November 19, 2013

Xuất ngoại để chữa ung thư gan - Tiền mất tật mang

Sau hàng loạt bệnh viện Singapore “tấp nập” mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, đến các bệnh viện của Trung Quốc mời chào điều trị ung thư gan như thần y, nay cả Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Malaysia cũng đang “câu” bệnh nhân sang nước họ điều trị. Theo ước tính của Bộ Y tế, mỗi năm có hơn 40.000 lượt bệnh nhân trong nước ra nước ngoài điều trị và tiêu tốn hết gần 2 tỷ USD.

Đủ chiêu “câu” bệnh nhân

Nằm trong “tứ chứng nan y”, bệnh ung thư giai đoạn cuối gần như đặt dấu chấm hết cho bệnh nhân nhưng một số bệnh viện ở Trung Quốc, Singapore có văn phòng đại diện tại Việt Nam vẫn “nổ” để “câu” khách: đảm bảo kéo dài cơ hội sống còn, khống chế được khối u bằng các kỹ thuật tân tiến… “Do bệnh viện Việt Nam quá tải, chất lượng dịch vụ điều trị chưa được tốt nên tụi tui san sẻ”, một nhân viên của văn phòng đại diện Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Q.C (Trung Quốc) thổ lộ. Không những điều trị, văn phòng đại diện của Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Q.C còn mở thêm các dịch vụ “trọn gói” từ hướng dẫn làm visa, tour du lịch… Tại TPHCM, tuần nào các văn phòng đại diện của các bệnh viện nước ngoài cũng tổ chức tư vấn miễn phí các bệnh lý gan mật, ung thư, tim mạch… và mời chào người bệnh tham gia. Những lúc đó, nhân viên các văn phòng quảng cáo nào là bệnh viện hiện đại, bác sĩ chuyên môn bậc thầy của thế giới và hầu như chữa lành tất cả các bệnh…

Tiền mất, tật vẫn mang

Mặc dù đã được ghép thận ở Trung Quốc nhưng hơn 1 năm qua, anh T.V.C. (ngụ TPHCM) vẫn phải tiếp tục điều trị thải ghép tại Bệnh viện Chợ Rẫy. “Tốn hết gần cả tỷ bạc rồi mà bệnh vẫn đeo đẳng, chắc cũng không thọ lâu”, anh C. rầu rĩ. Trước đó, anh C. đã chạy thận nhân tạo nhiều năm nhưng không tiến triển. Anh kể, khi qua chữa bệnh tại bệnh viện ở Quảng Châu (Trung Quốc), gia đình hy vọng lắm nên tốn kém mấy cũng chịu vì cứ nghĩ nước ngoài thì ngon hơn nước mình. Theo thống kê của Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, mỗi năm có cả chục ca ghép tạng, điều trị ung thư ở nước ngoài nhưng phải nhập bệnh viện này điều trị lại. “Có không ít bệnh nhân bị biến chứng nặng, có bệnh nhân điều trị thêm được một thời gian ngắn thì tử vong. Đặc biệt biến chứng nhiều là do ghép thận”, PGS-TS Trần Ngọc Sinh, Trưởng khoa Thận-niệu Bệnh viện Chợ Rẫy, nói.

Đã gần 2 năm kể từ ngày chồng mất, chị Phương (ngụ quận 8, TPHCM) vẫn chưa hết cay đắng: “Ảnh bị ung thư đại tràng, Bệnh viện Ung bướu TPHCM nói chữa được và kéo dài sự sống chí ít cũng được 5 năm. Nhưng nghĩ gia đình có điều kiện, lại tìm hiểu thấy mấy bệnh viện ở Singapore nói hay quá nên đi. Giờ tiền hết mà ảnh cũng không còn”. Hay như bà Hoàng Ngọc L. (50 tuổi, ngụ Bình Thạnh) vẫn đang điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM sau khi phẫu trị, xạ trị cả tháng trời ở Thái Lan. “Bệnh vẫn hoàn bệnh. Chỉ tổ tốn tiền chú ơi”, bà L. ngán ngẩm. Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM, cho biết có hàng chục bệnh nhân điều trị ung thư ở nước ngoài về nhập lại bệnh viện mỗi năm. “Đa phần điều trị nước ngoài về rồi cũng sống chẳng được lâu, có người tiếp tục điều trị biến chứng rất khổ sở”, BS Minh chia sẻ…

Trong khi nhiều người bệnh trong nước đua nhau ra nước ngoài chữa bệnh thì các chuyên gia y tế trong nước khẳng định các kỹ thuật y tế trong nước không thua kém gì. Thậm chí người nước ngoài cũng tìm sang Việt Nam chữa bệnh. TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó Giám đốc BV Nhân dân 115 TPHCM, dẫn chứng, một bệnh nhân ở Campuchia bị khối u 12,5kg ở chân đã qua Thái Lan, Singapore chữa trị nhưng không hết bệnh, sau đó qua Việt Nam thì hết bệnh mà lại rẻ hơn nhiều. Theo TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), các kỹ thuật khó từ ghép tạng, mổ tim bẩm sinh dị tật phức tạp, điều trị ung thư, các phương pháp nội soi, ngoại khoa khác…, Việt Nam không chỉ đã sánh ngang tầm khu vực mà còn được đánh giá là tương đương với trình độ của các nước phát triển.

Hiện nay có rất nhiều các phòng khám và bệnh viện không uy tín đang mời chào, lôi kéo bệnh nhân ung thư gan. Nhưng các bệnh nhân ung thư gan nên lưu ý lựa chọn nơi gửi gắm tính mạng cho mình. Phòng khám 12 Kim Mã của chúng tôi được đánh giá là một phòng khám uy tín được rất nhiều người tin cậy sẽ là lựa chọn đúng đắn cho các bạn


“Phá hủy khối u gan bằng vi sóng” tại Bệnh viện 19-8

Đã có 21 trường hợp bệnh nhân được ứng dụng thành công kỹ thuật “Phá hủy khối u gan bằng vi sóng” - (Microwave ablation-MVA) tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện (BV) 19-8. Kỹ thuật hiện được xem là điều trị triệt để đối với khối u gan có kích thước nhỏ.

Cùng với nhiều kỹ thuật cao như: ghép thận, ghép tủy, mổ tim hở,… việc ứng dụng kỹ thuật MVA tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của BV 19-8 trong việc nâng cao chất lượng điều trị. Với riêng những thầy thuốc tại Trung tâm Ung bướu của BV có lẽ là vui hơn cả bởi ứng dụng thành công MVA trong điều trị ung thư gan cũng có nghĩa họ đã giúp được nhiều bệnh nhân mang “án tử” trở lại với cuộc sống đời thường.

Gặp gỡ những bệnh nhân may mắn

Trong căn phòng dành cho bệnh nhân (BN) hậu phẫu, 2 BN Nguyễn Văn Hoan và Nguyễn Văn Tiến trong tâm trạng vui mừng, phấn chấn với một thể trạng khỏe mạnh, không còn dáng vẻ của người mắc bệnh nan y như trước đó khi nhập viện 19-8. Họ là một trong những BN đầu tiên được áp dụng kỹ thuật MVA tại Trung tâm Ung bướu (TTUB) BV 19-8.

BN Ngô Văn Tiến (56 tuổi, cán bộ Công an đang làm việc tại Trường Cao đẳng An ninh I) chia sẻ: “Cách đây 1 năm, tôi được phát hiện mắc bệnh xơ gan cổ trướng và điều trị tại Khoa Nội A BV 19-8. Sau một một thời gian điều trị uống thuốc tại Khoa Nội A, tiếp tục được chụp citi cắt lớp, các bác sĩ (BS) phát hiện trong gan tôi có tới 4 khối u nhỏ, trên nền bệnh xơ gan nặng. Căn bệnh khiến tôi luôn mệt mỏi, không tập trung làm việc được. Nhiều lúc cơn đau khó chịu đến bất chợt phải bỏ việc giữa chừng. Khi TTUB BV 19-8 thông báo đã ứng dụng MVA có thể phá hủy khối u gan mà không cần phẫu thuật, tôi xin đăng ký ngay.

Dân gian ta có câu ai mắc xơ gan thì quĩ thời gian sống chỉ còn không quá 6 tháng, nhưng MVA ra đời thực sự đã làm thay đổi được quan niệm này. Vì sau 3 lần được làm thủ thuật, các khối u trong cơ thể tôi chỉ còn lại là những vết sẹo. Tôi không biết miêu tả thế nào! Chỉ biết nói rằng, đây là một ứng dụng “thần kỳ”, BN Tiến xúc động nói.

Th.S-BS Nguyễn Thị Minh Phương thăm hỏi bệnh nhân sau khi được điều trị bằng kỹ thuật MVA


Nằm kề giường BN Tiến là BN Nguyễn Văn Hoan (SN 1953, cán bộ Công an hưu trí của tỉnh Hòa Bình). Phát hiện bệnh vào tháng 11/2011 với các biểu hiện tiêu hóa không tốt, đầy bụng, chướng hơi, rối loạn tiêu hóa. Sau khi nhập viện 19-8, được thử máu, siêu âm và chụp citi cắt lớp, phát hiện “xơ gan mãn” có khối u gan 3cm kèm thêm 1 viên sỏi mật 1cm. BN Hoan được chỉ định áp dụng kỹ thuật MVA tại TTUB. Khi ấy khối u đã phát triển lên 6cm. Thế nhưng, sau 1 ngày được làm thủ thuật, BN đã ăn sữa được.

“Đợt nhập viện lần này để kiểm tra lại, khối u đã được xử lý, tổn thương duy nhất còn lại là một vết sẹo. Khối u đã bị hoại tử đúng như bác sĩ nói”. BN nói. Từ một người bệnh thể trạng vàng da, vàng mắt, bụng chướng to vì biến chứng do xơ gan, sụt tới gần 20kg, nay qua siêu âm lại kết quả ghi nhận về BN Hoan, trong vùng ổ bụng đã không còn dịch tự do, ăn uống phục hồi. Từ 56kg nay đã lên 70kg.

Thêm bảng vàng thành tích

Không giấu nổi niềm vui và hạnh phúc khi chứng kiến sức khỏe của các BN của mình được đều trị tiến triển tốt, Đại tá-TS-BS Trần Quốc Hùng, Giám đốc TTUB, BV 19-8 nói với chúng tôi: “Sau hơn ba năm triển khai Khoa Ung bướu, khoa đã đi vào hoạt động có nền nếp và đạt được rất nhiều thành tích tạo đà cho phát triển.

Ngày 18/10/2011 Khoa Ung bướu đã được Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định thành lập TTUB Bộ Công an. Mặc dù là “tân binh” nhưng thu dung điều trị tăng liên tục, BN ở nhiều nơi đã tìm đến trung tâm. Đặc biệt là các cán bộ cao cấp rất tin cậy và đến điều trị tại trung tâm. Riêng với MVA, đã có 21 BN được ứng dụng kỹ thuật này. Tất cả đều có kết quả tốt. Năm 2012, cùng với rất nhiều các kỹ thuật được triển khai tại BV như chụp mạch vành và đặt stent mạch vành, TTUB được lãnh đạo BV đồng ý triển khai kỹ thuật MVA.

Trước đó, trung tâm đã kịp thời đưa một ê kíp BS – điều dưỡng đi “tầm sư học đạo” 3 tháng tại BV Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh về ứng dụng kỹ thuật này. “Phá hủy khối u gan bằng sóng MVA” cũng đoạt giải nhì hội thao sáng tạo tuổi trẻ khu vực Hà Nội năm 2013, được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế”.

Trao đổi với chúng tôi, một trong những BS trong ê kíp này là Thượng úy - Th.S-BS Nguyễn Thị Minh Phương cho biết: Ung thư gan nguyên phát là một trong 6 loại ung thư phổ biến nhất với tần số ca mắc mới khoảng 500.000 đến 1000.000 hằng năm với 600.000 trường hợp tử vong trên thế giới. Hằng năm, 
TTUB tiếp nhận hàng trăm ca.

Hiện việc điều trị các khối u ác tính ở gan thì phẫu thuật cắt bỏ được coi là phương pháp triệt để nhất, tuy nhiên chỉ có khoảng 20% BN được thực hiện phẫu thuật, nhiều BN không thể làm do tới trễ hoặc do không có khả năng gây mê với những mô, u hiểm độc. Việc ứng dụng MVA loại bỏ khối u không qua phẫu thuật bằng luồng vi sóng tác động thẳng tới khối u phối hợp với thiết bị siêu âm “dẫn đường” giúp BN bớt đau đớn, biện pháp an toàn, chi phí phù hợp tại Việt Nam.

Theo chỉ định phá hủy u gan bằng vi sóng gồm các bước: chẩn đoán xác định khối ung thư biểu mô gan qua giải phẫu bệnh lý hoặc tiêu chuẩn hình ảnh, u xử lý có kích thước dưới 6cm; áp dụng cho BN từ chối phẫu thuật; phù hợp với BN có khối di căn gan từ ung thư đại tràng,ung thư phổi… Hiện tại ở TTUB, chi phí cho kỹ thuật này là 14 triệu đồng/lần ứng dụng, trong đó có áp dụng với diện BN BHYT.

Được biết, năm qua, TTUB BV 19-8 còn điều trị hóa chất cho hàng nghìn lượt BN an toàn và thu được hiệu quả nhất định. Tổ chức hội chẩn, đưa BN đi xạ trị tại Bệnh viện K an toàn. Triển khai được rất nhiều kỹ thuật mới khó ở vùng đầu, mặt, cổ: Cắt chậu sàn miệng tạo hình bằng vạt da rãnh mũi má, cắt lưỡi nạo vét hạch cổ, cắt toàn bộ tuyến giáp nạo vét hạch cổ, nội soi cắt tuyến giáp, triển khai mổ ung thư đường tiêu hóa an toàn: cắt gan trái, cắt đoạn dạ dày, đại tràng, chọc sinh thiết xuyên thành,… Những trường hợp này trước đây thường phải chuyển ra ngoài tốn kém về kinh phí, gây khó khăn cho cán bộ, chiến sỹ.

Đặc biệt, trung tâm đã phối hợp với các chuyên gia về lĩnh vực Đông y áp dụng thảo mộc chữa chị giảm đau cho bệnh nhân K, giúp hỗ trợ chống đau cho nhiều BN K có kết quả cao, được Tổng cục đưa vào mục tiêu phát triển trọng tâm của BV. Với những thành tích TTUB BV 19-8 đạt được đã làm dày thêm những bảng vàng thành tích của đội ngũ thầy thuốc BV 19-8, và xứng danh là BV đầu ngành của lực lượng CAND

Cách dùng thảo dược cho người mắc bệnh gan

Có nhiều loại trà quảng cáo trị đủ thứ bệnh từ điều trị viêm gan, huyết áp, tim mạch… được nhiều người dùng uống hàng ngày. Tuy nhiên, đã có những vụ tai biến về trà thảo dược xảy ra.

Nhân trần không nên kết hợp với cam thảo

Nhân trần – cam thảo là 2 vị thuốc tốt, nhưng kết hợp với nhau sẽ không tốt vì cam thảo giữ nước, nhân trần lại giúp đào thải. Uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách còn bị tương tác thuốc, nhất là người tăng huyết áp.

Trà đắng giúp giảm cân, an thần, ngủ ngon, hạ cholesterol máu, trị tiểu đường, bệnh tim mạch, chữa cảm lạnh, đau nhức… Nhưng các chuyên gia dược xếp vào nhóm dược thảo có chứa chất gây hại cho gan, uống nhiều sẽ rối loạn cung cấp máu cho gan, dẫn đến sưng gan, vàng da, bụng có nước, chân phù, chậm nhịp tim, hạ huyết áp đột ngột… Thậm chí mất thăng bằng, tự ngã, tử vong vì suy gan cấp tính, suy giảm chức năng tình dục.

Các lương y, bác sĩ khuyến cáo: Không phải bất cứ loại trà thảo dược nào cũng an toàn. Nếu có bệnh dùng trà thảo dược sai, bệnh sẽ nặng hơn. Người không có bệnh, uống nhiều trà thảo dược có thể bị ngộ độc dược chất.

Mua trà cần có nguồn gốc rõ ràng, dùng đúng hướng dẫn sử dụng, xem kỹ xuất xứ, hạn sử dụng. Không nên mua nguyên cây về nấu uống vì rất khó xác định nguồn gốc, độ an toàn (do khi trồng dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, nguồn nước ô nhiễm…) hoặc sơ chế không đảm bảo vệ sinh, sẽ hại cho sức khỏe.

Ai không nên uống trà thảo dược?

Theo ông Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, người có sức khỏe bình thường có thể sử dụng trà có nguồn gốc thực phẩm từ rau quả như bí đao, rau má, rau đắng, mướp đắng (khổ qua)… Nhưng có những loại trà thảo dược như: Hoa sơn trà, hoa tam thất, hoàn ngọc, nha đam, lược vàng… có tính chất chữa bệnh, dùng thường xuyên thì tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay…) của thuốc sẽ làm cơ thể bị mất cân bằng.

Công dụng của các dược liệu có khác nhau, bào chế, liều dùng, cách dùng cũng tạo đặc trưng (như giải nhiệt chống khát, lợi niệu giải độc, kích thích tiêu hóa, giảm mỡ máu, cải thiện trí nhớ, chống viêm loét tiêu hóa, kháng khuẩn tiêu viêm…). Có loại trà thảo dược hợp với người này, nhưng không hợp với người kia.

Người vừa phẫu thuật hoặc đang dùng thuốc, người bị rối loạn chức năng thận, bệnh tim, viêm loét dạ dày và các vấn đề tâm lý, trẻ nhỏ cơ thể còn non nớt không nên uống trà thảo dược.

Người có bệnh tăng nhãn áp, thiếu máu, bệnh gan các bác sĩ khuyên nên tránh uống trà. Người yếu nếu uống trà thảo dược với tính hàn và vị đắng sẽ làm tổn hại đến dương khí và tì vị, dẫn đến nhiều căn bệnh khác.

Đặc biệt, các bà bầu muốn uống trà phải có ý kiến của bác sĩ, bởi các loại thảo mộc khi pha thành trà, cô đặc và uống quá nhiều sẽ không tốt tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Một số loại trà có thể vô tình gây kích thích tử cung, co thắt dạ con (như với trà hoa cúc, thìa là, trà sả, ma hoàng, rễ cam thảo, lá mâm xôi, hoa hồi, cây ngải đắng, cây hương thảo…).

Nếu không có bệnh lý về gan, không có y lệnh thì bà bầu tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo (kẻo cơ thể thải nhiều nước và dinh dưỡng sẽ khiến thai bị suy dinh dưỡng, sinh non hoặc thiếu cân, chết lưu…).

Phụ nữ mới sinh con không uống nhiều trà thảo dược vì dễ có nguy cơ hậu sản. Người mẹ uống nhiều có thể dẫn đến bị mất sữa hoặc ít sữa.

Phụ nữ kỳ kinh nguyệt mất rất nhiều máu, thiếu chất sắt, nếu uống trà thảo dược tính hàn vào càng hại cho dạ dày, còn gây chóng mặt, đau bụng.

Trà thảo dược là dược liệu, vì vậy không thể uống nhiều một lúc, càng không thể dùng lâu. Hầu hết trà thảo dược lợi tiểu, do đó không nên uống trước khi đi ngủ, khi đói (nhất là khi vừa ngủ dậy vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa). Không nên uống trà thảo dược ngay sau bữa ăn vì chất tanin sẽ làm protein trong thức ăn trở nên cứng, khó tiêu... Không nên uống trà để qua đêm. Cũng không ngâm trà thảo dược trong ấm trước lúc đi ngủ để sáng hôm sau dậy uống, vì không khoa học và ảnh hưởng đến sức khỏe.


October 16, 2013

Một số bệnh ung thư dễ mắc phải

Hiện tại, cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư, trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung (đối với nữ).

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ ung thư nhiều nhất thế giới. Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, đứng thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch.

Con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Hiện tại, cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư, trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung (đối với nữ).

Theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Ung thư Việt Nam, mỗi năm cả nước có thêm khoảng 150.000 ca mắc bệnh mới và 75.000 ca tử vong do ung thư. Nếu cộng thêm với số bệnh nhân đã mắc tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 240.000 – 250.000 bệnh nhân bị ung thư đang điều trị.

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam, kết quả khảo sát năm 2011 cho thấy, tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philippines, Thái Lan và các nước trong khu vực.

Trong cả nước, Hà Nội và TPHCM có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỉ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TPHCM (năm 2010). Nguyên nhân chủ yếu do nguồn nước ô nhiễm, các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại...

Với mong muốn phổ biến kiến thức về bệnh ung thư, cũng như giúp người dân sớm phát hiện và phòng tránh căn bệnh này, vào 9h00 ngày 19/10/2013 (tức thứ Bảy), báo điện tử Kiến Thức, Truyền hình An Viên phối hợp với Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV, tổ chức buổi hội thảo “Người Việt dễ mắc bệnh ung thư nào?”.

Hội thảo diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế - số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội với sự tư vấn, giải đáp của chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về Ung thư người Pháp và Việt Nam.

Các bác sĩ tham gia hội thảo gồm: Bác sĩ Bertrand Farnault - Trưởng Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV, Bác sĩ chuyên khoa Ung bướu Võ Kim Điền – Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV.


Thực đơn cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối

Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý để giúp phục hồi sức khoẻ nhanh chóng.

Gan là cơ quan sản xuất hoá chất của cơ thể, có thể giúp chuyển hoá thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi mắc ung thư gan, sẽ uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng của cơ thể. Việc tìm được bệnh viện chuyên điều trị ung thư, tích cực kết hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị và có chế độ ăn uống hợp lý sẽ có vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khoẻ của bệnh nhân.

Trong chế độ ăn uống thường nhật, thức ăn có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó không chỉ có các thành phần nâng cao sức sống cho tế bào miễn dịch trong cơ thể mà cơ thể cần như các loại vitamin, protein, đường fructose, AHA, kali, canxi, sắt, axit amin… mà còn có những thành phần hoạt tính có thể khống chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Tóm lại, ăn uống là vấn đề mà nhiều bệnh nhân và người nhà cần chú ý để giúp bệnh nhân mau phục hồi.

Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý để sức khỏe nhanh chóng phục hồi

Sau đây là chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối:

1. Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối tránh ăn một loại thức ăn mà nên ăn một cách đa dạng hoá. Về thức ăn chính, có thể ăn cơm, mì, sủi cảo, cháo ăn cùng với màn thầu, bánh bao nhân thịt hoăc nhân rau. Về các loại thịt, có thể nướng, có thể xào cũng có thể hấp. về cách nấu, cần kết hợp được giữa màu sắc, hương thơm và mùi vị. Dầu dùng để xào rau đa số là dùng dầu thực vật, như vậy vừa tốt cho việc hấp thụ vitamin dạng mỡ, vừa có thể bổ sung nhiệt lượng cần thiết.

2. Ăn uống hợp lý các thực phẩm tốt cho gan như thực phẩm có chứa vitamin nhóm B, thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và thực phẩm có chứa nhiều axit amin. Nếu có thuốc nam chế biến thành thuốc uống thì có thể nâng cao hiệu quả bảo vệ gan.

3. Hạn chế ăn những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như cá, nội tạng động vật và lòng vàng trứng. cung cấp đầy đủ các loại rau lá xanh tươi và hoa quả như cải xanh, củ cải, cà chua, các loại đỗ, cà rốt, nước quýt ép, nước lê ép, nước táo ép, nước ép quả mã thầy.

4. Nguyên tố vi lượng Magie và Trytophan giúp cải thiện các triệu chứng mất ngủ, sợ hãi và trầm cảm. các thực phẩm có chứa nhiều Magie như loại hoa quả khô, gạo lức, ngô, lúa mì, vừng, lá cà rốt, hẹ, cải hoa vàng, rong biển. Các loại thực phẩm có chứa nhiều tryptophan như thịt gà, sữa chua, thịt bò, chuối tiêu.