Chiết xuất thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc Trung Hoa chữa bệnh viêm khớp, bệnh gout (gút) và viêm được cho là có mối liên hệ trực tiếp đến mầm mống ung thư.
Dấu hiệu gen của axit aristolochic – có nguồn gốc từ cây nho thuộc họ cây dây leo được tìm thấy trong khối u của 19 bệnh nhân mắc ung thư đường tiết niệu ở Đài Loan.
Các nhà khoa học từ trước đến nay cho rằng axit chính là chất sinh ung thư, nhưng một nghiên cứu gần đây lần đầu tiên chỉ ra nó còn gây ra nhiều đột biến gen hơn là bệnh ung thư phổi do hút thuốc hoặc bệnh ung thư da do nhiễm phóng xạ tia cực tím.
Theo Tạp chí Science Translational Medicine (Mỹ), các khối u ở người phơi nhiễm với thảo dược có khoảng 150 đột biến/megabase, trong khi chỉ có 8 đột biến ở các bệnh ung thư phổi do hút thuốc và 111 đột biến ở khối u ác tính do nhiễm tia cực tím. Hiểu rõ hơn về dấu hiệu axit sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát hiện sự liên quan của các thảo dược với bệnh ung thư nội tạng.
Giáo sư Kenneth Kinzler , khoa ung thư học của Trung tâm ung thư Johns Hopkins Kimmel thuộc Trung tâm Di truyền học ung thư và Điều trị Ludwig cho biết “Giải trình tự gen cho phép chúng tôi hạn chế sự phơi nhiễm của axit aristolochic trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh ung thư”.
“Công nghệ hiện đại đã cho chúng tôi nhận biết các dấu hiệu đột biến rõ nét để khẳng định một độc tố nhất định nào đó gây ra bệnh ung thư”.
Sự liên hệ giữa ung thư và các loại thảo dược dẫn đến lệnh cấm các sản phẩm có chứa axit aristolochic tại châu Âu và Bắc Mỹ vào năm 2001, sau đó ở châu Á năm 2003.
Dấu hiệu gen của axit aristolochic – có nguồn gốc từ cây nho thuộc họ cây dây leo được tìm thấy trong khối u của 19 bệnh nhân mắc ung thư đường tiết niệu ở Đài Loan.
Theo Tạp chí Science Translational Medicine (Mỹ), các khối u ở người phơi nhiễm với thảo dược có khoảng 150 đột biến/megabase, trong khi chỉ có 8 đột biến ở các bệnh ung thư phổi do hút thuốc và 111 đột biến ở khối u ác tính do nhiễm tia cực tím. Hiểu rõ hơn về dấu hiệu axit sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát hiện sự liên quan của các thảo dược với bệnh ung thư nội tạng.
Giáo sư Kenneth Kinzler , khoa ung thư học của Trung tâm ung thư Johns Hopkins Kimmel thuộc Trung tâm Di truyền học ung thư và Điều trị Ludwig cho biết “Giải trình tự gen cho phép chúng tôi hạn chế sự phơi nhiễm của axit aristolochic trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh ung thư”.
“Công nghệ hiện đại đã cho chúng tôi nhận biết các dấu hiệu đột biến rõ nét để khẳng định một độc tố nhất định nào đó gây ra bệnh ung thư”.
Sự liên hệ giữa ung thư và các loại thảo dược dẫn đến lệnh cấm các sản phẩm có chứa axit aristolochic tại châu Âu và Bắc Mỹ vào năm 2001, sau đó ở châu Á năm 2003.
No comments:
Post a Comment