Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng cảnh báo viêm gan virus là “mối hiểm họa triền miên” với nhân loại. Riêng tại Việt Nam, nếu không được kiểm soát tốt, mối hiểm họa này sẽ quật ngã hàng vạn người.
Nhiều hành động “đánh gục” viêm gan
Nhân kỷ niệm lần thứ 3 Ngày Phòng chống viêm gan virus toàn thế giới và kỷ niệm 1 năm WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cam kết “đánh gục” viêm gan virus đối với 9 quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương (gồm cả Việt Nam); trong đó có mục tiêu hàng đầu là giảm tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em xuống dưới 2%.
Nhiều năm qua, nước ta đã quan tâm phòng chống loại dịch bệnh này, những năm gần đây đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. 10 năm trở lại đây trên 50% trẻ sơ sinh được tiêm vaccin phòng viêm gan B, do vậy tỷ lệ trẻ em 5 tuổi nhiễm virus viêm gan đã giảm rõ rệt. Phong trào vệ sinh môi trường đã thực sự đi vào cuộc sống từ thành thị đến nông thôn, vì vậy dịch viêm gan A và viêm gan E trên 30 năm nay đã bị dập tắt. Kỹ thuật ghép gan đã được phát triển ở một số bệnh viện lớn, cho đến nay chúng ta đã ghép gan được cho 30 bệnh nhân.
Phong trào toàn dân chung tay “đánh gục” virus viêm gan phát động từ năm 2012 đã đạt kết quả bước đầu: Các cơ sở y tế đã khám và xét nghiệm cho gần 3 triệu người dân; phát hiện 105.925 người nhiễm virus viêm gan B, 13.309 người nhiễm virus viêm gan C và 2.383 người ung thư gan nguyên phát.
Hội Gan Mật cũng vào cuộc mạnh mẽ. Để đẩy mạnh việc chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân bị viêm gan virus B và C, Hội Gan Mật Việt Nam đã họp toàn thể các chuyên gia gan mật trong cả nước xây dựng bản hướng dẫn điều trị giúp cho các hội viên, các bác sĩ từ trung ương đến địa phương. Nhiều tỉnh thành, Hội Gan Mật địa phương đã cùng các cơ sở y tế tuyên truyền vận động những người chưa được khám và xét nghiệm viêm gan cần đến cơ sở y tế để khám và xét nghiệm, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân nghèo.
Dịch bệnh vẫn rất nghiêm trọng
Chúng ta đã cố gắng ngăn chặn đại dịch viêm gan virus, song hiện nay loại dịch bệnh này vẫn đang diễn biến phức tạp. Bệnh ung thư gan nguyên phát do virus B, C ngày càng gia tăng, đa số bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã muộn, do vậy việc điều trị kể cả nội khoa và ngoại khoa đều gặp khó khăn. Năm 2008, số người chết vì ung thư gan là 21.748 người, gấp 2 lần so với số chết do tai nạn giao thông. Số người bị viêm gan virus trên 8 triệu người, so với số bệnh nhân HIV/AIDS 59.839 người (năm 2012).
Để đẩy mạnh phong trào toàn dân chung tay “đánh gục” virus viêm gan, từ tháng 2 đến tháng 8.2013, Hội Gan Mật VN phối hợp với T.Ư Hội NDVN phát động cuộc thi tìm hiểu bệnh viêm gan virus trong cả nước. Ban Tổ chức đã nhận được hàng vạn bài dự thi, đối tượng tham gia rất đa dạng, ở các vùng xa xôi hẻo lánh, các vùng dân tộc thiểu số từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến đất mũi Cà Mau cũng tham gia. Các câu hỏi cuộc thi đều là những bài học đơn giản giúp cho mọi người phòng chống bệnh viêm gan virus có hiệu quả.
Tình trạng bệnh nhân viêm gan virus cấp, mạn tính dẫn đến xơ gan ngày một gia tăng. Do tình trạng lây nhiễm có gia đình cả vợ, cả chồng, cả con đều bị viêm gan virus; số bệnh nhân ở nông thôn, ở vùng sâu vùng xa, phần đông không có điều kiện chữa bệnh nên đành chờ chết (chi phí điều trị trung bình 200 triệu đồng mỗi năm). Hậu quả của viêm gan virus dẫn đến ung thư gan, xơ gan, các thể xơ gan cấp và mạn tính phối hợp với những bệnh nhân đái đường, tăng huyết áp, suy thận, lao phổi, HIV/AIDS dẫn tới tử vong hàng năm trên 10 vạn người. Để hạn chế, WHO đã khuyến cáo:
1. Tuyên truyền cho người dân thực hiện an toàn tình dục, đảm bảo vô trùng thiết bị y tế.
2. Phấn đấu tiêm phòng vaccin viêm gan B cho tất cả các trẻ sơ sinh và những người có yếu tố nguy cơ cao.
3. Sử dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất để phục vụ an toàn trong truyền máu và các sản phẩm máu.
4. Phát hiện và điều trị theo phác đồ chuẩn tất cả các bà mẹ đang mang thai bị viêm gan virus, để giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con.
5. Thực hiện ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh thực phẩm để phòng bệnh viêm gan A và viêm gan E.
6. Sử dụng phác đồ chuẩn trong điều trị viêm gan virus B và C từ trung ương đến địa phương.
Nếu làm được theo các khuyến cáo này, chúng ta hoàn toàn có thể đối đầu với những hiểm họa triền miên và hạn chế được gánh nặng y tế cho người dân cả nước.
Nhiều hành động “đánh gục” viêm gan
Nhân kỷ niệm lần thứ 3 Ngày Phòng chống viêm gan virus toàn thế giới và kỷ niệm 1 năm WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cam kết “đánh gục” viêm gan virus đối với 9 quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương (gồm cả Việt Nam); trong đó có mục tiêu hàng đầu là giảm tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em xuống dưới 2%.
Nhiều năm qua, nước ta đã quan tâm phòng chống loại dịch bệnh này, những năm gần đây đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. 10 năm trở lại đây trên 50% trẻ sơ sinh được tiêm vaccin phòng viêm gan B, do vậy tỷ lệ trẻ em 5 tuổi nhiễm virus viêm gan đã giảm rõ rệt. Phong trào vệ sinh môi trường đã thực sự đi vào cuộc sống từ thành thị đến nông thôn, vì vậy dịch viêm gan A và viêm gan E trên 30 năm nay đã bị dập tắt. Kỹ thuật ghép gan đã được phát triển ở một số bệnh viện lớn, cho đến nay chúng ta đã ghép gan được cho 30 bệnh nhân.
Phong trào toàn dân chung tay “đánh gục” virus viêm gan phát động từ năm 2012 đã đạt kết quả bước đầu: Các cơ sở y tế đã khám và xét nghiệm cho gần 3 triệu người dân; phát hiện 105.925 người nhiễm virus viêm gan B, 13.309 người nhiễm virus viêm gan C và 2.383 người ung thư gan nguyên phát.
Hội Gan Mật cũng vào cuộc mạnh mẽ. Để đẩy mạnh việc chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân bị viêm gan virus B và C, Hội Gan Mật Việt Nam đã họp toàn thể các chuyên gia gan mật trong cả nước xây dựng bản hướng dẫn điều trị giúp cho các hội viên, các bác sĩ từ trung ương đến địa phương. Nhiều tỉnh thành, Hội Gan Mật địa phương đã cùng các cơ sở y tế tuyên truyền vận động những người chưa được khám và xét nghiệm viêm gan cần đến cơ sở y tế để khám và xét nghiệm, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân nghèo.
Dịch bệnh vẫn rất nghiêm trọng
Chúng ta đã cố gắng ngăn chặn đại dịch viêm gan virus, song hiện nay loại dịch bệnh này vẫn đang diễn biến phức tạp. Bệnh ung thư gan nguyên phát do virus B, C ngày càng gia tăng, đa số bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã muộn, do vậy việc điều trị kể cả nội khoa và ngoại khoa đều gặp khó khăn. Năm 2008, số người chết vì ung thư gan là 21.748 người, gấp 2 lần so với số chết do tai nạn giao thông. Số người bị viêm gan virus trên 8 triệu người, so với số bệnh nhân HIV/AIDS 59.839 người (năm 2012).
Để đẩy mạnh phong trào toàn dân chung tay “đánh gục” virus viêm gan, từ tháng 2 đến tháng 8.2013, Hội Gan Mật VN phối hợp với T.Ư Hội NDVN phát động cuộc thi tìm hiểu bệnh viêm gan virus trong cả nước. Ban Tổ chức đã nhận được hàng vạn bài dự thi, đối tượng tham gia rất đa dạng, ở các vùng xa xôi hẻo lánh, các vùng dân tộc thiểu số từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến đất mũi Cà Mau cũng tham gia. Các câu hỏi cuộc thi đều là những bài học đơn giản giúp cho mọi người phòng chống bệnh viêm gan virus có hiệu quả.
Tình trạng bệnh nhân viêm gan virus cấp, mạn tính dẫn đến xơ gan ngày một gia tăng. Do tình trạng lây nhiễm có gia đình cả vợ, cả chồng, cả con đều bị viêm gan virus; số bệnh nhân ở nông thôn, ở vùng sâu vùng xa, phần đông không có điều kiện chữa bệnh nên đành chờ chết (chi phí điều trị trung bình 200 triệu đồng mỗi năm). Hậu quả của viêm gan virus dẫn đến ung thư gan, xơ gan, các thể xơ gan cấp và mạn tính phối hợp với những bệnh nhân đái đường, tăng huyết áp, suy thận, lao phổi, HIV/AIDS dẫn tới tử vong hàng năm trên 10 vạn người. Để hạn chế, WHO đã khuyến cáo:
1. Tuyên truyền cho người dân thực hiện an toàn tình dục, đảm bảo vô trùng thiết bị y tế.
2. Phấn đấu tiêm phòng vaccin viêm gan B cho tất cả các trẻ sơ sinh và những người có yếu tố nguy cơ cao.
3. Sử dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất để phục vụ an toàn trong truyền máu và các sản phẩm máu.
4. Phát hiện và điều trị theo phác đồ chuẩn tất cả các bà mẹ đang mang thai bị viêm gan virus, để giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con.
5. Thực hiện ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh thực phẩm để phòng bệnh viêm gan A và viêm gan E.
6. Sử dụng phác đồ chuẩn trong điều trị viêm gan virus B và C từ trung ương đến địa phương.
Nếu làm được theo các khuyến cáo này, chúng ta hoàn toàn có thể đối đầu với những hiểm họa triền miên và hạn chế được gánh nặng y tế cho người dân cả nước.
Nguồn : Internet
Xem thêm: triệu chứng viêm gan | điều trị viêm gan
No comments:
Post a Comment