December 7, 2012

Tác dụng của tế bào gốc máu dây rốn


Tế bào gốc là gì?



Tế bào gốc là tế bào còn non trẻ, có khả năng tự thay mới mình và biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt khác để tạo nên các mô, cơ quan khác nhau của cơ thể và thay thế cho các tế bào ở các mô, cơ quan bị mất đi do già và chết tự nhiên hoặc bị tổn thương vì các nguyên nhân khác nhau.


Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc lấy từ dây rốn của trẻ sơ sinh

Thế nào là máu dây rốn và tế bào gốc máu dây rốn?

Dây rốn là đoạn kết nối giữa rốn của thai nhi và nhau thai bám ở thành tử cung của người mẹ, có vai trò là cầu nối giữa người mẹ và em bé để vận chuyển ô-xy và các chất dinh dưỡng từ người mẹ chuyển qua em bé. Máu của em bé được chuyển qua dây rốn sang nhau thai để tiếp xúc với máu mẹ qua màng nhau thai để lấy ô-xy và chất dinh dưỡng rồi sau đó qua dây rốn quay trở lại với em bé. Khi em bé sinh ra dây rốn được kẹp và cắt sát phía em bé, phần còn lại dính vào nhau thai thường được vứt bỏ cùng với bánh nhau sau khi sổ nhau dưới dạng rác y tế. Trong đoạn dây rốn và bánh nhau này còn sót lại một lượng máu của em bé được gọi là máu dây rốn. Thành phần của máu dây rốn bao gồm tất cả các thành phần của máu như các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Ngoài ra trong máu dây rốn còn có các tế bào gốc, chủ yếu là các tế bào gốc tạo máu - là các tế bào sẽ sinh ra tất cả các loại tế bào máu tương tự như các tế bào gốc tạo máu có ở tủy xương. Đấy là lý do tại sao có thể dùng tế bào gốc tạo máu trong máu dây rốn để truyền thay cho tế bào gốc tủy xương.

Các tế bào gốc máu dây rốn có thể dùng để chữa được bệnh gì?

Cho đến nay các tế bào gốc máu dây rốn đã được dùng để điều trị trên 70 bệnh khác nhau thuộc 3 nhóm bệnh chính. Nhóm thứ nhất chiếm đa số là các bệnh ung thư máu thuộc các dòng tế bào bạch cầu hay u lympho; tiếp theo là các bệnh di truyền (của hồng cầu, của hệ thống miễn dịch và các bệnh về rối loạn chuyển hóa); thứ ba là các bệnh lý không ung thư cũng không do di truyền như suy tủy, thiếu máu nặng …

Thế nào là màng dây rốn và tế bào gốc màng dây rốn?
Dây rốn được bao bọc bên ngoài là một lớp màng quấn quanh tổ chức của dây rốn. Từ lớp màng bao dây rốn này có thể thu được hai loại tế bào gốc là tế bào gốc biểu mô và tế bào gốc trung mô.

Các tế bào gốc màng dây rốn dùng để làm gì?

Từ tế bào gốc trung mô màng dây rốn các nhà khoa học đã biệt hoá được chúng thành các nguyên bào sợi (là những tế bào phía dưới của da), tế bào mỡ, tế bào sụn, nguyên bào xương, tế bào giống tế bào thần kinh và những tế bào sản sinh chất nhầy mucin. Từ tế bào gốc biểu mô màng dây rốn các nhà khoa học đã biệt hoá được chúng thành tế bào sừng (là những tế bào bề mặt da), tế bào gan và tế bào sản sinh chất nhầy mucin. Khi phối hợp cả hai loại tế bào gốc trung mô và biểu mô các nhà khoa học đã tạo ra những cấu trúc tương đương da, còn được gọi là da nhân tạo không gian ba chiều.

Cho đến nay, vẫn chưa có một ứng dụng chính thức nào sử dụng tế bào gốc màng dây rốn để điều trị trên người. Các nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy tế bào gốc màng dây rốn có khả năng thúc đẩy quá trình liền vết thương do bỏng và các vết thương mạn tính (như các vết loét ở bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân sau chiếu xạ, bệnh nhân liệt bị loét các vùng tì đè). Bên cạnh hướng nghiên cứu ứng dụng điều trị vết thương, các tế bào gốc màng dây rốn cũng đang được nghiên cứu để điều trị phục hồi thính giác và thị giác thông qua sửa chữa tế bào bề mặt và tế bào thần kinh, sửa chữa xương và sụn, phối hợp trị liệu gen với tế bào để điều trị các bệnh như chứng máu chảy không đông do thiếu yếu tố đông máu, và điều trị bệnh tiểu đường. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đầy hứa hẹn mở ra triển vọng có thể sớm đưa tế bào gốc màng dây rốn vào ứng dụng điều trị trên người.

Lợi ích khi của việc lưu giữ tế bào gốc dây rốn?

Cất giữ tế bào gốc dây rốn là một biện pháp bảo đảm tương lai sức khoẻ cho con bạn và gia đình bạn. Không ai biết trước một em bé sinh ra khi lớn lên có thể mắc bệnh gì. Nếu các tế bào gốc từ dây rốn của con bạn được cất giữ thì đây sẽ là nguồn tế bào phù hợp nhất để chữa bệnh cho bé. Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh cần tế bào gốc để điều trị thì khả năng phù hợp giữa người bệnh và mẫu tế bào của con bạn sẽ cao hơn so với mẫu tế bào của người không cùng huyết thống. Vì thế có thể ví cất giữ tế bào gốc dây rốn như một hình thức “bảo hiểm sinh học”. Không ai mua bảo hiểm lại muốn phải sử dụng đến bảo hiểm, nhưng không may cần dùng đến thi điều đó lại trẻ thành rất ý nghĩa, đặc biệt hình thức “bảo hiểm sinh học” này khác với bản hiểm bằng tiền là mẫu tế bào được lưu giữ không thể mua được bằng tiền.

Muốn lưu giữ tế bào gốc dây rốn tại MekoStem tôi phải làm gì?

Tham gia chương trình là việc làm hoàn toàn tự nguyện dựa trên những hiểu biết của bạn về triển vọng ứng dụng tế bào gốc vào điều trị và mong muốn bảo đảm tương lai sức khoẻ của bé và các thành viên trong gia đình bạn. Bạn phải tuân thủ các qui định chuyên môn quyết định xem mẫu tế bào gốc của con bạn có đủ tiêu chuẩn an toàn và khoẻ mạnh để lưu giữ hay không; Bạn sẽ phải trả chi phí cho việc thu thập dây rốn, tách và bảo quản tế bào gốc. Trước hết bạn liên hệ với MekoStem để được hướng dẫn và làm các thủ tục đăng ký. Bạn nên làm việc này càng sớm càng tốt ngay khi có ý định lưu giữ tế bào gốc dây rốn, chậm nhất là 3 ngày trước khi sinh vì bạn còn phải làm xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ sau đó hai bên làm thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ. Chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn các bệnh viện nơi có các bác sĩ và nữ hộ sinh đã được đào tạo cách tuyển chọn và lấy mẫu dây rốn để cho bạn lựa chọn nơi sinh. Bạn phải giữ liên lạc với chúng tôi để biết ngày giờ và nơi bạn sinh con và nếu có thể cả tên và số điện thoại của bác sĩ dự kiến sẽ đỡ hoặc phẫu thuật cho bạn để chúng tôi liên hệ sắp xếp việc lấy mẫu tại phòng sinh/phòng mổ và vận chuyển về MekoStem.

Ngoài MekoStem còn có công ty nào khác ở Đông Dương có thể cất giữ được các tế bào gốc màng dây rốn cho tôi?

Ngân hàng tế bào gốc MekoStem là ngân hàng tế đầu tiên và là đơn vị duy nhất được cấp phép độc quyền sử dụng công nghệ cất giữ tế bào gốc màng dây rốn cho bạn. Để có thể tách được các tế bào gốc từ màng dây rốn thì cần phải qua đào tạo kỹ càng và các nhân viên của MekoStem đã được đơn vị chuyển giao công nghệ và Công ty CordLabs, Singapore đào tạo và cấp giấy chứng nhận năng lực làm việc.

Xem thêm: 


December 6, 2012

Triệu chứng bệnh xơ gan

Benh xo gan là gì?


Gan người bình thường có màu đỏ nâu, mặt nhẵn, mềm. Khi xơ gan, gan có thể to hoặc teo nhỏ, mật độ cứng chắc, màu sắc thay đổi đỏ nhạt hoặc vàng nhạt, mặt gan mất tính nhẵn bóng, lần sần hoặc mấp mô.
benh xo gan
Bệnh xơ gan

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: do viêm gan các loại; do tình trạng ứ mật kéo dài nguyên phát; do rượu; ký sinh trùng; nhiễm độc hóa chất và thuốc; rối loạn di truyền…
Biểu hiện benh xo gan rất đa dạng, phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của bệnh: có thể chỉ đau nhẹ hạ sườn phải, trướng hơi nhẹ, đi đại tiện phân thất thường. Bệnh nhân mệt mỏi, ăn không tiêu, đầy bụng, trướng hơi, có thể thấy vàng mắt, vàng da hoặc da sạm, phù chân hoặc bụng to dần lên do bụng chứa nước.
Xơ gan có nhiều biến chứng như nôn ra máu và đi ngoài phân đen, hôn mê gan, ung thư gan và bệnh nhân thường tử vong vì các biến chứng này. Trong giai đoạn tiến triển, người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn nhiều đạm, đường, hoa quả có nhiều vitamin. Khi có cổ trướng cần ăn nhạt. Nếu tinh thần lơ mơ nên ăn giảm đạm. Kiêng rượu, bia.

Lá trầu xua tan chứng đầy bụng khó tiêu cho người bầu bí


Day bung kho tieu ở người bầu bí được xua tan bằng lá trầu không

Mình được biết, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh rất tốt, đặc biệt với bà bầu. 

day bung kho tieu
Lá trầu không chữa đầy bụng khó tiêu ở bà bầu

Triệu chứng day bung kho tieu ở bà bầu:
Trong quá trình mang thai, chị em phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi thất thường trong cơ thể. Những chứng bệnh bất thường như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn… là những biểu hiện khó chịu nhất ở hệ tiêu hóa mà các bà bầu thường xuyên phải đối mặt. Nếu bạn không biết cách đẩy lùi những bệnh thường gặp này bạn sẽ gặp tình trạng mệt mỏi, uể oải, sức khỏe giảm sút trong suốt thai kỳ.
Triệu chứng day bung kho tieu có thể gây nên những cơn đau bụng trên, đau ngực, làm gia tăng triệu chứng ợ nóng cho thai phụ. Nó còn khiến thai phụ có cảm giác bụng luôn căng đầy, buồn nôn. Sở dĩ khi mang bầu thai phụ thường mắc một số bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là triệu chứng chướng bụng là do trong cơ thể sản sinh ra nhiều loại hormone có tác dụng làm mềm cơ dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi, đồng thời nó cũng khiến tình trạng dư axit xuất hiện, gây nên chứng ợ nóng và khó tiêu. Tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở mẹ còn là kết quả khi bào thai phát triển, gây áp lực lên dạ dày mẹ, do mẹ ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh, sử dụng thức ăn, đồ uống khó tiêu hoặc do tâm lý căng thẳng. Chứng đầy bụng khó tiêu này thường xuất hiện trong khoảng quý I và quý II của thai kỳ. Đây được coi là giai đoạn quan trọng vì thời kỳ này bạn có khả năng bắt đầu tăng cân và thai nhi trong bụng cũng phát triển nhanh. Vì vậy, tình trạng chướng bụng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé…

Lá trầu không chữa day bung kho tieu:
Theo Đông y có thể dùng lá trầu không chữa đầy bụng, khó tiêu và nhiều bệnh khác nữa. Vì lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh rất tốt. Ngoài ra trong lá trầu còn có các chất như như protein, chất béo, muối khoáng, chất xơ, carbohydrate, vitamin C…giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau rất tốt. Chỉ cần “dùng 2-4 lá trầu xanh tươi có thể nhai nuốt nước hoặc 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm rồi đắp vào rốn, lấy một chiếc khăn sạch đắp lên băng lại khoảng 15-20 phút, ngày làm hai lần, chỉ 3 ngày sau sẽ không bị chướng bụng nữa.” 
Ngoài việc dùng lá trầu không để xua tan chướng bụng các mẹ cũng nên duy trì một bữa ăn khoa học và có một số biện pháp phòng tránh chứng chướng bụng nhé. Ví như các mẹ bầu nên ăn uống hợp vệ sinh, ăn nhiều thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung sắt trong quá trình mang thai, uống nhiều nước lọc và nên tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ uống có gas, đồ ăn dễ làm đầy bụng, khó tiêu… Mình cũng biết những ý này các mẹ cũng đã biết và vận dụng nhưng với mình một bữa ăn khoa học biết phân loại những thực phẩm nên hay không nên trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng cho cả mẹ và bé.

Thực phẩm trị đầy bụng khó tiêu


Thực phẩm trị day bung kho tieu hiệu quả

Bạn thường bị day bung kho tieu ... và bạn không biết phải làm thế nào? Thực ra bạn hoàn toàn có thể phòng hoặc điều trị căn bệnh khó chịu này ngay tại nhà.

day bung kho tieu
Đầy bụng khó tiêu
Táo


Pectin, protopectin và axit pectin là những chất có rất nhiều trong táo tây và đưa loại quả này trở thành một trong những thực phẩm hàng đầu có lợi cho tiêu hóa. Chất xơ có trong loại quả này (được tiêu hóa rất nhanh) cho phép điều chỉnh hoạt động tiêu hóa của ruột. Nó giúp tăng khối lượng phân và giảm thời gian của hoạt động tiêu hóa của ruột.

Một quả táo tây chưa gọt vỏ có chứa tới 3,7 g chất xơ.

Pectin và protopectin thuộc loại chất xơ nhanh tan, giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ chất thải từ thức ăn ra khỏi cơ thể chúng ta. Trong khi đó, axit pectin (chất không tan) giúp kích thích ống tiêu hóa.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, ăn táo cả quả sẽ tốt hơn là bạn chỉ uống nước táo vì chỉ uống nước táo thôi, bạn đã bỏ phí chất xơ quý báu của loại quả này.

Dứa 

Dứa chua rất có lợi cho tiêu hóa vì nó chứa rất nhiều chất bromelin. Chất này thúc đẩy sự hấp thụ protein của cơ thể chúng ta. Ăn dứa trong bữa ăn cho phép hệ thống tiêu hóa của chúng ta dễ dàng tiêu hóa những thức ăn như thịt và cá.

Dứa cũng chứa rất nhiều chất xơ (cellulo và hemicellulo): trung bình có 1,4g chất xơ/100g quả. Chất xơ này có tác dụng kích thích ống tiêu hóa.

Tốt nhất nên ăn dứa tươi. Rất nhạy cảm với cái nóng, chất bromelin có thể bị mất đi nếu bảo quản lâu hoặc chế biến thành nước dứa công nghiệp.


Nếu bạn gặp các vấn đề tiêu hóa hãy nghĩ đến ăn một quả lê. Lê là một loại quả có hầu như quanh năm, có giá trị giải khát và giàu chất xơ. Trung bình cứ 100g lê chứa 2,3g chất xơ.

Lê chứa các chất xơ nhe cellulo và hemicellulo. Bằng cách hấp thụ rất nhiều nước ở trong cơ thể chúng ta, các chất xơ này phồng lên và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của ruột.
Đừng bỏ vỏ quả lê khi ăn vì vỏ quả lê chứa nhiều chất xơ hơn cả thịt bên trong.

Hãy chọn những quả lê còn tươi.

Gừng

Gừng - loại gia vị có nguồn gốc từ phương Đông này có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đồng thời nó cũng mang tới cho món ăn của bạn một mùi thơm dễ chịu.

Theo các nhà nghiên cứu sinh hóa học Ấn Độ, gừng giúp kích thích sự bài tiết mật. Ngoài ra nó tăng cường hoạt động của các enzym tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn.

Bạn có thể cho gừng dạng bột hoặc vài lát gừng tươi vào thức ăn của mình: cá, thịt bò... Tuy nhiên không nên quá làm dụng loại gia vị này, nó có thể có tác dụng ngược lại với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Cách đơn giản chữa đầy bụng khó tiêu


7 cách đơn giản chữa day bung kho tieu

Nếu bạn cảm thấy day bung kho tieu sau khi ăn, có thể áp dụng những cách đơn giản sau mà không cần đến thuốc tiêu hóa.


day bung kho tieu
Cảm giác bị đầy bụng khó tiêu

1.Nước chanh và gừng

Những gì bạn cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Pha chúng trong một cốc nước ấm. Uống nó sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.

2. Ăn cam

Ăn một quả cam là một cách đơn giản để giải quyết tình trạng khó tiêu sau bữa ăn. Các chuyên gia nói rằng, cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà con cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bạn. Hãy xem nó như một món ăn tráng miệng cần thiết và hữu ích.

3. Ăn nho

Ăn các quả nho ngon ngọt có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, bạn có thể thay trái cây tráng miệng từ cam sang nho cũng sẽ cùng mang lại lợi ích mong muốn cho dạ dày.

4. Nước chanh nóng

Nếu bạn biết trước mình thường gặp triệu chứng khó tiêu, bạn có thể chuẩn bị đồ uống này trước khi ăn. Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.

5. Dầu tỏi và dầu đậu nành

Bất cứ khi nào bạn đau bụng, trộn hỗn hợp dầu tỏi và dầu đậu nành để xoa lên bụng. Xoa kĩ để dầu hấp thụ qua da.

6. Nước đá

Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn.

7. Uống sữa và trà

Uống sữa tách bơ sau mỗi bữa ăn là một cách hiệu quả để ngăn chặn vấn đề khó tiêu vì nó giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh. Trà bạc hà và trà mâm xôi cũng có thể giúp đỡ giải quyết vấn đề về bao tử.

Xem thêm: tac hai cua ruou | benh truyen nhiem | te bao goc la gì | ghep te bao goc | benh xo gan | ung thu gan la gi