Các bác sĩ Mỹ vừa cho biết có lẽ không còn phát hiện HIV ở hai bệnh nhân sau khi họ được ghép tế bào gốc tủy xương để điều trị ung thư.
Cả hai bệnh nhân được điều trị tại Boston đã sử dụng thuốc dài ngày để kiểm soát HIV. Hai người được cấy tế bào gốc sau khi phát triển bệnh ung thư hệ bạch huyết.
Tiến sĩ Timothy Henrich từ trường Y khoa Harvard cho biết các bác sĩ không còn tìm thấy bằng chứng nhiễm HIV ở hai bệnh nhân nam từ sau khi họ được cấy ghép tế bào gốc.
Tiến sĩ Henrich công bố phát hiện trên tại một hội nghị của Tổ chức Phòng chống AIDS ở Kuala Lumpur nhưng ông cho rằng còn quá sớm để khẳng định HIV đã biến mất khỏi cơ thể cả hai bệnh nhân trên.
Tuy nhiên, ông Henrich cho biết một bệnh nhân đã không sử dụng thuốc chống retrovirus trong 15 tuần và bệnh nhân kia đã ngừng liệu pháp này cách đây 7 tuần.
Hồi tháng 7/2012, tiến sĩ Henrich lần đầu tiên thông báo không còn phát hiện HIV ở hai bệnh nhân nam sau khi điều trị cấy ghép tế bào gốc. Tuy nhiên, tại thời điểm đó hai bệnh nhân vẫn đang sử dụng thuốc điều trị HIV.
“Tiến sĩ Henrich đang lập ra một lãnh địa mới trong nghiên cứu loại trừ HIV,” ông Kevin Robert Frost, giám đốc điều hành Quỹ Nghiên cứu AIDS, cơ quan tài trợ nghiên cứu, đánh giá.
Phát hiện đã mở ra hi vọng về phương pháp điều trị HIV, loại vi-rút nguy hiểm hiện ảnh hưởng tới 34 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành kêu gọi cần thận trọng trước khi thực hiện thêm nghiên cứu chuyên sâu hơn.
Áp dụng liệu pháp tế bào gốc không được xem là một lựa chọn khả thi trong điều trị đại trà vì chi phí cực kỳ cao. Mặc dù vậy, các ca mới đây có thể mở ra con đường mới cho cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ.
Hai ca mới đây đều giống trường hợp ông Timothy Ray Brown, người được gọi là ‘bệnh nhân Berlin’. Ông Brown đã trở thành người đầu tiên không còn phát hiện thấy HIV sau khi được cấy ghép tủy xương điều trị bệnh bạch cầu vào năm 2007. Thế nhưng giữa các ca có những điểm khác biệt quan trọng.
Trong khi bác sĩ của ông Brown sử dụng tế bào gốc từ người hiến tặng có biến thể gen hiếm gặp ‘CCR5 delta 32’ khiến cho người bệnh hầu như kháng HIV, hai bệnh nhân Boston được cấy tế bào gốc không có biến thể gen này.
Tiến bộ khoa học kể từ khi HIV được phát hiện lần đầu cách đây 30 năm khiến cho loại vi-rút nguy hiểm không còn là án tử hình với những người nhiễm phải. Hơn nữa, thuốc chống retrovirus để điều trị AIDS có thể kiểm soát HIV trong hàng thập kỷ.
Tuy nhiên, nhiều người không được điều trị sớm bằng liệu pháp chống retrovirus. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi phát thuốc cho bệnh nhân nhanh hơn sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV.
Hiện tại, các nhà khoa học Úc cho rằng họ lạc quan vì đã tìm ra cách giúp thêm hàng triệu người được tiếp cận với thuốc điều trị retrovirus.
Các nhà khoa học Úc đã phát hiện một loại thuốc mà với liều dùng hàng ngày thấp hơn nhưng có hiệu quả tương đương và giá thành rẻ hơn nhiều so với liều điều trị hiện nay.
Cả hai bệnh nhân được điều trị tại Boston đã sử dụng thuốc dài ngày để kiểm soát HIV. Hai người được cấy tế bào gốc sau khi phát triển bệnh ung thư hệ bạch huyết.
Tiến sĩ Timothy Henrich từ trường Y khoa Harvard cho biết các bác sĩ không còn tìm thấy bằng chứng nhiễm HIV ở hai bệnh nhân nam từ sau khi họ được cấy ghép tế bào gốc.
Tiến sĩ Henrich công bố phát hiện trên tại một hội nghị của Tổ chức Phòng chống AIDS ở Kuala Lumpur nhưng ông cho rằng còn quá sớm để khẳng định HIV đã biến mất khỏi cơ thể cả hai bệnh nhân trên.
Tuy nhiên, ông Henrich cho biết một bệnh nhân đã không sử dụng thuốc chống retrovirus trong 15 tuần và bệnh nhân kia đã ngừng liệu pháp này cách đây 7 tuần.
Hồi tháng 7/2012, tiến sĩ Henrich lần đầu tiên thông báo không còn phát hiện HIV ở hai bệnh nhân nam sau khi điều trị cấy ghép tế bào gốc. Tuy nhiên, tại thời điểm đó hai bệnh nhân vẫn đang sử dụng thuốc điều trị HIV.
“Tiến sĩ Henrich đang lập ra một lãnh địa mới trong nghiên cứu loại trừ HIV,” ông Kevin Robert Frost, giám đốc điều hành Quỹ Nghiên cứu AIDS, cơ quan tài trợ nghiên cứu, đánh giá.
Phát hiện đã mở ra hi vọng về phương pháp điều trị HIV, loại vi-rút nguy hiểm hiện ảnh hưởng tới 34 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành kêu gọi cần thận trọng trước khi thực hiện thêm nghiên cứu chuyên sâu hơn.
Áp dụng liệu pháp tế bào gốc không được xem là một lựa chọn khả thi trong điều trị đại trà vì chi phí cực kỳ cao. Mặc dù vậy, các ca mới đây có thể mở ra con đường mới cho cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ.
Hai ca mới đây đều giống trường hợp ông Timothy Ray Brown, người được gọi là ‘bệnh nhân Berlin’. Ông Brown đã trở thành người đầu tiên không còn phát hiện thấy HIV sau khi được cấy ghép tủy xương điều trị bệnh bạch cầu vào năm 2007. Thế nhưng giữa các ca có những điểm khác biệt quan trọng.
Trong khi bác sĩ của ông Brown sử dụng tế bào gốc từ người hiến tặng có biến thể gen hiếm gặp ‘CCR5 delta 32’ khiến cho người bệnh hầu như kháng HIV, hai bệnh nhân Boston được cấy tế bào gốc không có biến thể gen này.
Tiến bộ khoa học kể từ khi HIV được phát hiện lần đầu cách đây 30 năm khiến cho loại vi-rút nguy hiểm không còn là án tử hình với những người nhiễm phải. Hơn nữa, thuốc chống retrovirus để điều trị AIDS có thể kiểm soát HIV trong hàng thập kỷ.
Tuy nhiên, nhiều người không được điều trị sớm bằng liệu pháp chống retrovirus. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi phát thuốc cho bệnh nhân nhanh hơn sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV.
Hiện tại, các nhà khoa học Úc cho rằng họ lạc quan vì đã tìm ra cách giúp thêm hàng triệu người được tiếp cận với thuốc điều trị retrovirus.
Các nhà khoa học Úc đã phát hiện một loại thuốc mà với liều dùng hàng ngày thấp hơn nhưng có hiệu quả tương đương và giá thành rẻ hơn nhiều so với liều điều trị hiện nay.
Xem thêm: công dụng tế bào gốc