Sán là động vật ký sinh sống trong cơ thể con người. Tùy theo loài, sán sống trong hệ tiêu hóa (sán dây bò, sán dây lợn) hoặc có thể chu du khắp nơi trong cơ thể (sán lá gan), chiếm đoạt chất dinh dưỡng của cơ thể, gây ra những hậu quả khác nhau từ nhẹ là rối loạn tiêu hóa đến nặng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như bệnh xơ gan, ung thư gan.
Người bị nhiễm sán thường là người có thói quen hay ăn gỏi cá sống, hoặc ăn phải thịt bò sống có ấu trùng sán hoặc là các loại rau ngập nước (như rau ngổ) có nang ấu trùng sán. Khi thấy có các biểu hiện như xanh xao, hay đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ăn vặt, hay chảy nước miếng (nhất là khi đi ngủ), đau tức vùng gan..., cần đi khám để xác định xem có bị nhiễm giun sán không, khi đã bị nhiễm giun sán, bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị.
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc có thể sử dụng để điều trị sán, tùy theo độ tuổi và việc bị nhiễm loại sán nào mà bác sĩ sẽ lựa chọn một loại thuốc thích hợp.
Praziquatel: thuốc được hấp thu nhanh và gần hoàn toàn khi uống, qua được dịch não tủy và sữa mẹ. Thuốc có hoạt phổ chống sán rộng, bao gồm sán lá, sán máng và sán dây; có tác dụng trên cả ấu trùng và sán trưởng thành. Liều dùng tùy thuộc vào loại sán đang mắc. Tác dụng phụ chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Thuốc không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Niclosamid: Thuốc ít được hấp thu vào máu nên chủ yếu điều trị sán ký sinh trong ruột, tác dụng với loại sán dây, không có tác dụng với ấu trùng ở các mô ngoài ruột. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Liều dùng tùy theo tuổi và thể trọng.
Quinacrin: có tác dụng với sán cả trong và ngoài ruột, thường dùng kèm thuốc tẩy muối, có thể kết hợp niclosamid.
Chloroquin: hấp thu tốt qua đường uống, tập trung nhiều ở gan, vào được dịch não tủy và sữa mẹ. Dùng điều trị sán lá gan và amip gan. Tác dụng không mong muốn hay gặp là rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nhức đầu. Chống chỉ định dùng cho người mẫn cảm, người suy gan, phụ nữ có thai và cho con bú.
Ngoài ra, trong dân gian còn dùng nước sắc hạt cau, hạt bí ngô để tẩy sán cũng có hiệu quả.
Sử dụng thuốc điều trị sán chỉ là việc tiêu diệt sán chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm sán. Vì vậy, cần hết sức chú ý giáo dục cho mọi người, nhất là trẻ em, thực hiện chế độ vệ sinh trong mọi mặt của cuộc sống. Trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc trị sán nào cần có ý kiến của bác sĩ.
Người bị nhiễm sán thường là người có thói quen hay ăn gỏi cá sống, hoặc ăn phải thịt bò sống có ấu trùng sán hoặc là các loại rau ngập nước (như rau ngổ) có nang ấu trùng sán. Khi thấy có các biểu hiện như xanh xao, hay đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ăn vặt, hay chảy nước miếng (nhất là khi đi ngủ), đau tức vùng gan..., cần đi khám để xác định xem có bị nhiễm giun sán không, khi đã bị nhiễm giun sán, bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị.
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc có thể sử dụng để điều trị sán, tùy theo độ tuổi và việc bị nhiễm loại sán nào mà bác sĩ sẽ lựa chọn một loại thuốc thích hợp.
Praziquatel: thuốc được hấp thu nhanh và gần hoàn toàn khi uống, qua được dịch não tủy và sữa mẹ. Thuốc có hoạt phổ chống sán rộng, bao gồm sán lá, sán máng và sán dây; có tác dụng trên cả ấu trùng và sán trưởng thành. Liều dùng tùy thuộc vào loại sán đang mắc. Tác dụng phụ chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Thuốc không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Niclosamid: Thuốc ít được hấp thu vào máu nên chủ yếu điều trị sán ký sinh trong ruột, tác dụng với loại sán dây, không có tác dụng với ấu trùng ở các mô ngoài ruột. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Liều dùng tùy theo tuổi và thể trọng.
Quinacrin: có tác dụng với sán cả trong và ngoài ruột, thường dùng kèm thuốc tẩy muối, có thể kết hợp niclosamid.
Chloroquin: hấp thu tốt qua đường uống, tập trung nhiều ở gan, vào được dịch não tủy và sữa mẹ. Dùng điều trị sán lá gan và amip gan. Tác dụng không mong muốn hay gặp là rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nhức đầu. Chống chỉ định dùng cho người mẫn cảm, người suy gan, phụ nữ có thai và cho con bú.
Ngoài ra, trong dân gian còn dùng nước sắc hạt cau, hạt bí ngô để tẩy sán cũng có hiệu quả.
Sử dụng thuốc điều trị sán chỉ là việc tiêu diệt sán chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm sán. Vì vậy, cần hết sức chú ý giáo dục cho mọi người, nhất là trẻ em, thực hiện chế độ vệ sinh trong mọi mặt của cuộc sống. Trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc trị sán nào cần có ý kiến của bác sĩ.
No comments:
Post a Comment