Dù đã bước vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng bà lang có biệt tài chữa bệnh gan, thận, đại tràng, dạ dày… bằng lá rừng khô này vẫn còn rất nhanh nhẹn. Bà là Bùi Thị Chiên (74 tuổi), ở xóm Sáng Ngoài, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Sinh ra ở vùng đất miền sơn cước, từng cánh rừng, ngọn đồi, từng con suối với bà Chiên cũng thân quen như hơi thở của chính mình. Nhưng những bài thuốc nam với các vị thuốc quý giá từ thiên nhiên thì phải đến khi về làm dâu nhà ông Bạch Công Chính bà mới được học. Còn nhớ lần đầu tiên bà biết đến cây thuốc nam là khi đứa con trai nhỏ tuổi bị ốm, nhà ở xa trung tâm huyện, đường rừng đi lại khó khăn.
Theo lời mẹ chồng miêu tả, bà lên rừng tìm đủ vị thuốc về sắc cho con uống, vài ngày sau đứa con trai khỏi bệnh. Từ đó, mỗi khi trong nhà có ai đau yếu bà đều vào rừng tìm cây thảo dược đúng như bài thuốc gia truyền mà mẹ chồng hướng dẫn. Tuy biết nhiều về thuốc nam nhưng những năm đầu do chồng công tác xa nhà, một mình bà nuôi con nhỏ, công việc nương rẫy nhiều nên ít có thời gian để tâm đến các vị thuốc. Chỉ thỉnh thoảng người quanh làng, xã đến nhờ giúp thì bà mới bốc.
Lúc ngoài 40 tuổi, con cháu bắt đầu ổn định cuộc sống riêng thì bà mới có thời gian lần mò lại kiến thức mà năm xưa đã được mẹ chồng truyền dạy cho. Từ đó đến nay, với lòng nhiệt tình và tận tâm của mình, bà đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người, không đòi hỏi công xá, nên số bệnh nhân của bà mỗi năm lại tăng thêm khắp trong Nam ngoài Bắc.
Bà gọi những vị thuốc quý giá của mình bằng cái tên đơn giản là “lá rừng khô”. Cách trị bệnh của bà cũng rất đặc biệt không bắt mạch mà luôn dựa trên kinh nghiệm, chỉ cần bệnh nhân miêu tả triệu chứng bệnh là bà có thể bốc thuốc một cách chính xác, phần đa trong số đó là người mắc bệnh gan, đại tràng. Có bệnh nhân tên Nguyễn Thà người ở Đồi Him bị bệnh khô gan một lá bị bệnh viện trả về, nhưng bà vẫn cứu chữa được.
Với mong muốn được giúp đỡ nhiều người và để các bài thuốc quý không bị mất đi, bà Chiên còn đứng ra vận động một số chị em trong thôn biết trị bệnh bằng cây thuốc nam lập ra vườn thuốc quý hiếm. Thật khó tin, khi một khu vườn với hơn 200 cây thuốc được hình thành chỉ dựa vào sức lực của 7 bà cụ, mà người già nhất đã 80 tuổi, ngày ngày các cụ lên rừng tìm cây thuốc về trồng.
Riêng mình với chức danh chủ tịch hội người cao tuổi thôn, bà Chiên cùng chồng đã phải lặn lội nhiều nơi để tìm các giống thuốc hiếm. Hai cụ già ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, con cháu bận công việc, học hành, đã tự đi xe máy lên Yên Mông, Kỳ Sơn để tìm. Cây thuốc khôi nhung được xem là hiếm nhất trong hơn 200 cây thuốc, bà đã tự bắt xe ôtô lên Đà Bắc, tìm đến những ngọn núi cao, rậm rạp, vạch từng cây rừng, lội qua từng con suối mới tìm được vài cây giống ban đầu.
Lại có lần đi lấy thuốc tận rừng già ở Độc Lập phải ngủ qua đêm lại ở nhà con gái chứ không hề đơn giản. Với cây xạ đen, một vị thuốc quan trọng trong việc điều trị bệnh gan thì nhờ người lên vườn ươm trên thành phố đem về. Hiện nay, ngoài bà Chiên thì 6 người còn lại trong hội đều bốc thuốc trị bệnh miễn phí cho mọi người. Trong số đó, bà Bùi Thị Trỉ có biệt tài chữa bệnh sâu quảng và bệnh ung thư vú.
Bước sang tuổi 74, bà không một mình lên rừng được nữa mà phải nhờ con cháu chở xe máy đến khu rừng có thuốc, sau khi kiếm được đủ vị, bà lại gọi người lên gánh xuống núi và đưa bà về.
Điều đặc biệt, những bài thuốc nam gia truyền ở vùng núi này chỉ được các bà, các mẹ truyền cho con gái và con dâu, tuyệt nhiên trong xã không có bóng dáng một người đàn ông nào tham gia bốc thuốc. Nếu có biết thì đàn ông ở đây cũng chỉ tham gia ở công đoạn đi tìm thuốc trên rừng.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên khi chọn lựa đất để ươm trồng những cây thuốc nam quý hiếm chính là khu “đồi Quan Âm”. Ngoài vị trí thuận lợi ngay gần đường thôn thì theo lời kể của các vị cao niên trong làng, trước kia trên đồi có một ngôi chùa lớn rất thiêng nhưng chiến tranh đã tàn phá mất, chỉ còn lại ngôi miếu nhỏ nhưng sự linh thiêng không hề thuyên giảm, vào ngày lễ tết rất đông người đến xin lộc.
Có lẽ nhờ được trồng trên ngọn đồi linh thiêng nên nhiều loại thuốc vốn ưa trồng trên những ngọn núi đá vôi cao hoặc trong các khu rừng nguyên sinh khi về đây hợp đất, phát triển rất tốt? Ai cũng tin rằng đất Quan Âm thiêng, lại được sự chăm sóc của những người phụ nữ có tâm nên cây thuốc ở đây tác dụng không thua kém gì những cây thuốc tìm được trong rừng già.
Suốt gần 30 năm bốc thuốc, vị thầy lang này luôn đặt chữ “Phúc” làm đầu. Vì thế, dù đã giúp đỡ được nhiều người nhưng bà không khi nào nhớ được chính xác tên tuổi những bệnh nhân của mình, trừ người ở gần nhà. Không thiếu những lần bà bỏ dở công việc đang làm trên nương hay trong bếp để vội vã đi tìm thuốc cho những khách phương xa đến xin thuốc. Có lần nửa đêm, một bệnh nhân ở xa khi tìm đến được nhà bà thì trời đã tối, bà dậy nấu cơm làm canh rồi cho thuốc trị bệnh, không lấy tiền.
Bà Chiên tâm sự: “Thấy người đi xa đến mà phải quay xe về tay trắng thì bà thương lắm. Đồng tiền không quan trọng bằng cái tình, có người bệnh khổ lắm, ốm yếu gầy còm mình giúp được thì phải giúp ngay. Bốc thế nào để người bị bệnh uống thuốc mình phải thuyên giảm”. Ai nhớ ơn thì ngày tết đến đem cho tấm áo, chiếc váy, hộp bánh…
Đang ngồi trò chuyện với chúng tôi, nhận được “đơn đặt hàng” qua điện thoại của một vị khách quen nhắn tìm giúp lá cây hối cho trẻ con tắm. Giữa trưa nắng gắt thương vợ sức yếu, chồng bà sau bữa cơm trưa đã không nghỉ ngơi, đi lên ngọn núi cách nhà cả chục cây để kịp gửi theo khách mang về trong ngày. Ông Chinh nói: “Trước kia, rừng còn nhiều cây thuốc, bệnh nhân cũng ít nên mỗi lần có người đến xin thuốc mới đi lấy, giờ đông hơn nên bà phải tích trữ thuốc nam bảo quản trong kho”.
Chúng tôi tìm đến anh Nguyễn Văn Toản, ngay cùng xã Đú Sáng, một bệnh nhân đã được bà điều trị. Anh Toản kể, ngày còn là thanh niên anh mắc bệnh thận và gan, đi tiểu ra máu, sức khỏe rất yếu, nhưng nhờ hai thang thuốc của bà Chiên mà anh đã khỏi hẳn bệnh. Hiện giờ, anh cùng vợ đang mở một quán ăn ngay trong xã, mỗi lần nhắc đến vị ân nhân của mình anh Toản luôn xúc động, cảm thấy mình may mắn gặp được đúng thầy đúng thuốc. “Mỗi năm tôi cũng đều đi bệnh viện khám lại, nhưng không thấy bệnh tái phát” – anh Toản nói.
Dù không một danh vị, nhưng người thầy lang của núi rừng này luôn tận tụy hết lòng với công việc làm phúc. Nhìn đôi bàn tay gầy guộc tỉ mẩn chọn lựa từng lá cây, phơi sạch, băm chặt của bà Chiên mới thấy được cái tâm giúp đời của bà thực sự rất lớn lao, chứ không hề giản đơn như câu nói chỉ là “vài cái lá rừng thôi mà”.
Sinh ra ở vùng đất miền sơn cước, từng cánh rừng, ngọn đồi, từng con suối với bà Chiên cũng thân quen như hơi thở của chính mình. Nhưng những bài thuốc nam với các vị thuốc quý giá từ thiên nhiên thì phải đến khi về làm dâu nhà ông Bạch Công Chính bà mới được học. Còn nhớ lần đầu tiên bà biết đến cây thuốc nam là khi đứa con trai nhỏ tuổi bị ốm, nhà ở xa trung tâm huyện, đường rừng đi lại khó khăn.
Theo lời mẹ chồng miêu tả, bà lên rừng tìm đủ vị thuốc về sắc cho con uống, vài ngày sau đứa con trai khỏi bệnh. Từ đó, mỗi khi trong nhà có ai đau yếu bà đều vào rừng tìm cây thảo dược đúng như bài thuốc gia truyền mà mẹ chồng hướng dẫn. Tuy biết nhiều về thuốc nam nhưng những năm đầu do chồng công tác xa nhà, một mình bà nuôi con nhỏ, công việc nương rẫy nhiều nên ít có thời gian để tâm đến các vị thuốc. Chỉ thỉnh thoảng người quanh làng, xã đến nhờ giúp thì bà mới bốc.
Lúc ngoài 40 tuổi, con cháu bắt đầu ổn định cuộc sống riêng thì bà mới có thời gian lần mò lại kiến thức mà năm xưa đã được mẹ chồng truyền dạy cho. Từ đó đến nay, với lòng nhiệt tình và tận tâm của mình, bà đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người, không đòi hỏi công xá, nên số bệnh nhân của bà mỗi năm lại tăng thêm khắp trong Nam ngoài Bắc.
Bà gọi những vị thuốc quý giá của mình bằng cái tên đơn giản là “lá rừng khô”. Cách trị bệnh của bà cũng rất đặc biệt không bắt mạch mà luôn dựa trên kinh nghiệm, chỉ cần bệnh nhân miêu tả triệu chứng bệnh là bà có thể bốc thuốc một cách chính xác, phần đa trong số đó là người mắc bệnh gan, đại tràng. Có bệnh nhân tên Nguyễn Thà người ở Đồi Him bị bệnh khô gan một lá bị bệnh viện trả về, nhưng bà vẫn cứu chữa được.
Với mong muốn được giúp đỡ nhiều người và để các bài thuốc quý không bị mất đi, bà Chiên còn đứng ra vận động một số chị em trong thôn biết trị bệnh bằng cây thuốc nam lập ra vườn thuốc quý hiếm. Thật khó tin, khi một khu vườn với hơn 200 cây thuốc được hình thành chỉ dựa vào sức lực của 7 bà cụ, mà người già nhất đã 80 tuổi, ngày ngày các cụ lên rừng tìm cây thuốc về trồng.
Riêng mình với chức danh chủ tịch hội người cao tuổi thôn, bà Chiên cùng chồng đã phải lặn lội nhiều nơi để tìm các giống thuốc hiếm. Hai cụ già ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, con cháu bận công việc, học hành, đã tự đi xe máy lên Yên Mông, Kỳ Sơn để tìm. Cây thuốc khôi nhung được xem là hiếm nhất trong hơn 200 cây thuốc, bà đã tự bắt xe ôtô lên Đà Bắc, tìm đến những ngọn núi cao, rậm rạp, vạch từng cây rừng, lội qua từng con suối mới tìm được vài cây giống ban đầu.
Lại có lần đi lấy thuốc tận rừng già ở Độc Lập phải ngủ qua đêm lại ở nhà con gái chứ không hề đơn giản. Với cây xạ đen, một vị thuốc quan trọng trong việc điều trị bệnh gan thì nhờ người lên vườn ươm trên thành phố đem về. Hiện nay, ngoài bà Chiên thì 6 người còn lại trong hội đều bốc thuốc trị bệnh miễn phí cho mọi người. Trong số đó, bà Bùi Thị Trỉ có biệt tài chữa bệnh sâu quảng và bệnh ung thư vú.
Bước sang tuổi 74, bà không một mình lên rừng được nữa mà phải nhờ con cháu chở xe máy đến khu rừng có thuốc, sau khi kiếm được đủ vị, bà lại gọi người lên gánh xuống núi và đưa bà về.
Điều đặc biệt, những bài thuốc nam gia truyền ở vùng núi này chỉ được các bà, các mẹ truyền cho con gái và con dâu, tuyệt nhiên trong xã không có bóng dáng một người đàn ông nào tham gia bốc thuốc. Nếu có biết thì đàn ông ở đây cũng chỉ tham gia ở công đoạn đi tìm thuốc trên rừng.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên khi chọn lựa đất để ươm trồng những cây thuốc nam quý hiếm chính là khu “đồi Quan Âm”. Ngoài vị trí thuận lợi ngay gần đường thôn thì theo lời kể của các vị cao niên trong làng, trước kia trên đồi có một ngôi chùa lớn rất thiêng nhưng chiến tranh đã tàn phá mất, chỉ còn lại ngôi miếu nhỏ nhưng sự linh thiêng không hề thuyên giảm, vào ngày lễ tết rất đông người đến xin lộc.
Có lẽ nhờ được trồng trên ngọn đồi linh thiêng nên nhiều loại thuốc vốn ưa trồng trên những ngọn núi đá vôi cao hoặc trong các khu rừng nguyên sinh khi về đây hợp đất, phát triển rất tốt? Ai cũng tin rằng đất Quan Âm thiêng, lại được sự chăm sóc của những người phụ nữ có tâm nên cây thuốc ở đây tác dụng không thua kém gì những cây thuốc tìm được trong rừng già.
Suốt gần 30 năm bốc thuốc, vị thầy lang này luôn đặt chữ “Phúc” làm đầu. Vì thế, dù đã giúp đỡ được nhiều người nhưng bà không khi nào nhớ được chính xác tên tuổi những bệnh nhân của mình, trừ người ở gần nhà. Không thiếu những lần bà bỏ dở công việc đang làm trên nương hay trong bếp để vội vã đi tìm thuốc cho những khách phương xa đến xin thuốc. Có lần nửa đêm, một bệnh nhân ở xa khi tìm đến được nhà bà thì trời đã tối, bà dậy nấu cơm làm canh rồi cho thuốc trị bệnh, không lấy tiền.
Bà Chiên tâm sự: “Thấy người đi xa đến mà phải quay xe về tay trắng thì bà thương lắm. Đồng tiền không quan trọng bằng cái tình, có người bệnh khổ lắm, ốm yếu gầy còm mình giúp được thì phải giúp ngay. Bốc thế nào để người bị bệnh uống thuốc mình phải thuyên giảm”. Ai nhớ ơn thì ngày tết đến đem cho tấm áo, chiếc váy, hộp bánh…
Đang ngồi trò chuyện với chúng tôi, nhận được “đơn đặt hàng” qua điện thoại của một vị khách quen nhắn tìm giúp lá cây hối cho trẻ con tắm. Giữa trưa nắng gắt thương vợ sức yếu, chồng bà sau bữa cơm trưa đã không nghỉ ngơi, đi lên ngọn núi cách nhà cả chục cây để kịp gửi theo khách mang về trong ngày. Ông Chinh nói: “Trước kia, rừng còn nhiều cây thuốc, bệnh nhân cũng ít nên mỗi lần có người đến xin thuốc mới đi lấy, giờ đông hơn nên bà phải tích trữ thuốc nam bảo quản trong kho”.
Chúng tôi tìm đến anh Nguyễn Văn Toản, ngay cùng xã Đú Sáng, một bệnh nhân đã được bà điều trị. Anh Toản kể, ngày còn là thanh niên anh mắc bệnh thận và gan, đi tiểu ra máu, sức khỏe rất yếu, nhưng nhờ hai thang thuốc của bà Chiên mà anh đã khỏi hẳn bệnh. Hiện giờ, anh cùng vợ đang mở một quán ăn ngay trong xã, mỗi lần nhắc đến vị ân nhân của mình anh Toản luôn xúc động, cảm thấy mình may mắn gặp được đúng thầy đúng thuốc. “Mỗi năm tôi cũng đều đi bệnh viện khám lại, nhưng không thấy bệnh tái phát” – anh Toản nói.
Dù không một danh vị, nhưng người thầy lang của núi rừng này luôn tận tụy hết lòng với công việc làm phúc. Nhìn đôi bàn tay gầy guộc tỉ mẩn chọn lựa từng lá cây, phơi sạch, băm chặt của bà Chiên mới thấy được cái tâm giúp đời của bà thực sự rất lớn lao, chứ không hề giản đơn như câu nói chỉ là “vài cái lá rừng thôi mà”.
No comments:
Post a Comment