August 10, 2013

Bánh hamburger tế bào gốc đầu tiên

Tại thủ đô của Anh, nếm bánh hamburger đầu tiên trên thế giới được làm từ các tế bào gốc đã diễn ra trong sự chứng kiến của các nhà báo, các truyền thông địa phương đưa tin hôm thứ Ba. Miếng chả rán trong bánh nom như thịt, nhưng khô và không ngon, nữ giáo sư Hanni Ryuttsler từ Áo nói sau khi được thử bánh.



Chi phí của một chiếc bánh hamburger từ tế bào gốc được ước tính ở mức 250 000 bảng. Chiếc bánh hamburger được làm từ tế bào gốc có nguồn gốc từ sinh thiết của một con bò. Trong thời hạn ba tháng, một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Giáo sư Mark Post của Đại học Maastricht, Hà Lan đã có thể phát triển được 20.000 sợi cơ. Sau đó, các sợi được nén lại để làm chả kẹp hamburger, về các thông số sinh học giống hệt nhơ thịt bò bình thường. Theo Mark Post, ông muốn cho thế giới thấy rằng thịt phát triển trong phòng thí nghiệm là khả thi là giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực.


Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn ở đâu?

Hiện nay tại Việt Nam, rất nhiều gia đình có xu hướng lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn cho con để đề phòng điều trị các bệnh nguy hiểm sau này. Và họ cũng đang thắc mắc, không biết ở nước ta thì lưu trứ tế bào gố máu dây rốn ở đâu? Chi phí hết bao nhiều. Dưới đây tôi xin chia sẻ về một vài thông tin đã thu thập được, để giải đáp những thắc mắc đó cho các gia đình có điều kiện, muốn lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn cho con:

Ông Trần Ngọc Quế - Phó Giám đốc Trung tâm tế bào gốc, Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương trả lời: Việc lưu trữ máu cuống rốn để dự phòng điều trị các bệnh hiểm nghèo là lựa chọn rất tốt của những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Tuy nhiên, để có thể có một mẫu máu cuống rốn lưu trữ đảm bảo các quy định, người bệnh phải trải qua một quá trình kiểm tra, sàng lọc với rất nhiều xét nghiệm, phân tích khá phức tạp về mặt kỹ thuật.

Các sản phụ có nhu cầu lưu trữ máu cuống rốn cho con phải đến đăng ký, kiểm tra một số bệnh (nếu người mẹ mắc một số bệnh như di truyền, nhiễm virus… thì không thể lưu trữ). Bệnh viện cũng phải điều tra và làm một số xét nghiệm của người mẹ, nếu đủ điều kiện thì mới đăng ký và nộp chi phí ban đầu.

Khi sản phụ chuẩn bị sinh sẽ có người hướng dẫn tận nơi. Khi tách em bé ra khỏi bánh rau thì có 2 phương pháp lấy máu cuống rốn. Phương pháp thứ nhất là khi bánh rau chưa xổ ra khỏi tử cung, máu được lấy luôn từ dây rốn. Phương pháp thứ 2 là sau khi xổ rau, cán bộ y tế sẽ treo bánh rau lên và lấy máu. Việc này chỉ được phép tiến hành trong vòng 10 phút đầu tiên kể từ khi xổ rau ra bởi nếu không máu sẽ bị đông, không còn tác dụng nữa.

Sau khi lấy máu về phải làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng không, có mắc bệnh gì không, đặc biệt là những bệnh về nhiễm sắc tố. Nếu bị bệnh này sẽ phải hủy mẫu máu đó. Tiếp đến là phân lập ra tế bào gốc, khối lượng nitơ để bảo quản tế bào gốc rất lớn nên giá thành cao.

Hiện nay, ngân hàng tế bào gốc tại Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương đã được lập và đang lưu trữ khoảng 50 mẫu máu cuống rốn, chủ yếu của những gia đình có điều kiện kinh tế.

Chi phí để lưu máu cuống rốn trong ngân hàng tế bào gốc là khoảng 25 triệu đồng/mẫu trong năm đầu tiên. Những năm sau đó, chi phí lưu trữ trung bình khoảng 2,2 triệu đồng/mẫu và việc lưu trữ sẽ kéo dài trong suốt 18 năm.

Theo các nghiên cứu, việc điều trị các bệnh nan y bằng tế bào gốc mang lại những hiệu quả khả quan. Có hai phương pháp ghép tế bào gốc để điều trị các bệnh nguy hiểm. Phương pháp thứ nhất là ứng dụng tế bào gốc tự thân. Tế bào gốc được lấy từ chính bệnh nhân. Bệnh nhân bị ung thư sau khi truyền hóa chất liều cao để tiêu diệt tối ưu tế bào ung thư sẽ được truyền lại tế bào gốc cho người bệnh. Phương pháp này đang áp dụng cho một số bệnh nhân thuộc nhóm bệnh như ung thư tủy xương, ulympho.

Phương pháp thứ hai là ghép đồng loại. Sử dụng tế bào gốc từ nhiều nguồn, có thể từ máu cuống rốn, tủy xương, có thể là từ anh chị em ruột cùng huyết thống hoặc từ những người không cùng huyết thống để ghép cho bệnh nhân. Hiệu quả chữa bệnh đối với phương pháp ghép tự thân là 70%, phương pháp ghép đồng loại là 60-70%.


Ung thư gan và những con số nhức nhối

"Có đến 90% bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi C (HCV) không đủ điều kiện tiếp cận việc điều trị hoặc phải bỏ dở điều trị do không đủ chi phí. Trong khi đó, viêm gan siêu vi C là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ gan và ung thư gan, có nguy cơ gây tử vong cao." - TS Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cho biết tại lễ hưởng ứng Ngày Phòng chống viêm gan thế giới.

Theo thống kê, ước tính có 15% đến 20% dân số Việt Nam có thể nhiễm viêm gan siêu vi B, C và các viêm gan khác. Trong đó, HCV là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan và ung thu gan nguyên phát. Tại Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, mỗi ngày tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh viêm gan, trong đó nhiều nhất là viêm gan siêu vi với tỷ lệ hơn 90% (80% là viêm gan B, còn lại là viêm gan C). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% bệnh nhân HCV mạn tính đến bệnh viện có đủ khả năng theo đuổi việc điều trị. Lý do chính là chi phí điều trị quá cao, khoảng 100 triệu đồng/năm, trong khi đó bảo hiểm y tế chỉ mới chi trả phần xét nghiệm chứ chưa chi trả phần điều trị nên nhiều bệnh nhân không kham nổi.

Theo TS Lê Mạnh Hùng, ngoài chi phí cao, thiếu thông tin cũng là nguyên nhân lớn gây khó khăn cho việc điều trị. Tình trạng thiếu thông tin khiến nhiều bệnh nhân không chủ động tầm soát bệnh. Trong khi đó, đa số bệnh viêm gan siêu vi B, C mạn tính có biểu hiện rất thầm lặng, chỉ khoảng 20% có triệu chứng biểu hiện ra ngoài nên rất khó hoặc không thể chữa trị. Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa điều trị bệnh viêm gan ở Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, điều trăn trở nhất là việc điều trị bệnh ở giai đoạn đầu rất hiệu quả, không tốn kém nhưng nhiều người không biết để đi khám bệnh, đến khi bệnh nặng thì phải bán cả tài sản để chữa cũng không đủ.

Việc thiếu thông tin một phần cũng bởi tình trạng quá tải của các bác sĩ hiện nay. Tại Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, ngày cao điểm, một bác sĩ chuyên khoa phải tiếp hơn 100 bệnh nhân. Vì lượng bệnh nhân quá đông, nên một số bệnh nhân không có được nhiều thời gian để nghe và tìm hiểu thông tin tư vấn từ bác sĩ. Hiện tại, để hỗ trợ tốt cho việc điều trị viêm gan và giảm tải cho các bác sĩ, Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh với sự tài trợ của Văn phòng đại diện Hoffmann - La Roche tại Việt Nam đã mở phòng tư vấn viêm gan miễn phí, bắt đầu hoạt động từ ngày 1-8. Trong tuần đầu tiên tháng 8-2013, mỗi ngày phòng tư vấn tiếp đón hơn 20 người.

Theo các bác sĩ điều trị chuyên khoa bệnh gan ở TP Hồ Chí Minh, để chủ động phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B, C, cần phải tăng cường thông tin cho cộng đồng. Bên cạnh đó, cần có biện pháp hỗ trợ bệnh nhân tiếp cận điều trị, để có thể giảm số lượng người nhiễm viêm gan siêu vi C trong cộng đồng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 240 triệu người nhiễm siêu vi viêm gan B mạn tính, 150 triệu người nhiễm siêu vi viêm gan C mạn tính; mỗi năm, có hơn 1 triệu người tử vong vì viêm gan siêu vi. Cứ 100 người nhiễm siêu vi viêm gan C thì 75-85 người sẽ chuyển sang mang mầm bệnh mạn tính; trong số này, sẽ có khoảng 60-70 người tiến triển thành viêm gan mạn tính; 5-20 người diễn tiến đến xơ gan và sẽ có 1-5 người tử vong vì xơ gan hoặc ung thư gan.


Viêm gan siêu vi là mối hiểm họa sức khỏe cần điều trị

Viêm gan siêu vi có thể phát triển thành ung thư gan gây nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng, ngừa được nhưng không phải ai cũng hiểu điều này.

Hiểm hoạ toàn cầu

Theo Tiến sĩ - bác sĩ Lê Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, ước tính khoảng 15 – 20% dân số Việt Nam bị nhiễm viêm gan siêu vi nói chung.

Trên thế giới có khoảng 240 triệu người nhiễm siêu vi viêm gan B mãn tính, 150 triệu người nhiễm siêu vi viêm gan C mãn tính, và mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu người tử vong vì viêm gan siêu vi.

Riêng tại Bệnh viện nhiệt đới TP.HCM, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đến khám vì bệnh gan. Chiếm đa số trong đó vẫn là bệnh nhân đến khám vì viêm gan siêu vi.

Viêm gan siêu vi là một trong những mối đe doạ y tế nghiêm trọng nhất trên toàn cầu. Các loại siêu vi viêm gan A, B, C, D và E có thể gây bệnh viêm gan cấp tính hoặc mạn tính; trong đó đặc biệt nguy hiểm là bệnh viêm gan mạn tính do siêu vi viêm gan B, C. Đây là 2 tác nhân dược giới chuyên môn xem là “sát thủ thầm lặng”, do hầu hết người bị nhiễm 2 loại siêu vi này không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu – và có thể tới vài chục năm – cho đến khi bệnh bùng phát hoặc gây biến chứng xơ gan, ung thư gan thì mới biết, dẫn việc khó khăn trong công tác điều trị viêm gan cùng với nguy cơ tử vong cao.

Tồn tại nhiều bất cập trong dieu tri viem gan

Trong công tác điều trị, phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi bác sĩ Hùng cho rằng đang tồn tại khá nhiều bất cập.

Về viêm gan siêu vi B tại Việt Nam có thuốc chích tương đối tốt. Ngoài ra, chúng ta còn có các loại thuốc uống ngăn chặn sự phát triển của siêu vi gây đến những nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.

Đến giờ, trên thế giới có những thuốc điều trị chuẩn có thể đẩy lùi được căn bệnh viêm gan siêu vi C. Vấn đề là điều kiện chúng ta chưa cho phép.

Tóm lại, khó khăn đứng đầu trong việc điều trị bệnh nhân viêm gan siêu vi B và C nói chung là chi phí, đặc biệt là viêm gan siêu vi C, do giá thành rất cao.

Chẳng hạn cho đến nay bộ phận y tế chỉ trả bảo hiểm cho bệnh nhân viêm gan siêu vi B,
nhưng viêm gan siêu vi C thì mới được thanh toán chi phí xét nghiệm.

Qua đó, bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mãn rất khó khăn để tiếp cận điều trị vì giá thành rất cao.

“Theo ước tính của chúng tôi giá thành điều trị viêm gan siêu vi C trong một năm là khoảng hơn 100 triệu đồng.”, bác sĩ Hùng nói.

Một vấn đề khó khăn thứ hai đối với người bị nhiễm viêm gan siêu vi B, C mãn là phải tái khám mỗi tháng.

Như vậy, thời gian và sức lực tốn kém trong việc điều trị viêm gan siêu vi B, C cũng là một trở ngại.

Khó khăn thứ ba trong điều trị viêm gan siêu vi là rất ít người biết đến những thông tin về viêm gan siêu vi B, C.

Đa số các bệnh viêm gan siêu vi B, C mãn tính có biểu hiện rất thầm lặng. Chỉ khoảng 20% các trường hợp viêm gan có triệu chứng biểu hiện ra ngoài. Chính vì vậy, khi phát hiện ra bị mắc viêm gan siêu vi thường đã ở giai đoạn muộn.

Từ đó, bác sĩ Hùng cũng như một số chuyên gia khác rất mong muốn các cơ quan quản lý có trách nhiệm cân nhắc tìm ra biện pháp khắc phục để bệnh nhân được tiếp cận điều trị dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, người dân cũng cần biết đường lây của bệnh viêm gan siêu vi để phòng tránh. Ngoài ra, mọi người cần hiểu bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị khỏi nếu phát hiện sớm.


August 9, 2013

Tế bào gốc trong sản xuất dược phẩm

Theo nguồn thông tin tiếp cận được từ cơ sở dữ liệu Wipsglobal (WIPS), lượng sáng chế đăng ký về nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc hiện có khoảng 10.525 sáng chế… Bà Phạm Thị Minh Phương, Trung tâm Thông tin KH-CN TPHCM (Sở KH-CN), cho biết như vậy tại hội thảo tế bào gốc - tiềm năng và ứng dụng.

Hiện có hơn 38 quốc gia nộp đơn đăng ký sáng chế về công nghệ tế bào gốc trong y học. Trong đó, các quốc gia nộp nhiều đơn đăng ký sáng chế nhất về vấn đề này gồm Mỹ (987 sáng chế), Hàn Quốc (138 sáng chế), Nhật Bản (108 sáng chế), Đức (65 sáng chế)…

Lịch sử về đăng ký sáng chế nghiên cứu tế bào gốc cho thấy, năm 1979 có sáng chế đăng ký về nghiên cứu kỹ thuật phân lập, nuôi cấy, nhân rộng tế bào gốc. Đến năm 1984, bắt đầu có sáng chế đăng ký về ứng dụng tế bào gốc trong y học. Sáng chế này đề cập tới việc ứng dụng tế bào gốc trong việc tạo máu hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu do tuổi già hoặc rối loạn chức năng tạo máu. Qua lịch sử phát triển, những năm thập niên 80, 90, đăng ký sáng chế về công nghệ tế bào gốc trong y học chưa nhiều, chỉ 189 sáng chế (trung bình mỗi năm có khoảng 12 sáng chế đăng ký), nhưng đến giai đoạn 2000-2012, lượng sáng chế bắt đầu tăng cao với 2.886 sáng chế. Trung bình mỗi năm có khoảng 249 sáng chế đăng ký…

Bà Phạm Thị Minh Phương cho biết thêm, trên thế giới hiện có 4 hướng nghiên cứu về tế bào gốc. Đầu tiên nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong sản xuất dược phẩm, chiếm tỷ lệ 87,57%. Kế đến nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong việc tạo ra các bộ phận nhân tạo đưa vào cơ thể con người, chiếm tỷ lệ 3,35%. Hướng nghiên cứu thứ ba gồm những nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc liên quan tới phẫu thuật, cấy ghép chiếm tỷ lệ 1,98%. Còn hướng nghiên cứu thứ tư thuộc về nghiên cứu các công cụ dụng cụ, phương pháp cho phẫu thuật, chẩn đoán liên quan tới tế bào gốc, chiếm tỷ lệ 1,82%.

Trong 4 hướng nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong sản xuất dược phẩm là hướng nghiên cứu có nhiều sáng chế nhất. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình đăng ký sáng chế thuộc hướng nghiên cứu này có xu hướng giảm. Trong khi đó các hướng nghiên cứu còn lại, ứng dụng tế bào gốc trong phẫu thuật, chẩn đoán, bộ phận nhân tạo có nhiều biến động, song đang theo xu hướng tăng dần trong những năm gần đây.

Nguồn: Internet

Xem thêm: ghep te bao goc