốc gia Mỹ về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận thì "không có gan, chúng ta không thể sống được. Đây là nhà máy trao đổi chất trong cơ thể".

Để giữ cho gan khỏe mạnh, bạn cần nắm được các loại thực phẩm tốt và không tốt cho gan.

4 loại thực phẩm có hại cho gan:

- Thức ăn nhanh: Một nghiên cứu từ châu Âu cho thấy rằng ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều chất béo và đường (bao gồm cả xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao) có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.

- Rượu: Rượu là loại thức uống có cồn và được hấp thụ trực tiếp vào máu chứ không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Chính vì vậy, uống càng nhiều rượu càng khiến gan phải lọc thải nhiều hơn, điều này rất bất lợi cho gan.

- Muối: Bạn cần biết rằng ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vậy nên bạn cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích...

- Chất ngọt nhân tạo: Aspartame , Splenda NutraSweet, Equal... đều là các chất ngọt nhân tạo, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.

Thực phẩm tốt cho gan: 

Để hạn chế những tác hại ảnh hưởng tới gan và giảm tải "công việc" mà gan phải làm, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày của mình:

- Tỏi và hành tây: Các thực phẩm này có chứa chất kháng viêm, giảm mỡ thừa nên có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, từ đó cũng giúp đào thải độc tố và thúc đẩy chức năng gan hoạt động tốt.

- Củ cải đường: Củ cải đường có chứa các chất anthocyanidin chất chống oxy hóa nên có tác dụng chống lại các khối u, hạn chế tác hại của các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và giảm tình trạng viêm trong gan.

- Táo: Trong táo chứa pectin - một hợp chất có thể giúp loại trừ kim loại nặng như thủy ngân ra khỏi cơ thể, giảm nhiệm vụ đào thải độc tố cho gan.

- Atisô: Loại thực phẩm này thực sự giúp làm tăng sản xuất mật, từ đó có thể làm sạch các độc tố trong cơ thể qua gan.


Kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị ung thư phổi và gan

Ung thư phổi và gan là bệnh phổ biến nhất trong khu vực Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam. Việc cập nhật thông tin về chẩn đoán và chua benh ung thu phổi và gan được nhiều giáo sư, chuyên gia hàng đầu đến từ Đức, Australia chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo tổ chức sáng 27-9 tại Hà Nội.

Tại Hà Nội, cứ 100.000 dân cư thì có 40 người được chẩn đoán là ung thư phổi, trong khi đó tại TP. Hồ Chí Minh là 30 người. Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nam khoảng 29,6/100.000 người, đứng hàng thứ hai trong ung thư ở nam giới (sau ung thư gan) và là một trong bốn loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới (với tỷ lệ mắc 7,3/100.000 dân).

Đây là những thông tin chia sẻ tại sự kiện do Bệnh viện Bạch Mai và Công ty Siemens tổ chức.

Theo PGS,TS Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, đặc điểm của ung thư phổi giai đoạn tiến triển là thường di căn vào não, xương, tuyến thượng thận… Nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại ung thư khác cũng di căn vào não với tỷ lệ lớn như ung thư vú, ung thư vòm, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày – thực quản… , nhưng ung thư phổi di căn lên não thường chiếm tỷ lệ cao nhất.

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán ung thư phổi và các di căn lên não, trong đó CT, MRI và PET/CT có vai trò rất quan trọng. Nhưng ghi hình khối u bằng PET/CT có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao hơn CT và MRI đơn thuần, đặc biệt là khả năng phát hiện các khối u ở giai đoạn rất sớm.

TS Marcus Wagner, Trung tâm Ung Thư của Siemens, Đức cho biết, máy PET/CT là một trong những thiết bị chẩn đoán hình ảnh sử dụng kỹ thuật y học hạt nhân hiện đại nhất hiện nay. Đáng chú ý, PET/CT rất có giá trị trong chẩn đoán ung thư phổi, có giá trị trong phát hiện u nguyên phát và hạch di căn.

Theo PGS,TS Mai Trọng Khoa, các kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, khoảng 89% bệnh nhân có được các quyết định phương pháp điều trị đúng, 45-60% bệnh nhân đã được thay đổi phương pháp điều trị sau khi chụp hình PET/CT.

Theo Hiệp Hội Ung Thư Việt Nam, ước tính có khoảng 150.000 trường hợp được chẩn đoán ung thư, trong đó tỷ lệ tử vong là 75.000 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên, 70% trường hợp ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn 1 và được chữa khỏi.


Đại dịch virut viêm gan tại Việt Nam

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế giới có khoảng 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B và 200 triệu người nhiễm virus viêm gan C.

Mỗi năm các loại virus viêm gan là nguyên nhân khiến hơn 1 triệu người tử vong; như vậy, mỗi ngày trên toàn thế giới có khoảng 3.000 người chết vì nhiễm virus này. Hiện có 5 loại virus viêm gan, đó là virus A, B, C, D và E; trong đó virus viêm gan B và C là nguy hiểm nhất.

Việt Nam là 1 trong 9 quốc gia vùng Tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với đại dịch viêm gan virus với tỷ lệ người nhiễm virus cao.

Ở Việt Nam, ước tính có từ 10-20% dân số (khoảng từ 12-16 triệu người) nhiễm virus viêm gan B, trong đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan mãn tính, xơ gan hoặc ung thư gan.

Riêng đối với viêm gan C, hiện chưa có vắcxin tiêm phòng nên tình trạng lây nhiễm có nguy cơ ngày càng tăng. Việt Nam hiện có khoảng 4,5 triệu người nhiễm virus viêm gan C, trong đó có khoảng 3 triệu người trong tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan.

Bệnh viêm gan virus hiện có 7 loại thuốc để điều trị và kết quả điều trị tốt đạt khoảng 80%. Tuy nhiên, bệnh thường phải điều trị kéo dài hàng năm với chi phí điều trị cao (từ 3,5-4 triệu đồng/tháng)...

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ghi nhận và đánh giá cao chuyên ngành gan mật của Việt Nam và Hội Gan mật Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng đóng góp cho ngành y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh và đào tạo đội ngũ cán bộ.

Ngành y tế đã thực hiện thành công ghép gan, đánh dấu một bước tiến mới của chuyên ngành gan mật và ghép tạng Việt Nam, góp phần nâng cao tỷ lệ cứu sống bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo về gan mật.

Hội nghị được tổ chức là cơ hội để các nhà hoa học trong và ngoài nước trao đổi, học tập và chia sẻ kinh nghiệm về chuyên ngành gan mật.

Thứ trưởng mong rằng thời gian tới, chuyên ngành gan mật Việt Nam sẽ phát triển nganh tầm với các nước trong khu vực và các nước có nền y học phát triển trên thế giới.

Tiến sỹ Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam cho biết cách dự phòng bệnh có hiệu quả nhất là tiêm phòng bằng vắcxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh và những người có yếu tố nguy cơ cao như nhân viên y tế, nhân viên trong trại cai nghiện hoặc trại phục hồi nhân phẩm.

Năm 2012, Hội Gan Mật Việt Nam lầm đầu tiên đã phát động phong trào toàn dân chung tay "đánh gục" virus viêm gan trong cả nước. Sau 1 năm phát động, phong trào đã bước đầu đạt được một số kết quả như: khám và xét nghiệm cho hơn 3 triệu người; phát hiện gần 148.000 người nhiễm virus viêm gan B, hơn 19.000 người nhiễm virus viêm gan C và 3.507 người bị ung thư gan.

Ngoài ra, Hội đã xây dựng hướng dẫn điều trị cho người nhiễm virus viêm gan B và C; tuyên truyền vận động người dân đi khám và xét nghiệm viêm gan tại các cơ sở y tế; đồng thời tiến hành sàng lọc phát hiện những người đang bị viêm gan virus, xơ gan hoặc ung thư gan để được hướng dẫn điều trị, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong...

Hội nghị diễn ra trong 2 ngày (28-29/9) với nhiều báo cáo tham luận tập trung vào các nội dung như Thảo luận bổ sung bản hướng dẫn xử lý viêm gan virus B và C; nghiên cứu chẩn đoán dieu tri viem gan virus và ung thư gan; ghép gan.


Chanh có thể sử dụng làm bài thuốc trị bệnh gan

Chanh là một loài cây quen thuộc ở Việt Nam. Nhiều bộ phận khác nhau của cây chanh có thể sử dụng làm bài thuoc tri benh gan. Uống nước chanh tươi cũng giúp giảm gánh nặng cho gan.



Từ quả đến lá chanh đều có công dụng tốt cho sức khỏe.

Theo lương y Hà Văn Tiêu, Phó chủ tịch Hội Đông y Thành phố Hà Nội, cây chanh hay ở chỗ ngoài bài thuốc chữa sơ gan từ quả chanh non còn rất nhiều bộ phận khác của cây chanh cũng có công dụng đối với gan. Ví dụ như bài thuốc bình gan kết hợp từ nhiều vị, trong đó có lá chanh. Trong y học, lá chanh là một trong những loại lá có tác dụng bình gan.

Thầy thuốc ưu tú, Ths. Bs. Doãn Thị Tường Vi, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cũng cho biết, chanh là nhóm hoa quả chúng ta dùng hàng ngày đều rất tốt. Bởi vì hàm lượng vitamin C trong chanh là vitamin C tự nhiên. Nó sẽ hấp thu và chuyển hóa rất tốt mà không mất đi trong quá trình chế biến (vì chúng ta thường ăn quả tươi). Đặc biệt, lượng vitamin C này khi vào cơ thể có tác dụng nâng cao sức đề kháng, làm vững bền các thành mạch, tăng cường quá trình chuyển hóa và thải độc cho gan.

Các chuyên gia về dinh dưỡng cũng khuyên rằng khi sử dụng nhóm hoa quả như chanh, cam, bưởi nên ăn cả tép để bổ sung thêm chất xơ, giúp nhuận tràng, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể bằng đường tiêu hóa. Như vậy cũng có nghĩa là giảm được gánh nặng cho hoạt động của lá gan.

Xem thêm: trieu chung cua benh gan | triệu chứng viêm gan

4,5 triệu người nhiễm virus viêm gan dẫn đến ung thư gan

Hiện có 5 loại vi rút viêm gan, đó là: Vi rút A, B, C, D và E; trong đó vi rút viêm gan B và C là nguy hiểm nhất. Việt Nam là 1 trong 9 quốc gia vùng Tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với đại dịch viêm gan vi rút với tỷ lệ người nhiễm vi rút cao.

Ở nước ta, nhiễm vi rút viêm gan B ước tính từ 10 - 20% dân số (khoảng từ 12 - 16 triệu người), trong đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Riêng đối với viêm gan C, hiện chưa có vắc xin tiêm phòng nên tình trạng lây nhiễm có nguy cơ ngày càng tăng. Việt Nam hiện có khoảng 4,5 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C, trong đó có khoảng 3 triệu người trong tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc ung thu gan. Bệnh viêm gan vi rút hiện có 7 loại thuốc để điều trị và kết quả điều trị tốt đạt khoảng 80%. Tuy nhiên, bệnh thường phải điều trị kéo dài hàng năm với chi phí điều trị cao (từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng).

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ghi nhận và đánh giá cao chuyên ngành gan mật của Việt Nam và Hội Gan mật Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng đóng góp cho ngành y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh và đào tạo đội ngũ cán bộ. Ngành y tế đã thực hiện thành công ghép gan, đánh dấu một bước tiến mới của chuyên ngành gan mật và ghép tạng Việt Nam, góp phần nâng cao tỷ lệ cứu sống bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo về gan mật.

Được biết, năm 2012, Hội Gan Mật Việt Nam lần đầu tiên đã phát động phong trào toàn dân chung tay "đánh gục" vi rút viêm gan trong cả nước. Sau 1 năm phát động, phong trào đã bước đầu đạt được một số kết quả như: Khám và xét nghiệm cho hơn 3 triệu người; phát hiện gần 148.000 người nhiễm vi rút viêm gan B, hơn 19.000 người nhiễm vi rút viêm gan C và 3.507 người bị ung thư gan.

Hội Gan Mật Việt Nam cũng đã xây dựng hướng dẫn điều trị cho người nhiễm vi rút viêm gan B và C; tuyên truyền vận động người dân đi khám và xét nghiệm viêm gan tại các cơ sở y tế; đồng thời tiến hành sàng lọc phát hiện những người đang bị viêm gan vi rút, xơ gan hoặc ung thư gan để được hướng dẫn điều trị, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong...