January 14, 2013

Ung thư gan là gì và các loại ung thư gan?


Bệnh ung thư gan là gì?

Ung thư gan là một nhóm bệnh hoặc căn bệnh được di truyền và khiến tế bào trong người thay đổi một cách không thể kiềm chế được. 
Tế bào ung thư độc có thể xâm lấn vào những mạch máu và bạch huyết, lan tràn qua những bộ phận khác của cơ thể và từ đó tiếp tục lớn lên, cản trở những cơ năng bình thường của bộ phận đó.

Hình ảnh bệnh ung thư gan

Những chức vụ của bộ phận gồm có:

  -  Tích trữ vitamin và chất dinh dưỡng.

  -  Trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể.

  -  Kiểm soát mức đường trong máu.

  -  Phát xuất yếu tố đông máu.

  -  Khử hoạt tính của thuốc độc và những loại hóa chất khác

Các loại ung thư gan:

  -  Ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular carcinoma - HCC). Đây là loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất xảy ra ở cả trẻ em và người lớn bắt đầu trong tế bào gan.

  -  Ung thư đường mật (Cholangiocarcinoma). Đây là loại ung thư bắt đầu trong các ống nhỏ như ống dẫn mật trong gan, đôi khi được gọi là ung thư ống dẫn mật.

  -  U nguyên bào gan (Hepatoblastoma). Ung thư gan hiếm gặp xảy ra trên trẻ em dưới 4 tuổi.

  -  U máu ác tính (Angiosarcoma hoặc hemangiosarcoma). Ung thư hiếm gặp bắt đầu từ các mạch máu của gan phát triển rất nhanh.

Triệu chứng ung thư gan ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện, thông thường khi người bệnh được phát hiện mắc phải ung thư gan thì đã quá muộn, thời gian sống chỉ còn rất ngắn ngủi và không thể chữa khỏi. Phòng Khám Chuyên Gan 12 Kim Mã  -  địa chỉ điều trị ung thư gan tin cậy cho các bạn.


January 10, 2013

Tác hại của rượu như thế nào


Tác hại của rượu đối với sức khỏe như thế nào?

Điều này thì ai ai cũng biết, và chẳng những gây hại cho bản thân mình, rượu còn gây tổn hại về nhiều mặt vật chất, tình cảm với mọi người xung quanh. Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra nhiều bằng chứng chứng minh tác hại của rượu sẽ tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể con người từ hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ nội tiết, đặc biệt là hệ tiêu hóa gan mật. 

tác hại của rượu đối với gan
Tác hại của rượu đối với sức khỏe

1. Rượu là gì ?
      Rượu là các loại thức uống có chứa cồn được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau:
      Bia, nước giải khát có gaz, rượu đế, rựơu nếp than, rượu thuốc, các loại rượu đóng chai trong và ngoài nước…
      Về mặt khoa học rượu là một dung dịch gồm nước và cồn (trong đó cồn chiếm từ 1% đến 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10đến 500 ), ngoài các thành phần chính trên rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù riêng. Như vậy thành phần chính và cũng là tác nhân chính gây ra hậu quả tai hại của rượu là cồn Ethylic.
      Sau khi uống rượu vào cơ thể, sẽ có hai hiện tượng sinh lý cùng xảy ra trong cơ thể, đó là sự hấp thụ rượu nhanh chóng vào cơ thể và sự nỗ lực của cơ thể để đào thải rượu ra bên ngoài.

 2. Rượu được hấp thu vào cơ thể như thế nào ?
       Mức độ hấp thu rượu vào cơ thể tùy thuộc vào từng loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn trong dạ dày, thể trạng người uống…
       Rượu được hấp thu trực tiếp vào máu mà không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Sự hấp thu này xảy ra một phần nhỏ (20%) ở dạ dày và phần lớn là ở ruột non. Tốc độ hấp thu của rượu vào máu sẽ chậm hơn nếu dạ dày có thức ăn, hoặc dạ dày hoàn toàn rổng. Ngược lại nếu rượu được uống cùng lúc hoặc xen kẽ với các loại thức uống có gaz như sodo, coca v.v… tốc độ hấp thu rượu vào máu sẽ gia tăng và làm người uống sẽ mau say hơn.
       Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân tán đến khắp các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể.

3. Cơ thể chúng ta đào thải rượu ra bên ngoài như thế nào?
       Cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động đào thải rượu ra ngoài cơ thể ngay khi được hấp thu vào máu. Một phần nhỏ được thải ra qua các đường: tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở (làm cho hơi thở người uống nồng nặc mùi rượu). Phần lớn số lượng rượu còn lại (khoảng 90% hay nhiều hơn) sẽ được chuyển hóa ở gan để thành những chất không độc đào thải ra ngoài cơ thể. Đây chính là khả năng: chuyển hóa giải độc rượu của gan. Tuy nhiên, khả năng chuyển hóa giải độc rượu này chỉ được thực hiện khi có sự hiện diện của một loại men xúc tác tên là NICOTINTAMID – ADENIN – DINUCLEOTID (viết tắt là NAD). Loại men NAD này do gan sản xuất với số lượng hạn chế chỉ đủ cho việc chuyển hóa một lượng rượu vừa phải trong một thời gian ngắn. (Trung bình khoảng 7g cồn ethylic trong một giờ, tương đương khoảng một ly bia hay một chung nhỏ rượu đế). Do vậy, nếu người uống rượu uống với số lượng quá nhiều, bị quá chén, thì gan không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa giải độc rượu nữa. Khi đó rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là gan là cơ quan bị ảnh hưởng tác hại nặng nề nhất.

4. Rượu gây tác hại trên gan như thế nào?
       Rượu gây nhiều tác hại trên gan, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và càng uống lâu dài thì càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên gan.
       Đầu tiên, sớm nhất và dễ nhận biết nhất có lẽ là chứng đầy bụng khó tiêu, đây là biểu hiện thường gặp sau những buổi “linh đình” cùng bạn bè, hay những buổi “giải sầu” ở các quán nhậu.
       Cần lưu ý rằng, chứng đầy hơi khó tiêu rất thường gặp nhưng lại không được quan tâm đúng mức mặc dù nó có thể ảnh hưởng không ít đến cuộc sống sinh hoạt & làm việc của mọi người. Chứng khó tiêu, đầy hơi trong một số trường hợp chỉ là những rối loạn tiêu hóa cấp thời, có thể tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị với vài loại thuốc điều trị triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp khác đầy hơi, khó tiêu lại là biểu hiện của những tổn thương thực thể của các bệnh lý gan giai đoạn đầu nếu cứ coi thường, bỏ qua, không khám & điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

5. Các bệnh lý gan do rượu thường gặp là:
  • Gan nhiễm mỡ do rượu:
      Là tình trạng mỡ tích tụ trong các tế bào gan do rượu gây ra làm suy giảm chức năng gan.
      Rượu gây độc trực tiếp cho gan, khi uống vào được chuyển hóa ngay tại gan thành những hạt mỡ choán chỗ tế bào gan bình thường gọi là gan nhiễm mỡ, là giai đoạn đầu của xơ gan.
      Quá trình tích lũy mỡ trong gan là do rượu làm giảm quá trình oxy hóa acid béo ở gan, tăng vận chuyển & este hóa acid béo tạo thành trigliceride, ngoài ra rượu còn làm giảm tổng hợp & bài tiết lipoprotein ở gan.
      Khi gan nhiễm mỡ thường bệnh nhân không có triệu chứng gì chỉ phát hiện bệnh do tình cờ được kiểm tra bằng siêu âm bụng, một số ít có thể có cảm giác mệt mỏi, đầy hơi, khó tiêu, nặng tức ở vùng hạ sườn phải, xét nghiệm máu có thể có tình trạng tăng men gan, tăng triglyceride.
      Nếu cai rượu ngay tại thời điểm này gan có thể bình phục hoàn toàn, không gây ra viêm gan & xơ gan.

  • Viêm gan do rượu:
       Là tình trạng bệnh lý tổn thương lan tỏa ở gan do rượu gây nên biểu hiện bởi tình trạng thâm nhiễm tế bào viêm ở gan & hoại tử tế bào gan, lâu dài sẽ dẫn đến xơ gan.
       Trong giai đoạn này thường không có triệu chứng rõ rệt, đôi khi người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, cảm giác đầy bụng, khó tiêu, nặng tức vùng hạ sườn phải, đau khớp, đau cơ, ngứa ngáy khắp người, hoặc chỉ phát hiện tình cờ qua xét nghiệm máu, qua siêu âm, hoặc sinh thiết gan.
       Ở giai đoạn này nếu kịp thời ngưng rượu ngay, ngưng rượu tuyệt đối cũng có thể giúp gan phục hồi hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn.

  • Xơ gan do rượu:
       Là giai đoạn cuối của quá trình viêm gan mạn do rượu, trong đó mô gan được thay thế dần bằng các mô xơ làm thay đổi cấu trúc bình tường của gan dẫn đến suy giảm nhiều chức năng quan trọng của gan.
       Nghiên cứu cho thấy nếu mỗi ngày uống 1 xị rượu hoặc ½ lít bia thì trong vòng 10 năm có thể sẽ dẫn đến xơ gan, ngoài ra tình trạng xơ gan đến sớm hay muộn ở người nghiện rượu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác (giới tính, dinh dưỡng khi uống rượu…)
       Do gan có khả năng bù trừ rất tốt, chính vì vậy trong giai đoạn đầu các triệu chứng thường không rõ rệt, bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường chỉ có vài rối loạn nhỏ cần lưu ý sau đây: cảm thấy mệt nỏi, chán ăn, ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu, sợ những thức ăn nhiều dầu mỡ, nặng tức ở vùng hạ sườn phải, vú to teo tinh hoàn ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở nữ…
       Một số trường hợp bệnh nhân thấy lòng bàn tay đỏ bừng ở ngoài rìa gọi là lòng bàn tay son, hoặc có những chấm đỏ rải rác ở ngực, bụng như hình hoa thị gọi là dấu sao mạch.
       Giai đoạn muộn hơn các triệu chứng biểu hiện rõ (vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, bụng to ra, chân phù, suy kiệt, da sạm đen, chảy máu nhiều nơi trong cơ thể).
       Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và kịp thời b3o rượu vẫn có cơ hội để cải thiện bệnh, ngăn ngừa các biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng.
       Vì đa số trường hợp xơ gan được chẩn đoán ở giai đoạn khá trễ, làm hạn chế hiệu quả điều trị.
       Trong giai đoạn này tuy rằng việc điều trị nhiều khó khăn, nhưng nếu được theo dõi & điều trị đúng vẫn có thể cải thiện được các triệu chứng & hạn chế được các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên thường với tâm lý là bệnh nan y không chữa khỏi một số bệnh nhân phó thác cho số mạng hoặc nghe lời thầy lang, thầy pháp để bệnh đã nặng lại càng nặng thêm.
       Thừơng bệnh nhân sẽ tử vong vì các biến chứng (xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu, hôn mê gan, suy thận cấp, nhiễm trùng nặng, suy kiệt nặng, ung thư gan).

  • Ung thư gan:
       Là một loại ung thư phát triển từ các tế bào gan, thường phát triển trên nền gan xơ.
       Giai đoạn đầu khi kích thước khối u còn nhỏ thường không có triệu chứng gì, chí có thể phát hiện sớm bằng xét nghiệm máu, siêu âm, CT, MRI.
       Giai đoạn muộn hơn kích thước khối u lớn, triệu chứng lâm sàng rõ rệt (mệt mỏi, ăn uống kém, suy kiệt, sụt cân, bụng to ra, vàng da vàng mắt, đau vùng hạ sườn phải, đi cầu ra máu, nôn ra máu...). Ở giai đoạn này hiệu quả điều trị vô cùng hạn chế.
       Nếu không điều trị bệnh nhân ung thư gan sẽ tử vong trong vòng 6 – 12 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.
       Thường bệnh nhân sẽ tử vong do suy gan nặng dẫn đến hôn mê gan, xuất huyết nặng không cầm được, nhiễm trùng nặng, suy kiệt nặng…

  • Phòng ngừa các tác hại ở gan do rượu như thế nào ?
  -  Không uống quá nhiều rượu, nếu lỡ nghiện rượu phải cai rượu. Trong trường hợp vì một lý do nào đó bắt buộc phải uống rượu thì chỉ được uống ít rượu (khả năng giải độc rượu của gan khoảng 7g cồn ethylic/giờ nghĩa là khoảng 1 ly bia hay một chung nhỏ rượu đế) và trong khi uống rượu nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm, hạn chế uống nước để giảm hấp thu rượu.
  -  Theo dõi sức khỏe định kỳ, khi có những triệu chứng nghi ngờ nên đến khám BS để được chẩn đoán & điều trị sớm, ngăn ngừa xảy ra các biến chứng.
  -  Thừơng xuyên luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  -  Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc (thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc an thần…) và các loại hóa chất ảnh hưởng đến gan.
  -  Khi có triệu chứng của gan nhiễm mỡ, VG, XG cần được :
      . Khám & điều trị theo chỉ định của BS chuyên khoa
      . Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế lao động nặng nhọc, gắng sức.
      . Tránh tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài.
      . Chế độ ăn đầy đủ & cân đối các chất dinh dưỡng, nhiều rau & trái cây tươi, hạn chế chất béo, tránh để bị táo bón kéo dài.
      . Nếu bệnh nhân có phù chân, bụng báng phải hạn chế thức ăn mặn nhiều muối, nước mắm, bột ngọt.
      . Nếu tình trạng suy gan nặng chế độ ăn phải hạn chế đạm theo chỉ dẫn của BS.
      . Tránh ăn nhiều chất mỡ động vật.
       Tóm lại, rượu bia gây nhiều tác hại cho gan từ gan nhiễm mỡ đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Diễn tiến của bệnh kéo dài nhiều năm, giai đoạn đầu thì không có triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân không để ý, cho đến khi bệnh có những dấu hiệu rõ ràng như vàng da, vàng mắt, bụng to, chân phù, chảy máu… thì bệnh đã ở giai đoạn trễ, làm hạn chế hiệu quả điều trị. Do vậy, những người thường hay uống rượu bia cần phải theo dõi sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán và điều trị sớm các tổn thương ở gan. Tuy nhiên, để phòng ngừa các tổn thương ở gan do rượu thì tốt nhất là phải hạn chế lượng rượu bia vào cơ thể, tức là không uống quá 1-2 ly bia hoặc 1 chung nhỏ rượu (độ 50 ml) mỗi ngày, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, cẩn thận khi dùng thuốc và nên khám sức khỏe định kỳ.


Đầy bụng khó tiêu có thể là dấu hiệu của bệnh gan


Đầy bụng khó tiêu có thể chỉ là một biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, nhưng cũng có thể báo động về một ổ loét nào đó ở dạ dày, bệnh về gan, và thậm chí về bệnh ung thư.    


Đầy bụng khó tiêu có thể là dấu hiệu bệnh gan
Đầy bụng khó tiêu có thể là dấu hiệu nguy hiểm      

Hầu như ai cũng từng trải qua tình trạng sau khi ăn, thức ăn như nằm yên một chỗ, bụng cứ nằng nặng, có khi còn căng chướng, đau âm ỉ, râm ran... Đó là chứng đầy bụng khó tiêu.  

Bình thường, dạ dày tiết ra acid giúp tiêu hóa thức ăn. Khi acid đã tiết ra mà không có thức ăn, nó sẽ bị tồn đọng và kích thích dạ dày nên bạn có cảm giác đau. Cần lưu ý rằng, niêm mạc dạ dày có thể bị kích thích bởi acid do nó tiết ra nhưng cũng có thể bị kích thích bởi một số loại thuốc, nhất là thuốc kháng viêm không steroid như aspirin, diclofenac, ibuprofen... (thường dùng để giảm đau trong các chứng đau do viêm khớp, thấp khớp). Nguy hiểm hơn, nếu dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori thì rất dễ viêm loét.  

Theo thống kê, đầy bụng khó tiêu thường gặp ở nam hơn nữ và cả hai giới đều thường xảy ra tuổi sau 40. Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ này như do tác hại của hút thuốc, tác hại của rượu, stress, có tiền sử loét tiêu hóa, uống thuốc kháng viêm giảm đau dạng không steroid, nhất là khi dùng kéo dài hay liều cao.  

Chứng khó tiêu có thể do loét tiêu hoá gây ra; nhưng bạn cũng có thể bị một ổ loét tiêu hóa mà không có triệu chứng nào cả. Do đó, rất khó xác định sự khác nhau giữa chứng khó tiêu ở người không bị loét với chứng khó tiêu do ổ loét. Đôi khi, ung thư dạ dày cũng có biểu hiện khó tiêu và triệu chứng giống như bị loét. Do vậy, không nên chủ quan và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có biểu hiện nói trên.  

Nếu đầy bụng khó tiêu mà kèm theo với các triệu chứng khác như là: nước tiểu sậm màu, phân xám, vàng hoặc bạc màu, bị giãn tĩnh mạch, nôn ói, ói mửa, chán ăn, mệt mỏi, trì trệ và suy nhược . Đây có thể là triệu chứng bệnh lý của gan - một căn bệnh truyền nhiễm khá là nguy hiểm.  

Đa số bệnh nhân bị chứng khó tiêu từng đợt, nhất là khi họ uống nhiều rượu hoặc ăn các thức ăn nhiều chất béo. Nếu triệu chứng nhẹ và có khuynh hướng tự khỏi thì không phải lo lắng gì. Nếu triệu chứng tồn tại dai dẳng, nên đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu như:
    -  Đau nóng rát ở vùng bụng phía trên, ngay dưới xương ức; đau xuyên ra sau lưng. Ăn vào có thể đau nặng lên hoặc giảm đi. Đau không dữ dội gây khó chịu.
    -  Mất cảm giác ngon miệng.
    -  Nôn mửa kéo dài, nôn ra máu hoặc chất như bã cà phê.
    -  Đi tiêu phân đen như hắc ín.
    -  Sút cân trong thời gian ngắn.  
Khi có các triệu chứng “báo động” trên, nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh; và khi cần thiết sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.


Bệnh truyền nhiễm viêm gan siêu vi b


Viêm gan b có thể coi là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Viêm gan siêu vi B là một số dạng bệnh viêm gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra, bệnh truyền nhiễm theo đường máu và sinh dục lây đến gần 1 phần 3 dân số trên toàn thế giới, nhiều nhất tại các nước đang phát triển.

Bệnh truyền nhiễm viêm gan siêu vi b lây qua đường tình dục
Bệnh truyền nhiễm viêm gan siêu vi b lây qua đường tình dục    

Dịch tễ học  
Tại Hoa Kì: Hằng năm khoảng 200.000 người mới mắc bệnh HBV, khoảng 1-1,25 triệu người có siêu vi trùng viêm gan B trong máu. Bệnh có nhiều hơn ở dân Mĩ gốc Phi, dân Hispanic và người gốc châu Á, một số khác hay bị HBV là dân Eskimo, dân gốc đảo Thái Bình Dương và thổ dân Úc. HBV là nguyên nhân của 5-10% bệnh hoại gan mãn tính và 10-15% ung thư gan. HBV làm khoảng 5.000 người chết mỗi năm, nhiều hơn ở tuổi trên 12 (lí do có lẽ là vì sinh hoạt tình dục bắt đầu nhiều hơn sau tuổi này). các yếu tố nguy cơ khác gồm sử dụng thuốc cocaine và các loại thuốc cấm chích mạch, nhiều bạn tình, li dị, trình độ giáo dục thấp, hoặc có thể do tác hại của rượu bia gây ra.

Phân loại giai đoạn:
1. Viêm gan cấp tính: 
     -  Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tượng đặc biệt là người ghiền thuóc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dưới sườn bên phải). Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.
     -  Biểu hiện lâm sàng: Tăng nhiệt độ, vàng da (1 tuần sau khi bị nhiễm và có thể kéo dài đến 1-3 tháng), gan to, lách to. Hiếm khi thấy bàn tay ửng đỏ hoặc "spider nevi" (mạch máu li ti kết toả thành hình nhện như hoa thị trên da).

2. Viêm gan mạn tính:
    -  Phần lớn khi bị viêm mãn tính cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Một số bị viêm mãn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng khó tiêu, và suy gan.
    -  Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ, spider nevi. Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, tĩnh mạch toả lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam vú lớn như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các hormone giới tính)

Biến chứng:
   -  Suy gan
   -  Xơ gan
   -  Ung thư gan

December 24, 2012

Củ gừng gió trong điều trị bệnh xơ gan


Củ gừng gió trong điều trị benh xo gan

Gừng gió ngày càng được nhiều bệnh nhân xa gần trong cả nước tìm để điều trị benh xo gan cổ trướng. Khi dùng gừng gió phải có sự chỉ dẫn nếu không, rất dễ nhầm với các cây ngải, nghệ đen, nghệ vàng, riềng...

Củ gừng gió trong điều trị xơ gan

Nhận diện cây gừng gió:

Vào năm 2000, khi hay tin ông Nguyễn Văn Q., sinh năm 1938, ở phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bị bệnh xơ gan cổ trướng đơn thuần (bụng to như bụng phụ nữ mang thai tháng thứ 8, bè, da niêm mạc vàng nhạc xanh) hết bệnh, chúng tôi rất ngạc nhiên vì đây là trường hợp hy hữu. Qua tìm hiểu được biết ông Q. chữa được bệnh xơ gan cổ trướng bằng cây mai gan và theo ông, đã điều trị benh xo gan cổ trướng bằng cây mai gan không được uống rượu bia, phải ăn nhạt ít muối mắm.

Tôi tìm đọc sách, tài liệu về cây, con thuốc Nam dược của giáo sư, tiến sĩ Đỗ Tất Lợi và của nhiều tác giả khác viết về cây thuốc Việt Nam nhưng không sao tìm ra được lai lịch cây mai gan. Qua tìm hiểu từ thực tế được biết đồng bào dân tộc miền núi gọi cây mai gan là cây ngải xanh. Lật lại tài liệu có cây ngải xanh là tên khác của cây gừng gió (trang 368, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS - TS Đỗ Tất Lợi, NXB Y học, 2004)

Gừng  gió còn có tên khác: riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại; khuhet phtu, brateal, vong atic (Campuchia); ginembrefou (Pháp), phong khương, khinh keng (Tày), gừng dại, gừng giềng. Tên khoa học: Zingber zerumber (L) sm, thuộc họ gừng: Zingiberaceae. Cây cao từ 1 - 1,3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc củ non có màu vàng thơm.

Củ càng già càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ chịu. Lá mọc xếp lớp, không cuống, thuôn dài đầu nhọn, phía trên màu xanh lục, hơi nhạt ở phía dưới; bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông...; cụm hoa dài 30 - 60 cm, phủ đầy vẩy, mép có mang lông hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ đài và tràng màu trắng cánh môi màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm màu trắng, mùa có hoa vào tháng  5 - 6. Cây gừng gió mọc hoang ở khắp nơi, chịu đất ẩm ướt - mát, bìa rừng, ven suối, đất núi rậm. Có thể trồng trong chậu kiểng để nơi râm mát ở gia đình, thuộc loại cây cảnh đẹp.


Một vài công dụng khác của gừng gió:

Phân tích về dược lý trong củ gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Trong tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%; monocyclic, sesquiterpen seton, zerumbom 37,5%.

Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng táng phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết, chứng trúng gió, chóng mặt nôn nao ngất xỉu, quan trọng hơn là tác dụng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, da dẻ hồng hào... Thân rễ gừng gió 20 - 30g, rửa sạch giã nhỏ thêm ít rượu chắt nước uống chữa trúng gió bị ngất, lấy bã chưng nóng xoa xát khắp người trị chứng tê chân lạnh.

Thường dùng thân rễ thái mỏng ngâm trong rượu với liều 40 - 50g tươi hay sấy khô trong một chai nước 650 ml, ngâm trong thời gian 15 - 20 ngày, gạn xác lấy nước uống mỗi ngày 3 ly nhỏ như khai vị rất tốt với những bệnh nhân suy dinh dưỡng (trừ xơ gan cổ trướng). Thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương. Zerambom, thành phần chính của tinh dầu gừng gió ức chế sự phát triển của Micrococus Pyogenes Var, Aureus và Mycobacterium, Tusberculosis.

Củ cây gừng gió có tác dụng trong điều trị xơ gan cổ trướng đơn thuần, nghĩa là không có viêm gan siêu vi B, C dương tính, và loại trừ ung thư gan. Mặt khác trong bệnh lý về nội khoa, ngoài việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, sinh học, siêu âm, nó còn dựa trên cơ địa của mỗi người, có người chịu, có người không. Do đó vẫn phải thận trọng khi tìm chọn cây thuốc, tránh việc dùng thang thuốc thiếu khoa học.

Xem thêm: