December 17, 2012

Viêm gan B - Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm


Viêm gan B - Một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không trừ một ai

Viêm gan B là một nhiễm trùng gây ra bởi virus viêm gan B (HBV - Hepatitis B virus). Nó ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Nó cũng là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới.
Viêm gan B - Một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Viêm gan B ở trẻ em có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng thay đổi tùy theo thể bệnh, thời kỳ bệnh và lứa tuổi.
Một số người bị nhiễm viêm gan B có thể vẫn khá khỏe mạnh sau vài tuần khi biết mình đã bị lây nhiễm, trong khi nhiều người khác (đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) bệnh thường không gây hậu quả tức thời. Ở những nhân này, bệnh sẽ tiếp tục phát triển trong cơ thể và khoảng vài chục năm sau đó, các vấn đề về gan sẽ nghiêm trọng hơn nhiều nếu không được điều trị.
Bệnh truyền nhiễm viêm gan B có thể lây lan qua đường:
Viêm gan B là một bệnh lây nhiễm rất cao, được lan truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các sản phẩm của máu, hoặc qua tiếp xúc thân thể thân mật như quan hệ tình dục (dị tính và đồng tính). Viêm gan B cũng là một trong các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục (STDs). Những con đường mà nó lan truyền bao gồm:
1. Quan hệ không an toàn.
2. Chia sẻ, dùng chung các trang thiết bị tiêm chích (kim tiêm, ống chích và bất cứ thiết bị nào được sử dụng để tiêm chích).
3. Kim tiêm chưa được khử trùng hoặc khử trùng không sạch vẫn còn dính máu của người mắc bệnh viêm gan B. Những kim tiêm này bạn có thể tình cờ thấy ở mặt đất hoặc ở một phòng khám nào đó không đảm bảo....
4. Khi đục lỗ khuyên, châm cứu hoặc xăm mình với những thiết bị không hoặc chưa được tiệt trùng cẩn thận.
5. Lây lan qua tiếp xúc với các vết loét chảy máu.
6. Mẹ bị viêm gan B có đến 40% khả năng bệnh sẽ lây truyền cho con. Vì viêm gan B lây truyền qua đường máu, qua nhau thai hoặc từ dịch tiết âm đạo, vết loét bị nhiễm trùng vào lúc sinh.
7. Virut viêm gan B không lan truyền qua thức ăn, nước hoặc qua tiếp xúc xã giao thông thường.

No comments:

Post a Comment