November 19, 2013

Cách dùng thảo dược cho người mắc bệnh gan

Có nhiều loại trà quảng cáo trị đủ thứ bệnh từ điều trị viêm gan, huyết áp, tim mạch… được nhiều người dùng uống hàng ngày. Tuy nhiên, đã có những vụ tai biến về trà thảo dược xảy ra.

Nhân trần không nên kết hợp với cam thảo

Nhân trần – cam thảo là 2 vị thuốc tốt, nhưng kết hợp với nhau sẽ không tốt vì cam thảo giữ nước, nhân trần lại giúp đào thải. Uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách còn bị tương tác thuốc, nhất là người tăng huyết áp.

Trà đắng giúp giảm cân, an thần, ngủ ngon, hạ cholesterol máu, trị tiểu đường, bệnh tim mạch, chữa cảm lạnh, đau nhức… Nhưng các chuyên gia dược xếp vào nhóm dược thảo có chứa chất gây hại cho gan, uống nhiều sẽ rối loạn cung cấp máu cho gan, dẫn đến sưng gan, vàng da, bụng có nước, chân phù, chậm nhịp tim, hạ huyết áp đột ngột… Thậm chí mất thăng bằng, tự ngã, tử vong vì suy gan cấp tính, suy giảm chức năng tình dục.

Các lương y, bác sĩ khuyến cáo: Không phải bất cứ loại trà thảo dược nào cũng an toàn. Nếu có bệnh dùng trà thảo dược sai, bệnh sẽ nặng hơn. Người không có bệnh, uống nhiều trà thảo dược có thể bị ngộ độc dược chất.

Mua trà cần có nguồn gốc rõ ràng, dùng đúng hướng dẫn sử dụng, xem kỹ xuất xứ, hạn sử dụng. Không nên mua nguyên cây về nấu uống vì rất khó xác định nguồn gốc, độ an toàn (do khi trồng dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, nguồn nước ô nhiễm…) hoặc sơ chế không đảm bảo vệ sinh, sẽ hại cho sức khỏe.

Ai không nên uống trà thảo dược?

Theo ông Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, người có sức khỏe bình thường có thể sử dụng trà có nguồn gốc thực phẩm từ rau quả như bí đao, rau má, rau đắng, mướp đắng (khổ qua)… Nhưng có những loại trà thảo dược như: Hoa sơn trà, hoa tam thất, hoàn ngọc, nha đam, lược vàng… có tính chất chữa bệnh, dùng thường xuyên thì tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay…) của thuốc sẽ làm cơ thể bị mất cân bằng.

Công dụng của các dược liệu có khác nhau, bào chế, liều dùng, cách dùng cũng tạo đặc trưng (như giải nhiệt chống khát, lợi niệu giải độc, kích thích tiêu hóa, giảm mỡ máu, cải thiện trí nhớ, chống viêm loét tiêu hóa, kháng khuẩn tiêu viêm…). Có loại trà thảo dược hợp với người này, nhưng không hợp với người kia.

Người vừa phẫu thuật hoặc đang dùng thuốc, người bị rối loạn chức năng thận, bệnh tim, viêm loét dạ dày và các vấn đề tâm lý, trẻ nhỏ cơ thể còn non nớt không nên uống trà thảo dược.

Người có bệnh tăng nhãn áp, thiếu máu, bệnh gan các bác sĩ khuyên nên tránh uống trà. Người yếu nếu uống trà thảo dược với tính hàn và vị đắng sẽ làm tổn hại đến dương khí và tì vị, dẫn đến nhiều căn bệnh khác.

Đặc biệt, các bà bầu muốn uống trà phải có ý kiến của bác sĩ, bởi các loại thảo mộc khi pha thành trà, cô đặc và uống quá nhiều sẽ không tốt tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Một số loại trà có thể vô tình gây kích thích tử cung, co thắt dạ con (như với trà hoa cúc, thìa là, trà sả, ma hoàng, rễ cam thảo, lá mâm xôi, hoa hồi, cây ngải đắng, cây hương thảo…).

Nếu không có bệnh lý về gan, không có y lệnh thì bà bầu tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo (kẻo cơ thể thải nhiều nước và dinh dưỡng sẽ khiến thai bị suy dinh dưỡng, sinh non hoặc thiếu cân, chết lưu…).

Phụ nữ mới sinh con không uống nhiều trà thảo dược vì dễ có nguy cơ hậu sản. Người mẹ uống nhiều có thể dẫn đến bị mất sữa hoặc ít sữa.

Phụ nữ kỳ kinh nguyệt mất rất nhiều máu, thiếu chất sắt, nếu uống trà thảo dược tính hàn vào càng hại cho dạ dày, còn gây chóng mặt, đau bụng.

Trà thảo dược là dược liệu, vì vậy không thể uống nhiều một lúc, càng không thể dùng lâu. Hầu hết trà thảo dược lợi tiểu, do đó không nên uống trước khi đi ngủ, khi đói (nhất là khi vừa ngủ dậy vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa). Không nên uống trà thảo dược ngay sau bữa ăn vì chất tanin sẽ làm protein trong thức ăn trở nên cứng, khó tiêu... Không nên uống trà để qua đêm. Cũng không ngâm trà thảo dược trong ấm trước lúc đi ngủ để sáng hôm sau dậy uống, vì không khoa học và ảnh hưởng đến sức khỏe.


October 16, 2013

Một số bệnh ung thư dễ mắc phải

Hiện tại, cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư, trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung (đối với nữ).

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ ung thư nhiều nhất thế giới. Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, đứng thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch.

Con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Hiện tại, cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư, trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung (đối với nữ).

Theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Ung thư Việt Nam, mỗi năm cả nước có thêm khoảng 150.000 ca mắc bệnh mới và 75.000 ca tử vong do ung thư. Nếu cộng thêm với số bệnh nhân đã mắc tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 240.000 – 250.000 bệnh nhân bị ung thư đang điều trị.

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam, kết quả khảo sát năm 2011 cho thấy, tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philippines, Thái Lan và các nước trong khu vực.

Trong cả nước, Hà Nội và TPHCM có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỉ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TPHCM (năm 2010). Nguyên nhân chủ yếu do nguồn nước ô nhiễm, các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại...

Với mong muốn phổ biến kiến thức về bệnh ung thư, cũng như giúp người dân sớm phát hiện và phòng tránh căn bệnh này, vào 9h00 ngày 19/10/2013 (tức thứ Bảy), báo điện tử Kiến Thức, Truyền hình An Viên phối hợp với Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV, tổ chức buổi hội thảo “Người Việt dễ mắc bệnh ung thư nào?”.

Hội thảo diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế - số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội với sự tư vấn, giải đáp của chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về Ung thư người Pháp và Việt Nam.

Các bác sĩ tham gia hội thảo gồm: Bác sĩ Bertrand Farnault - Trưởng Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV, Bác sĩ chuyên khoa Ung bướu Võ Kim Điền – Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV.


Thực đơn cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối

Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý để giúp phục hồi sức khoẻ nhanh chóng.

Gan là cơ quan sản xuất hoá chất của cơ thể, có thể giúp chuyển hoá thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi mắc ung thư gan, sẽ uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng của cơ thể. Việc tìm được bệnh viện chuyên điều trị ung thư, tích cực kết hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị và có chế độ ăn uống hợp lý sẽ có vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khoẻ của bệnh nhân.

Trong chế độ ăn uống thường nhật, thức ăn có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó không chỉ có các thành phần nâng cao sức sống cho tế bào miễn dịch trong cơ thể mà cơ thể cần như các loại vitamin, protein, đường fructose, AHA, kali, canxi, sắt, axit amin… mà còn có những thành phần hoạt tính có thể khống chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Tóm lại, ăn uống là vấn đề mà nhiều bệnh nhân và người nhà cần chú ý để giúp bệnh nhân mau phục hồi.

Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý để sức khỏe nhanh chóng phục hồi

Sau đây là chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối:

1. Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối tránh ăn một loại thức ăn mà nên ăn một cách đa dạng hoá. Về thức ăn chính, có thể ăn cơm, mì, sủi cảo, cháo ăn cùng với màn thầu, bánh bao nhân thịt hoăc nhân rau. Về các loại thịt, có thể nướng, có thể xào cũng có thể hấp. về cách nấu, cần kết hợp được giữa màu sắc, hương thơm và mùi vị. Dầu dùng để xào rau đa số là dùng dầu thực vật, như vậy vừa tốt cho việc hấp thụ vitamin dạng mỡ, vừa có thể bổ sung nhiệt lượng cần thiết.

2. Ăn uống hợp lý các thực phẩm tốt cho gan như thực phẩm có chứa vitamin nhóm B, thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và thực phẩm có chứa nhiều axit amin. Nếu có thuốc nam chế biến thành thuốc uống thì có thể nâng cao hiệu quả bảo vệ gan.

3. Hạn chế ăn những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như cá, nội tạng động vật và lòng vàng trứng. cung cấp đầy đủ các loại rau lá xanh tươi và hoa quả như cải xanh, củ cải, cà chua, các loại đỗ, cà rốt, nước quýt ép, nước lê ép, nước táo ép, nước ép quả mã thầy.

4. Nguyên tố vi lượng Magie và Trytophan giúp cải thiện các triệu chứng mất ngủ, sợ hãi và trầm cảm. các thực phẩm có chứa nhiều Magie như loại hoa quả khô, gạo lức, ngô, lúa mì, vừng, lá cà rốt, hẹ, cải hoa vàng, rong biển. Các loại thực phẩm có chứa nhiều tryptophan như thịt gà, sữa chua, thịt bò, chuối tiêu.


Thực hiện 16 ca ghép tế bào gốc từ đầu năm 2013 tại bệnh viện Huyết học và Truyền máu TW

Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu TW, từ đầu năm 2013 đến nay, Khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học và Truyền máu TW đã và đang tiến hành 16 ca ghep te bao goc cho bệnh nhân, sức khỏe sau ghép đều tiến triển tốt.

Trong tháng 9/2013, đã tiến hành 7 ca ghép tế bào gốc tạo máu cho bệnh nhân, trong đó có 3 ca ghép tự thân và 4 ca ghép đồng loại, đã có 2 bệnh nhân được xuất viện, các chỉ số của bệnh nhân tương đối ổn định.

Dự kiến trong năm 2013, Khoa Ghép tế bào gốc sẽ thực hiện 30 ca ghép. Ghép tế bào gốc được coi là “cuộc cách mạng” trong điều trị các bệnh về máu nói riêng và các bệnh lý khác nói chung. Đến nay, Viện Huyết học và Truyền máu TW đã tiến hành 80 ca ghép tủy, mở ra một cơ hội sống cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

“Phù thủy” Metsu qua đời vì ung thư gan

Hãng tin AFP đưa tin HLV người Pháp Bruno Metsu đã qua đời trong một bệnh viện ở miền bắc nước Pháp vào lúc 3g30 sáng 15-10 (giờ địa phương). Nguyên nhân cái chết của ông Metsu (59 tuổi) là do bệnh ung thư dạ dày đã di căn sang phổi và gan.

HLV Bruno Metsu (phải) và trợ lý Jules Bocande trong trận đấu giữa Senegal với Thụy Điển ở VCK World Cup 2002


Ông Metsu là nhà cầm quân tài năng, từng được gọi với biệt danh “phù thủy”. Ông có thâm niên 26 năm theo nghề HLV và từng làm việc ở châu Âu, châu Phi, châu Á.

Thành tích nổi bật nhất của ông là dẫn dắt đội tuyển Senegal vào tứ kết World Cup 2002 và chung kết Cúp các quốc gia châu Phi 2002. Ông cũng từng đưa đội tuyển UAE lên ngôi vô địch ở Cúp vùng Vịnh năm 2007 và vô địch AFC Champions League mùa giải 2002-2003 cùng CLB Al Ain (UAE).

Trong năm cuối cùng của sự nghiệp, ông được chọn thay Diego Maradona dẫn dắt CLB Al Wasl (UAE) vào ngày 12-7-2012. Nhưng chỉ ba tháng sau, ông đã xin từ chức để tập trung điều trị căn bệnh ung thư dạ dày. Sau hơn một năm điều trị, bệnh ung thư của ông chẳng những không khỏi mà còn di căn sang ung thư gan   ung thư phổi.