September 25, 2013

Người bị gan nhiễm mỡ có nên uống sữa?

Chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh nhân viêm gan là tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau quả, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt...

Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ có thể do uống rượu, bia thái quá, do virut, nhiễm độc chất... và đặc biệt là do rối loạn chuyển hóa. Song song với việc sử dụng các loại thuốc điều trị của bác sĩ, người bị gan nhiễm mỡ cần quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo đẩy lùi căn bệnh một cách nhanh nhất, hạn chế những tác hại không mong muốn cho gan. Chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau quả, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo lành mạnh - có trong các loại hạt, trong cá và dầu ô liu.

Các thực phẩm từ sữa ít chất béo hoặc không chất béo (sữa tách kem) giúp giảm lượng chất béo bão hòa, trong khi vẫn cung cấp cho bạn với các khoáng chất quan trọng như canxi, phốt pho, magiê và kali, giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống của mình, giảm cân và kiểm soát calo.

Vì vậy, bạn vẫn có thể uống sữa nhưng cần sử dụng các sản phẩm không có chất béo hoặc có hàm lượng chất béo thấp hơn. Cần hạn chế những loại thức ăn nhiều dầu, mỡ, gan động vật, lòng đỏ trứng, bơ, các đồ ăn cay, nóng, đồ uống chứa các chất kích thích như rượu, bia, ca phê...

Muốn kiểm soát bệnh tốt, bạn cần có sự tư vấn cặn kẽ của các bác sĩ và khám bệnh định kỳ để điều chỉnh chế độ ăn, dùng thuốc và tập luyện.


Alves sẵn sàng hi sinh sự nghiệp cầu thủ để cứu Abidal bị ung thư gan

Hậu vệ Dani Alves đã xác nhận anh từng đề nghị tặng một phần gan của mình để giúp người đồng đội cũ Eric Abidal chống chọi với căn bệnh ung thư.

Cách đây hai năm Eric Abidal đã đón nhận tin cực xấu khi các bác sỹ cho biết anh bị ung thu gan. Thông tin này không chỉ khiến hậu vệ người Pháp như sụp đổ, mà các đồng đội của anh tại Barca cũng cảm thấy rất sốc. Trong đó, Dani Alves đã khiến tất cả phải cảm động khi tình nguyện lấy một phần gan của mình để giúp Abidal chống chọi lại căn bệnh ung thư.

Câu chuyển này xảy ra cách đây khá lâu, nhưng mới đây nó mới được người trong cuộc nhắc đến. Cụ thể hồi giữa tháng 9 vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn trên một kênh truyền hình tại Pháp, Abidal đã xúc động kể lại hành động nghĩa hiệp của Alves. Nhưng phải tới ngày hôm qua, Alves mới xác nhận thông tin trên là hoàn toàn đúng.

Abidal và Alves là bạn rất thân của nhau khi còn thi đấu cho Barca.


“Sau khi hay tin Eric lâm bệnh trọng. Tất cả chúng tôi đều rất sốc. Khi đó tôi rất muốn giúp đỡ bằng cách lấy gan mình để giúp anh ấy thoát hỏi cơn hoạn nạn. Tôi biết nếu làm vậy tôi sẽ không thể tiếp tục sự nghiệp cầu thủ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất với tôi là cứu sống Eric chứ không phải là chuyện gì khác”, Alves chia sẻ trên tờ Lance.

“Tôi nghĩ Chúa sẽ cho tôi sức mạnh và trí thông minh để sống mà không cần đến bóng đá. Khi đó tôi luôn nghĩ, nếu một phần gan của tôi cứu sống Eric thì Chúa sẽ ban cho tôi một cuộc sống khác cũng tươi đẹp không kém”, hậu vệ đang khoác áo Barca hóm hỉnh cho biết thêm.

Hành động nghĩa hiệp của Alves không chỉ khiến Abidal cảm động, mà tất cả các cầu thủ cũng như mọi người hâm mộ trên toàn thế giới đánh giá cao về đức hi sinh của anh. Rất may là sau đó các bác sỹ đã phẫu thuật thành công cho Abidal, thậm chí còn giúp cầu thủ này có được sức khỏe tốt để tiếp tục sự nghiệp thi đấu. Hiện tại hậu vệ người Pháp đang là thành viên của CLB AS Monaco.


Đẩy mạnh tiêm vắcxin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh

Sau sự cố 3 trẻ sơ sinh tử vong tại tỉnh Quảng Trị sau khi tiêm vắc xin viêm gan B ngày 20/7, tỷ lệ tiêm vắcxin này trên địa bàn tỉnh đã giảm mạnh. Kết quả giám sát của Trung tâm YTDP tỉnh cho thấy, nguyên nhân là do tâm lý e ngại của người dân và thiếu vắc xin từ ngày 24/7 - 7/8 tại một số bệnh viện: Kỳ Sơn, Cao phong, Tân Lạc, Kim Bôi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Nếu trong tháng 6, tỷ lệ trẻ được tiêm trong toàn tỉnh đạt 96,8%, tháng 7 giảm xuống 63,5% và đến tháng 8 giảm còn 10,8%. Đặc biệt, trong tháng 8 có 7 Bệnh viện Đa khoa trong toàn tỉnh không triển khai tiêm là: Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy, Cao Phong, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa TP. Hòa Bình. 4 bệnh viện còn lại tỷ lệ tiêm rất thấp. Duy nhất chỉ có Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc duy trì kết quả tiêm đảm bảo tiến độ chương trình.

Đồng chí Lương Văn Thịnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc cho biết: Sau vụ việc ở Quảng Trị, Bệnh viện quan tâm hơn đến quy trình tiêm chủng như: bảo quản vắcxin, tư vấn, khám sàng lọc, tiến hành tiêm, theo dõi sau tiêm... Sau khi tiêm, Bệnh viện lưu lọ vắcxin đã tiêm có ghi đầy đủ tên sản phụ của trẻ được tiêm trong vòng 3 ngày. Mọi khâu trong tiêm chủng đều tuân thủ chặt chẽ, nghiêm ngặt các quy trình của Bộ Y tế và không có trường hợp nào sau tiêm bị phản ứng nặng. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, giải thích cho gia đình không hề dễ dàng. Bản thân cán bộ tiêm tâm lý cũng khá nặng nề. Song vì tương lai của trẻ, công tác tiêm chủng vẫn được duy trì. Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh tại Bệnh viện có giảm nhưng không quá thấp hoặc không tiêm như các đơn vị khác. Trong tháng 8, Bệnh viện đã tiêm được cho 54% trẻ sơ sinh.

Để đảm bảo tiến độ chương trình TCMR đặt ra và kết quả phòng bệnh viêm gan B cho trẻ trong vòng 24h sau sinh, Trung tâm YTDP tỉnh vừa có Công văn số 747 ngày 13/9 đề nghị các đơn vị triển khai công tác tiêm vắc xin theo đúng yêu cầu tại Công văn số 864 ngày 1/8 của Sở Y tế về việc tiếp tục tiêm loại vắc xin này. Trước đó ngày 7/8, Trung tâm YTDP tỉnh có Công văn số 613 về việc tạm ngừng sử dụng 2 lô vắc xin viêm gan B trong dự án TCMR là lô số: V-GB020812E và V-GB030812E, hạn dùng tháng 7/2015, số đăng ký QLVX-0376-11 do Công ty MTV Vắc xin và sinh phẩm y tế số 1 (Vabiotech) sản xuất. Như vậy các lô sản xuất khác vẫn được sử dụng bình thường.

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút viêm gan B gây ra. Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thu gan, xơ gan. Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu dieu tri viem gan B. Do đó, tiêm vắcxin viêm gan B trong vòng 24 h đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con với tỷ lệ đạt từ 80 - 95%. Nếu tiêm muộn, việc phòng lây truyền sẽ ít hiệu quả. Tại tỉnh ta, công tác TCMR được triển khai 25 năm qua đã khẳng định được hiệu quả phòng bệnh, một số bệnh đã được thanh toán, loại trừ như bại liệt, uốn ván sơ sinh. Vì những lợi ích mà vắcxin đem lại, việc tiêm vắcxin viêm gan B cho trẻ vẫn được tiến hành trên toàn quốc. Nếu tiêm tốt, nước ta sẽ giảm được bệnh này và tiến tới loại trừ được như một số bệnh khác. Theo nhiều chuyên gia y tế, các gia đình nên tiếp tục đưa con em mình đi tiêm chủng các vắcxin trong chương trình TCMR để bảo vệ trẻ.

Xem thêm: triệu chứng viêm gan | điều trị ung thư gan

Bệnh thường gặp ở gan và cách chăm sóc gan khỏe mạnh

Chăm sóc gan bao gồm việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và tránh những thứ gây hại cho gan.

Gan là bộ phận có "nhiệm vụ" giải độc cho cơ thể. Gan có tác dụng làm đông máu nhằm ngăn chặn tình trạng chảy máu trong trường hợp cơ thể bị thương, viêm nhiễm. Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình giúp cơ thể tiêu hóa, trao đổi chất và sản xuất ra những enzym cần thiết cho cơ thể. Ngoài những chức năng trên, gan còn là nơi giúp máu được lưu thông khắp cơ thể. Gan giúp vận chuyển và hấp thu thức ăn. Gan giúp ổn định cảm xúc trong con người bạn (sự tức giận, trầm cảm và lo âu, căng thẳng)… Chăm sóc gan bao gồm việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và tránh những thứ gây hại cho gan.
Rối loạn gan là một vấn đề rất phổ biến mà nhiều người mắc phải. Thông thường phải qua xét nghiệm máu thì người bệnh mới phát hiện ra gan của mình bị suy giảm chức năng. 

Dưới đây là những bệnh thường gặp về gan:

1. Hội chứng gan nhiễm mỡ

Đây là loại rối loạn gan rất hay gặp trong cuộc sống hiện đại. Nguyên nhân phát sinh thường do ăn uống không hợp lý, béo phì, tâm lý căng thẳng, sự thay đổi lối sống quá nhanh, gặp nhiều khó khăn. Tất cả những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và gây ra hội chứng gan bị suy yếu, gan nhiễm mỡ.

Những người bị hội chứng gan nhiễm mỡ có thể gặp các triệu chứng sau đây: đau cứng cổ và vai, nhức đầu thường xuyên, đau nửa đầu, đau ở vùng bụng, dễ chóng mặt, thiếu năng lượng, mất ngủ, trầm cảm, căng thẳng, rất dễ xúc động, dễ khó chịu, đau bụng hành kinh, cholesterol cao, gan nhiễm mỡ, hội chứng ruột kích thích, vấn đề tuyến giáp, viêm màng dạ con,…

2. Nóng gan

Đây là loại rối loạn gan do quá nhiều nhiệt sinh ra trong gan, gây ảnh hưởng tới chức năng gan. Các nguyên nhân phổ biến của nhiệt gan là: căng thẳng lâu dài, ăn thức ăn nóng và cay, uống quá nhiều rượu,…

Những người này có thể gặp các triệu chứng sau đây: đỏ mặt, cơ thể nóng, hay hồi hộp, mất ngủ, mơ nhiều, ngủ không sâu, táo bón hoặc đi tiêu chậm chạp, đầy hơi trong bụng, đầy hơi có mùi, ợ nóng, trào ngược axit, khó chịu, kinh nguyệt không đều (chu kỳ thường ngắn hơn) ở phụ nữ và xuất tinh sớm ở nam giới, huyết áp cao, hội chứng ruột kích thích…

3. Suy gan dẫn đến viêm gan

Gan hỗ trợ lưu thông máu toàn cơ thể. Khi nồng độ sắt thấp, gan sẽ bị suy. Triệu chứng viêm gan: khô, rát hoặc ngứa mắt, móng tay trở nên mỏng và dễ gãy, tóc khô, yếu và mỏng và rơi ra dễ dàng, da khô, cứng khớp, mất ngủ, giấc ngủ không sâu (thức dậy suốt đêm), thiếu năng lượng và kinh nguyệt ở phụ nữ thất thường.

Tăng cường sức khỏe cho gan

Y học Trung Quốc truyền thống tin rằng các rối loạn gan sẽ không xuất hiện nếu như bạn có được một lối sống lành mạnh. Hầu hết các rối loạn gan có thể được trị dứt điểm, đặc biệt là ở giai đoạn sớm, điều trị đúng và thường xuyên, vì vậy, bạn cần duy trì sức khỏe của gan thật tốt.

  -  Thường xuyên đi khám sức khỏe định kì để phát hiện ra bệnh sớm, trong đó có cả các bệnh về gan.

  -  Cân bằng cuộc sống của bản thân, giảm tải công việc, chú ý tới sức khỏe của bản thân.

  -  Tập thể dục rất quan trọng trong việc giảm rối loạn gan, tuy nhiên, bạn không nên tập thể dục nặng và quá sức. Bạn nên tập thể dục những bộ môn nhẹ nhàng với ba mươi phút mỗi ngày: bơi lội, yoga, đi xe đạp, nhảy múa với âm nhạc nhẹ nhàng mềm mại… Nếu có thể, tốt nhất là bạn nên thể dục ở ngoài trời là tốt hơn cả.

  -  Điều chỉnh chế độ ăn uống: Có nhiều loại thực phẩm giúp chức năng gan được phục hồi: cần tây, cà rốt, rau mùi, trà xanh, trà hoa cúc, trà bạc hà, cam, chuối, chanh…

  -  Bất cứ loại thuốc nào cũng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng quá liều.

  -  Tránh uống nhiều rượu.

September 24, 2013

Hơn 1.100 người sống sót sau sự kiện 11/9 mắc bệnh ung thư

Hơn 1100 người sống sót sau sự kiện 11/9/2001 gần khu vực hai tòa tháp đôi đổ sụp được báo cáo đã nhiễm bệnh ung thư, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết.

Sự kiện khủng bố 11/9/2001 đã trôi qua 12 năm nhưng những hậu quả mà nó mang lại vẫn kéo dài tới tận ngày nay. Theo những số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết đã có hơn 1100 người sống sót sau sự kiện 11/9 mắc bệnh ung thư.

Reggie Hilaire là một cảnh sát địa phương đã được điều tới hỗ trợ tại nơi tòa tháp đôi ở Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) đổ sụp sau hai giờ bị máy bay đâm phải. 11 ngày làm việc trong khu vực là khoảng thời gian mà Hilaire đều không sử dụng mặt nạ. Năm 2005, Hilaire được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu ở mức độ nguy hiểm và được điều trị bởi chương trình chăm sóc sức khỏe của WTC.

Khoảng 1140 người khác cũng đã được điều trị ung thư bơi chương trình này dưới sự tổ chức của Viện Sức khỏe và An toàn lao động Quốc gia. Những số liệu thống kê này chỉ mới được tiết lộ thời gian gần đây trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ của những người sống sót và làm việc gần khu vực trong đống đổ nát của WTC.

Năm ngoái Cơ quan Y tế Liên bang Mỹ đã thống kê được 58 loại bệnh ung thư do những nạn nhân của vụ tấn công khủng bố 11/9 mắc phải. Các chuyên gia cho rằng có hàng trăm hợp chất hóa học gây ra ung thư đã bao trùm trong khu vực ít nhất 60 ngày. Khói độc từ phần nhiên liệu máy bay bị cháy hay do những tác động từ đống đổ nát từ lâu đã được các nhà nghiên cứu cảnh báo có thể gây ra bệnh ung thư.

Các nhà khoa học cũng lo ngại số lượng khói bụi khổng lồ mà những người sống sót và làm việc trong khu vực đổ nát hít phải cũng sẽ gây ra những di chứng về sau này. Một số nghiên cứu cho thấy những người làm việc thường xuyên tại khu vực WTC sụp đổ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn tới 19% so với những người không làm việc trong khu vực.

Chi phí bồi thường và hỗ trợ cho hàng nghìn người mắc bệnh ung thư trong sự kiện 11/9 được dự kiến vào khoảng 14,5 triệu USD và 33 triệu USD. Tuy nhiên những khoản bồi thường cũng sự san sẻ được phần nào với những nạn nhân không được sự hỗ trợ của bảo hiệm Y tế. Ông Hilaire cho rằng số người mắc bệnh ung thư chắc chắn nhiều hơn con số 1140 và chỉ có thời gian mới có thể trả lời chính xác những hậu quả sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký dự luật hỗ trợ 4,2 tỷ USD vào năm 2011 sau vụ một sĩ quan cảnh sát New York chết do một căn bệnh hô hấp nhiễm phải trong quá trình làm việc gần khu vực tòa tháp WTC sụp đổ. "Những người đủ các tiêu chí và bảo hiểm sẽ được ưu tiên được hưởng những khoản tiền đền bù đầu tiên", theo Viện Sức khỏe và An toàn lao động Quốc gia Mỹ.