April 16, 2013

Tại sao cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư gan?

Để đạt hiệu quả tốt trong điều trị ung thư gan đòi hỏi phải có sự kết hợp và gắn kết của nhiều chuyên ngành y học, y tế: dịch tễ học, khám đa khoa, chuyên khoa, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, mô bệnh học, phẫu thuật, ung thư và truyền thông y tế.

Mục tiêu của dieu tri ung thu gan, cũng như các bệnh ung thư khác, là loại bỏ tổ chức ung thư, kéo dài tuổi đời sau điều trị và đảm bảo chất lượng cuộc sống sau điều trị cho người bệnh. Giảm thiểu tối đa gánh nặng kinh phí cho người bệnh, gia đình người bệnh và cho xã hội.

Để đạt được mục tiêu này thì việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và giai đoạn rất sớm có vai trò ý nghĩa quyết định.

Ung thư tế bào gan dù được điều trị đúng và điều trị ở giai đoạn sớm hay rất sớm thì vẫn có khả năng bị tái phát.

Alpha-fetoprotein (AFP - αFP) là dấu ấn sinh học được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất trong chẩn đoán và sàng lọc ung thư tế bào gan. Tuy nhiên việc sử dụng đơn thuần xét nghiệm AFP có khả năng bỏ xót khoảng 40% bệnh nhân, do vậy cần phải kết hợp với chẩn đoán hình ảnh, phổ biến nhất là siêu âm.

Thời gian làm xét nghiệm và kiểm tra định kỳ trung bình là 6 tháng/1 lần.

   · Tuy nhiên ở bệnh nhân có bệnh lý gan mạn tính (đặc biệt là do vi-rút viêm gan B, viêm gan C), xơ gan có nhân xơ tái sinh cần được theo dõi sát hơn và khoảng cách theo dõi nên là 3 tháng/1 lần.

   · Người bệnh sau điều trị ung thư tế bào gan nên được theo dõi theo lộ trình sau: sau 01 tháng điều trị - sau 03 tháng điều trị và cứ 3 tháng/1 lần trong vòng tối thiểu 2 năm đầu sau điều trị.

   · Tất cả người bệnh lần đầu tiên phát hiện có khối U gan với kích thước lớn hơn 1cm, nên làm chẩn đoán chuyên sâu với chẩn đoán hình ảnh: chụp CT đa dãy có tiêm thuốc cản quang, chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) có tiêm thuốc đối quang từ hay siêu âm có tiêm thuốc cản âm.

   · Khi các dữ liệu chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu không đủ kết luận chẩn đoán, nên tiến hành sinh thiết gan.

Các phương pháp điều trị ung thư gan

1. Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan trên cụ thể từng người bệnh cần dựa vào các yếu tố sau:

· Giai đoạn khối u gan và vị trí khối u gan.
· Giai đoạn bệnh lý của gan: khoảng 80-85% ung thư tế bào gan xuất phát trên nền xơ gan, đặc biệt ở người nhiễm vi-rút viêm gan B và vi-rút viêm gan C mạn tính.
· Tình trạng toàn thân và các bệnh lý khác của người bệnh.

2. Không thể áp dụng một phương pháp điều trị duy nhất cho tất cả người bệnh ung thư tế bào gan.

3. Các phương pháp điều trị ung thư gan

   -  Cắt gan bán phần
   -  Ghép gan
   -  Làm hoại tử và loại bỏ khối u gan bằng đốt điện (RFA: radiofrequency ablation)
   -  Làm hoại tử và loại bỏ khối u gan bằng phương pháp tiêm cồn
   -  Nút mạch: cắt nguồn mạch máu nuôi dưỡng khối u gan (nút mạch có thể kết hợp với hóa chất hoặc kết hợp với chất đồng vị phòng xạ)
   -  Hóa trị liệu, hiện nay có rất nhiều thuốc mới được nghiên cứu thành công và đưa vào áp dụng điều trị thực tiễn như: Sorafenib, Brivanib, Linifanib, Everolimus, Ramicirumab….
   -  Xạ trị liệu: với sự ra đời của thế hệ máy mới nhất hiện nay, Varian True Beam, vai trò của xạ trị liệu trong điều trị ung thư tế bào gan bắt đầu được đề cập - chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên kết quả còn cần được kiểm chứng thêm.

Đối với thế hệ máy xạ trị liệu từ Gamma-knife và Cyber-knife trở về trước: chưa được các tổ chức Khoa học - Y học có uy tín của Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản…. khuyến cáo coi đó là phương pháp thường qui trong điều trị ung thư tế bào gan.

Chú ý: Một số phương pháp điều trị ung thư tế bào gan khác không đề cập đến. Các phương pháp đó một là do hiệu quả điều trị không đáng kể hoặc chưa đủ số liệu kiểm chứng, hai là có quá nhiều tác dụng phụ không mong muốn mà kết quả đạt được lại không cao. Do vậy các phương pháp đó hiện nay không được các tổ chức Khoa học – Y học có uy tín đề cập đến trong các khuyến cáo chính thức và nhiều phương pháp hiện nay các nền Y học tiên tiến không sử dụng - áp dụng trong điều trị.

April 15, 2013

Những nguồn lây bệnh gan không ngờ

Các loại viêm gan virus, sán lá gan... có thể tấn công người dân vào bất cứ lúc nào với nguồn lây ít ngờ tới nhất. Còn đối với bệnh xơ gan khả năng lây nhiễm là thấp hơn.

Hôn nhau...

Dù tỷ lệ lây nhiễm là rất thấp nhưng các chuyên gia y tế cho rằng, nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm viêm gan virus A, B nếu như miệng của người nhiễm virus có vết xước hay tổn thương.

Quan hệ tình dục “lạ”

Quan hệ tình dục là con đường chính gây lây nhiễm cả 3 thể viêm gan virus A, B và C (viêm gan C ít gặp hơn). Cụ thể: Viêm gan A lây nhiễm khi quan hệ tình dục đường miệng; viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virus gây bệnh AIDS) từ 50 - 100 lần; viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh). Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Đặc biệt, các chuyên gia bệnh gan cho rằng, quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ nhiễm virus viêm gan hơn theo đường âm đạo. Đặc biệt là viêm gan virus B.

Mưa lũ

Là nguồn lây bệnh viêm gan virus E. Bệnh này có thể gặp ở bất cứ nước nào trên thế giới, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là các nước vùng nhiệt đới, đặc biệt là những nước vệ sinh môi trường kém, mưa lũ thường hay xảy ra. Lý do virus viêm gan E có trong phân, rác, nước thải khi mưa lũ về làm tràn ngập các vùng đất bẩn có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus viêm gan A, E. Từ nước, virus bám vào thức ăn như rau, thực phẩm (do dùng nước sông, ao hồ để rửa), nước uống. Khi con người ăn, uống phải loại thức ăn, nước uống đó sẽ lâm bệnh. Bệnh này chưa có vaccin dự phòng.

Virus viêm gan E sống rất kém khi ra môi trường bên ngoài, do vậy chỉ cần đun sôi nước trong vòng 1 - 2 phút là có khả năng tiêu diệt được chúng. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho công tác phòng bệnh. Để tiêu diệt nguồn lây, sau mưa lũ, người dân cần tu sửa lại các nhà tiêu không để phân vương vãi, đặc biệt là các huyện miền núi, các vùng triền sông hay có lũ, lụt xảy ra. Cần có biện pháp khử khuẩn nguồn nước bằng cloramin đúng phương pháp (dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế).

Đề phòng… dao thớt

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm An toàn thực phẩm tại Đại học Georgia (Mỹ) đã sử dụng dao mới và bàn mài trên 6 loại trái cây và rau quả đã được tiêm virus viêm gan A. Kết quả cho thấy hơn phân nửa số dao và bàn bị nhiễm virus sau khi tiếp xúc với rau củ nêu trên, rồi virus truyền qua những con dao chưa tiếp xúc để bên cạnh. Với những người có miễn dịch yếu, có thể nhiễm bệnh. Vì thế, các nhà khoa học khuyên người làm bếp nên rửa dao sau mỗi lần dùng để tránh virus lây lan.

Phòng ngừa bệnh xơ gan lây truyền không có gì là khó

Hiện nay, các bệnh về gan như suy giảm chức năng gan (dùng nhiều bia rượu), bệnh xơ gan, viêm gan, ung thư gan... ngày càng gia tăng. Có nhiều cách để dự phòng lây bệnh nhưng người dân ít để ý.

Nhiều trẻ em mắc bệnh về gan

Hiện nay ở Việt Nam có đầy đủ cả 5 loại virus viêm gan gồm viêm gan A, B, C, D, E. Trong đó xu hướng rất nguy hiểm là nhiều trẻ em mắc bệnh gan: 95% số bệnh nhân nhiễm viêm gan virus A là trẻ dưới 15 tuổi. Với viêm gan virus B, chúng tôi cũng đã điều trị cho nhiều trẻ dưới 6 tuổi. Như vậy, gánh nặng y tế với các em là suốt đời. Các đường lây truyền của bệnh viêm gan cũng rất đa dạng. Ở Việt Nam, hơn một nửa các ca bệnh truyền nhiễm là từ mẹ sang con, đặc biệt trường hợp người mẹ mang virus viêm gan và hiện tượng nhân lên của virus. 80% người mẹ có mang virus truyền sang cho con căn bệnh này.

dieu tri viem gan virus có nhiều loại thuốc. Trước tiên là thuốc không đặc hiệu mà ta thường gọi là thuốc “bổ gan”, sau đó là những loại thuốc ức chế sự nhân lên của virus hoặc diệt virus. Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều loại thuốc điều trị bệnh này.


Quan trọng nhất vẫn là phát hiện bệnh sớm

Điều trị viêm gan virus mạn tính rất khó khăn, tốn kém tiền của. Chẳng hạn 1 trẻ 6 tuổi điều trị viêm gan virus B chi phí khoảng 30 triệu đồng tiền thuốc/năm, chưa kể tiền khám bệnh, đi lại…
Người dân nên đi xét nghiệm viêm gan, nếu kết quả âm tính cần tiêm phòng ngay. Còn nếu đã mắc bệnh, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. Mọi phác đồ điều trị đều phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ.

Để phòng tránh đến mức tối đa bệnh viêm gan virus, chúng ta nên đặt việc tiêm phòng viêm gan virus lên hàng đầu. Muốn giải quyết được vấn đề này cần sự quan tâm đúng mức của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng. Thực tế ghi nhận của chúng tôi thì việc tiêm phòng viêm gan ở Việt Nam còn chưa thực hiện tốt bởi cộng đồng chưa hiểu rõ vai trò của tiêm phòng, cũng như sự quan tâm sát sao của các ngành chức năng. Ngoài ra, cán bộ y tế cơ sở cũng cần được tập huấn để đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của viêm gan...

Phụ nữ mang thai phát hiện bệnh từ tháng thứ 5 cần uống thuốc để giảm tỷ lệ nhân lên của virus viêm gan và giảm nguy cơ lây truyền cho trẻ em. Trẻ em mới sinh ra cần được tiêm càng sớm càng tốt vaccin viêm gan B và kháng thể Epabig. Đây là điều cực kỳ quan trọng trong việc phòng bệnh.

Bệnh xơ gan có di truyền hay không?

Bệnh xơ gan có di truyền không? 

Đây là vấn đề rất nhiều người mắc bệnh xơ gan muốn biết. Chuyên gia cho biết xơ gan không phải là bệnh di truyền, mà chỉ là bệnh truyền nhiễm qua nhiều đường khác nhau, nếu như nguyên nhân dẫn đến xơ gan là viêm gan do virus thì có mang tính truyền nhiễm, xơ gan có thể lây truyền từ mẹ sang con, bố sang con trong quá trình người mẹ mang thai, dưới đây là giới thiệu chi tiết về vấn đề xơ gan có di truyền hay không.

Benh xo gan là một dạng bệnh mãn tính thường gặp, có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân mà dẫn đến tổn thương gan, gan lan tỏa tổn thương dạng sợi, còn về xơ gan có di truyền hay không thì chuyên gia cho biết bệnh gan không di truyền, mà chỉ là truyền nhiễm thông qua các đường khác nhau, và trong lâm sàng nguyên nhân gây bệnh xơ gan có rất nhiều, nếu như bệnh do viêm gan virus gây nên, thì xơ gan có mang theo truyền nhiễm, khi đó phụ nữ có thai rất dễ lây truyền sang thai nhi, nếu bệnh do bệnh gan cồn (gan do uống rượu), hoặc gan nhiễm mỡ gây nên thì không mang theo truyền nhiễm, không lây truyền sang thai nhi.

Vậy nếu ở nhà có người thân bị xơ gan mà do viêm gan gây nên thì người nhà của bệnh nhân phải làm tốt công tác phòng ngừa bệnh, đồng thời tích cực trị liệu, hiện nay rất nhiều người có cái nhìn phiến diện và sự hiểu biết nửa vời khi họ cho rằng xơ gan không thể chữa trị được, đây rõ ràng là suy nghĩ sai lầm, các chuyên gia của chúng tôi cảnh tỉnh người bệnh rằng xơ gan có nguy hại rất lớn cho sức khỏe, nhưng chỉ cần người bệnh phối hợp với bác sĩ, chịu khó kiên trì điều trị khoa học thì bệnh tình sẽ có khả năng nghịch chuyển.

Các bác sĩ nhấn mạnh, rất nhiều bệnh nhân xơ gan khi bị bệnh do lo lắng quá mức mà dễ dẫn đến hiện tượng ai chỉ đâu cũng đi đến đấy để chữa bệnh, tâm lí này khiến họ dễ chọn nhầm nơi điều trị, vào những nơi không tốt để trị liệu, điều đó chẳng những khiến bệnh nhân tốn kém chi phí lại không thu được chuyển biến gì, cũng có trường hợp bệnh nhân không nắm rõ được thời điểm nào phải điều trị thời điểm nào điều trị là có hiệu quả nhất mà bỏ qua thời điểm trị liệu khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu đi. Cho vậy bệnh nhân xơ gan cần phát hiện sớm để đến bệnh viện chính quy chuyên ngành kiểm tra khám xét, sau đó dựa vào tình trạng bệnh tình mà tiến hành điều trị khoa học.

Xem thêm: chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu | thuốc đông y chữa xơ gan cổ chướng