Theo Y học cổ truyền, cà chua vị ngọt chua, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, chỉ khát, dưỡng âm và chân huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: nhiệt bệnh phiền khát, môi khô họng khát do vị nhiệt, can âm bất túc, hay hoa mắt chóng mặt, âm hư huyết nhiệt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiêu hoá kém, loét dạ dày, huyết áp cao…
Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà chua rất giàu sinh tố và các nguyên tố vi lượng. Chất tomatin có trong thành phần của cà chua có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn và nấm, vitamin P rất có ích trong việcphòng chống cao huyết áp. Gần đây, người ta còn phát hiện thấy cà chua còn có khả năng phòng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hoá.
Một số tác dụng của cà chua như sau:
1. Bổ sung dinh dưỡng
Một người bình thường mỗi ngày có thể ăn 200g cà chua (rửa thật sạch, ăn sống hoặc nghiền thành bột nhão). Lượng cà chua này có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin A, C, sắt và ka li của cơ thể trong 24 giờ.
2. Chữa tăng huyết áp
Sáng sớm, khi chưa ăn uống gì, lấy 1 - 2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, trộn thêm chút đường cho đủ ngọt, ăn sống. Mỗi liệu trình 10 - 15 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó lại tiếp tục liệu trình khác.
3. Kích thích tiêu hóa, làm đẹp da
Cà chua 200g, táo tây 150g, chanh quả 80g, chuối tiêu chín 100g, cải bắp 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; táo tây gọt vỏ, cắt nhỏ; chanh vắt lấy nước; bắp cải thái nhỏ. Ba thứ dùng máy ép lấy nước; Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi hoà đều với dịch ép, cho thêm nước chanh, quấy đều, chia uống vài lần.
4. Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng
Nước ép quả cà chua 150 ml, nước ép quả sơn tra (táo mèo) 15ml, hai thứ trộn đều uống, ngày 2 - 3 lần.
5. Hỗ trợ điều trị viêm gan mãn tính
Cà chua 250g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100 g thái thành lát mỏng, thêm mỡ, mắm, muối... làm món xào ăn với cơm hằng ngày. Món này có tác dụng bình can, ích huyết (điều hòa chức năng gan, bổ máu), kiện tỳ, tiêu thực (tăng cường chức năng tiêu hóa), có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị viêm gan mãn tính bằng thuốc, giúp cơ thể chóng phục hồi sau khi khỏi bệnh.
6. Chữa cao huyết áp
Cà chua 1000g, đường trắng 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi hoà với đường, đun sôi một lát là được, để nguội, chia uống vài lần trong ngày. Đây là một loại nước giải khát rất tốt, vừa giàu chất dinh dưỡng lại vừa có khả năng phòng chống bệnh cao huyết áp và thanh nhiệt giải độc.
Cà chua còn có khả năng phòng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hoá.
7. Chữa đái tháo đường, béo phì
Cà chua 150g, Dứa150g, nước ép quả Chanh15ml. Cà chua rửa sạch, thái miếng; Dứa gọt vỏ, cắt nhỏ, ngâm trong nước muối nhạt chừng 10 phút; hai thứ dùng máy ép lấy nước rồi hòa với nước Chanh, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này ngoài công dụng bổ dưỡng còn có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường và béo phì.
8. Phòng xơ vữa động mạch
Cà chua 500g, rau Cần 250g, Chanh 80g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; rau Cần rửa sạch cắt đoạn ngắn; hai thứ dùng máy ép lấy nước rồi vắt thêm nước Chanh, hoà đều, chia uống nhiều lần. Đây là loại nước giải khát rất giàu sinh tố và chất khoáng, có tác dụng thúc đẩy chuyển hoá các chất trong cơ thể, bổ dưỡng và giải trừ mệt mỏi, đồng thời còn dự phòng tình trạng xơ vữa động mạch.
9. Chồng chảy máu chân răng, lưỡi nhiệt
Cà chua 200g, Mía 150g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; Mía róc vỏ, chặt nhỏ; hai thứ dùng máy ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Đây là loại nước giải khát rất tốt, có tác dụng kích thích tiêu hoá, phòng chống hữu hiệu tình trạng miệng khô, lưỡi nhiệt, trúng nắng, trúng nóng, chảy máu chân răng…
10. Hạ đường huyết
Cà chua 150g, Khổ qua 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; Khổ qua rửa sạch, bổ dọc, bỏ hạt, cắt đoạn ngắn; hai thứ dùng máy ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này có công dụng thanh nhiệt giải độc, phòng chống tích cực tình trạng viêm nhiễm, làm đẹp da và hạ đường huyết.
Lưu ý: Lượng axit hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc trên. Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà chua rất giàu sinh tố và các nguyên tố vi lượng. Chất tomatin có trong thành phần của cà chua có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn và nấm, vitamin P rất có ích trong việcphòng chống cao huyết áp. Gần đây, người ta còn phát hiện thấy cà chua còn có khả năng phòng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hoá.
Một số tác dụng của cà chua như sau:
1. Bổ sung dinh dưỡng
Một người bình thường mỗi ngày có thể ăn 200g cà chua (rửa thật sạch, ăn sống hoặc nghiền thành bột nhão). Lượng cà chua này có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin A, C, sắt và ka li của cơ thể trong 24 giờ.
2. Chữa tăng huyết áp
Sáng sớm, khi chưa ăn uống gì, lấy 1 - 2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, trộn thêm chút đường cho đủ ngọt, ăn sống. Mỗi liệu trình 10 - 15 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó lại tiếp tục liệu trình khác.
3. Kích thích tiêu hóa, làm đẹp da
Cà chua 200g, táo tây 150g, chanh quả 80g, chuối tiêu chín 100g, cải bắp 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; táo tây gọt vỏ, cắt nhỏ; chanh vắt lấy nước; bắp cải thái nhỏ. Ba thứ dùng máy ép lấy nước; Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi hoà đều với dịch ép, cho thêm nước chanh, quấy đều, chia uống vài lần.
4. Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng
Nước ép quả cà chua 150 ml, nước ép quả sơn tra (táo mèo) 15ml, hai thứ trộn đều uống, ngày 2 - 3 lần.
5. Hỗ trợ điều trị viêm gan mãn tính
Cà chua 250g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100 g thái thành lát mỏng, thêm mỡ, mắm, muối... làm món xào ăn với cơm hằng ngày. Món này có tác dụng bình can, ích huyết (điều hòa chức năng gan, bổ máu), kiện tỳ, tiêu thực (tăng cường chức năng tiêu hóa), có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị viêm gan mãn tính bằng thuốc, giúp cơ thể chóng phục hồi sau khi khỏi bệnh.
6. Chữa cao huyết áp
Cà chua 1000g, đường trắng 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi hoà với đường, đun sôi một lát là được, để nguội, chia uống vài lần trong ngày. Đây là một loại nước giải khát rất tốt, vừa giàu chất dinh dưỡng lại vừa có khả năng phòng chống bệnh cao huyết áp và thanh nhiệt giải độc.
Cà chua còn có khả năng phòng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hoá.
7. Chữa đái tháo đường, béo phì
Cà chua 150g, Dứa150g, nước ép quả Chanh15ml. Cà chua rửa sạch, thái miếng; Dứa gọt vỏ, cắt nhỏ, ngâm trong nước muối nhạt chừng 10 phút; hai thứ dùng máy ép lấy nước rồi hòa với nước Chanh, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này ngoài công dụng bổ dưỡng còn có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường và béo phì.
8. Phòng xơ vữa động mạch
Cà chua 500g, rau Cần 250g, Chanh 80g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; rau Cần rửa sạch cắt đoạn ngắn; hai thứ dùng máy ép lấy nước rồi vắt thêm nước Chanh, hoà đều, chia uống nhiều lần. Đây là loại nước giải khát rất giàu sinh tố và chất khoáng, có tác dụng thúc đẩy chuyển hoá các chất trong cơ thể, bổ dưỡng và giải trừ mệt mỏi, đồng thời còn dự phòng tình trạng xơ vữa động mạch.
9. Chồng chảy máu chân răng, lưỡi nhiệt
Cà chua 200g, Mía 150g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; Mía róc vỏ, chặt nhỏ; hai thứ dùng máy ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Đây là loại nước giải khát rất tốt, có tác dụng kích thích tiêu hoá, phòng chống hữu hiệu tình trạng miệng khô, lưỡi nhiệt, trúng nắng, trúng nóng, chảy máu chân răng…
10. Hạ đường huyết
Cà chua 150g, Khổ qua 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; Khổ qua rửa sạch, bổ dọc, bỏ hạt, cắt đoạn ngắn; hai thứ dùng máy ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này có công dụng thanh nhiệt giải độc, phòng chống tích cực tình trạng viêm nhiễm, làm đẹp da và hạ đường huyết.
Lưu ý: Lượng axit hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc trên. Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.
Xem thêm: triệu chứng viêm gan
No comments:
Post a Comment