Chẩn đoán bệnh ung thư gan
Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về số lượng người mắc bệnh ung thư gan (sau Trung Quốc) với 10.000 ca mắc mới mỗi năm. Tuổi mắc bệnh lại trẻ hơn các nước Âu – Mỹ (khoảng 40 tuổi- vẫn trong độ tuổi lao động). Bệnh được liệt vào danh sách nguy hiểm, do quá trình phát triển bệnh nhanh và tỉ lệ tử vong cao. Vì vậy, nó thật sự là mối nguy hại lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, tới sự phát triển kinh tế và xã hội.
Các bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn sớm đa số không có triệu chứng rõ ràng, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn cuối, và khó có được phương pháp chữa trị hữu hiệu. Tuy nhiên, các số liệu thống kê của WHO cho thấy 40% trường hợp ung thư có thể phòng tránh được, và nếu được phát hiện ở các giai đoạn sớm, trước khi tế bào ung thư di căn thì bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể tránh được tử vong. Vì thế, phát hiện ra sự hình thành khối tế bào ác tính ở giai đoạn sớm là điều kiện tiên quyết để cứu sống người bệnh.
Để chẩn đoán bệnh ung thư gan, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh – sinh thiết và phương pháp hóa sinh, hoặc kết hợp các phương pháp này. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ phương pháp sinh thiết, giải phẫu bệnh cung cấp cho chúng ta thông tin chính xác về khối u, nhưng hạn chế về mặt tâm lý, đau khi chọc hút sinh thiết và có thể kích thích di căn. Phương pháp hóa sinh “enzym-miễn dịch” áp dụng các thành tựu nghiên cứu trong ung thư học về các dấu ấn ung thư (tumor marker) để chẩn đoán sớm căn bệnh. Phương pháp này phát hiện chính xác các tumor marker, thông qua mẫu máu và/hoặc nước tiểu.
Trong số các tumor marker, alpha-fetoprotein (AFP) chính là marker được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh ung thư gan. Ở người bình thường, hàm lượng AFP rất thấp, tuy nhiên, hàm lượng này có thể tăng lên bất thường trong một số bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan C v.v. Khi hàm lượng này tăng cao tới một mức nhất định nào đó (trong trường hợp này là > 100 ng/ml) thì các bác sĩ có thể nghi ngờ là ở người bệnh đã xuất hiện khối u ung thư ở gan. Trong những trường hợp hàm lượng AFP vượt mức 4000 ng/ml bác sĩ có thể khẳng định bệnh nhân bị ung thư gan tiên lượng xấu. Ngoài ra AFP cũng rất hữu ích trong việc kiểm tra hiệu quả chữa trị cho bệnh nhân ung thư gan. Nếu khối u được cắt bỏ hoàn toàn sau phẫu thuật thì hàm lượng AFP sẽ trở lại bình thường và ngược lại, nếu hàm lượng này tăng cao trở lại có nghĩa là khối u lại phát triển.
Để chẩn đoán bệnh ung thư gan, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh – sinh thiết và phương pháp hóa sinh, hoặc kết hợp các phương pháp này. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ phương pháp sinh thiết, giải phẫu bệnh cung cấp cho chúng ta thông tin chính xác về khối u, nhưng hạn chế về mặt tâm lý, đau khi chọc hút sinh thiết và có thể kích thích di căn. Phương pháp hóa sinh “enzym-miễn dịch” áp dụng các thành tựu nghiên cứu trong ung thư học về các dấu ấn ung thư (tumor marker) để chẩn đoán sớm căn bệnh. Phương pháp này phát hiện chính xác các tumor marker, thông qua mẫu máu và/hoặc nước tiểu.
Trong số các tumor marker, alpha-fetoprotein (AFP) chính là marker được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh ung thư gan. Ở người bình thường, hàm lượng AFP rất thấp, tuy nhiên, hàm lượng này có thể tăng lên bất thường trong một số bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan C v.v. Khi hàm lượng này tăng cao tới một mức nhất định nào đó (trong trường hợp này là > 100 ng/ml) thì các bác sĩ có thể nghi ngờ là ở người bệnh đã xuất hiện khối u ung thư ở gan. Trong những trường hợp hàm lượng AFP vượt mức 4000 ng/ml bác sĩ có thể khẳng định bệnh nhân bị ung thư gan tiên lượng xấu. Ngoài ra AFP cũng rất hữu ích trong việc kiểm tra hiệu quả chữa trị cho bệnh nhân ung thư gan. Nếu khối u được cắt bỏ hoàn toàn sau phẫu thuật thì hàm lượng AFP sẽ trở lại bình thường và ngược lại, nếu hàm lượng này tăng cao trở lại có nghĩa là khối u lại phát triển.
Cụm tế bào lai (clone) dòng AFP-2 đang phát triển, độ phóng đại 10×20 và 10×10 |
Hiện nay, việc phát hiện và phân tích hàm lượng các tumor marker nói riêng, các cơ chất sinh học nói chung nhờ vào các thiết bị công nghệ cao như sắc kí lỏng kết nối khối phổ (Liquid Chromatography - Mass Spectrophotometer LC-MS), hoặc kĩ thuật Real-Time PCR v.v. Tuy nhiên, đây là các công nghệ liên quan đến các thiết bị đắt tiền và vận hành phức tạp. Vì thế, phần lớn các xét nghiệm và phân tích định lượng tumor marker, ví dụ như AFP, hiện nay đều nhờ vào các kit-ELISA định lượng sử dụng công nghệ kháng thể đơn dòng. Kháng thể đơn dòng với nhiều ứng dụng rất có ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn đã đem lại giải Nobel Y học cho hai nhà khoa học là Georges Köhler và César Milstein.
Trên thế giới, bộ kit-ELISA định lượng AFP giúp hỗ trợ chuẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh ung thư gan HCC đã được nhiều công ty sinh học thương mại hóa rộng rãi. Hiện tại, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu các kit-ELISA phân tích định lượng AFP từ Anh, Mỹ, Thái Lan … với giá cao nên chưa thể sử dụng phổ biển.
Chuột thuần chủng BALB/c đã gây miễn dịch với kháng nguyên AFP để thu tế bào lympho B dùng cho cộng hợp với tế bào myeoloma |
Từ những thành công trong việc tạo dòng tế bào lai sản sinh kháng thể đơn dòng kháng protein vỏ VP28 của virut gây bệnh đốm trắng cho tôm sú (White Spot Syndrome Virus – WSSV) khi sử dụng kĩ thuật lai tế bào myeloma với tế bào lympho B vào năm 2007, Tổ thử nghiệm sinh học do TS. Đỗ Thị Thảo làm tổ trưởng, trực thuộc Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tối ưu hóa quá trình lai tế bào myeloma và tế bào lympho B theo phương pháp của Georges Köhler và César Milstein, bước đầu thành công trong việc tạo kháng thể đơn dòng và đưa vào ứng dụng trong thực tế ở Việt Nam. Hiện nay các kháng thể đơn dòng kháng AFP do Tổ thử nghiệm sinh học sản xuất đang được kiểm tra hiệu quả trực tiếp trên 30 mẫu huyết thanh của các bệnh nhân ung thư gan do Bệnh Viện K (Hà Nội) cung cấp.
Kiểm tra tính đặc hiệu của MAFP2 trên các kháng nguyên khác nhau bằng kỹ thuật ELISA |
Các bộ kit-ELISA này được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam, khi đưa vào thương mại hóa, sẽ có giá thành thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm ngoại nhập. Điều này thực sự rất có ý nghĩa đối với các bệnh nhân ung thư gan ở nước ta.
Xem thêm:
No comments:
Post a Comment