March 26, 2013

Thuốc chữa bệnh ung thư vú có ảnh hưởng đến thai nhi?

Thuốc chua benh ung thu vú ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Chiến lược đặt ra với ung thư vú ở phụ nữ có thai phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn nào của thai nghén: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối.

Thai nghén không làm khó cho việc điều trị, với ung thư vú, ngày nay tiên lượng không có gì khác giữa phụ nữ có thai và không có thai. Điều này liên quan đến biểu hiện ban đầu: đó là loại ung thư của phụ nữ trẻ, nói chung xâm lấn hơn và chẩn đoán thường hơi chậm. Việc điều trị do thầy thuốc chuyên khoa ung thư và thầy thuốc phụ khoa cùng xây dựng và dựa trên giai đoạn mang thai, thể ung thư và kích thước khối u. Nhiều khi phải chỉ định hóa liệu pháp nhưng không phải thực hiện giống nhau mà theo từng giai đoạn. Thầy thuốc phải chấp nhận liệu pháp này với điều kiện phải theo dõi sát thai nghén.

Trong trường hợp phát hiện ung thư vú khi mới có thai thì vấn đề đình chỉ thai nghén được đặt ra. Việc này có thể trở nên cần thiết nếu như cần phải chỉ định khẩn cấp hóa liệu pháp, vì chỉ định này có thể làm cho phôi thai bị nhiễm độc vì đang ở giai đoạn tạo thành các cơ quan và tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao. Nếu người mẹ vẫn muốn giữ thai thì có hai lựa chọn: Chờ đến khi thai đã ở 3 tháng giữa (ngoài 12 tuần thai nghén) mới bắt đầu dùng hóa liệu pháp. Hoặc tạm thời bằng lòng với can thiệp ngoại khoa và chờ khi đẻ xong thì bắt đầu điều trị bổ sung. Khi đã ở giai đoạn giữa của thai nghén (ít nhất 4 tháng) thì thầy thuốc có thể yên tâm hơn vì đã có thể chỉ định hóa liệu pháp truyền thống. Ở 3 tháng cuối cũng vậy. Điều đáng ngạc nhiên là phụ nữ mang thai bị ung thư vú dung nạp liệu pháp hormon tốt hơn nhiều, không bị nôn, trạng thái sức khỏe tổng thể vẫn ít thay đổi. Hóa liệu pháp nên ngừng trước khi sinh 2 - 3 tuần và sau khi sinh 2 - 3 tuần mới tiếp tục.

Bao giờ cũng cần lo ngại về mọi thứ thuốc dùng trong khi đang mang thai, song chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của hóa liệu pháp đến thai và trẻ sơ sinh. Vì vậy, thầy thuốc đã sử dụng phương pháp hồi cứu để tiếp cận với những nguy cơ và lợi ích. Kết quả bước đầu cho thấy, không có những vấn đề nghiêm trọng xét trong thời gian ngắn, chỉ có những tác dụng tạm thời đến tình trạng máu ở trẻ sơ sinh, chưa có những nghiên cứu dài hạn ở những trẻ này và cần có nghiên cứu dài hơi hơn với những trẻ bị tác động của thuốc khi còn trong tử cung. Tất nhiên sẽ tốn kém, khó khăn nhưng khả thi. Hiện cũng chưa có nhiều thông tin về taxane như là hóa liệu pháp khi có thai và cơ chế tác dụng, chưa rõ thuốc có vô hại với thai không cho nên không dùng cho phụ nữ mang thai. Với nhiều liệu pháp khác cũng vậy (herceptin, dùng kháng thể). Số lượng bệnh nhân ít cũng gây khó khăn cho nghiên cứu. Bạn cần được tư vấn tốt bởi bác sĩ sản khoa và ung bướu. Chúc bạn may mắn!

Có cần ăn kiêng khi hóa trị ung thư hay không?

Hóa trị chua benh ung thu vú liệu có cần phải ăn kiêng không?

Có hơn 50 loại thuốc hóa chất hoặc các chế phẩm sinh học dùng cho hóa trị. Chính vì vậy, khi bệnh nhân đang hóa trị thì cần quan tâm đến chế độ ăn uống để nâng cao sức khỏe, đáp ứng điều trị. Một số người cho rằng ăn uống bồi dưỡng nhiều sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn. Đây là quan điểm sai lầm. Người bệnh nếu ăn kiêng quá mức sẽ gây thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém, càng khó khăn cho hóa trị. Chưa có bằng chứng nào cho thấy nhịn ăn hay sử dụng các phương pháp ăn kiêng có thể giúp cho hóa trị tốt hơn.

Nên ăn uống với lượng thức ăn vừa phải vào các buổi ăn chính ngày hóa trị. Không ăn thức ăn xào rán hay nhiều dầu mỡ. Ăn nhẹ giữa buổi trong khi chờ hóa trị và buổi tối trước khi đi ngủ.

2 - 3 ngày sau hóa trị, nên uống thuốc trong bữa ăn, trừ khi được dặn dò đặc biệt (nếu thuốc uống khi đói). Uống nước trái cây trong lúc ăn, chứ không nên uống trước ăn.

Tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ hay xào, thức ăn cay gây khó tiêu, thức ăn có mùi khó ngửi, không uống rượu bia…

Nên chọn những thức ăn dễ tiêu như bánh mỳ, thịt gà không da (luộc, hấp), cá đã chế biến, trái cây và rau mềm, không mùi vị kích thích (táo, đào...), sữa chua, nước hoa quả.

Không nên ăn kiêng các thức ăn mà trước đây người bệnh từng ăn được (thịt bò, lợn, gà, cá… đều có thể ăn được).

Dù cần ăn uống đầy đủ chất để hồi phục sức khỏe tuy nhiên bệnh nhân cũng nên giữ cân nặng ở mức bình thường, không tăng hay giảm cân quá mức.

Rất khó để phát hiện được bệnh ung thư gan

Bệnh nhân Võ Thị Kim T. 61 tuổi, ở tại trung tâm thành phố Huế, đã đi khám bệnh nhiều lần tại nhiều bệnh viên lớn của TP Huế, chỉ được chẩn đoán men gan cao cho về nhà theo dõi 3-6 tháng. Bệnh nhân không bằng lòng với chẩn đoán và cách theo dõi trên, nên sáng ngày 14/11/2012, BN đã đến tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Huế để khám bệnh. Dấu hiệu lâm sàng được ghi nhận: Thể trạng trung bình, không vàng da, sụt một cân, ăn uống hơi kém, có hiện tượng đầy bụng khó tiêu, người mỏi mệt. Bụng mền, gan lách không lớn, rung gan hơi tưng tức, ngoài ra không tìm thấy dấu hiệu gì đặc biệt. Các thăm dò cận lâm sàng: Men gan cao, bilirubine trực tiếp tăng, mỡ trong máu tăng, đặt biệt AFP tăng cao 330,3ng/ml, siêu âm bụng kết quả ghi nhận theo dõi ung thư gan phải. Chúng tôi cho chụp MSCT 64 bụng có bơm thuốc cản quang kết quả là TD: HCC gan phải.


Hình ảnh gan không tiêm thuốc



Hình ảnh gan sau tiêm thuốc cản quang

MSCT 64 ổ bụng: Ung thư gan phải 


Bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên để điều trị tiếp. Chúng tôi đang chờ phản hồi kết quả điều trị.

Bài học kinh nghiệm: Đừng bao giờ bỏ lơ đi một triệu chứng gì dù nhỏ mà BN cung cấp cho chúng ta. Trong BN này chỉ có một triệu chứng rung gan hơi tưng tức, đã gợi ý cho ta hướng về thương tổn tại gan, kèm sụt cân, mệt mỏi, ăn uống kém là hậu quả của ung thư gan đang lớn dần trong cơ thể.

Những điều cần biết về bệnh ung thư gan

Tăng tỉ lệ nhiễm viêm gan B và C là những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan.

Ung thư gan nguyên phát xảy ra khi các tế bào ung thư (ác tính) bắt đầu lớn lên ở mô của gan. Tuy nhiên, ung thư gan thứ phát (loại ung thư xảy ra khi khối u ở những phần khác của cơ thể di căn tới gan) hay gặp hơn nhiều so với ung thư gan nguyên phát.

Vì ung thư gan hiếm khi được phát hiện sớm nên tiên lượng bệnh thường xấu. Tuy vậy, ngay trong những trường hợp tiến triển, việc điều trị có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống. Ngoài ra, các phương pháp điều trị chuẩn như phẫu thuật, hoá trị liệu và tia xạ, các liệu pháp mới và ít xâm hại có thể là lựa chọn cho một số người.

Nhưng thông tin khích lệ nhất về ung thư gan là có thể giảm nhiều nguy cơ bị ung thư bằng cách tiêm vaccin phòng chống nhiễm virút viêm gan B (HBV). Những thay đổi về lối sống có thể giúp phòng ngừa các nguyên nhân chính khác gây ung thư gan, như viêm gan C và xơ gan.

Dấu hiệu và triệu chứng ung thư gan:

  -  Hầu hết người bệnh không có các dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư gan, điều đó có nghĩa là bệnh có thể không được phát hiện cho tới khi bệnh khá tiến triển. Khi xuất hiện các triệu chứng, chúng có thể bao gồm một số hoặc tất cả những triệu chứng dưới đây:

  -  Giảm ngon miệng và sút cân

  -  Đau bụng, đặc biệt ở vùng phía trên bên phải của bụng, có thể lan rộng ra lưng và vai

  -  Buồn nôn và nôn

  -  Yếu và mệt mỏi

  -  Gan to lên

  -  Bụng to (cổ chướng)

  -  Mắt và da vàng do hiện tượng tích tụ bilirubin – sản phẩm còn lại của quá trình phá huỷ hồng cầu.

  -  Thông thường, gan xử lý bilirubin để có thể bài tiết nó ra khỏi cơ thể. Nhưng bệnh gan có thể khiến chất này tích tụ trong máu, khiến da và mắt bị vàng và nước tiểu màu nâu sậm.


Các yếu tố nguy cơ:

  -  Ung thư gan có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi và chủng tộc, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh, bao gồm:

  -  Giới tính. Nam giới dễ bị ung thư gan gấp 2-3 lần so với nữ giới.

  -  Chủng tộc. Người Mỹ gốc Á có tỷ lệ bị ung thư gan cao nhất ở Mỹ. Người Mỹ da đen và gốc Tây Ban Nha, cũng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với người da trắng.

  -  Nhiễm HBV hoặc virút viêm gan C (HCV) mạn tính. Nhiễm HBV hoặc HCV là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ung thư gan. Trên toàn thế giới, nhiễm HBV gây ra 80% số trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan.

  -  bệnh xơ gan. Dạng bệnh tiến triển và không thể hồi phục này khiến hình thành mô sẹo ở gan và làm tăng khả năng bị ung thư gan.

  -  Tiếp xúc với aflatoxin. Với người sống ở châu Phi và nhiều vùng của châu Á, ăn thực phẩm nhiễm aflatoxin làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.

  -  Uống quá nhiều rượu, tác hại của rượu có thể gây tổn thương gan không hồi phục và làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.

  -  Hút thuốc. Hút bất cứ loại thuốc lá nào đều dễ bị ung thư gan.

  -  Tiếp xúc với vinyl chlorid, thorium dioxid (Thorotrast) và arsenic. Tiếp xúc với bất cứ chất hoá học nào trong số những chất này có thể góp phần gây ung thư gan.

Sàng lọc và chẩn đoán

  -  Nếu bị bất cứ triệu chứng nào của ung thư gan, như sút cân không rõ nguyên nhân, đau, bụng chướng hoặc vàng da, hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm một hoặc một vài xét nghiệm dưới đây:

  -  Siêu âm.

  -  Chụp cắt lớp vi tính (CT).

  -  Chụp cộng hưởng từ (MRI).

  -  Chụp quét gan.

  -  Sinh thiết gan.

  -  Các xét nghiệm máu.

Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng trị bệnh ung thư gan

Ung thư gan (K gan) chỉ sự phát triển của một khối u ác tính trong gan trên một gan bình thường hay bệnh lý. Đây là một loại ung thư tiến triển nhanh, tiên lượng rất xấu, tỷ lệ sống sót nhỏ hơn 5% (thường chỉ có 3%).

- triệu chứng ung thư gan: ít có triệu chứng rõ rệt, đôi khi chỉ đau vùng trước gan, rối loạn tiêu hóa, gầy sút, kém ăn. Ở giai đoạn cuối có thể sờ thấy khối u, bụng chướng, có dịch trong ổ bụng. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và sinh thiết gan.

- Nguyên nhân: Có một số nguyên nhân sau:

+ Các bệnh mãn tính đều có thể là tiền đề cho sự phát triển của ung thư như: xơ gan, viêm gan mãn tính...

+ Yếu tố nhiễm trùng, nhất là sau viêm gan do virus B, C hoặc cả B và C.

+ Chất độc: rượu, độc tố của nấm mốc, chất dioxin, Benzopyrin...

+ Yếu tố nội tiết (nam bị nhiều hơn nữ, do có hocmon testoteron rất cao).

+ Nhiễm độc sắt, đồng...

- Điều trị: Có các phương pháp sau:

+ Phẫu thuật cắt gan (với những u nhỏ, khu trú, đơn độc).

+ Tiêm: dùng cho những u nhỏ hơn 5 cm, chưa có di căn.

+ Bịt tắc động mạch gan (to-xy) có tác dụng làm hoại tử khối u bằng chất gelfoam gây tắc mạch cung, chỉ áp dụng với những khối u không còn chỉ định phẫu thuật nhưng còn khu trú.

+ Các biện pháp tạm thời khác như: hóa trị, xạ trị liệu, nhiệt trị liệu, ghép gan nhưng ít kết quả trong điều trị ung thư gan.

- Các biện pháp phòng ngừa: Chích ngừa viêm gan B, C; hạn chế và tránh tác hại của rượu; tránh tiếp xúc với các chất độc hại như dioxin, nấm mốc...