August 9, 2013

Nhưng hươu có thể điều trị viêm gan

Nhung hươu từ ngàn xưa đã được Đông y sử dụng như một vị thuốc quý, một trong tứ thượng dược “sâm, nhung, quế, phụ”. Nhung hươu cũng được y học phương Tây sử dụng trong bào chế thuốc và y học hiện đại vẫn tiếp tục nghiên cứu những công dụng mới của lộc nhung.




Tăng cường kháng thể, thải trừ siêu vi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì Việt Nam là một trong 9 nước ở vùng Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ viêm gan cao. Số liệu của Hội gan mật Việt Nam cho thấy, nước ta có khoảng 12-16 triệu người nhiễm virus viêm gan B, 4,5 triệu người nhiễm vius viêm gan C.

Những con số trên cho thấy, viêm gan đang là một nguy cơ lớn với sức khỏe người Việt. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra những vị thuốc điều trị viêm gan vẫn luôn là mối quan tâm lớn của y học, trong đó, gần đây, nhung hươu đã bắt đầu được sử dụng trong dieu tri viem gan siêu vi.

Mới đây, Viện Y dược học Dân tộc Tp.HCM đã có hai công trình nghiên cứu về tác dụng của lộc nhung với sức khỏe, trong đó công trình nghiên cứu từ tháng 2/2007 đến tháng 9/2009 khi nghiên cứu trên hệ miễn dịch của bệnh nhân viêm gan siêu vi B, C cho thấy, nhung hươu tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch, tăng số lượng tế bào miễn dịch đặc hiệu CD4, CD8 ở đa số bệnh nhân từ đó tăng khả năng ức chế siêu vi C, thải trừ siêu vi, làm giảm men gan rõ rệt, giúp bệnh nhân ăn ngon, mau hồi phục.

Ích huyết

Công trình nghiên cứu còn lại của Viện Y dược cũng chứng minh tác dụng bổ máu của nhung hươu trên bệnh nhân thiếu máu sau hóa trị ung thư.

Qua nghiên cứu cho thấy, nhung hươu có tác dụng cải thiện rõ rệt trên các chứng thiếu máu ở đa số bệnh nhân, các rối loạn chức năng liên quan đến thiếu máu như mất ngủ, đau nhức, chứng yếu mệt chứng rối loạn tiêu hoá …của người bệnh cũng được cải thiện.

Đặc biệt sau khi sử dụng nhung hươu, bệnh nhân ung thư được cải thiện rõ rệt về số lượng tăng sinh của cả 3 dòng máu giúp bệnh nhân khỏe hơn và mau hồi phục đặc biệt sau hóa trị hoặc xạ trị.

Nguồn : Internet


Chế phẩm công nghệ sinh học giúp giải độc gan Naturenz

Thông tin thêm về chế phẩm công nghệ sinh học giúp giải độc gan Naturenz:

Naturenz là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên

Được sản xuất theo đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Công Nghệ Sinh Học, Viện Hàn lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, thuốc giải độc gan Naturenz là tổng hợp các chiết xuất từ đu đủ, củ cải, mướp đắng, lê-ki-ma và các chất được thủy phân từ nhộng tằm tạo thành các chất chống ô-xy hóa và các enzym thiên nhiên, có tác dụng tăng cường thải độc, phòng ngừa và dieu tri viem gan.

Naturenz được sử dụng cho những người làm việc trong môi trường độc hại, nhiễm chất độc hoá học, những người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, những người bị nổi mụn, da sần sùi, khô, nứt nẻ, sạm, nám. Ngoài ra, Naturenz còn có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân viêm gan do nhiễm siêu vi, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc gan, suy giảm chức năng gan.


Thảo dược Trung Quốc - mầm mống gây bệnh ung thư

Chiết xuất thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc Trung Hoa chữa bệnh viêm khớp, bệnh gout (gút) và viêm được cho là có mối liên hệ trực tiếp đến mầm mống ung thư.

Dấu hiệu gen của axit aristolochic – có nguồn gốc từ cây nho thuộc họ cây dây leo được tìm thấy trong khối u của 19 bệnh nhân mắc ung thư đường tiết niệu ở Đài Loan.


Các nhà khoa học từ trước đến nay cho rằng axit chính là chất sinh ung thư, nhưng một nghiên cứu gần đây lần đầu tiên chỉ ra nó còn gây ra nhiều đột biến gen hơn là bệnh ung thư phổi do hút thuốc hoặc bệnh ung thư da do nhiễm phóng xạ tia cực tím.

Theo Tạp chí Science Translational Medicine (Mỹ), các khối u ở người phơi nhiễm với thảo dược có khoảng 150 đột biến/megabase, trong khi chỉ có 8 đột biến ở các bệnh ung thư phổi do hút thuốc và 111 đột biến ở khối u ác tính do nhiễm tia cực tím. Hiểu rõ hơn về dấu hiệu axit sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát hiện sự liên quan của các thảo dược với bệnh ung thư nội tạng.

Giáo sư Kenneth Kinzler , khoa ung thư học của Trung tâm ung thư Johns Hopkins Kimmel thuộc Trung tâm Di truyền học ung thư và Điều trị Ludwig cho biết “Giải trình tự gen cho phép chúng tôi hạn chế sự phơi nhiễm của axit aristolochic trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh ung thư”.

“Công nghệ hiện đại đã cho chúng tôi nhận biết các dấu hiệu đột biến rõ nét để khẳng định một độc tố nhất định nào đó gây ra bệnh ung thư”.

Sự liên hệ giữa ung thư và các loại thảo dược dẫn đến lệnh cấm các sản phẩm có chứa axit aristolochic tại châu Âu và Bắc Mỹ vào năm 2001, sau đó ở châu Á năm 2003.

Nguồn: Internet

Xem thêm: chua benh ung thu

Thuốc có thể làm thay đổi chức năng gan gây tổn thương gan

Thuốc có thể làm thay đổi chức năng gan, tổn thương gan, biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng, dẫn đến tàn phế, đe dọa tính mạng.

Mỗi loại thuốc gây ra một kiểu tổn thương gan, mật nhất định.

Việc gây hại cho gan của thuốc còn phụ thuộc vào loại thuốc, khả năng tự hồi phục gan của người bệnh. Mặc dù tỷ lệ này nhỏ nhưng không thể xem thường...Mặc dù tăng nồng độ men gan aminotransferase là dấu hiệu phản ánh tổn thương gan nhưng đây không phải là căn cứ “dự báo” hay “chỉ điểm” độc tính trầm trọng. Bởi vì gan có khả năng thích ứng, hồi phục. Ví dụ, lần đầu dùng thuốc chống lao isoniazid thấy tăng aminotransferase, nhưng những lần sau có khi không lặp lại. Trên súc vật, statin làm tăng aminotransferase gây tổn thương gan nặng, nhưng trên người hiếm khi gây độc gan đáng kể trên lâm sàng. Trong khi đó, các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó chịu ở hạ sườn phải, nước tiểu sậm màu... lại là những bằng chứng đầu tiên của độc tính gan. Thiếu sót phổ biến là có lúc “cảnh giác quá mức” khi thấy sự tăng aminotransferase (do phòng xét nghiệm cung cấp) nhưng lại quên dặn người bệnh báo cáo ngay những bằng chứng đầu tiên của độc tính gan để xử lí. Tất nhiên, cũng có trường hợp cả hai điều này xảy ra cùng lúc nhưng dẫu sao thì người bệnh vẫn có điều kiện quan sát các triệu chứng lâm sàng ban đầu hơn và việc căn dặn người bệnh là cần thiết.

Xác định tổn thương gan do thuốc cần xét nghiệm, quan sát lâm sàng, xem xét các điều kiện liên quan. Do vậy, không phải tuyến nào cũng làm được.

Thuốc nào gây tổn thương gan?

Mỗi thuốc gây ra một kiểu tổn thương gan nhất định. Dựa vào đó, người ta phân loại ra từng nhóm cho dễ nhận biết. Dưới đây là các nhóm thuốc gây độc cho gan thường gặp:

Nhóm gây tổn thương tế bào gan (tăng alanin aminotranferase): bao gồm các thuốc kháng khuẩn, nấm (ketoconazol, tetracyclin, trovafloxacin), chống lao (isoniazid, rifampicin, pyrazinamid), chữa tăng huyết áp (lisinopril, losartan, amiodaron), giảm đau chống viêm (paracetamol, allopuriol, các kháng viêm không steroid), chống tiết acid (omeprazol), trầm cảm (fluoxetin, proxetin, sertralin), chống mỡ máu (statin), thuốc chống béo (bupropion)...

Nhóm thuốc làm tắc mật (tăng alkalinphophatase+tăng bilirubim toàn phần), bao gồm các thuốc kháng khuẩn, nấm (amoxicilin+acid clavulanic, erythromycin, terbinafin), tâm thần (chlopromazin, mirtarazin, trầm cảm ba vòng), chống dị ứng (phenothiazin), tăng huyết áp (irbesartan), chống cục máu đông (chlopidogen), thuốc chứa estrogen (viên tránh thai, estrgoen), steroid đồng hóa...

Nhóm vừa làm tổn thương tế bào gan vừa làm tắc mật (cùng lúc làm tăng alanin aminotranferase và alkalinphophatase), bao gồm các thuốc kháng sinh (clindamycin, bactrim, sulfonamid, nitrofurantoin), chống động kinh (phenobarbital, phenytoin, carbamazepin), chữa tăng huyết áp (catopril, enalapril,verapamil), chống trầm cảm (amitriphtylin, trazodon), chống dị ứng (cyproheptadin), chữa ung thư tuyến tiền liệt (flutamid)...

Việc chia nhóm chỉ là tương đối. Cách gây độc cho gan của từng loại thuốc còn phức tạp hơn nhiều. Có thể bao gồm một hay cùng lúc nhiều cách như phá vỡ màng tế bào, làm tế bào chết, tạo ra các phức mới, gây ra các phản ứng miễn dịch, ức chế chuyển hóa thuốc của tế bào, gián đoạn các bơm vận chuyển dẫn đến tắc mật...

Biểu hiện độc trên gan phụ thuộc rất nhiều yếu tố: người lớn và phụ nữ hay gặp hơn là trẻ em, nam giới. Béo phì, suy dinh dưỡng hay gặp hơn người không có các bệnh này. Người có tính đa hình di truyền (biến đổi di truyền) thường dễ mắc hơn. Uống rượu trong một số trường hợp làm tăng độc tính gan của thuốc. Ví dụ uống rượu làm cạn kiệt nguồn gluthation (một chất làm chuyển hóa paracetamol) nên làm tăng độc tính gan của paracetamol. Nhưng cũng cần phân biệt có trường hợp rượu lại là thủ phạm chính chứ không phải là thuốc.

Khắc phục như thế nào?

Việc tăng men gan chưa hẳn là đã chuyển thành tổn thương gan. Vì vậy, khi mới chỉ enzym gan tăng, không nhất thiết phải ngừng thuốc nhưng cần theo dõi chặt chẽ. Khi có các biểu hiện lâm sàng: vàng da, suy gan cấp, phải ngừng thuốc ngay để tránh các diễn biến nghiêm trọng. Kết hợp cả hai yếu tố là cách tốt nhất để rút ra cách xử lí phù hợp. Đối với một thuốc đã gây độc thì nhất thiết không thử dùng lặp lại. Dùng lặp lại sẽ tổn thương tái phát nặng hơn.

Độc tính tổn thương tế bào gan cấp thường gặp là mệt mỏi, đau bụng, vàng da, đặc biệt, sự kéo dài và kèm theo bệnh não là một biểu hiện rất nặng, cần phải điều trị tại bệnh viện. Một thuốc chỉ gây độc cho gan ở liều xác định (thường cao gấp nhiều lần liều thường dùng và do dùng kéo dài), vì vậy, chỉ dùng thuốc theo liều lượng và thời gian cho phép.

Cần biết rõ rằng việc dự đoán xảy ra cũng như dự đoán thời gian, độ nặng độc tính gan do thuốc trên từng người bệnh rất khó. Nên với những thuốc đã nằm trong danh mục gây độc cho gan, dù dùng với người bình thường cũng phải cảnh giác.

Nguồn: Internet

August 8, 2013

Dễ dàng cô lập được tế bào gốc trong nước tiểu

Các tế bào gốc trong nước tiểu dễ dàng được cô lập và có tiềm năng cho nhiều liệu pháp điều trị.

Liệu có thể thu hoạch các tế bào gốc để điều trị cho một ngày bằng cách chỉ đơn giản đề nghị các bệnh nhân cung cấp một mẫu nước tiểu hay không?

Các nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu Trung tâm Y tế Wake Forest Baptist về Y học tái sinh và các đồng nghiệp đã xác định được các tế bào gốc trong nước tiểu, mà các tế bào này có thể trực tiếp trở thành nhiều loại tế bào.

“Các tế bào này có thể thu được thông qua một cách tiếp cận đơn giản, chi phí thấp và không xâm lấn, có thể tránh các phẫu thuật”, Yuanyuan Zhang, tiến sĩ, phó giáo sư về y học tái tạo và là nghiên cứu cấp cao của dự án cho biết.

Được báo cáo trực tuyến trên tạp chí Tế bào gốc (Stem Cells), nhóm nghiên cứu đã điều khiển các tế bào gốc từ nước tiểu thành các tế bào thuộc loại bàng quang, ví dụ như cơ trơn và niệu mạc, là các tế bào lót của bàng quang. Nhưng các tế bào gốc có nguồn gốc từ nước tiểu cũng có thể hình thành nên các tế bào xương, sụn, mỡ, cơ xương, tế bào thần kinh và các tế bào nội mô, loại tế bào vách các mạch máu. Tiềm năng đa dạng của các tế bào này cho thấy khả năng sử dụng chúng trong một loạt các phương pháp điều trị.

“Những tế bào gốc này đại diện cho gần như một nguồn cung cấp vô hạn các tế bào của chính cá thể ấy để điều trị không chỉ các chứng bệnh liên quan đến tiết niệu như bệnh thận, rối loạn tiểu tiện và rối loạn chức năng cương dương, mà còn có thể được sử dụng rất tốt trong các mục đích khác nữa”, Zhang nói. “Cũng có khả năng các tế bào này được sử dụng để tạo ra bàng quang thay thế, các ống tiết niệu và các cơ quan tiết niệu khác”.

Có thể sử dụng chính các tế bào gốc của bệnh nhân để điều trị cho bệnh nhân đó được xem là thuận lợi vì các tế bào này sẽ không gây ra phản ứng miễn dịch hoặc đào thải. Tuy nhiên, vì các tế bào mô đặc trưng là một quần thể rất nhỏ của tế bào, khó có thể phân lập chúng từ các cơ quan và các mô.

Nhóm nghiên cứu của Zhang lần đầu đã xác định được các tế bào là một tập hợp con trong số rất nhiều tế bào có trong nước tiểu, trong năm 2006. Nghiên cứu hiện nay được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đó bằng cách khẳng định lại tiềm năng đa dạng của các tế bào này. Ngoài ra, nghiên cứu nhận thấy, không giống như các tế bào iPS hay các tế bào gốc của phôi, các tế bào gốc có nguồn gốc từ nước tiểu không hình thành nên các khối u khi được cấy ghép trong cơ thể, cho thấy các tế bào này có thể là an toàn để sử dụng cho các bệnh nhân.

Nghiên cứu đã thu thập các mẫu nước tiểu từ 17 người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 5 đến 75 tuổi. Cô lập các tế bào từ nước tiểu gồm các xử lý tối thiểu, theo các tác giả cho biết. Tiếp theo, họ đã đánh giá các khả năng trở thành các loại tế bào khác của các tế bào này.

Quan trọng hơn, các tế bào này đã biệt hóa thành các lớp mô 3 tầng (nội bì, trung bì và ngoại bì) là dấu hiệu của các tế bào gốc thật sự và cũng đã biệt hóa thành các loài tế bào cụ thể đã đề cập trước đó.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đặt các tế bào đã được biệt hóa thành cơ trơn và các tế bào tiết niệu lên các giá thể làm từ ruột lợn. Khi cấy vào chuột trong một tháng, các tế bào đã tạo thành các cấu trúc nhiều lớp, giống như mô.
Các tế bào gốc có nguồn gốc từ nước tiểu có các dấu hiệu (các marker) của các tế bào trung mô, đây là những tế bào gốc trưởng thành từ các mô liên kết, chẳng hạn như tủy xương. Chúng cũng có các dấu hiệu của tế bào mầm (pericyte), một nhóm các tế bào trung mô được tìm thấy trong các mạch máu nhỏ.

Những tế bào này có nguồn gốc từ đâu? Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng các tế bào này có nguồn gốc từ đường tiết niệu trên, gồm cả thận. Những tình nguyện viên nữ - những người đã nhận cấy ghép thận từ những người hiến tạng là nam giới đã được phát hiện là có nhiễm sắc thể Y trong các tế bào gốc có nguồn gốc từ nước tiểu của họ, cho thấy thận là nguồn gốc của các tế bào đó.