November 6, 2012

Cải thiện chán ăn ở bệnh nhân ung thư gan



Cứ 10 bệnh nhân ung thu gan  có gần 5 người bị suy dinh dưỡng và 2 người tử vong do suy kiệt cơ thể nặng. Suy dinh dưỡng là một yếu tố bất lợi trong điều trị và diễn tiến bệnh.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng thường là do chán ăn. Tuy vậy, cải thiện chứng chán ăn để phục hồi tình trạng suy dinh dưỡng thật sự không phải là quá khó nếu người bệnh được hướng dẫn kỹ càng về cách chăm sóc dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây chán ăn ở bệnh nhân ung thu gan
Nghe bệnh, chán ăn! Dù có rất nhiều cach dieu tri ung thu gan ngày nay ngày càng phát triển, hiện đại và hiệu quả, nhưng người bệnh thường khó tránh khỏi suy sụp tinh thần khi biết mình đang mắc căn bệnh ác tính, từ đó không thèm ăn, thậm chí muốn bỏ ăn. Rõ ràng yếu tố tâm lý là nguyên nhân đầu tiên tác động đến khả năng ăn uống của người bệnh khiến bệnh nhân ung thu gan không còn thiết ăn uống.
Mặt khác, khối ung thư còn “đánh” trực tiếp vào khả năng ăn uống của người bệnh làm giảm tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Bên cạnh đó, các liệu pháp điều trị chống ung thu gan cũng khiến bệnh nhân chán ăn. Chẳng hạn như thuốc hóa trị gây thay đổi khứu giác, vị giác, buồn nôn, nôn khiến bệnh nhân mắc chứng “ghét thức ăn”. Hay xạ trị lại gây ra tình trạng viêm, đau hay tổn thương ống tiêu hóa cũng làm hạn chế khả năng dung nạp thức ăn.
 
bệnh nhân ung thư gan
Các liệu pháp dinh dưỡng đúng và phù hợp cho bệnh nhân ung thu gan


Đặc biệt, khối u còn tiết ra các cytokines (yếu tố gây viêm), các yếu tố gây phân hủy chất đạm, chất béo có trong cơ thể làm giảm cảm giác thèm ăn và hao mòn cơ thể người bệnh.
Kết quả của chán ăn là người bệnh sụt cân, suy dinh dưỡng.
Tránh quan niệm sai lầm, khắc phục và cải thiện chán ăn!
Chán ăn kéo dài do những nguyên nhân trên đã khiến không ít bệnh nhân ung thu gan ăn kém đi, thậm chí nhiều ngày bỏ ăn, hoặc do quan niệm sai lầm là nếu nhịn đói sẽ làm cho khối u cũng “đói theo”, kích thước sẽ nhỏ dần với hy vọng bệnh có thể thuyên giảm. Thế nhưng ở tình trạng cơ thể bị đói do không được “tiếp nhiên liệu- năng lượng”, người bệnh có thể “sống được” phải nhờ vào nguồn nhiên liệu dự trữ từ béo (khối mỡ) và từ đạm (khối cơ) và các chất khác, gây hậu quả là “bệnh nhân tự ăn vào chính cơ thể của mình” và suy dinh dưỡng nặng.
Như vậy, có thể thấy, dinh dưỡng là vấn đề vô cùng quan trọng trong điều trị ung thu gan. Cần phải xác định, việc ăn uống đối với bệnh nhân ung thu gan là không dễ, nhưng không vì thế mà người trong cuộc buông xuôi. Để giải quyết “bài toán khó” này, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm quan trọng để có thể xây dựng một chế độ điều trị dinh dưỡng đúng, theo các bước như sau:
-  Thăng bằng về tâm lý nhờ vào sự giúp đỡ của người thân, bạn bè và niềm tin vào điều trị là rất cần thiết, giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn, chống chọi với bệnh tật.
-  Do giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, người bệnh thay vì ăn 3 bữa ăn nên tăng thêm 2-3 bữa phụ nhằm cung cấp thêm chất dinh dưỡng. Cần tránh những thức ăn hay thức uống gây sinh hơi, sình bụng như đậu nấu tái, bắp cải hoặc thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc thức uống có gas. Các thức ăn dành cho bữa phụ như cháo hay súp thịt hoặc sữa dinh dưỡng.
-  Vì mệt mỏi, chán ăn, nên cách hiệu quả nhất là làm sao tăng đậm độ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, trong đó “thức ăn chứa nhiều năng lượng trong thể tích thức ăn bị hạn chế”, lượng đạm cao hơn so với bình thường với thịt, cá, trứng, sữa, nguồn đạm có giá trị sinh học cao. Cần hạn chế ăn thức ăn chứa chất béo bão hòa (mỡ heo, bò, gà…), trong khi tăng lượng chất béo có nguồn gốc từ dầu cá như omega 3 (EPA) có nhiều trong cá trích, cá đối, cá hồi, cá ngừ… là có lợi cho bệnh nhân ung thư.  EPA với đặc điểm kháng viêm, ức chế yếu tố phân hủy đạm, góp phần phục hồi suy dinh dưỡng, cải thiện chán ăn. Lượng bổ sung 2 gram EPA trong ngày đã được Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ (ASPEN) khuyến cáo.
-  Không quên vận động thể lực như đi bộ, đi xe đạp… hoặc tập yoga nhẹ sẽ giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng và sức khỏe chung. 
Tham khảo thêm:

No comments:

Post a Comment