July 16, 2013

Đột phá mới trong chữa bệnh ung thư

Các nhà khoa học thuộc Đại học Southampton và Trung tâm Nghiên cứu BC Cancer (BC Cancer Agency Research Centre) đã tìm ra một phương pháp đặc biệt để giết chết các tế bào ung thư.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Cell, xoay quanh khả năng chua benh ung thu mà không làm tổn hại đến các tế bào khác của cơ thể, khác với các phương pháp xạ trị trước kia.

GS Chris Proud, thuộc Khoa Sinh học của Đại học Southampton, cho biết: “Tế bào ung thư phát triển và phân ly nhanh hơn các tế bào thông thường rất nhiều, nghĩa là chúng thường bị “đói” dinh dưỡng và ôxy cao. Chúng tôi đã phát hiện ra một thành phần tế bào mang tên eEF2K có vai trò quan trọng trong việc cho phép các tế bào ung thư sống sót trong lúc bị “đói”, trong khi đó các tế bào khỏe mạnh khác không cần eEF2K để sống sót. Vì vậy, nếu chặn khả năng của eEF2K chúng ta có thể giết các tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh”.

Tất cả tế bào trong cơ thể đều chứa những thành phần cơ bản như nhau, nghĩa là nếu tấn công một thành phần trong tế bào ung thư sẽ bị ảnh hưởng đến tất cả tế bào còn lại. Đây là một vấn đề nghiêm trọng tồn tại trong phương pháp điều trị ung thư thông thường bằng xạ trị, không những làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh mà còn chỉ có thể áp dụng cho một số loại ung thư nhất định. Ngược lại, nghiên cứu của GS Chris Proud và các cộng sự chỉ nhắm vào việc tấn công một thành phần protein quan trọng đối với tế bào ung thư nên không chỉ vô hại với các tế bào thông thường mà còn có thể áp dụng để điều trị với nhiều loại bệnh ung thư khác nhau.

Nghiên cứu đột phá này tạo ra một hy vọng mới cho cuộc chiến chống ung thư. Hiện GS Chris Proud và các cộng sự đang tích cực làm việc với nhiều phòng nghiên cứu khác nhau, trong đó có các công ty dược, để phát triển một loại thuốc thử nghiệm ngăn chặn chức năng của eEF2K. Có thể trong tương lai gần sẽ có những loại thuốc dựa vào nghiên cứu này được dùng để điều trị các loại bệnh ung thư.

Ung thư gan - căn bệnh thế kỷ

Chức năng chính của gan là lọc máu, giúp cho máu lưu thông khắp cơ thể, giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng và hấp thụ thuốc từ cơ quan tiêu hóa bằng các hợp chất sinh học sẵn có. Gan có nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố và bài tiết các chất hóa học độc hại trong máu. Vì vậy khi gan bị ung thư, chức năng gan không còn bình thường, nguy cơ tử vong là rất cao.

Ung thu gan là gì?

Hầu hết ung thư gan là do tự phát hoặc do di căn, tức là bắt đầu từ một khối u ác tính ở cơ quan nào đó trong cơ thể thường là ở ruột, phổi hay vú nhưng chủ yếu bắt nguồn chính ở trong gan. Hiện nay ở Việt Nam, ung thư gan đứng thứ ba trong các loại ung thư phổ biến nhất.

Các triệu chứng ung thư gan

Các bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng, khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đau bụng vùng hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp nhất do u lớn. Triệu chứng khởi đầu cũng thường gặp là trên các bệnh nhân xơ gan đột ngột xuất hiện biến chứng: cổ trướng, vàng da, xuất huyết tiêu hóa do dãn vỡ tĩnh mạch thực quản.

Nguyên nhân gây ung thư gan

1.Xơ gan

Có tới 50 – 80% bệnh nhân ung thư gan có liên quan đến gan xơ và có khoảng 5% bệnh nhân xơ gan sau này sẽ phát triển thành ung thư tế bào gan và thường là nhiều ổ.

2.Viêm gan virus

Viêm gan virus B và C là nguyên nhân đáng kể nhất gây ung thư tế bào gan trên toàn thế giới, đặc biệt là ở người bị viêm gan mạn tính biến chứng sang.

3.Chất độc

Một số hóa chất có nguy cơ gây ung thư gan: vinyl chloride dùng chế plastic, arsenic nhiễm trong nước uống…

4. Bệnh gan ứ sắt

Sự quá tải sắt ở gan. Đây là bệnh di truyền gây rối loạn chuyển hóa sắt. Sự quá tải sắt gây độc cho cơ thể, đặc biệt ở gan, gây viêm và chết tế bào gan. Điều này dẫn đến xơ gan và nguy cơ rất cao đưa đến ung thư gan.
Ngoài các nguyên nhân trên thì theo các bác sĩ của Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã, ung thư gan còn do nhiều yếu tố khác như tuổi, giới tính, gia đình. Nam giới bị ung thư nhiều hơn nữ giới và tỉ lệ này tăng dần sau 60. Những người trong gia đình có nhiều người bị ung thư gan cũng dễ có nguy cơ phát triển ung thư gan.

điều trị ung thư gan như thế nào?

Theo các bác sĩ của Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã: Khác với các loại ung thư khác, hóa trị và xạ trị hầu như không có tác dụng gì đối với ung thư gan. Hiện nay, với căn bệnh này, các phương pháp điều trị chủ yếu được sử dụng tại Việt Nam là phẫu thuật cắt gan (cắt bỏ phần gan có mang khối ung thư), đốt nhiệt cao tần (dùng sóng có tần số như tần số của sóng radio truyền qua một cây kim cắm vào khối ung thư, tạo hiệu ứng nhiệt tại chỗ làm cho khối u bị phá hủy) và hóa dầu thuyên tắc mạch hay còn gọi là nút mạch (cắt nguồn máu đến nuôi khối ung thư khiến cho khối ung thư bị thiếu máu nuôi và chết khô).

Phòng bệnh ung thư gan

Phòng bệnh là phương pháp tốt nhất chống ung thư gan. Phải nỗ lực làm giảm xơ gan phát hiện sớm và điều trị viêm gan siêu vi mãn tính. Việc tiêm phòng vacxin chống siêu vi A , B là rất cần thiết cho chúng ta. Ngoài ra, chúng ta không nên uống rượu, bia, các chất có cồn và phải khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện ung thư gan sớm từ đó có cách điều trị phù hợp. Đó là những khuyến cáo của các bác sĩ Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã.

Mọi thông tin thắc mắc về bệnh gan vui lòng liên hệ đến số 04.3718.1999 – 0124.718.1999 để được các bác sĩ của phòng khám đa khoa 12 Kim Mã tư vấn trực tiếp.

Nên ăn uống đúng cách đối với bệnh nhân ung thư

Ăn uống đúng cách có thể làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư và hỗ trợ tốt cho các phương pháp điều trị bệnh.

Hiện nay, một số bệnh ung thư thường gặp nhất ở nam giới tại Việt Nam là ung thu gan, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang. Ung thư gan vẫn là loại ung thư đứng đầu bảng đối với cả hai giới nhưng ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh của nam cao gấp đôi nữ. Ung thư phổi đứng thứ hai nhưng tỷ lệ ở nam thậm chí cao gấp gần 5 lần so với nữ, do tỷ lệ nam giới hút thuốc chiếm đa số. Ung thư tuyến tiền liệt chỉ gặp ở phái mạnh và cũng là một trong những căn bệnh gây tử vong nhiều hiện nay.

Đây là một số tư vấn của Bệnh viện ung thư quốc tế Fuda (Quảng Châu, Trung Quốc) về chế độ dinh dưỡng cho những bệnh nhân nam giới, mắc phải các chứng ung thư thường gặp nói trên.

Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân ung thư gan

Bệnh nhân phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, thông thường nên ăn các chất giàu protein, ít mỡ, ít béo, thức ăn dễ tiêu hóa, ăn nhiều bữa một ngày. Người bệnh nên ăn nhiều hoa quả, thức ăn tươi chứa nhiều vitamin C. Đối với ung thư gan giai đoạn cuối, người bệnh cần chú ý khống chế lượng chất protein vào cơ thể để tránh tình trạng hôn mê do gan gây ra.

Các thức ăn có khả năng bảo vệ gan là rùa, ba ba, nấm, mật ong, lươn. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả có khả năng chống oxy hóa như xúp lơ, cải bắp, cà rốt, táo, chanh, cà chua…

Bệnh nhân không ăn các thức ăn cay nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, quế, thịt chó, thịt dê, tỏi, hành… để tránh hiện tượng xuất huyết do vỡ tĩnh mạch thực quản. Nên ăn các thức ăn mềm, ăn ít các thức ăn thô.

Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân ung thư phổi

Người bị ung thư phổi phải đảm bảo dinh dưỡng bao gồm các chất như protein, chất béo, đường, vitamin, muối vô cơ… Đồng thời, người bệnh nên ăn những thức ăn làm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và có thể chống ung thư như hạnh nhân, hạt ý dĩ, sứa, rùa biển, hải sâm, bách hợp, mộc nhĩ trắng, hạt sen, lê, cà rốt...

Nghiêm cấm hút thuốc, uống rượu. Người bệnh tránh các loại thức ăn mang tính kích thích, cay nóng. Khi bị ho ra máu, bệnh nhân không được ăn những thức ăn nóng như thịt dê, thịt chó, tỏi, gừng…

Nguyên tắc ăn uống dành cho bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến

Các thực phẩm bệnh nhân có thể chọn dùng để chống ung thư, tăng sức đề kháng, lợi tiểu, giảm đau, có chức năng điều tiết như rau cần, mộc nhĩ, ba ba, sứa, cá mập, hạt điều, bí, mướp, nấm đông cô, xa tiền thảo…

Bệnh nhân kiêng ăn những thức ăn như thịt dê, thịt chó và những thức ăn kích thích tăng cường nam tính; kêng ăn đồ cay nóng.

Nguyên tắc ăn uống dành cho bệnh nhân ung thư bàng quang

Các thực phẩm có thể chống ung thư và lợi tiểu, tiêu viêm, cầm máu như ốc, rong biển, rùa, sứa, rắn nước, vây cá mập, bí, ngô, râu ngô… Bệnh nhân tránh uống rượu, hút thuốc, tránh các loại thức ăn như mỡ động vật, những thức ăn cay nóng, thức ăn chiên rán, hun khói, ướp muối lâu, không uống cà phê đậm đặc.


Liệu pháp tế bào gốc có khả năng chữa khỏi HIV

Các bác sĩ Mỹ vừa cho biết có lẽ không còn phát hiện virus HIV ở hai bệnh nhân sau khi họ được ghép tế bào gốc tủy xương để điều trị ung thư.


Tiến sĩ Timothy Henrich công bố phát hiện liệu pháp điều trị HIV tại một hội nghị của Tổ chức Phòng chống AIDS ở Kuala Lumpur


Cả hai bệnh nhân được điều trị tại Boston, Mỹ, đã sử dụng thuốc dài ngày để kiểm soát HIV. Hai người được ghep te bao goc sau khi phát triển bệnh ung thư hệ bạch huyết.

Tiến sĩ Timothy Henrich thuộc trường Y khoa Harvard cho biết các bác sĩ không còn tìm thấy bằng chứng nhiễm HIV ở hai bệnh nhân nam từ sau khi họ được cấy tế bào gốc.

Tiến sĩ Henrich công bố phát hiện trên tại một hội nghị của Tổ chức Phòng chống AIDS ở Kuala Lumpur nhưng ông cho rằng còn quá sớm để khẳng định HIV đã biến mất khỏi cơ thể cả hai bệnh nhân trên.

Tuy nhiên, ông Henrich cho biết một bệnh nhân đã không sử dụng thuốc chống retrovirus trong 15 tuần và bệnh nhân kia đã ngừng liệu pháp này cách đây 7 tuần.

Hồi tháng 7/2012, tiến sĩ Henrich lần đầu tiên thông báo không còn phát hiện HIV ở hai bệnh nhân nam sau khi điều trị cấy ghép tế bào gốc. Tuy nhiên, tại thời điểm đó hai bệnh nhân vẫn đang sử dụng thuốc điều trị HIV.

“Tiến sĩ Henrich đang lập ra một lãnh địa mới trong nghiên cứu loại trừ HIV”- ông Kevin Robert Frost, giám đốc điều hành Quỹ Nghiên cứu AIDS, cơ quan tài trợ nghiên cứu, đánh giá.

Phát hiện đã mở ra hi vọng về phương pháp điều trị HIV, loại virus nguy hiểm hiện ảnh hưởng tới 34 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành kêu gọi cần thận trọng trước khi thực hiện thêm nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Áp dụng liệu pháp tế bào gốc không được xem là một lựa chọn khả thi trong điều trị đại trà vì chi phí cực kỳ cao. Mặc dù vậy, các ca mới đây có thể mở ra con đường mới cho cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ.

Hai ca mới đây đều giống trường hợp ông Timothy Ray Brown, người được gọi là ‘bệnh nhân Berlin’. Ông Brown đã trở thành người đầu tiên không còn phát hiện thấy HIV sau khi được cấy ghép tủy xương điều trị bệnh bạch cầu vào năm 2007. Thế nhưng giữa các ca có những điểm khác biệt quan trọng.

Trong khi bác sĩ của ông Brown sử dụng tế bào gốc từ người hiến tặng có biến thể gen hiếm gặp ‘CCR5 delta 32’ khiến cho người bệnh hầu như kháng HIV, hai bệnh nhân Boston được cấy tế bào gốc không có biến thể gen này.

Tiến bộ khoa học kể từ khi HIV được phát hiện lần đầu cách đây 30 năm khiến cho loại virus nguy hiểm không còn là án tử hình với những người nhiễm phải. Hơn nữa, thuốc chống retrovirus để điều trị AIDS có thể kiểm soát HIV trong hàng thập kỷ.

Tuy nhiên, nhiều người không được điều trị sớm bằng liệu pháp chống retrovirus. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi phát thuốc cho bệnh nhân nhanh hơn sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV.

Hiện tại, các nhà khoa học Úc cho rằng họ lạc quan vì đã tìm ra cách giúp thêm hàng triệu người được tiếp cận với thuốc điều trị retrovirus.

Các nhà khoa học Úc đã phát hiện một loại thuốc mà với liều dùng hàng ngày thấp hơn nhưng có hiệu quả tương đương và giá thành rẻ hơn nhiều so với liều điều trị hiện nay.

July 13, 2013

Cần đảm bảo dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư

Theo thống kê của Hội Ung thư Việt Nam công bố, mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Bởi đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng tới chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

Nhiều người thường nghĩ, dinh dưỡng đầy đủ khi mắc ung thư sẽ cung cấp dưỡng chất cho khối u phát triển nhanh hơn và thường đầu hàng không tiếp tục chua benh ung thu và cho đó là một căn bệnh không thể chữa được, k thể kéo dài thêm được thời gian sống, sống ngày nào biết ngày ấy, chạy chữa đông tây rồi tiền mất tật mang. Quan niệm này là hết sức lệch lạc dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Theo TS.BS Tạ Thị Tuyết Mai, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân Gia Định, người bị ung thư cần được nuôi dưỡng đầy đủ để cơ thể thật khỏe mạnh, có thể chịu được tác dụng phụ của phương pháp trị liệu trong quá trình tiêu diệt tế bào ung thư.

Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước. Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, một chế độ ăn nhiều rau củ, ít đạm động vật, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động tập thể dục, thể thao sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và thể lực để chống lại ung thư.

Có một loại siêu thực phẩm xanh có thể giúp bệnh ung thư bổ sung vào thực đơn hàng ngày một cách dễ dàng, đơn giản đó là Tảo Mặt trời Spirulina. Với hơn 100 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, đây là một thực phẩm rất quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công nhận “Tảo Spirulina là thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt nhất của loài người trong thế kỷ 21” và theo Tổ chức Nông Lương thế giới ( FAO) : “Spirulina là nguồn dinh dưỡng và dược liệu đặc biệt quý giá”.