September 4, 2013

Bạn biết gì về bệnh xơ gan?

Bệnh xơ gan là bệnh mạn tính, tổn thương nặng lan tỏa ở các thùy gan tạo ra mô xơ, cấu trúc các tiểu thùy và mạch máu của gan bị hủy hoại không hồi phục.

Vì sao dẫ đến bệnh xơ gan?

Bệnh xơ gan thường do nhiều yếu tố gây ra như viêm gan virut B, virut B bội nhiễm virut D, virut C; người nghiện rượu: uống nhiều rượu hàng ngày và kéo dài nhiều năm; xơ gan thứ phát do tắc mật không hoàn toàn kéo dài, do sỏi mật, dính hẹp ở ống gan, ống mật chủ, viêm đường mật tái phát; do dùng một số loại thuốc gây tổn thương gan như: oxyphenisatin, clopromazin, INH, rifampycin...; do nhiễm các hóa chất độc hại gan: aflatoxin, dioxin, chất độc thảo mộc hại gan như cây có hạt thuộc họ Senecio và các alcaloit của nó...; do thiếu dinh dưỡng: quá thiếu chất đạm, thiếu vitamin, thiếu các chất hướng mỡ như cholin, lexithin...; do ký sinh trùng như sán máng, sán lá nhỏ...; do bệnh tắc tĩnh mạch gan và xơ gan không rõ nguyên nhân.

Ba thể bệnh khi bị xơ gan

Trên thực tế, bệnh xơ gan có biểu hiện ra 3 thể bệnh là: xơ gan tiềm tàng; xơ gan còn bù tốt và xơ gan tiến triển, mất bù.

Ở thể xơ gan tiềm tàng, mặc dù bệnh nhân có xơ gan nhưng không có triệu chứng gì, việc phát hiện bệnh chỉ là sự tình cờ như phẫu thuật bụng vì một bệnh khác thấy xơ gan; chẩn đoán hình ảnh một bệnh khác nhưng lại phát hiện được hình ảnh xơ gan...

Thể xơ gan còn bù tốt, bệnh nhân thường có các dấu hiệu sau: rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, đầy bụng, trướng hơi; đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải; chảy máu cam không rõ nguyên nhân; nước tiểu thường có màu vàng sẫm; suy giảm tình dục: nam thì liệt dương, nữ thì vô kinh và vô sinh; gan hơi to và chắc, lách to quá bờ sườn; có mao mạch ở lưng và ngực, hay nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay; lông ở nách, ở bộ phận sinh dục thưa thớt; móng tay khô trắng; nam giới: tinh hoàn teo nhẽo, vú to. Xét nghiệm thấy: albumin giảm, gama globulin tăng; men maclagan tăng trên 10 đơn vị; siêu âm thấy gan to, vang âm của nhu mô gan thô, không thuần nhất; soi ổ bụng và sinh thiết thấy tổn thương xơ gan. Thể bệnh này có thời gian ổn định trong nhiều năm, nhưng thường tiến triển nặng dần từng đợt, nhất là khi bị viêm nhiễm làm cho bệnh xơ gan trở thành mất bù hoặc biến chứng nặng.

Thể xơ gan mất bù, bệnh nhân có các triệu chứng: gầy sút nhiều, chân tay khẳng khiu, huyết áp thấp; bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên, chán ăn, ăn không tiêu, đại tiện phân lỏng, phân sống; mệt mỏi thường xuyên, ít ngủ, giảm trí nhớ; chảy máu cam, chảy máu chân răng; da mặt xạm; có nhiều đám xuất huyết ở da bàn chân, bàn tay, vai, ngực; phù hai chân; có cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ; lách to hơn bình thường, chắc. Xét nghiệm: albumin giảm, gamma globulin tăng cao; bilirubin máu, men transaminaza tăng trong các đợt tiến triển; hồng cầu, bạch cầu. tiểu cầu thường giảm; chụp và soi thấy giãn tĩnh mạch thực quản; siêu âm thấy trên mặt gan có nhiều nốt đậm âm, có hình ảnh giãn tĩnh mạch cửa, giãn tĩnh mạch lách...; nội soi ổ bụng thấy gan to, hoặc teo nhỏ, nhạt màu; trên mặt gan có những u nhỏ đều, hay to nhỏ không đều; lách to, có dịch ổ bụng.
Cần một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý

Bệnh nhân xơ gan cần chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp: khi bệnh tiến triển có cổ trướng, cần được nghỉ ngơi tuyệt đối. Ăn uống đủ chất, hợp khẩu vị của bệnh nhân, phải đảm bảo đủ calo (2.500 - 3.000 calo/ngày); ăn nhiều đạm (100g/ngày); nhiều vitamin C, vitamin nhóm B; hạn chế ăn mỡ; bệnh nhân chỉ ăn nhạt khi có phù nề. Nếu có dấu hiệu hôn mê gan phải hạn chế lượng đạm trong khẩu phần ăn. Dùng thuốc cải thiện chuyển hóa tế bào gan và các nội tiết tố glucocorticoit; thuốc hỗ trợ chuyển hóa tế bào gan như vitamin C, B12, cyanidanol... Dùng phối hợp thuốc Nam như: nhân trần, actiso, tam thất... Điều trị cổ trướng: dùng thuốc lợi tiểu chống thải kali.
Lời khuyên của bác sĩ

Bệnh xơ gan nếu để tiến triển đến giai đoạn cuối, gan bị thoái hóa, tổn thương không hồi phục được, vì vậy việc phòng tránh bệnh xơ gan là vấn đề rất quan trọng. Mọi người có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn, loại trừ các nguyên nhân xơ gan như phòng viêm gan virut B và C bằng các biện pháp vệ sinh cá nhân thật tốt; tiêm phòng bệnh viêm gan virut B cho trẻ em và những người lớn chưa bị bệnh; phải làm tốt công tác vô khuẩn và khử khuẩn mỗi khi tiêm truyền, châm cứu; an toàn truyền máu. Sinh hoạt lành mạnh: hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu, bia, bỏ hút thuốc lá. Hàng ngày ăn uống đủ chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Phòng nhiễm các bệnh giun sán bằng cách thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn cá hay hải sản tái, sống hoặc chưa nấu chín kỹ, không ăn rau sống, không uống nước lã. Khi có bệnh gan mật cần điều trị tích cực.


September 3, 2013

Bụng bự có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư

Mỗi tuần, khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM tiếp nhận khoảng mười bệnh nhân đến khám và nhập viện vì chứng bụng bự. ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương, phó khoa, cho biết:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này. Trong đó có hai nhóm bệnh lý chính là tích mỡ ở bụng hoặc tràn dịch ổ bụng.

Béo phì dạng quả táo

"Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây chứng bụng to ở giai đoạn sớm sẽ giúp việc lên kế hoạch theo dõi và điều trị dễ dàng, hiệu quả điều trị tốt, tránh những biến chứng như suy gan, hôn mê gan, nhiễm trùng dịch ổ bụng, hay dính ruột, nghẹt ruột hoặc suy thận nặng hơn..."

Tích mỡ ở bụng gặp nhiều nhất ở những người béo phì dạng quả táo, gặp ở cả nam và nữ nhưng ở nam giới nhiều hơn. Đây là dạng béo phì có vòng eo bằng hoặc to hơn vòng mông. Đa số những người béo phì dạng này thường ăn nhiều chất béo, chất ngọt, uống bia nhiều nhưng ít vận động. Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ.

Ngoài những người bị béo phì, những người sử dụng nhiều thuốc có chứa chất corticoide cũng gây ra tình trạng tích tụ mỡ bụng. Hoạt chất corticoide thường có trong các thuốc trị viêm khớp, hen phế quản, thuốc giảm đau, nhất là các loại đông dược không rõ nguồn gốc. Khi uống các loại thuốc này người ta dễ bị tích mỡ bụng khiến vòng bụng to dần trong khi tay chân lại teo nhỏ, da trở nên mỏng, có nhiều vết nứt da và mặt tròn như mặt trăng, ửng đỏ.

Tràn dịch ổ bụng

Bụng chứa nước hay còn gọi tràn dịch ổ bụng là bệnh lý phổ biến nhất gây nên chứng bụng to. Bình thường ổ bụng như một chiếc thùng kín chứa các cơ quan nội tạng như ruột, gan, bao tử, túi mật... Dịch lỏng nếu có chỉ nằm trong lòng ruột, lòng bao tử chứ không nằm trong bụng trừ khi bị thủng ruột, thủng bao tử, vỡ ruột thừa hay chấn thương vỡ gan, vỡ lách... làm máu và các chất dịch lỏng chảy vào trong ổ bụng.

Tuy nhiên, cũng có một số bệnh làm cho dịch lỏng tích lại khá nhiều trong bụng gây nên chứng bụng to, trong khi các cơ quan nội tạng trong bụng hoàn toàn không bị thủng, giập hay vỡ. Bệnh gặp hàng đầu gây tích dịch lỏng trong bụng là bệnh xơ gan. Khi đó, lá gan đã bị chai cứng lại không thải được nước trong cơ thể ra ngoài gây nên bụng to, phù chân, vàng da... Ngoài ra, bệnh viêm cầu thận, suy thận, hội chứng thận hư cũng gây ứ nước trong cơ thể, gây phù cơ thể và làm to vòng bụng. Bệnh lý suy tim cũng gây phù chân và tích nước trong bụng rồi dần dần làm lá gan bị xơ cứng.

Những người bị tràn dịch ổ bụng đều có triệu chứng bụng to kèm theo tiểu ít, phù ở chân, có khi phù ở mặt. Bệnh nhân thường rất mệt mỏi, ăn uống kém và không tăng cân. Một số ít trường hợp vẫn tăng cân là do nước bị giữ lại trong cơ thể nhưng chỉ có bụng to còn cơ thể gầy, teo cơ, tay chân nhỏ, má hóp, người mệt mỏi. Khi bệnh nhân ăn lạt sẽ thấy bớt phù và bụng nhỏ lại.

Giai đoạn đầu bệnh nhân bị tràn dịch ổ bụng không cảm nhận được bụng to ra mà chỉ là những triệu chứng mơ hồ như cảm giác nặng bụng, đầy bụng khó tiêu, no hơi. Để được chẩn đoán sớm bệnh và điều trị kịp thời, người bệnh nên đi khám khi có các triệu chứng như tăng cân hay sụt cân bất thường, ăn uống kém, rối loạn thói quen đi cầu, đầy bụng, căng tức bụng, chán ăn, mau no, tiểu ít, phù chân nhẹ, nhất là khi có biểu hiện vòng bụng to ra.

Lao màng bụng, ung thư...

Ngoài ra, với bệnh lao màng bụng (vi trùng lao thay vì tấn công vào phổi lại quay ra tấn công vào lớp màng bụng làm tràn dịch ổ bụng), người bệnh sẽ có triệu chứng ăn uống kém, sụt cân, đau bụng, bụng to dần và sốt nhẹ về chiều, có thể kèm theo rối loạn tiêu hóa. Trường hợp của chị T.T.A.C., 27 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM là một ví dụ. Chị C. đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khám vì bụng to nhưng lại sụt cân. Gần hai tháng trước chị C. ăn kém, đau bụng, đi tiêu phân lỏng, mệt mỏi. Kết quả siêu âm, nội soi và xét nghiệm dịch ổ bụng xác định chị bị bệnh lao ruột và lao màng bụng. Sau khi được điều trị lao theo đúng phác đồ trong một tháng, chị C. đã khỏe hơn, tăng cân và bụng bắt đầu nhỏ dần lại.

Chứng bụng to cũng thường thấy ở những người mắc bệnh bị ung thư di căn vào màng bụng. Đó là bệnh ung thư dạ dày, ung thư ruột già, ung thư gan, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng. Bệnh nhân mắc các bệnh này chỉ có vòng bụng to lên, chứ cơ thể gầy sút, suy nhược, ăn uống kém. Bệnh nhân đi khám bệnh thường kể vì lý do thấy bụng căng to, chứ những triệu chứng của bệnh đã có từ vài tháng trước đó lại bị bỏ qua như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, ợ chua, kinh nguyệt không đều...

Ở phụ nữ, còn một nguyên nhân gây bụng to là u nang lành tính buồng trứng loại khổng lồ hay ung thư buồng trứng to lan tràn khắp ổ bụng. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từng gặp một trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ mắc chứng lao màng bụng nhưng chẩn đoán cuối cùng là u nang buồng trứng rất to. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân hiếm gặp khác cũng gây chứng bụng to như ung thư nguyên phát từ màng bụng, nhiễm ký sinh trùng như giun đũa chó mèo đi lạc chỗ vào màng bụng hay bệnh lupus...


Hy vọng mới chữa bệnh ung thư

Bằng việc triển khai ứng dụng loại thảo dược có tên DMSO kết hợp với điều trị hoá trị, Khoa Ung bướu, Bệnh viện 198 đã mang đến nhiều hy vọng cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh nhân ung thư hiện nay được phát hiện tại Việt Nam tới con số đáng báo động. Hầu hết các bệnh ung thư đều có các biện pháp điều trị cơ bản như: phẫu thuật, xạ trị, hoá trị và các biện pháp hỗ trợ khác, tuy nhiên rất ít bệnh nhân được khỏi bệnh hoặc có thể kéo dài tuổi thọ, nói đến ung thư được coi như bản án tử hình, là chấm dứt cuộc sống. Tuy nhiên, gần đây nhất tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện 198 (trụ sở tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) đang triển khai ứng dụng loại thảo dược có tên DMSO kết hợp, với điều trị hoá trị đem lại niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư.

Dẫu mới ra đời được 4 năm, nhưng Khoa Ung bướu, Bệnh viện 198 (Bộ Công an) đã tạo được niềm tin ở người bệnh trong việc chua benh ung thu. Hiểu rõ cơ chế gây đau ở bệnh nhân ung thư, Bệnh viện 198 đã đưa phương pháp trị liệu thảo dược kết hợp với y học hiện đại. Cụ thể là triển khai ứng dụng cơ chế miễn dịch và thần kinh trong điều trị chăm sóc triệu chứng và chống đau cho bệnh nhân ung thư. Vì thế, nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày, phổi, gan… tưởng không qua khỏi nay đã khỏe mạnh.

Theo TS - BS Trần Quốc Hùng, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện 198, đây là công trình nghiên cứu trong thời gian hơn 10 năm của TS Hoàng Xuân Ba và nhóm nghiên cứu ở Mỹ và hiện đang được áp dụng tại Bệnh viện 198.

Phương pháp điều trị này là dùng thảo dược và các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể tự điều chỉnh lại sự kích thích màng tế bào và chuyển hóa năng lượng. Các chế phẩm này không trực tiếp tiêu diệt khối u mà giúp màng tế bào ổn định, không bị kích thích cũng như điều hòa hoạt động chuyển hóa và tổng hợp năng lượng của tế bào, đào thải gốc oxi hóa tự do, ngăn chặn quá trình dị sản của các tế bào, nhờ đó bệnh nhân có thể sống lâu hơn với chất lượng cuộc sống tốt hơn…

Thực tế, nhiều bệnh nhân sau khi được điều trị, kết quả chiếu chụp và xét nghiệm cho thấy khối u bị tiêu mất hoàn toàn hoặc bị vôi hóa, sẹo hóa. Vì thế, nhiều các trường hợp ung thư các loại, thậm chí, không thể phẫu thuật nhưng nhờ dùng các chế phẩm trên để hỗ trợ đã mổ được, tới nay đã bình phục. Nguyên nhân là do các chế phẩm không có tác dụng phụ, giúp các tế bào ác tính phục hồi chức năng bình thường để trở nên lành tính, không tiếp tục sinh sản và tàn phá cơ thể bệnh nhân.

Cũng theo TS-BS Hùng, Khoa Ung bướu đã tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối nhập viện trong tình trạng đau đớn, suy kiệt, khả năng cứu chữa là rất khó khăn, tuy nhiên sau khi được điều trị theo phương pháp truyền thảo dược DMSO, bệnh nhân đã cải thiện rất rõ, cơn đau giảm hẳn, các viêm nhiễm lở loét được cải thiện rất nhiều, bệnh nhân tăng cân, tinh thần và thể trạng được.

Được biết, hiện nay tại khoa đang có 4 trường hợp điều trị ung thư theo phác đồ mới đang cho thấy hiệu quả rất tốt, đây là tín hiệu rất mừng cho các bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư.

TS-BS Hùng cho biết thêm, việc áp dụng phác đồ điều trị này nhằm giúp bệnh nhân chống đỡ tốt hơn với căn bệnh, kìm hãm sự phát triển của khối u. Nhờ đó, giúp giảm đau đớn cho người bệnh, giảm thấp lở loét, các viêm nhiễm và giúp cho tinh thần của bệnh nhân nâng lên. Phương pháp này cho hiệu quả điều trị cao, ít tốn kém và đặc biệt là hầu như không có các tác dụng phụ vì không sử dụng hóa chất, tia xạ. Với mỗi loại ung thư và giai đoạn bệnh khác nhau, chúng tôi sẽ chỉ định điều trị phù hợp, giúp người bệnh dễ chịu, có thể duy trì sinh hoạt thường ngày.

TS-BS Hùng cũng chia sẻ, ung thư gan là loại tổn thương thường gặp nhất trong các loại u gan, nằm trong 6 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới và cũng nằm trong 3 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam. Hiện nay, Khoa Ung bướu đã đưa kỹ thuật mới, phá huỷ khối u gan bằng vi sóng (Microwave, nút mạch gan), đây là một trong những kỹ thuật đầu tiên được ứng dụng tại khu vực phía Bắc.

Như vậy với những thông tin này, trong thời gian tới những người mắc căn bệnh ung thư một bệnh gọi là “hiểm nghèo” sẽ không còn lo sợ bị ung thư là chấm hết cuộc sống, mà với việc ứng dụng điều trị mới nhất về ung thư tại Bệnh viện 198, sẽ giúp người bệnh sống lâu và sống chất lượng hơn. Đồng thời cũng là góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị cho CBCS Công an cũng như nhân dân trong thời gian tới.


August 29, 2013

Tiêm văcxin viêm gan b có an toàn không?

Những xôn xao về việc tiêm văcxin viêm gan đã gây hoang mang cho phụ huynh. Chúng ta thử bình tĩnh suy xét lại vấn đề mang tính hết sức căn bản này.

Nghĩa thứ nhất: an toàn là không gây hại. Bất kỳ hậu quả không mong muốn nào của một văcxin một khi xảy ra đều được xem là không an toàn. Do vậy không có văcxin nào an toàn 100%. Hầu hết văcxin đều gây đau, nóng đỏ chỗ chích. Một số văcxin gây phản ứng nặng nề hơn, như văcxin ho gà có thể làm bé quấy khóc, sốt cao hoặc co giật do sốt làm cha mẹ lo lắng.

Nghĩa thứ hai: an toàn là tránh được những nguy hiểm có thực. Không an toàn khi xác suất gặp nguy hiểm (mắc bệnh) lớn hơn khả năng bảo vệ (là văcxin). Nói cách khác, văcxin an toàn là văcxin đem đến lợi ích phòng bệnh lớn hơn nguy cơ mắc bệnh.

Tính an toàn của văcxin viêm gan B

Ở Mỹ hiện có khoảng 1 triệu người nhiễm virút VGB, mỗi năm có 5.000 ca chết ngay sau nhiễm virút VGB, 10.000 người bị xơ gan hay ung thư gan do VGB. Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm virút VGB khá cao, cứ 100 người dân thì có 15-20 người nhiễm virút VGB và một nửa là trẻ em dưới 15 tuổi.

Văcxin viêm gan B (VGB) rất ít tác dụng phụ, tỏ ra an toàn khi dùng cho bé sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn. Tính từ năm 1982 là thời điểm văcxin ra đời, đã có 2 tỉ liều hepatitis B được sử dụng trên toàn thế giới.

Tiêm ngừa gây đau nơi tiêm nhưng phản ứng nặng rất hiếm. Phản ứng phản vệ là tác dụng bất lợi nặng nề nhất, nhưng tỉ lệ xảy ra chỉ 1/600.000 liều văcxin. Triệu chứng của phản vệ là phù đỏ da, khó thở và tụt huyết áp. Rất ít báo cáo ca chết vì chích văcxin VGB nhưng triệu chứng phản vệ do văcxin đều đáng sợ.

Những hậu quả nặng nề chết người như xơ gan, ung thư gan càng dễ xảy ra nếu trẻ bị nhiễm từ thơ ấu - niên thiếu. Đặc biệt trẻ sơ sinh nếu tiếp xúc virút lúc sinh rất nhạy với nhiễm trùng mãn tính (lên đến 30-40% các trường hợp) và chết do bệnh gan khi trưởng thành. Chính vì kết cục xấu như vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) đều khuyến cáo tiêm ngừa văcxin VGB cho trẻ sơ sinh.

Trước khi có văcxin HBV, mỗi năm Mỹ có 18.000 trẻ dưới 10 tuổi bị nhiễm virút VGB từ người khác không phải là mẹ. Viêm gan siêu vi B có thể lây qua đường tình dục, đường máu. Nếu mẹ nhiễm virút VGB thì tiêm phòng sớm cho bé là điều hợp lý, nhưng nếu mẹ không bệnh thì sao bé bị nhiễm để cần phải tiêm?

Lây nhiễm từ những nguy cơ khác xuất phát từ sự vô ý như dùng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo... là phổ biến. 1ml máu từ người bị nhiễm có thể chứa cả tỉ mầm bệnh, do vậy chúng ta hoàn toàn có thể bị nhiễm chỉ với một lượng máu rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Lúc văcxin mới ra đời, chỉ những người có nguy cơ nhiễm mới được tiêm. Nhưng thực tế mỗi ba người bệnh viêm gan cấp có một người không nằm trong nhóm nguy cơ (mà vẫn bệnh). Nhiều nỗ lực dự phòng tiếp xúc vẫn không ngăn được lây truyền bệnh, như thử máu mẹ trước sinh, giảm khả năng tiếp xúc với mầm bệnh từ những người khác trong gia đình. Lý do là hầu hết những người mang trùng mãn tính đều không có triệu chứng nên không biết mình bệnh và đường lây lan do tiếp xúc gần gũi rất phổ biến.

Như vậy nhiều ca nhiễm mãn tính sẽ không ngăn được lây lan nếu chỉ sàng lọc có chọn lọc và chỉ chủng ngừa cho những trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg (+). Nỗ lực dự phòng ở nước ta gặp nhiều thách thức hơn do Việt Nam là nước có tỉ lệ nhiễm virút VGB cao và không phải tất cả thai phụ trên toàn quốc đều được chăm sóc tiền sản.

Liều chủng ngừa bắt đầu ngay sau sinh sớm bảo vệ bé trước nguy cơ nhiễm sau giai đoạn chu sinh và giảm được số ca mang trùng mãn tính trong cộng đồng một cách đáng kể khi đứa bé trưởng thành. Từ khi khuyến cáo chích ngừa VGB phổ rộng, báo cáo dịch tễ ở Mỹ ghi nhận đã loại khỏi nhiễm virút VGB ở trẻ dưới 21 tuổi, và chắc chắn hạ thấp tỉ lệ ung thư gan khi chúng trưởng thành. Vì lợi ích của văcxin VGB rõ ràng và chắc chắn vượt xa nguy cơ nên nó được xem là an toàn.

Lịch chủng ngừa văcxin

Lịch tiêm chủng được xây dựng chặt chẽ bởi nhiều cơ quan chuyên môn và luôn được cập nhật mỗi khi có văcxin mới ra đời hoặc văcxin cũ được cải tiến. Tại Mỹ, nếu một văcxin được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) cấp phép, khi đó Ủy ban cố vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP), Ủy ban bệnh truyền nhiễm của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ (AAP) và Viện hàn lâm Thầy thuốc gia đình Mỹ (AAFP) cùng ngồi lại xem xét đánh giá mức an toàn và hiệu quả cho trẻ.

Nếu thuận thì văcxin mới được khuyến cáo sử dụng. Các chuyên gia còn xem xét chi phí so với lợi ích khi tiêm chủng cho một bộ phận hoặc tất cả công chúng. Họ tính cả chi phí y tế lẫn không y tế mà cha mẹ phải bỏ ra để chăm sóc một đứa trẻ mắc bệnh do không tiêm chủng. Họ xem xét tính khả thi khi yêu cầu chích cho mọi trẻ và chính quyền có đủ khả năng chi trả miễn phí cho tất cả trẻ. Tiêm ngừa VGB được chích lúc mới sinh, 1 tháng và 6 tháng tuổi.

Ở nước ta trong chương trình tiêm chủng mở rộng, mũi thứ nhất tiêm lúc sau sinh, trẻ sẽ được tiêm văcxin phối hợp DPT-VGB-Hib mũi một khi 2 tháng tuổi, mũi hai khi 3 tháng và mũi ba khi 4 tháng để phòng năm bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, VGB và viêm phổi viêm màng não mủ do Hib.

Văcxin VGB tạo ra miễn dịch suốt đời sau ba liều. Tất cả trẻ sơ sinh có tình trạng ổn định và cân nặng từ 2kg trở lên đều được tiêm ngừa VGB 12 giờ sau sinh.

Theo CDC, trì hoãn mũi chích đầu sau sinh này đến tận sau xuất viện hay trong tháng đầu phải được quyết định tùy từng trường hợp một và là những tình huống ít gặp, phải được bác sĩ thăm khám chỉ định và báo cáo rõ ràng, và mẹ phải không nhiễm trong lúc mang thai (âm tính với HBsAg).

Chống chỉ định tiêm liều kế tiếp cho trẻ khi có phản ứng dị ứng nặng với liều tiêm trước đó và không tiêm văcxin cho bất cứ ai bị dị ứng ảnh hưởng đến tính mạng (gồm dị ứng với nấm men làm bánh hay với văcxin) hoặc mắc bệnh lý về miễn dịch.

Giám sát chương trình tiêm chủng

Trong khi triển khai tiêm ngừa, nhiều nước tiên tiến thực hiện chương trình nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của văcxin. CDC Hoa Kỳ có bộ phận chuyên trách theo dõi các trường hợp nhận văcxin và báo cáo thường xuyên. Họ theo dõi:

  -  Bao nhiêu ca bệnh sau khi được chủng ngừa và xem xét mối liên hệ giữa hai sự việc;

  -  Hệ thống báo cáo tác dụng không mong muốn của văcxin: nếu có, cơ sở y tế phải tường trình và tiếp tục theo dõi xu hướng diễn tiến;

  -  Mạng kết nối dữ liệu an toàn của văcxin theo dõi những người nhận và không nhận văcxin, là công cụ hiệu quả nhất nhằm giám sát tính an toàn sau khi đưa vào sử dụng. Chương trình quốc gia về tiêm chủng mở rộng ở nước ta cũng có hệ thống báo cáo tương tự, nhưng những đánh giá mức độ hoàn thành có lẽ cần có tiêu chí chặt chẽ và cụ thể hơn.


Khả năng chữa bệnh ung thư ở việt nam

“Kỹ thuật chữa trị ung thư của các bác sĩ Việt Nam khá tốt, tuy nhiên bệnh thường phát hiện ở giai đoạn khá muộn, khi mà khối ung thư đã ở giai đoạn cuối” - GS Hidemi Goto, Phó Hiệu trưởng Đại học Nagoya kiêm Chủ tịch Khoa Tiêu hóa và Gan, Đại học Nagoya nhận định.



GS Hidemi Goto, Phó Hiệu trưởng Đại học Nagoya kiêm Chủ tịch Khoa Tiêu hóa và Gan, Đại học Nagoya


Trong khuôn khổ Hội thảo Thành tựu Y tế xuất sắc của Nhật Bản, giới thiệu và chia sẻ các giải pháp phòng chống bệnh ung thư do Bộ Y tế Việt Nam, Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và Báo Kinh tế Nhật Bản (Báo Nikkei) tổ chức ngày 26-8 tại Hà Nội, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với GS Hidemi Goto, Phó Hiệu trưởng Đại học Nagoya kiêm Chủ tịch Khoa Tiêu hóa và Gan, Đại học Nagoya.

Giáo sư Goto hiện là một trong những chuyên gia đầu ngành của Nhật Bản về chẩn đoán và điều trị ung thư tiêu hóa như dạ dày và ruột bằng kỹ thuật nội soi. Ông hiện đang nghiên cứu phương pháp chẩn đoán và chua benh ung thu ruột non bằng kỹ thuật nội soi ruột non hai quả cầu (double-balloon enteroscopy) và viên nang nội soi (capsule endoscope), được cho là các kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay.

PV: Thưa Giáo sư, là một chuyên gia đầu ngành về chẩn đoán và điều trị ung thư, Giáo sư đánh giá như thế nào về việc chữa trị ung thư tại Việt Nam?

GS Hidemi Goto: Kỹ thuật chữa trị ung thư của các bác sĩ Việt Nam khá tốt, tuy nhiên bệnh thường phát hiện ở giai đoạn khá muộn, khi khối ung thư đã ở giai đoạn cuối. Ở Nhật Bản, hàng năm người dân được khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư. Nhờ có các chương trình sàng lọc và phát hiện sớm nên tỷ lệ điều trị phẫu thuật triệt căn ung thư đạt hiệu quả cao. Nhưng ở Việt Nam, người dân không thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, thậm chí có người ba, bốn năm không đến bệnh viện (BV) một lần. Đến khi bệnh nặng mới đến BV, như vậy là quá muộn, nhiều trường hợp rất đáng tiếc không thể cứu vãn được.

PV: Theo Giáo sư, vì sao lại như vậy?

GS Hidemi Goto: Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này: bệnh viện quá tải, khám bệnh mất thời gian, bác sĩ ít, người dân không có thói quen khám sức khỏe định kỳ.

Tôi có cơ hội đến các bệnh viện đầu ngành ở Việt Nam và thấy nó rất tốt nhưng chỉ giới hạn trong một số bệnh viện nhất định trên toàn quốc. Tại các BV lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy, các bệnh nhân tập trung quá đông gây ra quá tải, hai đến ba người bệnh nằm chung một giường. Ở Nhật Bản không có tình trạng như vậy. Tôi được biết, phía Việt Nam có kế hoạch nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, hy vọng các bạn sẽ sớm làm được điều đó.

Mình phải làm song song tiến hành theo hai giai đoạn, một mặt thúc đẩy nâng cấp các bệnh lớn và cả các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, mặt khác đào tạo nguồn nhân lực đủ đáp ứng để người dân khắp nơi trên cả nước đều có thể có cơ hội điều trị ở các bệnh viện gần với họ nhất.

PV: Giáo sư có thể chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc phát hiện sớm bệnh ung thư?

GS Hidemi Goto : Trước hết, chúng tôi lập ra một cơ chế thực hiện nghiêm túc, có sự chỉ huy chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới.

Ở Nhật Bản, số lượng bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực nội soi rất nhiều, tính riêng trong nhóm nghiên cứu của tôi đã là 400 người, một khoa của trường ĐH có khoảng 30 nghìn sinh viên. Và chúng tôi nghiên cứu rất nhiều phương pháp để giới thiệu cho các bệnh viện để áp dụng vào thực tế chữa bệnh của họ.

Chúng tôi luôn áp dụng những kỹ thuật mới nhất để phát hiện sớm ung thư, chỉ cần đưa thiết bị nội soi vào cơ thể bệnh nhân, điều chỉnh độ phân giải hoặc màu sắc tại vùng nghi vấn dễ dàng phát hiện ra vùng bị ung thư.

PV: Thưa Giáo sư, trong khuôn khổ 40 năm quan hệ Việt – Nhật, được biết trường ĐH Nagoya (Nhật Bản) có sự hợp tác, giao lưu với trường ĐH Y dược Huế, ông có thể nói rõ hơn về việc hợp tác này?

GS Hidemi Goto: Trước đây, chúng tôi đã mời hai người trong nhóm nghiên cứu của trường ĐH Y dược Huế sang Nhật Bản, thấy các bạn chăm chỉ, chịu khó, chúng tôi quyết định xây dựng một Trung tâm nghiên cứu của ĐH Nagoya trong ĐH Y dược Huế. Hàng năm, vào tháng 7, 9, 10, mỗi tháng chúng tôi sẽ cử chuyên gia của mình sang ĐH Y dược Huế một tuần để làm việc cùng các bác sĩ ở đây. Đồng thời chúng tôi cũng mời các bác sĩ trẻ của ĐH Y dược Huế tu nghiệp, học tập tại trường chúng tôi khóa học sáu tháng.


Trong khuôn khổ hội thảo lần này, chương trình hợp tác giữa chúng tôi và ĐH Y dược Huế cũng được chọn là một dự án mang tính quốc gia, từ này trở đi được thực hiện định kỳ hàng năm vào tháng 8, tháng 9.Chúng tôi cung cấp những công nghệ mà ở ĐH Y dược Huế không có, để có thể điều trị ngắn ngày cho những người bệnh ở đó.

PV: Ngoài sự hợp tác với ĐH Y dược Huế, trường ĐH của các ông có những hợp tác nào với Bộ Y tế Việt Nam?

GS Hidemi Goto: Chúng tôi có buổi làm việc với Bộ Y tế Việt Nam để lập ra giáo trình để dạy về hệ thống nội tạng với các y, bác sĩ trẻ. Không chỉ thế, chúng tôi có xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi có phương châm hợp tác tổng thể với nhiều cơ quan y tế, bệnh viện tại Việt Nam để đào tạo, nhân rộng đội ngũ y, bác sĩ giỏi liên quan đến lĩnh vực nội tạng.

PV: Giáo sư đánh giá như thế nào về kết quả hợp tác bước đầu về y tế giữa hai bên Việt – Nhật?

GS Hidemi Goto: Nói về thành quả hợp tác về lĩnh vực này thì chưa có gì cụ thể, hy vọng một đến hai năm nữa sẽ có kết quả để đánh giá cụ thể hơn. Nhưng tôi tin chắc sự hợp tác này sẽ đạt được những kết quả đáng khích lệ, bởi nó đã được lựa chọn là một trong những dự án mang tầm cỡ quốc gia, chắc chắn sẽ được đầu tư nhiều về nguồn vốn và công nghệ.

Nguồn: Internet