Bình thường móng tay, móng chân mọc liên tục suốt đời, mỗi ngày móng tay mọc dài ra khoảng 0,1mm, mỗi tháng dài ra từ 3 -5mm. Móng tay mọc nhanh hơn 2-3 lần móng chân. Móng thay đổi và tổn thương ở một số bệnh như: có vết trắng trên móng là do thiếu kẽm, bệnh gan hoặc bệnh thận.
Móng giòn, dễ gãy (như trường hợp của bạn) có thể do: thiếu chất sắt, bị bệnh Raynaud, tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, chất sơn móng tay, bệnh nấm móng.
Móng có màu vàng là do: bệnh viêm phế quản mạn tính, người hút nhiều thuốc lá. Móng có màu trắng đục do bị bệnh xơ gan. Móng có màu xanh là bị nhiễm độc kim loại đồng hay bạc. Bệnh cường tuyến giáp có thể dẫn đến móng tách khỏi lớp da ở dưới (như trường hợp bạn của bạn). Móng bị phình ra do mắc bệnh tim, phổi vì thiếu ôxy. Móng có màu xanh vàng là do dùng thuốc quinacrine điều trị sốt rét.
Người dùng nhiều thuốc tetracycline thì móng có màu nâu... Ngâm tay chân trong nước quá lâu như bơi lội, rửa chén bát... móng sẽ bị giòn bởi vì móng có những lỗ nhỏ li ti, nên nước ngấm vào móng nhanh hơn làm cho móng căng tấy ra. Khi ra khỏi nước, móng khô và teo lại nhìn thấy nhăn nheo.
Bạn nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh móng giòn, dễ gãy của bạn.
Móng giòn, dễ gãy (như trường hợp của bạn) có thể do: thiếu chất sắt, bị bệnh Raynaud, tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, chất sơn móng tay, bệnh nấm móng.
Móng có màu vàng là do: bệnh viêm phế quản mạn tính, người hút nhiều thuốc lá. Móng có màu trắng đục do bị bệnh xơ gan. Móng có màu xanh là bị nhiễm độc kim loại đồng hay bạc. Bệnh cường tuyến giáp có thể dẫn đến móng tách khỏi lớp da ở dưới (như trường hợp bạn của bạn). Móng bị phình ra do mắc bệnh tim, phổi vì thiếu ôxy. Móng có màu xanh vàng là do dùng thuốc quinacrine điều trị sốt rét.
Người dùng nhiều thuốc tetracycline thì móng có màu nâu... Ngâm tay chân trong nước quá lâu như bơi lội, rửa chén bát... móng sẽ bị giòn bởi vì móng có những lỗ nhỏ li ti, nên nước ngấm vào móng nhanh hơn làm cho móng căng tấy ra. Khi ra khỏi nước, móng khô và teo lại nhìn thấy nhăn nheo.
Bạn nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh móng giòn, dễ gãy của bạn.
Xem thêm: thuoc tri benh gan
No comments:
Post a Comment