Người mắc bệnh xơ gan nên ăn uống như thế nào?
- Tuyệt đối không uống rượu.
- Cân đối giữa các thành phần như chất đường, chất béo, chất đạm, rau và trái cây.
- Bệnh nhân bị bụng báng - xơ gan cổ chướng: phải hạn chế ăn muối, nước tương, nước mắm, chao và tất cả những thức ăn có vị mặn. Lượng muối natri không vượt quá 1.000 mg mỗi ngày, tương đương khoảng 2,5 g muối ăn.
- Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt. Nên nhớ rằng, bột ngọt cũng có nhiều muối natri trong đó.
- Uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày.
- Nên tránh ăn mỡ động vật, bơ mà thay bằng dầu hoặc bơ thực vật.
- Người bị xơ gan có nhu cầu về chất đạm tương tự như người bình thường. Trung bình người lớn cần mỗi ngày khoảng 1 g protein cho mỗi kg cân nặng, nghĩa là một người nặng 50 kg cần khoảng 50 g protein. Những thức ăn có nhiều chất đạm là thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt (chứa 20% protein), cá (20%), trứng (13%), ngũ cốc (10%), sữa (3%). Khi bệnh nhân xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn.
- Rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể và hoạt động của gan.
Để phòng bệnh xơ gan, nên hạn chế uống rượu và tiêm phòng viêm gan B, (cần tiêm sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính, cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật.
- Tuyệt đối không uống rượu.
- Cân đối giữa các thành phần như chất đường, chất béo, chất đạm, rau và trái cây.
- Bệnh nhân bị bụng báng - xơ gan cổ chướng: phải hạn chế ăn muối, nước tương, nước mắm, chao và tất cả những thức ăn có vị mặn. Lượng muối natri không vượt quá 1.000 mg mỗi ngày, tương đương khoảng 2,5 g muối ăn.
- Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt. Nên nhớ rằng, bột ngọt cũng có nhiều muối natri trong đó.
- Uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày.
- Nên tránh ăn mỡ động vật, bơ mà thay bằng dầu hoặc bơ thực vật.
- Người bị xơ gan có nhu cầu về chất đạm tương tự như người bình thường. Trung bình người lớn cần mỗi ngày khoảng 1 g protein cho mỗi kg cân nặng, nghĩa là một người nặng 50 kg cần khoảng 50 g protein. Những thức ăn có nhiều chất đạm là thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt (chứa 20% protein), cá (20%), trứng (13%), ngũ cốc (10%), sữa (3%). Khi bệnh nhân xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn.
- Rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể và hoạt động của gan.
Để phòng bệnh xơ gan, nên hạn chế uống rượu và tiêm phòng viêm gan B, (cần tiêm sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính, cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật.