Bệnh nhân viêm gan virus C mãn tính có cơ hội khỏi bệnh
Đó là khẳng định của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Điều trị tối ưu viêm gan virus C mạn tính trên bệnh nhân Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội.
Các chuyên gia gan mật trong nước và quốc tế đã thảo luận về những khó khăn trong điều trị viêm gan siêu vi C mạn tính tại Việt Nam, đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh.
Viêm gan virus C mạn tính là 1 trong những nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan, với tỉ lệ tới 4%. Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế, hiểu biết, ý thức chăm sóc về sức khoẻ nên việc tầm soát và điều trị viêm gan virus C mạn tính còn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, theo ông GS. H.L.Y. Chan Giám đốc Viện tiêu hóa và Trung tâm gan (Hồng Kông): Nếu được chẩn đoán xác định kiểu gen, đo độ xơ hóa của gan để lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp, thì bệnh nhân vẫn có nhiều cơ hội khỏi bệnh.
Theo các chuyên gia, phác đồ điều trị hai thuốc (PEG-IFN 2a và Ribavarin) vẫn phù hợp cho bệnh nhân ở các nước châu Á và Việt Nam. Đặc biệt, bệnh nhân châu Á đa phần mang gen IL28cc, nên sẽ đáp ứng cao với PEG-IFN 2a/Ribavirin, tỷ lệ đạt SVR từ 79-85%, ngay cả với bệnh nhân VGSVC genotype 1”.
Đó là khẳng định của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Điều trị tối ưu viêm gan virus C mạn tính trên bệnh nhân Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội.
Các chuyên gia gan mật trong nước và quốc tế đã thảo luận về những khó khăn trong điều trị viêm gan siêu vi C mạn tính tại Việt Nam, đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh.
Viêm gan virus C mạn tính là 1 trong những nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan, với tỉ lệ tới 4%. Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế, hiểu biết, ý thức chăm sóc về sức khoẻ nên việc tầm soát và điều trị viêm gan virus C mạn tính còn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, theo ông GS. H.L.Y. Chan Giám đốc Viện tiêu hóa và Trung tâm gan (Hồng Kông): Nếu được chẩn đoán xác định kiểu gen, đo độ xơ hóa của gan để lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp, thì bệnh nhân vẫn có nhiều cơ hội khỏi bệnh.
Theo các chuyên gia, phác đồ điều trị hai thuốc (PEG-IFN 2a và Ribavarin) vẫn phù hợp cho bệnh nhân ở các nước châu Á và Việt Nam. Đặc biệt, bệnh nhân châu Á đa phần mang gen IL28cc, nên sẽ đáp ứng cao với PEG-IFN 2a/Ribavirin, tỷ lệ đạt SVR từ 79-85%, ngay cả với bệnh nhân VGSVC genotype 1”.
Xem thêm: điều trị ung thư gan | triệu chứng bệnh gan
No comments:
Post a Comment