August 29, 2013

Tiêm văcxin viêm gan b có an toàn không?

Những xôn xao về việc tiêm văcxin viêm gan đã gây hoang mang cho phụ huynh. Chúng ta thử bình tĩnh suy xét lại vấn đề mang tính hết sức căn bản này.

Nghĩa thứ nhất: an toàn là không gây hại. Bất kỳ hậu quả không mong muốn nào của một văcxin một khi xảy ra đều được xem là không an toàn. Do vậy không có văcxin nào an toàn 100%. Hầu hết văcxin đều gây đau, nóng đỏ chỗ chích. Một số văcxin gây phản ứng nặng nề hơn, như văcxin ho gà có thể làm bé quấy khóc, sốt cao hoặc co giật do sốt làm cha mẹ lo lắng.

Nghĩa thứ hai: an toàn là tránh được những nguy hiểm có thực. Không an toàn khi xác suất gặp nguy hiểm (mắc bệnh) lớn hơn khả năng bảo vệ (là văcxin). Nói cách khác, văcxin an toàn là văcxin đem đến lợi ích phòng bệnh lớn hơn nguy cơ mắc bệnh.

Tính an toàn của văcxin viêm gan B

Ở Mỹ hiện có khoảng 1 triệu người nhiễm virút VGB, mỗi năm có 5.000 ca chết ngay sau nhiễm virút VGB, 10.000 người bị xơ gan hay ung thư gan do VGB. Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm virút VGB khá cao, cứ 100 người dân thì có 15-20 người nhiễm virút VGB và một nửa là trẻ em dưới 15 tuổi.

Văcxin viêm gan B (VGB) rất ít tác dụng phụ, tỏ ra an toàn khi dùng cho bé sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn. Tính từ năm 1982 là thời điểm văcxin ra đời, đã có 2 tỉ liều hepatitis B được sử dụng trên toàn thế giới.

Tiêm ngừa gây đau nơi tiêm nhưng phản ứng nặng rất hiếm. Phản ứng phản vệ là tác dụng bất lợi nặng nề nhất, nhưng tỉ lệ xảy ra chỉ 1/600.000 liều văcxin. Triệu chứng của phản vệ là phù đỏ da, khó thở và tụt huyết áp. Rất ít báo cáo ca chết vì chích văcxin VGB nhưng triệu chứng phản vệ do văcxin đều đáng sợ.

Những hậu quả nặng nề chết người như xơ gan, ung thư gan càng dễ xảy ra nếu trẻ bị nhiễm từ thơ ấu - niên thiếu. Đặc biệt trẻ sơ sinh nếu tiếp xúc virút lúc sinh rất nhạy với nhiễm trùng mãn tính (lên đến 30-40% các trường hợp) và chết do bệnh gan khi trưởng thành. Chính vì kết cục xấu như vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) đều khuyến cáo tiêm ngừa văcxin VGB cho trẻ sơ sinh.

Trước khi có văcxin HBV, mỗi năm Mỹ có 18.000 trẻ dưới 10 tuổi bị nhiễm virút VGB từ người khác không phải là mẹ. Viêm gan siêu vi B có thể lây qua đường tình dục, đường máu. Nếu mẹ nhiễm virút VGB thì tiêm phòng sớm cho bé là điều hợp lý, nhưng nếu mẹ không bệnh thì sao bé bị nhiễm để cần phải tiêm?

Lây nhiễm từ những nguy cơ khác xuất phát từ sự vô ý như dùng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo... là phổ biến. 1ml máu từ người bị nhiễm có thể chứa cả tỉ mầm bệnh, do vậy chúng ta hoàn toàn có thể bị nhiễm chỉ với một lượng máu rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Lúc văcxin mới ra đời, chỉ những người có nguy cơ nhiễm mới được tiêm. Nhưng thực tế mỗi ba người bệnh viêm gan cấp có một người không nằm trong nhóm nguy cơ (mà vẫn bệnh). Nhiều nỗ lực dự phòng tiếp xúc vẫn không ngăn được lây truyền bệnh, như thử máu mẹ trước sinh, giảm khả năng tiếp xúc với mầm bệnh từ những người khác trong gia đình. Lý do là hầu hết những người mang trùng mãn tính đều không có triệu chứng nên không biết mình bệnh và đường lây lan do tiếp xúc gần gũi rất phổ biến.

Như vậy nhiều ca nhiễm mãn tính sẽ không ngăn được lây lan nếu chỉ sàng lọc có chọn lọc và chỉ chủng ngừa cho những trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg (+). Nỗ lực dự phòng ở nước ta gặp nhiều thách thức hơn do Việt Nam là nước có tỉ lệ nhiễm virút VGB cao và không phải tất cả thai phụ trên toàn quốc đều được chăm sóc tiền sản.

Liều chủng ngừa bắt đầu ngay sau sinh sớm bảo vệ bé trước nguy cơ nhiễm sau giai đoạn chu sinh và giảm được số ca mang trùng mãn tính trong cộng đồng một cách đáng kể khi đứa bé trưởng thành. Từ khi khuyến cáo chích ngừa VGB phổ rộng, báo cáo dịch tễ ở Mỹ ghi nhận đã loại khỏi nhiễm virút VGB ở trẻ dưới 21 tuổi, và chắc chắn hạ thấp tỉ lệ ung thư gan khi chúng trưởng thành. Vì lợi ích của văcxin VGB rõ ràng và chắc chắn vượt xa nguy cơ nên nó được xem là an toàn.

Lịch chủng ngừa văcxin

Lịch tiêm chủng được xây dựng chặt chẽ bởi nhiều cơ quan chuyên môn và luôn được cập nhật mỗi khi có văcxin mới ra đời hoặc văcxin cũ được cải tiến. Tại Mỹ, nếu một văcxin được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) cấp phép, khi đó Ủy ban cố vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP), Ủy ban bệnh truyền nhiễm của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ (AAP) và Viện hàn lâm Thầy thuốc gia đình Mỹ (AAFP) cùng ngồi lại xem xét đánh giá mức an toàn và hiệu quả cho trẻ.

Nếu thuận thì văcxin mới được khuyến cáo sử dụng. Các chuyên gia còn xem xét chi phí so với lợi ích khi tiêm chủng cho một bộ phận hoặc tất cả công chúng. Họ tính cả chi phí y tế lẫn không y tế mà cha mẹ phải bỏ ra để chăm sóc một đứa trẻ mắc bệnh do không tiêm chủng. Họ xem xét tính khả thi khi yêu cầu chích cho mọi trẻ và chính quyền có đủ khả năng chi trả miễn phí cho tất cả trẻ. Tiêm ngừa VGB được chích lúc mới sinh, 1 tháng và 6 tháng tuổi.

Ở nước ta trong chương trình tiêm chủng mở rộng, mũi thứ nhất tiêm lúc sau sinh, trẻ sẽ được tiêm văcxin phối hợp DPT-VGB-Hib mũi một khi 2 tháng tuổi, mũi hai khi 3 tháng và mũi ba khi 4 tháng để phòng năm bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, VGB và viêm phổi viêm màng não mủ do Hib.

Văcxin VGB tạo ra miễn dịch suốt đời sau ba liều. Tất cả trẻ sơ sinh có tình trạng ổn định và cân nặng từ 2kg trở lên đều được tiêm ngừa VGB 12 giờ sau sinh.

Theo CDC, trì hoãn mũi chích đầu sau sinh này đến tận sau xuất viện hay trong tháng đầu phải được quyết định tùy từng trường hợp một và là những tình huống ít gặp, phải được bác sĩ thăm khám chỉ định và báo cáo rõ ràng, và mẹ phải không nhiễm trong lúc mang thai (âm tính với HBsAg).

Chống chỉ định tiêm liều kế tiếp cho trẻ khi có phản ứng dị ứng nặng với liều tiêm trước đó và không tiêm văcxin cho bất cứ ai bị dị ứng ảnh hưởng đến tính mạng (gồm dị ứng với nấm men làm bánh hay với văcxin) hoặc mắc bệnh lý về miễn dịch.

Giám sát chương trình tiêm chủng

Trong khi triển khai tiêm ngừa, nhiều nước tiên tiến thực hiện chương trình nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của văcxin. CDC Hoa Kỳ có bộ phận chuyên trách theo dõi các trường hợp nhận văcxin và báo cáo thường xuyên. Họ theo dõi:

  -  Bao nhiêu ca bệnh sau khi được chủng ngừa và xem xét mối liên hệ giữa hai sự việc;

  -  Hệ thống báo cáo tác dụng không mong muốn của văcxin: nếu có, cơ sở y tế phải tường trình và tiếp tục theo dõi xu hướng diễn tiến;

  -  Mạng kết nối dữ liệu an toàn của văcxin theo dõi những người nhận và không nhận văcxin, là công cụ hiệu quả nhất nhằm giám sát tính an toàn sau khi đưa vào sử dụng. Chương trình quốc gia về tiêm chủng mở rộng ở nước ta cũng có hệ thống báo cáo tương tự, nhưng những đánh giá mức độ hoàn thành có lẽ cần có tiêu chí chặt chẽ và cụ thể hơn.


Khả năng chữa bệnh ung thư ở việt nam

“Kỹ thuật chữa trị ung thư của các bác sĩ Việt Nam khá tốt, tuy nhiên bệnh thường phát hiện ở giai đoạn khá muộn, khi mà khối ung thư đã ở giai đoạn cuối” - GS Hidemi Goto, Phó Hiệu trưởng Đại học Nagoya kiêm Chủ tịch Khoa Tiêu hóa và Gan, Đại học Nagoya nhận định.



GS Hidemi Goto, Phó Hiệu trưởng Đại học Nagoya kiêm Chủ tịch Khoa Tiêu hóa và Gan, Đại học Nagoya


Trong khuôn khổ Hội thảo Thành tựu Y tế xuất sắc của Nhật Bản, giới thiệu và chia sẻ các giải pháp phòng chống bệnh ung thư do Bộ Y tế Việt Nam, Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và Báo Kinh tế Nhật Bản (Báo Nikkei) tổ chức ngày 26-8 tại Hà Nội, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với GS Hidemi Goto, Phó Hiệu trưởng Đại học Nagoya kiêm Chủ tịch Khoa Tiêu hóa và Gan, Đại học Nagoya.

Giáo sư Goto hiện là một trong những chuyên gia đầu ngành của Nhật Bản về chẩn đoán và điều trị ung thư tiêu hóa như dạ dày và ruột bằng kỹ thuật nội soi. Ông hiện đang nghiên cứu phương pháp chẩn đoán và chua benh ung thu ruột non bằng kỹ thuật nội soi ruột non hai quả cầu (double-balloon enteroscopy) và viên nang nội soi (capsule endoscope), được cho là các kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay.

PV: Thưa Giáo sư, là một chuyên gia đầu ngành về chẩn đoán và điều trị ung thư, Giáo sư đánh giá như thế nào về việc chữa trị ung thư tại Việt Nam?

GS Hidemi Goto: Kỹ thuật chữa trị ung thư của các bác sĩ Việt Nam khá tốt, tuy nhiên bệnh thường phát hiện ở giai đoạn khá muộn, khi khối ung thư đã ở giai đoạn cuối. Ở Nhật Bản, hàng năm người dân được khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư. Nhờ có các chương trình sàng lọc và phát hiện sớm nên tỷ lệ điều trị phẫu thuật triệt căn ung thư đạt hiệu quả cao. Nhưng ở Việt Nam, người dân không thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, thậm chí có người ba, bốn năm không đến bệnh viện (BV) một lần. Đến khi bệnh nặng mới đến BV, như vậy là quá muộn, nhiều trường hợp rất đáng tiếc không thể cứu vãn được.

PV: Theo Giáo sư, vì sao lại như vậy?

GS Hidemi Goto: Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này: bệnh viện quá tải, khám bệnh mất thời gian, bác sĩ ít, người dân không có thói quen khám sức khỏe định kỳ.

Tôi có cơ hội đến các bệnh viện đầu ngành ở Việt Nam và thấy nó rất tốt nhưng chỉ giới hạn trong một số bệnh viện nhất định trên toàn quốc. Tại các BV lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy, các bệnh nhân tập trung quá đông gây ra quá tải, hai đến ba người bệnh nằm chung một giường. Ở Nhật Bản không có tình trạng như vậy. Tôi được biết, phía Việt Nam có kế hoạch nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, hy vọng các bạn sẽ sớm làm được điều đó.

Mình phải làm song song tiến hành theo hai giai đoạn, một mặt thúc đẩy nâng cấp các bệnh lớn và cả các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, mặt khác đào tạo nguồn nhân lực đủ đáp ứng để người dân khắp nơi trên cả nước đều có thể có cơ hội điều trị ở các bệnh viện gần với họ nhất.

PV: Giáo sư có thể chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc phát hiện sớm bệnh ung thư?

GS Hidemi Goto : Trước hết, chúng tôi lập ra một cơ chế thực hiện nghiêm túc, có sự chỉ huy chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới.

Ở Nhật Bản, số lượng bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực nội soi rất nhiều, tính riêng trong nhóm nghiên cứu của tôi đã là 400 người, một khoa của trường ĐH có khoảng 30 nghìn sinh viên. Và chúng tôi nghiên cứu rất nhiều phương pháp để giới thiệu cho các bệnh viện để áp dụng vào thực tế chữa bệnh của họ.

Chúng tôi luôn áp dụng những kỹ thuật mới nhất để phát hiện sớm ung thư, chỉ cần đưa thiết bị nội soi vào cơ thể bệnh nhân, điều chỉnh độ phân giải hoặc màu sắc tại vùng nghi vấn dễ dàng phát hiện ra vùng bị ung thư.

PV: Thưa Giáo sư, trong khuôn khổ 40 năm quan hệ Việt – Nhật, được biết trường ĐH Nagoya (Nhật Bản) có sự hợp tác, giao lưu với trường ĐH Y dược Huế, ông có thể nói rõ hơn về việc hợp tác này?

GS Hidemi Goto: Trước đây, chúng tôi đã mời hai người trong nhóm nghiên cứu của trường ĐH Y dược Huế sang Nhật Bản, thấy các bạn chăm chỉ, chịu khó, chúng tôi quyết định xây dựng một Trung tâm nghiên cứu của ĐH Nagoya trong ĐH Y dược Huế. Hàng năm, vào tháng 7, 9, 10, mỗi tháng chúng tôi sẽ cử chuyên gia của mình sang ĐH Y dược Huế một tuần để làm việc cùng các bác sĩ ở đây. Đồng thời chúng tôi cũng mời các bác sĩ trẻ của ĐH Y dược Huế tu nghiệp, học tập tại trường chúng tôi khóa học sáu tháng.


Trong khuôn khổ hội thảo lần này, chương trình hợp tác giữa chúng tôi và ĐH Y dược Huế cũng được chọn là một dự án mang tính quốc gia, từ này trở đi được thực hiện định kỳ hàng năm vào tháng 8, tháng 9.Chúng tôi cung cấp những công nghệ mà ở ĐH Y dược Huế không có, để có thể điều trị ngắn ngày cho những người bệnh ở đó.

PV: Ngoài sự hợp tác với ĐH Y dược Huế, trường ĐH của các ông có những hợp tác nào với Bộ Y tế Việt Nam?

GS Hidemi Goto: Chúng tôi có buổi làm việc với Bộ Y tế Việt Nam để lập ra giáo trình để dạy về hệ thống nội tạng với các y, bác sĩ trẻ. Không chỉ thế, chúng tôi có xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi có phương châm hợp tác tổng thể với nhiều cơ quan y tế, bệnh viện tại Việt Nam để đào tạo, nhân rộng đội ngũ y, bác sĩ giỏi liên quan đến lĩnh vực nội tạng.

PV: Giáo sư đánh giá như thế nào về kết quả hợp tác bước đầu về y tế giữa hai bên Việt – Nhật?

GS Hidemi Goto: Nói về thành quả hợp tác về lĩnh vực này thì chưa có gì cụ thể, hy vọng một đến hai năm nữa sẽ có kết quả để đánh giá cụ thể hơn. Nhưng tôi tin chắc sự hợp tác này sẽ đạt được những kết quả đáng khích lệ, bởi nó đã được lựa chọn là một trong những dự án mang tầm cỡ quốc gia, chắc chắn sẽ được đầu tư nhiều về nguồn vốn và công nghệ.

Nguồn: Internet

Con người cũng có khả năng tự tái tạo

Sự thực đã chứng minh rằng chúng ta cũng có khả năng tự tái tạo, nhưng chỉ là một phần nhỏ, thay vì cả một bộ phận trong cơ thể.

Có rất nhiều loài động vật có khả năng tự tái tạo. Nhưng với câu hỏi vì sao con người không có khả năng này, giáo sư phát triển tế bào David M. Gardiner thuộc đại học California-Irvine, người tham gia chính vào chương trình nghiên cứu “Tái tạo các chi UCI”, cho biết: “Quá trình tái tạo cũng quan trọng, cơ bản, có tính sinh học như quá trình sinh sản”.

Ông cũng cho biết con người cũng có khả năng tái tạo. Chúng ta thường xuyên “làm mới” mình ở cấp độ tế bào và có khả năng tự hàn gắn vết thương. Người lớn chúng ta khó có thể mọc lại những chi đã mất, nhưng trẻ con thì có.

Khi còn ở trong bào thai, chúng ta phát triển các cơ quan là dựa vào những tế bào gốc. Và những con vật có thể tái tạo cơ thể, chúng giữ lại được những tế bào này để phát triển lại những cơ quan đã bị mất.

Tuy nhiên cũng giống như nhiều loài động vật có vú khác, khi chúng ta được sinh ra, những tế bào gốc này được thay thế bằng những tế bào trưởng thành thể xô-ma, có thể tồn tại và hạn chế mức độ tự tái tạo các bộ phận cơ thể.

“Chắc hẳn phải có điều gì đó khiến quá trình tái tạo bị chặn, không thể phát triển hơn nữa” -Gardiner cho hay.

Nhiều nhà khoa học cho rằng chính cơ chế gen trong cơ thể, giúp ngăn các khối u phát triển, cũng ngăn luôn sự phát triển của hàng loạt gen để phát triển thành các chi thay thế.

Tuy nhiên, mọi chuyện dường như sẽ thay đổi với những thành tựu khoa học gần đây, đặc biệt là việc phát hiện ra cách chuyển các tế bào thường thành tế bào gốc. Giáo sư Gardiner cho rằng việc có phát triển mới các chi hoặc bộ phận trong cơ thể phụ thuộc nhiều vào những hướng dẫn “gen” với tế bào. Chỉ cần thay đổi những thông tin trong gen phụ trách sự phát triển và các phần cơ thể, chúng ta sẽ có thể tái tạo được các bộ phận cơ thể.

Xem thêm: ghép tế bào gốc | công nghệ tế bào gốc

Ung thư giai đoạn muộn vẫn có cơ hội kéo dài sự sống

Phương pháp cấy hạt phóng xạ có thể giúp bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn kéo dài sự sống.

Những Bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn không hẳn là không có thuốc gì điều trị được mà với sự phát triển của công nghệ y học đã có thể kéo dài hơn sự sống, nâng cao chất lương cuộc sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn.

Căn cứ vào nguyện vọng điều trị của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, trước hết bác sỹ sẽ tiến hành đánh giá tình hình sức khỏe của bệnh nhân và không từ bỏ bất cứ một chi tiết dù là nhỏ nhất có liên quan tới hiệu quả điều trị của bệnh nhân.

Bệnh nhân Lee Jaime 72 tuổi đến từ Phillipin sau khi nhập viện hoàn tất các cuộc xét nghiệm được chẩn đoán là ung thư gan nguyên phát. Khối u trong gan có kích thước 5,0cm x 4,9 cm x 4,3 cm. Do bệnh nhân tuổi đã lớn và có tiền sử bệnh tim phổi, các bác sỹ sau khi hội chẩn đưa ra quyết định sử dụng phương pháp cấy hạt phóng xạ 125I .

Thông qua hình ảnh CT định vị khối u và thông qua những ống dẫn kim, cách mỗi 0,5mm đặt cấy 1 hạt phóng xa 125I, tổng cộng đặt 16 hạt. Sau khi rút mũi kim ra cầm máu 3 phút, sau khi xác định không có hiện tượng xuất huyết băng gạc lại hoàn thành quá trình cấy hạt phóng xạ.

Trong và sau khi phẫu thuật bệnh nhân không có những dấu hiệu bất thường, phẫu thuật thành công, sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi tại phòng bệnh 24 tiếng.

Sau 1 tháng phẫu thuật chụp lại hình ảnh CT chỉ thấy những hình ảnh của hạt phóng xạ, khối u không còn nhìn thấy rõ ràng.

Bệnh nhân Lee Jaime 72 phát biểu cảm tưởng sau phẫu thuật: “Đến bệnh viện tôi mới phát hiện ra rất nhiều thanh niên trẻ tuổi cũng măc chứng bệnh này nên cũng không lo sợ nhiều, tích cực hợp tác cùng bác sỹ để điều trị và tôi cũng chưa bao giờ nghĩ mình là bệnh nhân ung thư, khi về nước cần làm được việc gì tôi vẫn làm. Đến tận bây giờ tôi vẫn sống khỏe mạnh”.

Giáo sư Bành Hiểu Xích của bệnh viện Hiện đại Ung bướu Quảng Châu đưa ra ý kiến, ung thư gan và các ung thư khác đều như nhau, điều trị ở giai đoạn sớm kết quả sẽ tốt, tỷ lệ thành công cao. Vì thế bệnh nhân măc ung thư gan nên sớm điều trị, không nên bỏ lỡ cơ hội điều trị, điều trị phác đồ tổng hợp và quy phạm giúp nâng cao và kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ung thư.

Giáo sư Bành Hiểu Xích giới thiệu: “Cấy hạt phóng xạ” hay còn được gọi là “ Dao gamma trong cơ thể” là phương pháp mới được áp dụng trong việc điều trị ung thư vài năm trở lại đây, đây là một trong các phương pháp điều trị xạ trị cục bộ trong cơ thể. Đó là phương pháp bức xạ cục bộ trong tổ chức khối u, lợi dụng tia bức xạ để duy trì năng lượng tiêu diệt tế bào ung thư.

Phương pháp cấy hạt phóng xa có những ưu điểm sau:

  -  Thông qua hình ảnh của máy tính, định vị chính xác, vết thương nhỏ, biến chứng thấp.

  -  Đường kính bức xạ chỉ có 1.7cm, những tế bào khỏe mạnh xung quanh bị ảnh hưởng ở mức thấp nhất.

  -  Duy trì lượng bức xạ thấp, có thể khiến cho các tổ chức khác nhau của khối u đều đạt được mức chiếu xạ như nhau, nâng cao hiệu quả chiếu xạ.

  -  Hạt phóng xạ không tham gia vào quá trình tuần hoàn của cơ thể, không tạo môi trường truyền nhiễm, bệnh nhân không cần thiết phải cách ly đặc biệt.


August 28, 2013

Không nên sợ hãi khi bị viêm gan B

Là một căn bệnh nguy hiểm nên bệnh viêm gan B thường gây ra nỗi lo sợ và tuyệt vọng cho người bệnh, có những người còn có ý định buông xuôi chứ không tìm cách chữa trị. Vậy viêm gan B có nguy hiểm đến mức đó? Người bệnh nên làm gì khi biết mình đã bị nhiễm virus viêm gan B?

Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, khi kiểm tra máu phát hiện mình bị nhiễm siêu vi viêm gan B, bạn không nên quá lo lắng mà bạn hãy bình tĩnh và nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi cũng như điều trị. Ngoài ra sự thay đổi trong lối sống cũng có thể một phần giúp bạn kiểm soát được viêm gan B – một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan, ung thư gan.

Bạn nên làm gì khi bị nhiễm virus viêm gan B?

1. Ăn uống hợp lý

Chế độ ăn tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu tuy nhiên cũng không nên kiêng khem quá mức mà cần cân đối, đa dạng đủ chất đạm, hạn chế chất béo, giảm muối, uống nhiều nước…

Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa…), đường vàvitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán.

Đồng thời, phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan.

2. Kiêng rượu, bia

Uống rượu khi đang bị viêm gan B có làm bệnh nặng hơn, có thể gây nên tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan và dẫn đến xơ gan và ung thư gan, do đó kiêng rượu, bia và các đồ uống có cồn là việc làm hết sức cần thiết ở bệnh nhân viêm gan B.

3. Vận động

Tập thể dục tuy không thải trừ được virus ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực huyền. Tuy nhiên cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi.

4. Bỏ thuốc lá

Gan chịu trách nhiệm phân hủy các hoá chất độc hại và những chất nay gồm có các chất độc trong khói thuốc. Để giữ cho gan khoẻ mạnh và cải thiện tình trạng sức khoẻ chung cho cơ thể bạn và những người xung quanh nên bỏ hút thuốc lá.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao tốt không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt mà còn góp phần quan trọng vào việc đẩy lùi bệnh viêm gan B, hạn chế các biến chứng xấu của bệnh và góp phần ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm sang người khác.