September 5, 2013

Viêm gan B nên dùng thuốc bổ gan

Một bệnh nhân gửi thư đến các chuyên gia tại Phòng Khám 12 Kim Mã: "Tôi đi khám sức khỏe phát hiện mắc viêm gan C, thấy ti vi quảng cáo rất nhiều thuốc bổ gan, xin bác sĩ cho biết tôi có nên uống không?".

Các chuyên gia của chúng tôi cũng chia sẻ đôi điều như sau:

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bảo vệ nhu mô, tăng cường chức năng gan mà người tiêu dùng thường gọi là thuốc bổ gan. Trong đó được chia thành 2 loại: Nhóm hợp chất tổng hợp và nhóm dược chất chiết xuất từ dược liệu, dược thảo.

Các thuốc này nếu dùng đúng lúc sẽ hỗ trợ khi gan bị tổn thương hay bị rối loạn chức năng nghĩa là chỉ được sử dụng khi tình trạng viêm gan tổn thương, các men gan như ALT (còn được ghi SGPT) và AST (còn được ghi SGOT) đã ở mức bình thường (đã được điều trị, tình trạng bệnh đã được cải thiện). Khi vào cơ thể, thuốc nào kể cả thuốc bổ (hóa dược, chất chiết xuất hay dược liệu) cũng buộc gan phải làm việc (chuyển hóa thành chất có lợi, giải hóa thành chất không độc).

Đối với người mắc các bệnh về gan thì thời điểm thuận lợi nhất dùng các thuốc hỗ trợ này là sau khi chính khả năng miễn dịch của cơ thể hay thuốc đặc trị đã đưa bệnh về trạng thái ổn định hay tương đối ổn định. Khi enzym gan ALT tăng bất thường, chức năng gan (kể cả chức năng giải độc gan) suy giảm thì dùng các thuốc hỗ trợ này. Khi gan trở lại bình thường thì ngừng thuốc.

Đối với người không đang điều trị bệnh nhưng chức năng gan yếu, có thể dùng các chế phẩm này để hỗ trợ, bồi dưỡng cho gan nhưng cần có sự tư vấn của thầy thuốc, không tự ý dùng thuốc bổ gan, làm hạ men gan sẽ nguy hại đến sức khỏe. Lưu ý cần hạn chế bia rượu tránh gây tổn thương gan nặng thêm.


Hội nghị phòng chống ung thư toàn quốc

Ngày 30/8, Hội nghị phòng chống bệnh ung thư toàn quốc đã diễn ra tại bệnh viện TƯ Huế.

Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam: ung thư không phải là bệnh trời kêu ai nấy dạ. Nếu chúng ta phát hiện điều trị sớm thì có thể chữa khỏi hẳn. Ví dụ những bệnh ung thư phổi, gan đề phòng bệnh bằng cách không hút thuốc và hạn chế uống rượu thì hoàn toàn không mắc hai loại bệnh này.

Thuyết trình về điều trị ung thư dạ dày tại hội nghị

Số lượng các ca bệnh về ung thư cổ tử cung và ung thư vú tại VN thời gian qua đã hạn chế số bệnh nhân (BN) tử vong rất nhiều. Số BN điều trị thành công chiếm từ 60 đến 70 %. Đặc biệt, tại các tỉnh miền Trung từ Huế trở vào, số lượng mắc bệnh ung thư tử cung từ năm 2008 đến nay đã giảm 50%.

Riêng một số căn bệnh liên quan ung thu gan, phổi và dạ dày rất khó phát hiện. Đa số những người mắc bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn (trên giai đoạn III) chiếm 71,40% nên khó khăn trong công tác điều trị. Tỷ lệ BN bị ung thư phổi phát hiện muộn khi điều trị cố gắng lắm cũng chỉ có thể duy trì sự sống trong vòng 5 năm. Cũng theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng. Để phát hiện sớm và điều trị bệnh ung thư thành công, quan trọng nhất là phải thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, có ý thức phòng bệnh.

Theo thống kê của Hội ung thư Việt Nam, ước tính mỗi năm trên thế giới có 12 triệu người mắc bệnh và trên 7 triệu người chết do ung thư. Riêng Việt Nam ước tính mỗi năm có 150.000 người mắc mới và 70.000 người tử vong do mắc bệnh ung thư.

Mặc dù chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống ung thư đã được triển khai từ nhiều năm nay và bước đầu đạt được một số thành quả đáng khích lệ, tuy vậy cuộc chiến chống lại căn bệnh ác tính này vẫn tiếp tục là một thách thức lớn cho toàn ngành y tế Việt Nam. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện, trung tâm khoa Ung Bướu trên toàn quốc là một thực tế bức bách chưa thể giải quyết được trong ngày một ngày hai.

Hội nghị đã nhận được gần 100 báo cáo khoa học trong nước và quốc tế.


Bị viêm gan B có nên nuôi con bằng sữa mẹ không?

Viêm gan siêu vi B đang là một nguy cơ đe dọa sức khoẻ cộng đồng. Hiện có một số bà mẹ mắc viêm gan B lo lắng không biết có nên nuôi con bằng sữa mẹ hay không?

Theo các bác sỹ chuyên gan của Phòng Khám 12 Kim Mã, những bà mẹ nếu đã mắc viêm gan siêu vi B vẫn có thể cho con bú trực tiếp sữa mẹ nếu trẻ được bảo vệ bằng cách tiêm cho trẻ huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B (Ig- AntiB) 100 đơn vị ngay trong phòng đẻ, sau đó tiêm vắc-xin chống viêm gan siêu vi B ở những vị trí khác trên cơ thể trẻ sơ sinh theo công thức 3 mũi ( ngay sau đẻ, tháng thứ 2 và tháng thứ 3).

HBsAg có trong sữa mẹ nhưng lây truyền chủ yếu khi trẻ bú thường cắn đầu vú mẹ và làm trầy xước da nên phải điều trị ngay những chỗ trầy xước. Ngoài ra còn điều trị sớm tưa miệng và các chứng đau miệng của trẻ.


Ảnh minh họa


Ở Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm siêu vi B lên tới 10-14%. Bệnh nguy hiểm do tính chất diễn biến thầm lặng (80% người bị nhiễm siêu vi không bộc lộ triệu chứng), khả năng lây mạnh (tỷ lệ nhiễm siêu vi B gấp 100 lần siêu vi gây bệnh AIDS). Có thể đột biến gây viêm gan tối cấp dẫn đến tử vong, hậu quả lâu dài và nặng nề (biến chứng có thể dẫn đến xơ gan và bệnh ung thư gan). Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm siêu vi B cũng cao tới 10-13%, lây từ mẹ sang con là 44,7%. Đường lây chủ yếu là khi thai nhi đi qua âm đạo, sau khi sinh cho trẻ bú sưã mẹ chỉ có 3-10% lây qua rau thai.

Người mẹ có thể nhiễm siêu vi B trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai nhưng phần lớn là nhiễm từ trước. Siêu vi không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như bào thai, thai vẫn phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng. Quan trọng là nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi, nếu trẻ không được bảo vệ ngay sau khi sinh thì 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành. Tỷ lệ bị viêm gan cấp ngay sau sinh là 5-7% mà không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.

Để phòng bệnh, nên làm một xét nghiệm HBsAg trong huyết thanh thai phụ vào tháng thứ 6 của thai kỳ, nếu dương tính (+), đánh giá mức độ truyền bệnh, làm xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và anti HBe. Tốt nhất là tiêm vaccin viêm gan B cho tất cả các phụ nữ có HBsAg âm tínhtrong huyết thanh trước hoặc trong khi có thai.

September 4, 2013

7 loại thực phẩm tăng nguy cơ ung thư

Ngoài các tác nhân vật lý, hóa chất, môi trường, vi sinh vật, căng thẳng, cảm xúc.. chế độ dinh dưỡng cũng có thể gây ung thư.

Bệnh ung thư cho đến nay kết quả điều trị vẫn chưa thực sự khả quan. Trên con đường đi tìm phương pháp điều trị căn bệnh nan y này, các nhà khoa học cũng tìm hiểu xem những nguyên nhân nào đã dẫn tới sự biến đổi phân chia các tế bào bất thường như vậy. Câu trả lời là, ngoài các tác nhân vật lý, hóa chất, môi trường, vi sinh vật, căng thẳng, cảm xúc... thì chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những thủ phạm hàng đầu dẫn tới căn bệnh chết người này.

Từ những nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo về việc cần hạn chế các thực phẩm sau đây:

Chất béo: Người dùng quá nhiều chất béo dễ bị ung thư vú, ruột già hơn. Sự liên quan giữa ung thư ruột già với thực phẩm nhiều chất béo đã được giải thích như sau: acid mật (bile acid) có nhiệm vụ tiêu hóa chất béo. Acid này được vi sinh vật clostridia ở ruột tách ra làm nhiều chất, trong đó có 3-methylchola-threne được coi như có khả năng gây ung thư ruột già. Nếu càng ăn nhiều chất béo thì lượng acid mật tiết ra càng cao, lượng 3 - methylchola - threne càng nhiều, nguy cơ ung thư ruột già rất cao. Còn với bệnh ung thư vú thì ăn nhiều chất béo làm tăng prolactin - những chất được coi như “bạn đồng hành” của ung thư vú.

Những người cùng lúc ăn nhiều chất béo và chất đạm thì nguy cơ ung thư lại càng cao hơn, nhất là ung thư vú, dạ con, thận, ruột già, tụy tạng.

Rượu: Người nghiện rượu, uống rượu nhiều trong thời gian dài rất dễ bị ung thư miệng, thanh quản, thực quản, cuống họng. Xơ cứng gan vì rượu cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây ung thư gan. Ở phụ nữ thường xuyên uống rượu, tỉ lệ mắc ung thư vú cao gấp nhiều lần so với người không uống.

Thuốc lá: Dù không là thực phẩm nhưng thuốc lá gắn liền với thói quen sinh hoạt và được dùng với lượng lớn không kém gì thực phẩm. Đã có nhiều dẫn chứng khoa học về việc thuốc lá là nguyên nhân của nhiều loại ung thư ở cả nam và nữ, nhất là ung thư phổi. Có tới 85% tử vong ung thư phổi là do hút thuốc lá. Hút thuốc lá cũng là nguy cơ ung thư miệng, bọng đái, thận, tụy tạng. Người hít khói thuốc dư cũng chịu nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Thực phẩm dư hóa chất diệt sâu bọ: Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số thuốc diệt sâu bọ là nguy cơ gây ung thư khi con người tiếp xúc lâu với phân lượng cao, như là hít qua phổi, ngấm qua da hoặc lẫn trong thực phẩm.

Gia vị: Hiện nay có cả vài ba ngàn gia vị thực phẩm được sử dụng để bảo quản, tăng mùi vị và màu sắc cho thực phẩm. Theo quy định thì các gia vị này phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhưng trên thực tế không ít cơ sở đã dùng các gia vị rất độc hại cho sức khỏe. Chẳng hạn, đường hóa học cyclamate và saccharin đã được cho là làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang vẫn được dùng trên 40 quốc gia. Chất nitrit và nitrat (có trong thực phẩm hun khói) nếu dùng nhiều sẽ gây ung thư gan, ruột già...

Thực phẩm nướng hoặc chiên: Quá trình chiên kỹ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra sản phẩm phụ gọi là acrylamide. Acrylamide là một khối u chứa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não mà cả đối với hệ thống sinh sản, tiêu hóa. Do đó, tốt nhất là hạn chế ăn các món nướng và chiên. 

Thực phẩm bị mốc: Nhiều người thường cho rằng nấm mốc trong thực phẩm khô đơn giản chỉ là một dạng vi sinh vật vô hại, có thể lau rửa sạch mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng thực phẩm.

Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, chính những nấm mốc này lại mang mầm bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người. Gạo, lúa mỳ, đậu, ngô, đậu phộng và các loại thực phẩm khác rất dễ ẩm mốc khi bị ô nhiễm, mốc sẽ sản sinh ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin.


Hội thảo điều trị tối ưu viêm gan virus C mạn tính trên bệnh nhân Việt Nam

Ngày 30/8, tại Hà Nội, văn phòng đại diện Hoffmann-La Roche tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điều trị tối ưu viêm gan virus C mạn tính trên bệnh nhân Việt Nam”.

Tham gia hội thảo có TS.BS Đinh Quý Lan - Chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam, GS.H.L.Y.Chan - Giám đốc Viện Tiêu hóa và Trung tâm Gan - Hồng Kông, cùng các chuyên gia gan mật hàng đầu ở Việt Nam.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc ứng dụng những phát triển của y học để giúp bệnh nhân Việt Nam viêm gan virus C mạn tính có nhiều cơ hội lành bệnh hơn.

Theo các chuyên gia, phác đồ điều trị hai thuốc (PEG-IFN 2a và Ribavarin) vẫn là phác đồ phù hợp cho bệnh nhân ở các nước châu Á và Việt Nam, tỷ lệ đạt SVR từ 79-85%. Thuốc nói trên đã có tại Việt Nam.