March 22, 2013

Những quan niệm sai lầm trong điều trị bệnh xơ gan

Điều trị bệnh xơ gan thế nào?

Xơ gan có bệnh cảnh đa dạng với nhiều biến chứng khác nhau. Xơ gan nếu được chẩn đoán sớm sẽ cho kết quả điều trị tốt. Mặc dù xơ gan là bệnh không điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có thể điều trị làm tăng tuổi thọ và chất lượng sống. Vì vậy, mục đích của điều trị là phát hiện sớm và điều trị dự phòng các biến chứng. Cụ thể: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bị xơ gan cần được tiến hành nội soi thực quản dạ dày để đánh giá nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và điều trị dự phòng xuất huyết; Đánh giá mức độ cổ chướng, điều trị dịch cổ chướng; Điều trị nhiễm khuẩn dịch cổ chướng và điều trị dự phòng nhiễm khuẩn dịch cổ chướng. để tránh trường hợp biến chứng thành xơ gan cổ chướng thì rất khó chữa.

Trong trường hợp xơ gan do virut viêm gan B, có thể dùng các thuốc uống loại nucleoside để điều trị làm giảm nồng độ virut viêm gan B (như thuốc: lamivudine, entecarvir, tenofovir).

Những quan niệm sai lầm trong điều trị xơ gan

Trong thực tế, bệnh nhân và người nhà thường cho rằng xơ gan là bệnh nan y, không điều trị được và thường tự sử dụng các loại thảo dược hoặc các loại thuốc không rõ nguồn gốc để uống. Chính các thành phần không rõ ràng trong các loại thuốc này là nguyên nhân gây độc với gan làm cho người bệnh nặng hơn và dẫn tới tử vong. Thậm chí không ít trường hợp đã bị xơ gan do dùng thuốc không rõ nguồn gốc còn làm tổn thương thận dẫn tới suy thận. Trong khi nhờ các tiến bộ của y học hiện nay, với những thuốc và các phương tiện nội soi có thể điều trị làm tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người bị bệnh xơ gan.

Xơ gan cổ chướng có chữa khỏi không?

Xin hỏi bệnh xơ gan cổ trướng là gì và có thể điều trị khỏi không? Tôi nghe nói một số thảo dược như khổ qua, cây chó đẻ, cây cà gai leo, cây dứa dại, có thể điều trị được các bệnh gan?

Các bác sĩ tại Phòng Khám 12 Kim Mã - chuyên điều trị các bệnh về gan có giải đáp thắc mắc trên như sau:

Xơ gan cổ trướng là tình trạng có nước trong khoang bụng do gan bị xơ hóa nặng. Tùy nguyên nhân và tuổi tác mà xơ gan có thể cải thiện được hay không, nhanh hay chậm. bệnh xơ gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não do gan, nhiễm trùng hay ung thư gan.

Các thảo dược hỗ trợ gan có thể dùng trong giai đoạn bệnh ổn định, nhưng giai đoạn bệnh nặng thường không đủ giải quyết và cần các liệu pháp khác như truyền bổ sung albumin, truyền máu, và phải được can thiệp bằng các phương pháp công nghệ cao.

March 21, 2013

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh xơ gan

Người mắc bệnh xơ gan nên ăn uống như thế nào?

- Tuyệt đối không uống rượu.

- Cân đối giữa các thành phần như chất đường, chất béo, chất đạm, rau và trái cây.

- Bệnh nhân bị bụng báng - xơ gan cổ chướng: phải hạn chế ăn muối, nước tương, nước mắm, chao và tất cả những thức ăn có vị mặn. Lượng muối natri không vượt quá 1.000 mg mỗi ngày, tương đương khoảng 2,5 g muối ăn.

- Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt. Nên nhớ rằng, bột ngọt cũng có nhiều muối natri trong đó.

- Uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày.

- Nên tránh ăn mỡ động vật, bơ mà thay bằng dầu hoặc bơ thực vật.

- Người bị xơ gan có nhu cầu về chất đạm tương tự như người bình thường. Trung bình người lớn cần mỗi ngày khoảng 1 g protein cho mỗi kg cân nặng, nghĩa là một người nặng 50 kg cần khoảng 50 g protein. Những thức ăn có nhiều chất đạm là thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt (chứa 20% protein), cá (20%), trứng (13%), ngũ cốc (10%), sữa (3%). Khi bệnh nhân xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn.

- Rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể và hoạt động của gan.

Để phòng bệnh xơ gan, nên hạn chế uống rượu và tiêm phòng viêm gan B, (cần tiêm sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính, cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật.


March 20, 2013

Bài thuốc dân gian trị bệnh viêm gan

Trong Đông y có nhiều bài thuoc tri benh gan virut nói chung, viêm gan vàng da nói riêng rất có hiệu quả. Đây là những bài thuốc tăng cường chức năng gan, lập lại sự cân bằng, giúp chức năng gan trở lại trạng thái bình thường. Có hai cách điều trị: điều trị theo chứng bệnh và điều trị theo thể bệnh.

1. Điều trị theo chứng bệnh

Đông y không phân các chứng bệnh viêm gan mà gọi chung là hoàng đản (chứng vàng da). Về phân loại, Đông y phân ra hai chứng hoàng đản: dương hoàng và âm hoàng.

Dương hoàng: biểu hiện mặt, mắt vàng tươi sáng như màu quả quít, da vàng nhuận, bệnh nhân cảm giác lợm giọng, nôn ọe, vùng thượng vị đau tức, nước tiểu đỏ, có sốt, thân thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, ăn kém, rêu lưỡi vàng nhờn, hoặc trắng mỏng, chất lưỡi đỏ. Phép chữa là thanh nhiệt, lợi thấp.

Bài thuốc: nhân trần 30g, vọng cách 20g, chi tử 10g, vỏ đại (sao vàng) 10g, ý dĩ 30g, thần khúc 10g, actisô 20g, cuống rơm nếp 10g, nghệ vàng 20g, mã đề 12g, mạch nha 16g, cam thảo nam 8g. Tất cả cho vào ấm đất với 500ml nước, sắc còn 150ml, chắt ra, cho nước sắc tiếp, lấy thêm 100ml, trộn chung cả hai lần, chia đều uống trong ngày, uống trước các bữa ăn. Uống liền 7 - 10 ngày.


Âm hoàng: có triệu chứng mặt, mắt và da vàng hãm tối, đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, vùng thượng vị, trung vị, hạ vị đều đau tức, không sốt, thân thể mệt mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng, hoặc hơi vàng trơn, chất lưỡi nhợt nhạt. Phép chữa là ôn hóa hàn thấp.

Bài thuốc: nhân trần 30g, vọng cách 20g, gừng khô 8g, quế thông 4g, ý dĩ 30g, thần khúc 10g, actisô 20g, cuống rơm nếp 10g (sao), nghệ vàng 20g, củ sả 8g, mạch nha 16g, cam thảo nam 8g (sao). Sắc uống như bài trên.


2. Điều trị theo thể bệnh

Tuỳ theo thể bệnh mà áp dụng bài thuốc chữa bệnh phù hợp

Thể can nhiệt tỳ thấp: viêm gan có vàng da kéo dài. Người bệnh thường thấy đắng miệng không muốn ăn, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, đau nóng ở vùng gan, da sạm tối. Tiểu tiện ít, vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ trừ thấp. Dùng một trong các bài thuốc:

- Nhân trần 20g, chi tử 12g, uất kim 8g, ngưu tất 8g, đinh lăng 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 16g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g, sa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nhân trần ngũ linh tán gia giảm: nhân trần 20g, bạch truật 12g, sa tiền12g, đẳng sâm 16g, phục linh 12g, trư linh 8g, trạch tả 12g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm: hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, đại phúc bì 12g, phục linh 8g, trư linh 8g, bạch đậu khấu 8g, kim ngân 16g, mộc thông 12g, nhân trần 20g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.


Thể can uất tỳ hư, khí trệ: hay gặp ở viêm gan mạn do viêm gan cấp tính siêu vi. Người bệnh có biểu hiện mạn sườn phải đau, ngực sườn đau tức, miệng đắng, ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Phép chữa là sơ can kiện tỳ lý khí. Dùng một trong các bài thuốc:

- Rau má 12g, mướp đắng 12g, thanh bì 8g, chỉ thực 8g, uất kim 8g, hậu phác 8g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, biển đậu 12g, đinh lăng 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Sài hồ sơ can thang gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 8g, chỉ thực 6g, xuyên khung 8g, hậu phác 6g, cam thảo 6g, đương quy 6g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Sài thược lục quân thang: bạch truật 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 8g, cam thảo 6g, trần bì 6g, bán hạ 6g, sài hồ 12g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Tiêu dao tán gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cam thảo 4g, gừng sống 2g, uất kim 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể can âm bị thương tổn: người bệnh có biểu hiện đầu choáng, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền sác. Phép chữa là tư âm dưỡng can. Dùng một trong các bài thuốc:

- Sa sâm 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, thiên môn 8g, kỷ tử 12g, huyết dụ 16g, hoài sơn 16g, ý dĩ 16g, hà thủ ô 12g, tang thầm 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nhất quán tiễn gia giảm: sa sâm 12g, sinh địa 12g, nữ trinh tử 12g, mạch môn 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống ngày 1 thang.


Nếu mất ngủ, gia toan táo nhân 10g; sốt hâm hấp gia địa cốt bì 12g, thanh hao 8g. Mạch môn là vị thuốc trị viêm gan mạn thể can âm bị thương tổn rất hiệu quả.

Thể khí trệ huyết ứ: hay gặp ở thể viêm gan mạn có kèm theo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ. Người bệnh có biểu hiện sắc mặt tối sạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, đại tiện phân nát, nước tiểu vàng ít, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác. Dùng một trong các bài thuốc:

- Kê huyết đằng 12g, cỏ nhọ nồi 12g, uất kim 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, chỉ xác 8g, sinh địa 12g, mẫu lệ 16g, quy bản 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Tứ vật đào hồng gia giảm: bạch thược 12g, đương quy 8g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, diên hồ sách 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu lách to gia tam lăng 12g, nga truật 12g, mẫu lệ 20g, mai ba ba 20g.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi mật

Đôi nét về căn bệnh sỏi mật

Sỏi mật là sỏi nằm trong túi mật. Khi sỏi chuyển động thì gây đau. Mức độ đau phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi. Đông y gọi điều trị sỏi mật là "Bài thạch". Sau đây là hai triệu chứng cơ bản và bài thuốc chữa bệnh phù hợp, tránh được đầy bụng khó tiêu

Triệu chứng 1: Viêm túi mật do sỏi, bệnh nhân có sốt, đau vùng hạ sườn phải, sự tiết mật bị trì trệ, phân bạc màu, rối liệu tiêu hóa, da sạm.

Sau đây xin giới thiệu một số bài thuoc tri benh gan mật Đông y hữu hiệu:

Bài 1: Hạ liên châu 16g, nhân trần 16g, đại hoàng 6g, chỉ xác 8g, đan bì 10g, chi tử 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, trinh nữ 16g, râu ngô 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, tăng tiết dịch mật, bài thạch.

Bài 2: Lá và cây cối xay 20g, kim tiền thảo 20g, lá tre 12g, hương nhu trắng 12g, xấu hổ 20g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đinh lăng 20g, biển súc 16g, đại hoàng 6g, quy 12g, thục 12g, hoàng kì 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, thông mật, bài thạch, giảm đau.

Triệu chứng 2: Trường hợp sỏi làm tắc ống dẫn mật, gây ứ mật, đau đớn dữ dội, da vàng, tiểu vàng, bệnh nhân đau tăng, nằm ở tư thế "cò súng".

Bài 1: Lá đinh lăng 30g, nhân trần 30g, chỉ xác 20g, trần bì 20g, cát căn 16g, rễ xấu hổ 20g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, cách nhau 20 phút.

Bài 2: Kê nội kim (sao vàng) 12g, thài lài tía 20g, đinh lăng 20g, rễ bí đỏ 20g, bạch mao căn 20g, kim tiền thảo 30g, nhân trần 16g, chi tử 10g, chỉ xác 12g, trần bì 12g. Đổ nước 3 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, uống trong ngày.

Bài 3 (trà dược): Kim tiền thảo, nhân trần, lá đinh lăng, hương nhu trắng, bạch mao căn, cỏ mần trầu, rau má mỗi vị 200g. Các vị rửa sạch, cắt ngắn phơi khô, trộn đều, bảo quản cho thật tốt, tránh mốc, tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g hãm với nước sôi vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày, trà này dùng thường xuyên có tác dụng chống viêm, bài thạch, lợi mật, lợi gan. Bệnh nhân có tiền sử sỏi mật, viêm ống dẫn mật, thiểu năng gan, gan nhiễm mỡ, bệnh xơ gan nên dùng.