January 17, 2013

Thuốc đông y chữa xơ gan cổ chướng


Việc dùng thuốc đông y chữa xơ gan cổ chướng liệu có tốt hay không?

Các chuyên gia của chúng tôi nói rằng xơ gan cổ chướng là sau khi gan bị xơ mất đi khả năng trao đổi chất, làm cho nước tích lại, lượng nước lớn làm ảnh hưởng đến chức năng bôi trơn các cơ quan, làm cho bụng căng như quả bóng; đem lại mối nguy hiểm và sự bất tiện lớn cho bệnh trong cuộc sống. Nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ảnh hưởng tới não,như vậy tỉ lệ tử vong rất cao.

Baid thuốc đông y chữa bệnh xơ gan cổ chướng
Thuốc đông y chữa xơ gan cổ chướng có hiệu quả không ?    

Việc dùng thuốc đông y chữa bệnh xơ gan cổ chướng sẽ đem lại hiệu quả nhất định nhưng để chữa triệt để bệnh xơ gan cổ chướng thì khó. Mặc dù thuốc đông y có tác dụng khống chế bệnh biến, giảm tốc độ nước phát sinh, nhưng không có khả năng xử lý lượng nước đã tồn tại. Nếu dùng tuốc một cách mù quáng rất có khả năng tạo thêm gánh nặng cho gan, làm cho bệnh tình xấu đi.

Ngoài ra thuốc đông y có thành phần phức tạp, nếu sử dụng thuốc không thích hợp, có thể mang lại nguy hiểm cho gan, đặc biệt là thuốc đông y có rất nhiều thảo dược gây tổn thương gan, làm cho gan tổn hại nghiêm trọng. Thậm chí mức độ tổn hại do thuốc gây ra còn nghiêm trọng hơn so với virut gây ra. Vì vậy sử dụng thuốc đông y điều trị xơ gan cổ chướng nhất định phải cẩn thận. Đặc biệt là thuốc dân gian bốc sẵn, thuốc bốc theo đơn, thuốc cổ bí truyền ,thuốc thành phần không rõ ràng. Bệnh nhân mà sử dụng nhất định sẽ nguy hiểm tới tính mạng vì thế bệnh nhân nên căn cứ vào tình trạnh bệnh cụ thể của bản thân mà tiến hành điều trị khoa học.


Chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu


Giải đáp vấn đề chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu.

Trên lâm sàng, triệu chứng của xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu không rõ ràng, nếu sớm áp dụng điều trị khoa học, vậy thì xơ gan cổ chướng có thể đẩy lui, còn về có chữa khỏi được không, các chuyên gia đã chỉ ra rằng bệnh nhân tốt nhất nên đến các cơ sở chính quy kiểm tra sau đó điều trị, dưới đây là bài giới thiệu chi tiết về vấn đề chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu.   

Xơ gan cổ chướng là xơ gan giai đoạn cuối, tức là chức năng gan của bệnh nhân đã mất đi chức năng trao đổi chất, ảnh hưởng nghiêm trong đến sinh hoạt bình thường, do đó xơ gan cổ chướng nên sớm được điều trị, vậy thì xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu có thể chữa khỏi không? Phòng khám 12 Kim Mã chúng tôi đã mời các chuyên gia trong lĩnh vực xơ gan cổ chướng giải đáp vấn đề này.  

Xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu có nghiêm trọng không?

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng trên lâm sàng nguyên nhân dẫn đến xơ gan cổ chướng thường là ở xơ gan, khi bệnh nhân mắc xơ gan chức năng gan suy giảm dẫn đến chứng cao áp tĩnh mạch cửa, rồi dẫn đến lá lách to, từ đó không hấp thụ được protein và vitamin mà còn đào thải protein hình thành phù thũng, thông thường triệu chứng xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu không rõ ràng, nhưng khi bệnh nhân phát triển thành giai đoạn cuối điều trị lúc này rất phức tạp, do đó, xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu càng sớm điều trị càng tốt.   

Xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu chữa khỏi không?

Các chuyên gia của phòng khám 12 Kim Mã đã chỉ ra rằng xơ gan cổ chướng là 1 loại trạng thái không ổn định, rất dễ gây ra các tái phát nguy hiểm, do đó bệnh nhân không chỉ phải tích cực điều trị mà còn tích cực phòng chống các tái phát, chỉ cần kiên trì trong thời gian dài áp dụng điều trị khoa học vậy thì bệnh tình của bệnh nhân có thể được khống chế sau đó xơ gan cổ chướng có thể đầy lui được rồi.  

Vậy chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu như thế nào?  

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng bệnh tình xơ gan cổ chướng phức tạp nhiều biến dị, do đó bệnh nhân không được lạm dụng thuốc có thể dùng thuốc đông y chữa bệnh xơ gan cổ chướng, tránh tăng gánh nặng cho gan, bệnh nhân nên tim ra nguyên nhân bệnh, sau đó điều trị, đồng thời cũng cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ về bảo vệ gan, tức là nghỉ ngời tĩnh dưỡng và điều trị bằng dĩnh dưỡng, chỉ có kết hợp nhiều phương diện thế này thì khả năng bệnh nhân hồi phục mới càng lớn.  

Để đảm bảo tính chính xác của việc điều trị, bệnh nhân tốt nhất nên đến các cơ sở chính quy để kiểm tra, bệnh nhân có thể đến phòng khám 12 Kim Mã của chúng tôi để tìm hiểu, phòng khám của chúng tôi với các trang thiết bị hiện đại tiến tiến nhất có thể kiểm tra chính xác cụ thể bệnh tình của bệnh nhân, đồng thời kết hợp với sự tư vấn của các chuyên gia gan hàng đầu, đưa ra các phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân!    


Triệu chứng xơ gan cổ chướng


Triệu chứng xơ gan cổ chướng biểu hiện như thế nào?

Xơ gan là một bệnh mãn tính toàn thân tổn thương chủ yếu là cấu trúc của gan bị biến dạng do sự tăng sinh và xơ hóa của tổ chức gan, hình thành các cục tại mô gan. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chức năng gan giảm và một loạt triệu chứng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng khác nhau mà y học cổ truyền thường mô tả trong các chứng: ‘Tích Tụ’, ‘Cổ Trướng’, ‘trướng bụng, 'Thủy cổ" (Cảnh Nhạc Toàn Thư)...

Nguyên nhân xơ gan cổ chướng:

Những nguyên nhân thường gặp theo y học hiện đại là:
  -  Viêm gan do vi rút.
  -  Nhiễm bệnh hấp huyết trùng.
  -  Dinh dưỡng kém và nghiện rượu.
  -  Nhiễm độc hóa chất như Thạch tín... Hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp.

Các chuyên gia của phòng khám 12 Kim Mã đã chỉ ra rằng sự hình thành của xơ gan có liên quan đến 3 tạng Can, Tỳ và Thận. Nguyên nhân chính là do khí trệ, huyết ứ, thủy thấp ứ đọng trong cơ thể dẫn đến làm hư tổn thận âm, thận dương. Có thể giải thích cơ chế các triệu chứng bệnh lý như sau: Chứng hoàng đản và tích tụ trực tiếp ảnh huởng đến tạng Can. Can tàng huyết, thích sơ tiết, bệnh lâu ngày, Can không được thông đều sinh ra can khí uất sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị (can vị bất hòa, tỳ vị hư nhược). Trên lâm sàng thường có các triệu chứng như ngực sườn đầy tức, ợ hơi, nôn, buồn nôn, chán ăn, tiêu lỏng... bệnh lâu ngày khí trệ sinh ra huyết ứ, biểu hiện các triệu chứng mạn sườn đau tức tăng cố định, môi lưỡi tím thâm, các hội chứng ứ huyết, xuất huyết. Mặt khác, nếu do ăn uống thiếu thốn thất thường, nghiện rượu quá độ cũng làm tổn thương tỳ vị, chức năng tỳ vận hoá kém nội sinh thấp nhiệt, tân dịch bị tổn thương. Nếu cảm nhiễm trùng độc hoặc hóa chất độc hại cũngđều do tác hại can tỳ mà sinh bệnh. Bệnh lâu ngày sẽ tổn hại thận, thận dương hư tiểu khó khăn, phù và cổ trướng nặng hơn, thận âm hư dẫn tới can thận âm hư, can hỏa vượng, can huyết hao tổn, can phong động sinh co giật hôn mê... Tóm lại bệnh xơ gan giai đoạn đầu chủ yếu là tổn thương can tỳ, khí ứ, huyết trệ, vào giai đoạn cuối tạng thận cũng bị tổn thương sinh ra tỳ thận dương hư và can thận âm hư, bệnh trầm trọng và khó trị.

Triệu chứng xơ gan cổ trướng:

  -  Giai đoạn bắt đầu: Chức năng gan còn bù trừ, triệu chứng lâm sàng thường không rõ hoặc rất nhẹ, chủ yếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không biết ngon, tiêu lỏng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhẹ, hơi tức vùng bụng trên bên phải hoặc đầy bụng, nôn hoặc buồn nôn. Khám gan hơi to (có thể không to), có bệnh nhân lách to. Chức năng gan bình thường hoặc hơi suy giảm, có thể khám kỹ phát hiện điểm ứ huyết, mạch sao mà xác định bệnh (có khả năngchữa xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu khỏi rứt điểm là rất cao).

  -  Giai đoạn toàn phát: Chức năng gan suy giảm rõ. Lâm sàng biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa tăng, mạn sườn bên phải đau rõ, sụt cân, da xạm, có bệnh nhân vàng da, vàng mắt, điểm ứ huyết, mạch sao ở mặt, ngực, tay, vai, cổ.. . hoặc có hiện tượng giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ mập lên, chân răng, mũi, trĩ, xuất huyết, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt nhiều kéo dài, hoặc có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, chân tay tê dại, ngứa, tiểu ít, hoặc tiểu khó, cổ chân phù, bụng có nước nhẹ. Khám gan thấy có thể eo nhỏ hoặc to dưới bờ sườn, bờ sắc cứng.

  -  Giai đoạn cuối: Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch rõ: cổ trướng, da bụng bóng, tuần hoàn bàng hệ, tiểu rất ít hoặc vô niệu, khó thở, người gầy, sắc mặt xạm tối, da mặt vàng đậm, bệnh nặng có xuất huyết tiêu hóa, tinh thần lờ đờ, buồn ngủ hoặc hưng phấn, hốt hoảng, hôn mê gan..

January 16, 2013

Nguyên nhân dẫn đến xơ gan cổ chướng


Xơ gan cổ chướng là gì?

Bụng chướng to, cứng, da bụng bóng chính là biểu hiện, triệu chứng xơ gan cổ chướng. Dưới đây là hình ảnh về cháu bé mắc chứng bệnh xơ gan cổ chướng

Hình ảnh cháu bé mắc chứng bệnh xơ gan cổ chướng
Hình ảnh cháu bé mắc chứng bệnh xơ gan cổ chướng

Bình thường khoang màng bụng giữa lá thành và lá tạng là một khoang ảo không có nước, nếu có chăng chỉ là một ít chất nhầy bôi trơn không đáng kể.
Khi giữa lá thành lá tạng của màng bụng xuất hiện một lượng dịch (ít hoặc nhiều) gọi là tràn dịch màng bụng hay Cổ chướng.
Nguyên nhân gây tràn dịch màng bụng (Cổ chướng) chia thành 2 nhóm lớn:
  -  Nguyên nhân gây cổ chướng dịch tiết (lao màng bụng, K, viêm...)
  -  Nguyên nhân gây dịch thấm (xơ gan, suy thận, tim, suy dinh dưỡng)
Phạm vi bài này đề cập tới một nguyên nhân gây cổ chướng là xơ gan.

Cơ chế hình thành cổ chướng trong bệnh gan
1. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giảm protide huyết tương:
Từ năm 1856 Starling đã phát hiện được một điều quan trọng là: Sở dĩ nước luôn giữ trong lòng mạch, không bị thoát qua thành mạch ra ngoài vì: có sự cân bằng giữa hai yếu tố (áp lực mao mạch và áp lực keo) cụ thể là:
  -  Áp lực mao mạch có xu hướng đẩy nước và các chất ra khỏi mao mạch.
  -  Áp lực thẩm thấu chủ yếu là keo của protide (anbumin) có xu hướng giữ nước và các chất ở lại trong lòng mao mạch.
Ở người xơ gan (giai đoạn muộn) hai yếu tố nêu trên mất sự cân bằng: áp lực mao mạch tăng (do áp lực của tĩnh mạch gánh) nên nước và các chất bị đẩy ra khỏi lòng mạch, đồng thời áp lực thẩm thấu giảm vì anbumin huyết tương giảm (do suy gan không tổng hợp đủ) nên không giữ được nước, các chất trong lòng mạch. Nước và các chất thoát ra vào khoang màng bụng hình thành Cổ chướng.
Tuy nhiên có trường hợp có tăng áp lực tĩnh mạch gánh, có giảm anbumin huyết thanh nhưng không hình thành Cổ chướng. Như vậy việc hình thành cổ chướng còn có những cơ chế khác nữa.

2. Sự cản trở tuần hoàn sau xoang:
(P.lách tăng vừa trên 10 cm nước áp lực trên gan tự do giảm dưới 9cm nước, áp lực tĩnh mạch trên gan bít tăng trên 10cm nước, chênh lệch P bít / tự do tăng trên 1 cm nước)
Nếu tắc hoặc chèn ép tĩnh mạch trước xoang chủ yếu gây lách to, THBH, ít khi có dịch Cổ chướng. Ngược lại có khi cản trở tuần hoàn sau xoang (chèn ép TMG hoặc TMTG) thì xuất hiện cổ chướng với các mức độ khác nhau. Trong bệnh xơ gan các tĩnh mạch gan bị chèn ép bởi các u cục tân tạo - sự tăng sinh hoặc phình ra của các tế bào Kupffer. Áp lực xoang tăng làm rỉ dịch ra xung quanh. Hệ thống bạch mạch giãn to (cũng gây chèn ép tĩnh mạch gan) nhằm dẫn đi lượng dịch rỉ này. Nhưng đến một lúc nào đó lượng dịch vượt quá khả năng dẫn lưu của nó thì dịch rỉ từ mặt gan chảy thẳng vào ổ bụng góp phần tạo nên Cổ chướng. Về mặt tổ chức học lớp tế bào lót màng trong của xoang gan có cấu trúc không liên tục khi có tăng áp lực xoang dịch rỉ càng dễ dàng chảy thẳng vào ổ bụng.

3. Vai trò của thận và các hormon:
Thận có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hoà nước và điện giải của cơ thể. Khi bệnh nhân bị xơ gan cổ chướng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của thận:
+  Dịch cổ chướng nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng gây ảnh hưởng tới chức năng lọc của thận:
   -  Nước cổ chướng ép làm tăng áp lực tĩnh mạch thận. Áp lực tĩnh mạch thận tăng tạo nên một đối áp làm cản trở tuần hoàn trong thận làm mức lọc của cầu thận giảm.
   -  Áp lực ổ bụng tăng tác động lên chính bản thân thận làm rối loạn tuần hoàn vỏ thận, làm ảnh hưởng tới hoạt tính của renin huyết tương.
   -  Áp lực ổ bụng tăng còn ép vào niệu quản cản trở vai trò dẫn nước tiểu của nó.
   -  Lưu lượng máu qua thận giảm nên mức lọc Na giảm. Na giữ lại trong cơ thể sẽ giữ nước gây phù, Cổ chướng.

+  Vai trò của hormon: Aldosterol tăng làm cho tái hấp thu Na ở ống lượn xa và tăng thải kali. Sự tăng aldosteron ở người xơ gan theo 2 cơ chế sau:
   -  Gan xơ nên chức năng hủy aldosteron giảm nên làm cho nồng độ al osteron tăng cao.
   -  Trong xơ gan thể tích máu lưu thông giảm kích thích các thụ cảm thể tích làm vỏ thượng thận tăng sản xuất aldosteron.

+  Ống lượn gần tăng tái hấp thu Natri theo một cơ chế mà người ta chưa biết rõ (làm tăng ngưỡng hoặc giảm hormon bài xuất Natri. Cũng có tác giả đề cập tới vai trò của renin prostaglandin và các cathecolamin tham gia vào các vòng xoắn này)
Vậy ở người xơ gan bị nước ứ lại gây phù, cổ chướng do hấp thu quá nhiều Natri, áp lực thẩm thấu tăng kích thích các thụ cảm thể làm tăng sản xuất ADH (Anti Diuretique Hormon) của thùy sau tuyến yên. Nước tăng tái hấp thu ở ống thận và ứ lại trong các mô do sự cân bằng thẩm thấu chưa được hồi phục. Nước thoát từ lòng mạch vào ổ bụng làm giảm thể tích máu kích thích thụ cảm thể tích làm tăng sản xuất Aldosteron và giữ Na phát sinh vòng xoắn bệnh lý duy trì sự giữ nước ngoài mạch nhưng lại thiếu dịch trong lòng mạch.
   -  Tình trạng suy thận chức năng ở người xơ gan (khi gh p cho bệnh nhân một gan lành thì chức năng thận trở lại bình thường). Gan xơ ngăn cản lưu thông máu trở về một phần không nhỏ máu bị ứ lại trong các cơ quan ổ bụng và chảy máu vào các đường nối thông ở cửa - chủ, làm hệ thống này giãn ra rất nhanh, nhiều. Mặc dù thể tích máu chung có tăng lên để bù, xong vẫn không đủ làm đầy thể tích mạch còn lại. Trong khi đó suy gan làm albumin giảm kết hợp với áp lực tĩnh mạch cửa tăng làm cho nước thoát ra gây cổ chướng và làm giảm lượng máu lưu thông giảm làm cho máu tới thận giảm nên mức lọc cầu thận giảm thận phải tăng giữ Na, tăng giữ nước, tăng thải kali...Kết quả chức năng thận bị suy.

4. Một vài yếu tố khác:
  -  Màng bụng bình thường giữ vai trò chủ động điều khiển sự chuyển dịch giữa mao mạch và màng bụng, ở người xơ gan cổ chướng khả năng này bị giảm rõ rệt. Theo Sheavl: ở người xơ gan cổ chướng ngay cả khi dùng thuốc lợi tiểu liều cao, tốc độ hấp thu nước cổ chướng cũng không quá 930ml /24 giờ.
  -  Khi có cổ chướng áp lực cổ chướng tăng dần tới làm tăng áp lực lồng ngực cản trở dòng máu về nhĩ phải, cuối cùng dẫn tới ứ máu ngoại vi.
  -  Người bệnh cổ chướng giảm khả năng ăn uống và tiêu hóa rất nhiều họ sợ ăn và sẽ bị tăng cảm giác đầy tức khó chịu, chậm tiêu, khó thở. Cổ chướng còn làm cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu ở ruột.
Nói khái quát: cổ chướng biểu hiện một tình trạng thái quá nước và muối ứ lại trong cơ thể. Một tình trạng “Un erfilling”. Bắt đầu từ dịch trong lòng các tĩnh mạch nội tạng dẫn tới tăng TALTMC và hậu quả là giảm thể tích máu lưu thông. Sự giảm thể tích dịch lưu thông trong lòng mạch dẫn đến thận phản ứng bằng cách tăng cường dữ muối và nước.Mặt khác tình trạng “Overflow” lại thấy bắt đầu từ việc thận tăng giữ muối và nước do sự thiếu hụt thể tích.



Bài thuốc dân gian chữa bệnh gan hiệu quả


Cây nhân trần là một loại thuốc dân gian chữa bệnh gan rất hiệu quả

Nhân trần là vị thuốc dân gian chữa bệnh gan hiệu quả, lại rẻ tiền, dễ kiếm và không gây độc. Nó cũng được dùng chữa viêm da, tăng bài tiết mật... 

Cây nhân trần chữa bệnh gan hiệu quả           

Với các triệu chứng bệnh gan khác nhau ta có thể kết hợp nhân trần với các vị thuốc dân gian khác và sử dụng với liều lượng khác nhau:
  -  Nhân trần 30 gr thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút có thể dùng được, pha thêm một chút đường phèn uống thay trà trong ngày, dùng phòng bệnh do thấp nhiệt gây ra, điều trị viêm gan cấp và mãn tính.     
  -  Nhân trần 300 gr, sinh địa hoàng 60 gr, trà 30 gr. Ba vị tán vụn, mỗi ngày lấy 30 gr hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính.    
  -  Mạch nha 500 gr, nhân trần 150 gr, quất bi 250 gr. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 60 gr hãm với nước sôi trong bình sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng trị viêm gan giai đoạn di chứng có rối loạn tiêu hoá, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu.    
  -  Râu ngô 300 gr, nhân trần 150 gr, bồ công anh 150 gr. Tất cả tán vụn, mỗi ngày dùng 50 gr hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng để phòng chống viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật.

Chú ý: Không dùng nhân trần cùng cam thảo vì cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Cũng không nên uống nước nhân trần quá nhiều, đặc và có thể thay thế cam thảo bằng cỏ ngọt.