Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác y tế với Việt Nam, trong đó có việc xuất khẩu công nghệ khám chữa bệnh tiên tiến nhất của nước này. Đây là mục đích chính của cuộc hội thảo “Hợp tác y tế Việt Nam – Nhật Bản” sẽ được tổ chức vào ngày 26/8 tại Hà Nội.
Hội thảo do Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến y tế Nhật Bản (MEJ), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp cùng Bộ y tế Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Ông Noriyoshi Fukuoka, Phó trưởng phòng Công nghiệp sức khỏe thuộc Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết hội thảo nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác y tế giữa hai nước trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh trong đời sống hàng ngày.
Nhật Bản là một trong những quốc gia trên thế giới có tỷ lệ thành công cao trong việc điều trị nhiều loại ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng...
Ông Fukuoka nhấn mạnh Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nhật Bản trong chính sách xuất khẩu công nghệ y tế, một chính sách chủ đạo của chiến lược tăng trưởng được Thủ tướng Shinzo Abe đề ra trong chính sách kinh tế Abenomics: “Nhật Bản cho rằng có rất nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế. Nhật Bản rất coi trọng chính sách quốc tế hóa y tế được Thủ tướng Abe đề ra trong chiến lược tăng trưởng. Thông qua chính sách này, Nhật Bản mong muốn “xuất khẩu sức khỏe” sang các nước như Việt Nam để từ đó tăng cường quan hệ hợp tác song phương. Đó là mối quan hệ win-win, hai bên cùng thắng.”
Tại hội thảo, các chuyên gia y tế và các nhà sản xuất thiết bị y tế hàng đầu của Nhật Bản sẽ giới thiệu một số công nghệ cao trong khám chữa bệnh ung thư, trong đó đáng chú ý có công nghệ trị xạ carbon ion. Đây là một công nghệ rất mới cả ở Nhật Bản và trên thế giới. Hiện trên thế giới mới chỉ có 7 trung tâm trị xạ carbon ion, trong đó Nhật Bản có 4 trung tâm, còn lại Trung Quốc, Đức, Italia mỗi nước có 1 trung tâm.
Trị xạ carbon ion hoạt động theo nguyên tắc tăng gia tốc để các ion carbon đạt tốc độ bằng 70% tốc độ ánh sáng. Tiếp đó người ta hướng luồng carbon ion để nó bắn thẳng vào các tế bào ung thư. Các ion tốc độ cao rất hiệu quả trong việc tiêu diệt ung thư, có nghĩa bệnh nhân sẽ phải trị xạ ít hơn. Một lợi thế nữa của hoạt động trị xạ carbon ion là mức độ năng lượng đỉnh có thể được kiểm soát, qua đó ngăn chặn khả năng các tế bào khỏe mạnh ở quanh khu vực ung thư bị ảnh hưởng.
Tiến sĩ Atsushi Kitagawa, trưởng nhóm phổ biến công nghệ trị xạ carbon ion thuộc Viện nghiên cứu tổng hợp y học trị xạ Nhật Bản (NIRS), cơ quan nghiên cứu và phát triển công nghệ này cho biết: “Phương pháp trị xạ carbon ion có thời gian điều trị ngắn hơn hẳn so với phương pháp trị xạ thông thường. Do chỉ tập trung chiếu xạ vào tế bào ung thư nên các tế bào khỏe mạnh xung quanh ít bị chiếu xạ, dẫn đến tổn thương đối với tế bào khỏe mạnh được giảm thiểu, nhờ đó thời gian điều trị cũng được rút ngắn đáng kể.”
Ông Fukuoka thuộc Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết mặc dù tổng kinh phí đầu tư để xây dựng một trung tâm công nghệ trị xạ carbon ion khá lớn, lên tới hơn 100 triệu USD, nhưng Nhật Bản sẵn sàng xem xét cung cấp các khoản vay cho Việt Nam để chuyển giao công nghệ này.
Hội thảo do Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến y tế Nhật Bản (MEJ), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp cùng Bộ y tế Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Ông Noriyoshi Fukuoka, Phó trưởng phòng Công nghiệp sức khỏe thuộc Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết hội thảo nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác y tế giữa hai nước trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh trong đời sống hàng ngày.
Nhật Bản là một trong những quốc gia trên thế giới có tỷ lệ thành công cao trong việc điều trị nhiều loại ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng...
Ông Fukuoka nhấn mạnh Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nhật Bản trong chính sách xuất khẩu công nghệ y tế, một chính sách chủ đạo của chiến lược tăng trưởng được Thủ tướng Shinzo Abe đề ra trong chính sách kinh tế Abenomics: “Nhật Bản cho rằng có rất nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế. Nhật Bản rất coi trọng chính sách quốc tế hóa y tế được Thủ tướng Abe đề ra trong chiến lược tăng trưởng. Thông qua chính sách này, Nhật Bản mong muốn “xuất khẩu sức khỏe” sang các nước như Việt Nam để từ đó tăng cường quan hệ hợp tác song phương. Đó là mối quan hệ win-win, hai bên cùng thắng.”
Tại hội thảo, các chuyên gia y tế và các nhà sản xuất thiết bị y tế hàng đầu của Nhật Bản sẽ giới thiệu một số công nghệ cao trong khám chữa bệnh ung thư, trong đó đáng chú ý có công nghệ trị xạ carbon ion. Đây là một công nghệ rất mới cả ở Nhật Bản và trên thế giới. Hiện trên thế giới mới chỉ có 7 trung tâm trị xạ carbon ion, trong đó Nhật Bản có 4 trung tâm, còn lại Trung Quốc, Đức, Italia mỗi nước có 1 trung tâm.
Một phòng trị xạ carbon ion tại NIRS
Trị xạ carbon ion hoạt động theo nguyên tắc tăng gia tốc để các ion carbon đạt tốc độ bằng 70% tốc độ ánh sáng. Tiếp đó người ta hướng luồng carbon ion để nó bắn thẳng vào các tế bào ung thư. Các ion tốc độ cao rất hiệu quả trong việc tiêu diệt ung thư, có nghĩa bệnh nhân sẽ phải trị xạ ít hơn. Một lợi thế nữa của hoạt động trị xạ carbon ion là mức độ năng lượng đỉnh có thể được kiểm soát, qua đó ngăn chặn khả năng các tế bào khỏe mạnh ở quanh khu vực ung thư bị ảnh hưởng.
Tiến sĩ Atsushi Kitagawa, trưởng nhóm phổ biến công nghệ trị xạ carbon ion thuộc Viện nghiên cứu tổng hợp y học trị xạ Nhật Bản (NIRS), cơ quan nghiên cứu và phát triển công nghệ này cho biết: “Phương pháp trị xạ carbon ion có thời gian điều trị ngắn hơn hẳn so với phương pháp trị xạ thông thường. Do chỉ tập trung chiếu xạ vào tế bào ung thư nên các tế bào khỏe mạnh xung quanh ít bị chiếu xạ, dẫn đến tổn thương đối với tế bào khỏe mạnh được giảm thiểu, nhờ đó thời gian điều trị cũng được rút ngắn đáng kể.”
Ông Fukuoka thuộc Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết mặc dù tổng kinh phí đầu tư để xây dựng một trung tâm công nghệ trị xạ carbon ion khá lớn, lên tới hơn 100 triệu USD, nhưng Nhật Bản sẵn sàng xem xét cung cấp các khoản vay cho Việt Nam để chuyển giao công nghệ này.
Nguồn: Internet
Xem thêm: điều trị ung thư gan | chua benh ung thu
No comments:
Post a Comment