December 24, 2012

Củ gừng gió trong điều trị bệnh xơ gan


Củ gừng gió trong điều trị benh xo gan

Gừng gió ngày càng được nhiều bệnh nhân xa gần trong cả nước tìm để điều trị benh xo gan cổ trướng. Khi dùng gừng gió phải có sự chỉ dẫn nếu không, rất dễ nhầm với các cây ngải, nghệ đen, nghệ vàng, riềng...

Củ gừng gió trong điều trị xơ gan

Nhận diện cây gừng gió:

Vào năm 2000, khi hay tin ông Nguyễn Văn Q., sinh năm 1938, ở phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bị bệnh xơ gan cổ trướng đơn thuần (bụng to như bụng phụ nữ mang thai tháng thứ 8, bè, da niêm mạc vàng nhạc xanh) hết bệnh, chúng tôi rất ngạc nhiên vì đây là trường hợp hy hữu. Qua tìm hiểu được biết ông Q. chữa được bệnh xơ gan cổ trướng bằng cây mai gan và theo ông, đã điều trị benh xo gan cổ trướng bằng cây mai gan không được uống rượu bia, phải ăn nhạt ít muối mắm.

Tôi tìm đọc sách, tài liệu về cây, con thuốc Nam dược của giáo sư, tiến sĩ Đỗ Tất Lợi và của nhiều tác giả khác viết về cây thuốc Việt Nam nhưng không sao tìm ra được lai lịch cây mai gan. Qua tìm hiểu từ thực tế được biết đồng bào dân tộc miền núi gọi cây mai gan là cây ngải xanh. Lật lại tài liệu có cây ngải xanh là tên khác của cây gừng gió (trang 368, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS - TS Đỗ Tất Lợi, NXB Y học, 2004)

Gừng  gió còn có tên khác: riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại; khuhet phtu, brateal, vong atic (Campuchia); ginembrefou (Pháp), phong khương, khinh keng (Tày), gừng dại, gừng giềng. Tên khoa học: Zingber zerumber (L) sm, thuộc họ gừng: Zingiberaceae. Cây cao từ 1 - 1,3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc củ non có màu vàng thơm.

Củ càng già càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ chịu. Lá mọc xếp lớp, không cuống, thuôn dài đầu nhọn, phía trên màu xanh lục, hơi nhạt ở phía dưới; bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông...; cụm hoa dài 30 - 60 cm, phủ đầy vẩy, mép có mang lông hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ đài và tràng màu trắng cánh môi màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm màu trắng, mùa có hoa vào tháng  5 - 6. Cây gừng gió mọc hoang ở khắp nơi, chịu đất ẩm ướt - mát, bìa rừng, ven suối, đất núi rậm. Có thể trồng trong chậu kiểng để nơi râm mát ở gia đình, thuộc loại cây cảnh đẹp.


Một vài công dụng khác của gừng gió:

Phân tích về dược lý trong củ gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Trong tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%; monocyclic, sesquiterpen seton, zerumbom 37,5%.

Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng táng phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết, chứng trúng gió, chóng mặt nôn nao ngất xỉu, quan trọng hơn là tác dụng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, da dẻ hồng hào... Thân rễ gừng gió 20 - 30g, rửa sạch giã nhỏ thêm ít rượu chắt nước uống chữa trúng gió bị ngất, lấy bã chưng nóng xoa xát khắp người trị chứng tê chân lạnh.

Thường dùng thân rễ thái mỏng ngâm trong rượu với liều 40 - 50g tươi hay sấy khô trong một chai nước 650 ml, ngâm trong thời gian 15 - 20 ngày, gạn xác lấy nước uống mỗi ngày 3 ly nhỏ như khai vị rất tốt với những bệnh nhân suy dinh dưỡng (trừ xơ gan cổ trướng). Thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương. Zerambom, thành phần chính của tinh dầu gừng gió ức chế sự phát triển của Micrococus Pyogenes Var, Aureus và Mycobacterium, Tusberculosis.

Củ cây gừng gió có tác dụng trong điều trị xơ gan cổ trướng đơn thuần, nghĩa là không có viêm gan siêu vi B, C dương tính, và loại trừ ung thư gan. Mặt khác trong bệnh lý về nội khoa, ngoài việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, sinh học, siêu âm, nó còn dựa trên cơ địa của mỗi người, có người chịu, có người không. Do đó vẫn phải thận trọng khi tìm chọn cây thuốc, tránh việc dùng thang thuốc thiếu khoa học.

Xem thêm:

December 20, 2012

Món ăn điều trị bệnh xơ gan



Người mắc benh xo gan nên chú ý trong khi ăn uống

Theo y học cổ truyền, benh xo gan thuộc bệnh danh “cổ trướng, chứng  tích”. Chế độ ăn uống sẽ có tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh. Dưới đây là cách chế biến một số món ăn dùng cho người xơ gan theo lương y Quốc Trung.
1. Cá trạch nấu đậu phụ
+ Nguyên liệu: Cá trạch 400g, đậu phụ 200g, cùng các gia vị.
+ Cách chế biến: Cá trạch bỏ mang và ruột, rửa sạch, cho vào nồi cùng 200g đậu phụ, cho lượng nước vừa đủ, nấu chín, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này có tác dụng bổ trung ích khí, tốt cho việc thanh trừ thấp nhiệt, thích hợp với người xơ gan có các triệu chứng: vàng da, vàng mắt, trướng bụng.

2. Cá chép nấu vỏ hồ lô

Cá chép nấu vỏ hồ lô

+ Nguyên liệu: Một con cá chép, 1 vỏ hồ lô (quả bầu eo) lâu năm, đậu đỏ hạt nhỏ 50g.
+ Cách chế biến: Cá chép bỏ mang đánh vảy, bỏ ruột, cho vào nồi hầm cùng với vỏ hồ lô và đậu đỏ, nêm nếm gia vị vừa dùng. Ăn ngày 1 lần, có tác dụng hỗ trợ điều trị xơ gan ở người có các triệu chứng: bụng to, sắc mặt sạm đen, tay chân lạnh, hoặc phù chi dưới, đi tiêu lỏng.

3. Trứng gà nấu kỷ tử
Trứng gà nấu kỷ tử

+ Nguyên liệu: Kỷ tử 30g, mạch đông 10g, cùng 4 cái trứng gà, và 50g thịt chân giò heo, tinh bột, đường và các gia vị.
+ Cách chế biến: Mạch đông rửa sạch cho vào nước đun sôi rồi vớt ra. Trứng gà đánh đều hấp cách thủy, để nguội cắt thành miếng. Thịt chân giò rửa sạch thái nhỏ cho vào trộn đều với tinh bột, đường rồi cho vào chảo dầu nóng, đảo cho chín, bỏ kỷ tử, trứng đã thái, mạch đông vào xào cùng, nêm gia vị vừa dùng.

Cafe giúp giảm bệnh xơ gan


Cafe giúp giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan

Bệnh nhân viêm gan C uống đều đặn hơn 2 tách cà phê mỗi ngày sẽ giảm được bệnh xơ gan, tờ The Times of India đưa tin. Các chuyên gia thuộc Học viện Quốc gia bệnh tiểu đường, tiêu hóa và thận (Mỹ) mới tiến hành một nghiên cứu và nhận thấy đưa vào cơ thể 308 mg caffeine mỗi ngày có tác dụng chữa bệnh đối với người mắc bệnh viêm gan C.
Cafe giúp giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan

Nhóm nghiên cứu đã dựa trên dữ liệu về tiêu thụ caffeine trong hơn 2 năm của các bệnh nhân ở khoa gan Viện Y tế Quốc gia Mỹ. Những người tham gia vào cuộc nghiên cứu cho thấy uống hơn 2 tách cà phê, tương đương 308 mg caffeine đưa vào cơ thể, và được duy trì hằng ngày có tác dụng rõ rệt trong việc giảm bệnh xơ gan.

Mai ba ba trị bệnh xơ gan


Mai ba ba giúp trị benh xo gan

Mai ba ba chữa bệnh xơ gan

Cách lấy mai ba ba:
Ba ba bắt về, cắt cổ lấy tiết hứng ngay vào ít rượu, rồi cho cả con vào nồi nước sôi, đun trong 1-2 giờ, vớt ra, gỡ lấy mai, để nguyên hoặc ngâm nước phèn một đêm (20g phèn cho 1kg mai), rồi cạo sạch thịt và màng, phơi khô. Nếu lấy mai ở con vật còn sống thì tốt hơn (không dùng mai đã cắt nhỏ nấu ăn).
Mai ba ba hình bầu dục hay hình trứng rộng, trên dưới phẳng, dài 10-20cm, rộng 8,5 – 16,5cm, nhô dần lên ở phía giữa, mặt lưng màu xám đen hoặc lục đen loang lổ, hơi sáng bóng, có nhiều nếp vân nhăn. Mặt bụng màu trắng đục là một khung gồm xương sống chạy dọc ở giữa, có 8 đốt, mỗi đốt mang hai xương sườn thẳng hàng, uốn vào phía trong. Chất cứng chắc. Thứ mai to bản, dày chắc, không sót thịt và màng là loại tốt.
Thành phần hóa học của mai gồm keratin, chất đạm, vitamin D.

Chế biến mai ba ba:
Theo hai cách sau:
- Ngâm mai vào nước gừng rồi phơi khô. Sao với cát nóng hoặc nướng chín đến khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra tẩm sơ qua với giấm (tỷ lệ 1,5lít giấm cho 5kg mai), rửa sạch, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh sâu mọt.
- Nấu cao: Ngâm mai vào nước tro bếp (tro rơm rạ hay củi) trong một đêm, lấy ra rửa sạch, tẩm rượu (có thể ngâm rượu gừng với tỷ lệ 50g gừng cho 1 lít rượu 40o) rồi cắt nhỏ, nấu với nước luôn sâm sấp và sôi liên tục trong một ngày, một đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba. Gộp các nước chắt lại, lọc kỹ, cô thành cao đặc ở nhiệt độ 70oC trở lên được miết giáp cao. Cao tốt phải có hai lớp khi cắt ngang, lớp trên có màu nâu hơi vàng bóng, lớp dưới có màu nâu đen, mùi thơm, không tanh.
Công dụng và cách dùng
Mai ba ba có vị mặn, tính hàn, không độc vào 3 kinh can, phế và tỳ, có tác dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, tán kết, nhuận táo, giảm đau, điều kinh. Dược liệu được dùng chữa hao gầy, đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, khí huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, tiểu tiện ra sỏi, kinh nguyệt bế, sốt rét, gan bị xơ hóa. Mỗi ngày uống 10-20g bột hoặc 6-10g cao, chia làm hai lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng mai ba ba bôi sữa, nướng vàng, tán bột, uống mỗi lần 4g với rượu hâm nóng chữa đau lưng. Hải Thượng Lãn Ông (Dược phẩm vậng yếu) lại dùng mai ba ba trong những trường hợp sốt rét cơn, thịt thừa trong họng, ho lao, mụn nhọt, rong huyết, bế kinh.

Bài thuốc có mai ba ba:
- Chữa trẻ nhỏ bị suyễn, thở gấp: Mai ba ba đốt tồn tính, tán nhỏ, rây bột mịn, lá nhót tươi 50g, rửa sạch, ép lấy nước đặc. Mỗi lần uống 4g bột mai với nước ép lá nhót.
- Chữa sốt rét, thũng báng: Mai ba ba, nga truật, tam lăng, trần bì, thanh bì, binh lang, thảo quả, sa nhân, ô mai, bán hạ chế, mỗi thứ 20g; thường sơn 40g. Tất cả thái nhỏ, ngâm với một lít rượu và một lít giấm trong một ngày đêm. Đun cho cạn hết dung dịch, phơi khô, sao giòn tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi ngày, người lớn uống 30-40 viên làm một lần với nước ấm trước khi lên cơn khoảng 2 giờ. Trẻ em 5-10 tuổi, 10-20 viên; 11 tuổi trở lên, 20-30 viên (kinh nghiệm của ông Tử Khắc Hàm – Nghệ An).
Hoặc mai ba ba 30g, tẩm giấm, nướng vàng làm 3 lần; cành và lá cây cam thìa 100g, cắt nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng; rễ hà thủ ô trắng đã chế 50g; lá thường sơn 50g, tước bỏ cuống và sống lá, ngâm nước vo gạo 2 ngày, 2 đêm, mỗi ngày thay nước gạo một lần, thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng; thảo quả sao cháy vỏ ngoài, lấy hạt 30g; vỏ chanh khô 30g; hạt cau nhà hay cau rừng 30g; hậu phác 20g; cam thảo 20g, sao qua. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Người lớn uống mỗi ngày hai lần vào trước bữa ăn một giờ, mỗi lần 4g với nước sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi dùng liều thích hợp. Uống liên tục trong khoảng một tháng.
- Chữa kinh nguyệt tắc do cơ thể suy nhược: Mai ba ba 30g, tán nhỏ, rây bột mịn, cho vào bụng một con chim bồ câu (đã làm thịt) cùng với ít rượu và gia vị. Hấp cách thủy cho chín nhừ. Ăn hết làm một lần trong ngày.
- Chữa mụn rò, chảy nước và mủ, lòi dom: Mai ba ba, mai rùa, phèn chua (lượng các vị bằng nhau) đốt tồn tính, tán nhỏ, rắc vào chỗ đau, ngày vài lần.
- Chữa benh xo gan: Mai ba ba 30g, vảy tê tê 5g, cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.


Phương pháp đông y chữa bệnh xơ gan


benh xo gan là gì?
Benh xo gan là một bệnh mạn tính toàn thân tổn thương chủ yếu là cấu trúc của gan bị biến dạng do sự tăng sinh và xơ hóa của tổ chức gan, hình thành các cục tại mô gan. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chức năng gan giảm và một loạt triệu chứng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng khác nhau mà y học cổ truyền thường mô tả trong các chứng: ‘Tích Tụ’, ‘Cổ Trướng’, ‘Phúc Trướng’ [Linh Khu], ‘Thủy cổ” (Cảnh Nhạc Toàn Thư)…
Phương pháp đông ý chữa bệnh xơ gan
Hình ảnh gan bị xơ
Nguyên Nhân dẫn đến benh xo gan:
Những nguyên nhân thường gặp theo y học hiện đại là:
1. Viêm gan do vi rút.
2. Dinh dưỡng kém và nghiện rượu.
3. Nhiễm độc hóa chất như Thạch tín… Hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp.
Theo y học cổ truyền thì sự hình thành của benh xo gan có liên quan đến 3 tạng Can, Tỳ và Thận. Nguyên nhân chính là do khí trệ, huyết ứ, thủy thấp ứ đọng trong cơ thể dẫn đến làm hư tổn thận âm, thận dương. Có thể giải thích cơ chế các triệu chứng bệnh lý như sau: Chứng hoàng đản và tích tụ trực tiếp ảnh huởng đến tạng Can. Can tàng huyết, thích sơ tiết, bệnh lâu ngày, Can không được thông điều sinh ra can khí uất sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị (can vị bất hòa, tỳ vị hư nhược). Trên lâm sàng thường có các triệu chứng như ngực sườn đầy tức, ợ hơi, nôn, buồn nôn, chán ăn, tiêu lỏng… bệnh lâu ngày khí trệ sinh ra huyết ứ, biểu hiện các triệu chứng mạn sườn đau tức tăng cố định, môi lưỡi tím thâm, các hội chứng ứ huyết, xuất huyết. Mặt khác, nếu do ăn uống thiếu thốn thất thường, nghiện rượu quá độ cũng làm tổn thương tỳ vị, chức năng tỳ vận hoá kém nội sinh thấp nhiệt, tân dịch bị tổn thương. Nếu cảm nhiễm trùng độc hoặc hóa chất độc hại cũngđều do tác hại can tỳ mà sinh bệnh. Bệnh lâu ngày sẽ tổn hại thận, thận dương hư tiểu khó khăn, phù
và cổ trướng nặng hơn, thận âm hư dẫn tới can thận âm hư, can hỏa vượng, can huyết hao tổn, can phong động sinh co giật hôn mê… Tóm lại bệnh xơ gan giai đoạn đầu chủ yếu là tổn thương can tỳ, khí ứ, huyết trệ, vào glai đoạn cuối tạng thậân cũng bị tổân thương sinh ra tỳ thận dương hư và can thâïn âm hư, bệnh trầm trọng và khó trị.
Triệu chứng benh xo gan:
- Giai đoạn bắt dầu: Chức năng gan còn bù trừ, triệu chứng lâm sàng thường không rõ hoặc rất nhẹ, chủ yếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không biết ngon, tiêu lỏng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhẹ, hơi tức vùng bụïng trên bên phải hoặc đầy bụng, nôn hoặc buồn nôn. Khám gan hơi to (có thể không to), có bệnh nhân lách to. Chức năng gan bình thường hoặc hơi suy giảm, có thể khám kỹ phát hiện điểm ứ huyết, mạch sao mà xác định bệnh.
- Giai đoạn toàn phát: Chức năng gan suy giảm rõ. Lâm sàng biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa tăng, mạn sườn bên phải đau rõ, sụt cân, da xạm, có bệnh nhân vàng da, vàng mắt, điểm ứ huyết, mạch sao ở mặt, ngực, tay, vai, cổ.. . hoặc có hiện tượng giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ mập lên, chân răng, mũi, trĩ, xuất huyết, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt nhiều kéo dài, hoặc có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, chân tay tê dại, ngứa, tiểu ít, hoặc tiểu khó, cổ chân phù, bụng có nước nhẹ. Khám gan thấy có thể eo nhỏ hoặc to dưới bờ sườn, bờ sắc cứng.
- Giai doạn cuối: Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch rõ: cổ trướng, da bụng bóng, tuần hoàn bàng hệ, tiểu rất ít hoặc vô niệu, khó thở, người gầy, sắc mặt xạm tối, da mặt vàng đậm, bệnh nặng có xuất huyết tiêu hóa, tinh thần lờ đờ, buồn ngủ hoặc hưng phấn, hốt hoảng, hôn mê gan…
Phương pháp điều trị benh xo gan:
Theo sự phân tích về cơ chế sinh bệnh và theo y học cổ truyền thì trong bệnh xơ gan, bệnh lý chủ yếu là can huyết ứ trệ, cho nên phép chữa chính là hoạt huyết hóa ứ và trong quá trình điều trị cần phân biệt rõ các mặt tiêu bản, hư thực, hoãn cấp để chọn phép chữa thích hợp, chủ yếu theo 3 giai đoạn bệnh mà biện chứng luận trị.
1- Giai đoạn đầu:
Triệu chứng: Bệnh mới bị, bệnh nhân còn khỏe.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ kiêm điều can lý tỳ.
Bài thuốc: Dùng bài Huyết phủ trục ứ thang gia giảm:
Huyết phủ trục ứQui xuyên12Xích thược15Ngưu tất12
Đào nhân16Xuyên khung6Cát cánh6Cam thảo4
Hồng hoa12Sinh địa12Ngũ linh chi6-8Chỉ sác8
Đan sâm12Miết giáp12

Gia giảm: Mệt mỏi nhiều, thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh để ích khí kiện tỳ.
Ăn ít, đầy bụng khó tiêu, bỏ Miết giáp thêm Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc để tiêu thực
Miệng khô, da nóng, vàng da, rêu lưỡi vàng dày, mạch Sác… có triệu chứng thấp nhiệt, bỏ Miết giáp, Đào nhân, Hồng hoa thêm Nhân trần, Chi tử, Liên kiều, Xa tiền, Trạch tả… Có triệu chứng hư nhiệt như sốt lòng bàn chân, bàn tay nóng, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác, bỏ Đào nhân, Hồng hoa thêm Tri mẫu, Địa cốt bì, Hạn liên thảo, Mạch môn, Ngũ vị tử… để thanh hư nhiệt.
Ngủ kém thêm Táo nhân sao, Bá tử Nhân… để dưỡng tâm, an thần.
2. Giai đoạn toàn phát:
Triệu chứng: Chức năng gan suy giảm, cơ thể bệnh nhân yếu, đau hoặc không nhưng có phù, bụng đầy, có nước, vùng gan đầy tức… bệnh biểu hiện hư thực lẫn lộn.
Điều trị: Sơ can, hoạt huyết, kiện tỳ, lợi thủy.
Bài thuốc: Dùng bài Tiêu dao tán thêm Ngũ bì ẩm gia giảm:
Sài hồ12Bạch truật12Đan sâm12
Đại phúc bì8Qui đầu12Bạch linh12Chỉ thực8
Tang bì12Xích thược10Đẳng sâm12Trần bì8
Sinh khương3

Gia giảm: Mạn sườn đau nhiều, gan lách to, có nốt ứ huyết thêm Đương quy vĩ, Xuyên sơn giáp, chế Hương phụ, Uất kim để tăng thêm tác dụng hành khí, hoạt huyết.
Có triệu chứng huyết hư thêm Bạch thược, Thục địa, Hà thủ ô, Kỷ tử, Hoa hòe để bổ huyết, chỉ huyết.
Can thận âm hư, sốt nhẹ, lòng bàn chân tay nóng, chất lưỡi thon đỏ, mạch Huyền Tế cần thêm thuốc tư dưỡng can thận như Sa sâm, Mạch môn Ngũ vị tử, Sinh địa, Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Bạch thược, Hạn liên thảo…
3. Giai đoạn cuối:
Triệu chứng: Đến giai đoạn cuối thì cơ thể người bệnh đã quá suy yếu do chính khí hư nhưng cổ trướng lại tăng (tà khí thực) nên phép chữa phải dùng vừa công vừa bổ, cần chú ý nắm nguyên tắc ‘cấp trị tiêu, hoãn trị bản’, phép trị bản chủ yếu bổ khí huyết, sơ Can, kiện tỳ. Trị tiêu chủ yếu là công trục cổ trướng…
Phép trị: Bổ khí huyết.
Bài thuốc: Dùng bài Bát trân thang, Thập toàn đại bổ gia giảm tùy tình hình bệnh.
bat trân thangĐẳng sâm16Bạch truật12Bạch linh12
Cam thảo6Qui đầu12Thục địa20Bạch thược12
Xuyên khung8Hoàng kỳ12Đan sâm12Hoài sơn12
Sa tiền12Ý dĩ12Trích thảo4Kỉ tử12

Gia giảm: Tỳ thận dương hư, ăn kém, tiêu lỏng, mặt xạm, lưng đau, bàn chân phù, chân tay lạnh, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch Trầm, Trì, Huyền, cần ôn bổ tỳ thận, dùng bài thuốc gồm các vị chế Phụ tử, Nhục quế, Xuyên ngưu tất, Phòng kỷ, Can khương, Bạch linh, Bạch truật, Trạch tả…
Trường hợp can thận âm hư, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mắt khô, ít ngủ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Huyền Tế Sác… cần tư dưỡng can thận, dùng bài thuốc gồm các vị: Hà thủ ô, Kỷ tử, Sinh địa, Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc, Đan sâm, Kê huyết đằng, Quy bản, Miết giáp… Trường hợp xuất huyết nhiều (nôn ra máu hoặc tiêu ra máu, hôn mê gan, cần xử trí cấp cứu kết hợp Đông Tây Y
Chú ý đối với những bệnh nhân có xuất huyết, có bệnh tim, người bệnh quá suy kiệt, không nên dùng phép trục thủy. Lúc dùng phép trục thủy nên kết hợp Tây y truyền dịch để tránh được trạng thái mất nước tổn hại chân âm. Có thể dùng thang Lý Ngư Xích Tiểâu Đậu Thang: Cá chép 1 con 500g, đánh vảy sạch, bỏ lòng ruột. Xích tiểu đậu 60g, không cho muối, nấu chín nhừ lọc qua vải lấy nước uống, ngày uống 1 thang, uống liền trong 12-16 tuần có kết qủa tốt.